Giáo án chi tiết Ngữ văn 12: Một người hà nội (Nguyễn Khải)

Giáo án chi tiết Ngữ văn 12: Một người hà nội (Nguyễn Khải)

 A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 1. Hiểu được nét đẹp của văn hóa “kinh kì” qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho người Hà Nội.

 2. Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

 B - NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

 Dẫn dắt:

 Một lần, qua lời một nhân vật, Nguyễn Khải triết lí về con người: “Mỗi chúng ta giống như một đơn vị nhỏ nhất của thời gian, là một tích tắc Với cái vĩnh viễn, cái vô tận, cái trôi đi mãi mãi thì mình có là cái gì, chẳng là cái gì cả Nhưng ta vẫn có thể là cái gì đó trong cái khoảnh khắc ta đang sống, là một lực đẩy dẫu yếu ớt vào cái dòng lưu chuyển chung”.

 Con người là gì trong dòng chảy thời gian và lịch sử?

 Con người nên sống theo thời hay sống theo quan điểm của riêng mình? Ta sẽ đến với một cách nghĩ riêng của Nguyễn Khải qua tác phẩm Một người Hà Nội.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2255Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án chi tiết Ngữ văn 12: Một người hà nội (Nguyễn Khải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT NGƯỜI HÀ NỘI 
(Nguyễn Khải)
Biên soạn và hướng dẫn: Thầy giáo Hoàng Phong Tuấn
----------------------------------------------------------
  A – MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
  1. Hiểu được nét đẹp của văn hóa “kinh kì” qua cách sống của bà Hiền, một phụ nữ tiêu biểu cho người Hà Nội. 
  2. Nhận ra một số đặc điểm nổi bật của phong cách văn xuôi Nguyễn Khải: giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. 
  B - NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT 
  Dẫn dắt: 
  Một lần, qua lời một nhân vật, Nguyễn Khải triết lí về con người: “Mỗi chúng ta giống như một đơn vị nhỏ nhất của thời gian, là một tích tắc Với cái vĩnh viễn, cái vô tận, cái trôi đi mãi mãi thì mình có là cái gì, chẳng là cái gì cả Nhưng ta vẫn có thể là cái gì đó trong cái khoảnh khắc ta đang sống, là một lực đẩy dẫu yếu ớt vào cái dòng lưu chuyển chung”. 
  Con người là gì trong dòng chảy thời gian và lịch sử? 
  Con người nên sống theo thời hay sống theo quan điểm của riêng mình? Ta sẽ đến với một cách nghĩ riêng của Nguyễn Khải qua tác phẩm Một người Hà Nội.
I. TÌM HIỂU CHUNG 
  1. Tác giả: 
    - Nguyễn Khải (1930 - 2008) tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải, sinh tại Hà Nội tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. 
    - Trước năm 1975, sáng tác của Nguyễn Khải tập trung vào đời sống nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới: Mùa lạc (1960), Một Chặng đường (1962), tầm nhìn xa (1963), Chủ tịch huyện (1972), và hình tượng người lính trong kháng chiến chống Mĩ: Họ sống và chiến đấu (1966), Hòa Vang (1980), Chiến sĩ (1973), 
    - Sau năm 1975, sáng tác của ông đề cập tới nhiều vấn đề chính trị – xã hội có tính thời sự và đặc biệt là ông quan tâm đến tính cách, tư tưởng, tinh thần của con người trước những biến động phức tạp của đời sống: Cha và con, và  (1979), Gặp gỡ cuối năm (1982), 
  2. Tác phẩm:
  Một người Hà Nội in trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Khải (1990). Truyện đã thể hiện những khám phá, phát hiện của Nguyễn Khải về vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn tính cách con người Việt Nam qua bao biến động thăng trầm của đất nước. 
  3. Hướng dẫn đọc tác phẩm: 
    - Thể loại: truyện ngắn. 
    - Trình tự thời gian: 1955, 1965, 1975, thời đổi mới. 
    - Mấy khái niệm chính trị – xã hội: ‘chính phủ ngoài kia’: chính phủ Pháp, ‘chế độ mới’: chế độ xã hội chủ nghĩa.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (PHẦN CHUNG): 
  1. Nhân vật cô Hiền: 
  - Tính cách, phẩm chất: Cũng như những người Hà Nội khác, cô Hiền – nhân vật trung tâm của truyện ngắn – đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua nhiều biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh. 
  - Quan niệm sống của cô thể hiện qua cách xây dựng, vun đắp lối sống văn hóa trong gia đình. 
    + Cô Hiền dạy con lối sống có văn hóa: cách nói năng, đi đứng, ứng xử “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất của người Hà Nội. 
    + Cô Hiền còn dạy con nhân cách, đạo đức sống: biết tự trọng, tự lập và sống có trách nhiệm. Đó là lí do tại sao cô sẵn sàng cho con trai ra trận: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”. 
  - Bản lĩnh và kinh nghiệm sống của Cô Hiền thể hiện qua việc cô tổ chức, sắp xếp gia đình. 
    + Chọn người bạn trăm năm là giáo viên tiểu học chăm chỉ, hiền lành. 
    + Không cho chồng mở nhà in, vì phải phù hợp với thời đại, xã hội. 
    + Cô chọn việc làm và bán hoa giấy để nuôi sống gia đình, một công việc tao nhã và nhàn hạ. 
  - Nhân cách và vẻ đẹp tâm hồn của Cô Hiền thể hiện qua niềm tin vào cuộc sống, tin vào giá trị văn hóa của Hà Nội. 
    + Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước bước vào thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”. Từ chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 
  - Tác giả ví cô hiền như là “một hạt bụi vàng” của Hà Nội vì cô Hiền là một người Hà Nội bình thường như bao người khác nhưng trong cô đã thấm sâu những cái tinh hoa của người Hà Nội. Bao nhiêu hạt bụi vàng, bao nhiêu người như cô Hiền dẫu nhỏ nhoi, nhưng sẽ hợp lại thành những “ánh vàng” chói sáng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là nét truyền thống trong cốt cách của người Hà Nội. Đây là một so sánh độc đáo nằm trong mạch trữ tình ngoại đề của người kể chuyện. Bản sắc Hà Nội, văn hóa Hà Nội là chất vàng mười, là mỏ vàng trầm tích được bồi đắp, tích tụ từ biết bao hạt bụi vàng như cô Hiền.
2. Các nhân vật khác trong truyện: 
    - Nhân vật “tôi”: Thấp thoáng sau những dòng chữ là hình ảnh nhân vật “tôi”. Đó là một người đã chứng kiến và tham gia vào nhiều chặng đường lịch sử của dân tộc. Trên những chặng đường ấy, nhân vật “tôi” đã có những quan sát tinh tế, cảm nhận nhạy bén, sắc sảo, đặc biệt là về nhân vật cô Hiền, về Hà Nội và người Hà Nội. Ẩn sâu trong giọng điệu vừa vui đùa, khôi hài, vừa khôn ngoan, trải đời là hình ảnh một con người gắn bó thiết tha với vận mệnh đất nước, trân trọng những giá trị văn hóa của dân tộc. Nhân vật “tôi” mang hình bóng Nguyễn Khải, là người kể chuyện, một sáng tạo nghệ thuật sắc bén đem đến cho tác phẩm một điểm nhìn trần thuật chân thật khách quan và đúng đắn, sâu sắc. 
    - Nhân vật Dũng – con trai đầu rất mực yêu quý của cô Hiền: Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Anh đã cùng với những thanh niên ưu tú của Hà Nội lên đường hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. Dũng, Tuất và rất nhiều chàng trai Hà Nội khác đã góp phần tô thắm thêm cốt cách tinh thần người Hà Nội, phẩm giá cao đẹp của con người Việt Nam. Quan trọng hơn, trong anh luôn giữ một cách nhìn nhân ái và đầy cảm thông về con người, trong niềm vui chiến thắng vẫn không nguôi nỗi đau mất mát của người mẹ bạn mình. 
  3. Ý nghĩa của câu chuyện “cây si cổ thụ”: 
    - Hình ảnh cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh nói lên quy luật bất diệt của sự sống. 
    - Cây si cũng là một biểu tượng nghệ thuật, một hình ảnh ẩn dụ về vẻ đẹp cổ kính và linh thiêng của Hà Nội: Hà Nội có thể đổi thay nhưng vẫn luôn là một Hà Nội với truyền thống văn hóa đã được nuôi dưỡng suốt trường kì lịch sử, là cốt cách, tinh hoa, linh hồn đất nước. 
  4. Giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
    - Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm là một giọng điệu rất trải đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh. Cái tự nhiên, dân dã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng kể của nhân vật “tôi”; tính chất đa thanh thể hiện trong lời kể: nhiều giọng (tự tin xen lẫn hoài nghi, tự hào xen lẫn tự trào,). Giọng điệu trần thuật đã làm cho truyện ngắn đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại. 
    - Nghệ thuật xây dựng nhân vật: 
      Xây dựng nhân vật qua những chi tiết, bằng lối kỉ sự. Ngôn ngữ nhân vật góp phần khắc họa tính cách (ngôn ngữ nhân vật “tôi” đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, lại pha chút hài hước, tự trào, ngôn ngữ của cô Hiền ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát,).
III. PHẦN NÂNG CAO: 
  1.Lối viết, một chọn lựa, một cách đối thoại. 
   - Lối viết: phong cách, giọng điệu, cách kể, đối thoại với lối kể quen thuộc, lối kể đơn tuyến, một góc nhìn. 
   - Lối viết kỉ sự (lối viết sử nhân vật) kết hợp với lối viết biên niên (liệt kê theo trình tự thời gian). Cá nhân và lịch sử đan chéo vào nhau, tạo nên những góc nhìn đa dạng, nhiều chiều Tạo nên tính chân thực của sự việc. Góc nhìn của nhân vật tôi về bà Hiền, về lịch sử; góc nhìn của bà Hiền về lịch sử; dòng chảy cuộc đời của bà Hiền và dòng chảy của lịch sử, tất cả đan chéo vào nhau tạo nên một cấu trúc đối thoại, đa thoại phong phú nhiều chiều. 
  2.Quan niệm về con người của tác phẩm: 
   - Trong quan hệ với thời gian, với lịch sử, con người không bị khuất lấp đi, con người có bản lĩnh, cốt cách của mình. 
   - Con người được nhìn nhận ở góc độ cá nhân, ở bản lĩnh, lòng tự trọng và cốt cách văn hóa. 
  IV. TỔNG KẾT 
   - Trong Một người Hà Nội, Nguyễn Khải đã có những khám phá sâu sắc về bản chất của nhân vật trên dòng lưu chuyển của hiện thực lịch sử: là một con người, cô Hiền luôn giữ gìn phẩm giá, cốt cách; là một công dân, cô Hiền chỉ làm những gì có lợi cho đất nước; là một người Hà Nội, cô đã góp phần làm rạng rỡ thêm vẻ đẹp truyền thống của một Hà Nội anh hùng và hào hoa, tôn thêm vẻ đẹp thanh lịch, quyến rũ của người Tràng An. Chất nhân văn sâu sắc của tác phẩm chính là ở đó. 
   - “Muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay, cái dở của họ, nhất là muốn hiểu cách nghĩ của họ, phải đọc Nguyễn Khải”. Nhận xét này của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn thật xác đáng, nhất là đối với truyện ngắn Một người Hà Nội.
ĐỀ VĂN LUYỆN TẬP: 
  1/ Phân tích nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội. 
  2/ Bình luận nhận định của tác giả về nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội. 
  3/ Từ nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ về việc giữ gìn lối sống văn hóa. 
  HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ: 
  1/ Phân tích nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội. 
  MỞ BÀI: giới thiệu tác giả, tác phẩm. 
  THÂN BÀI: 
      • Giới thiệu nhân vật, 
      • Những đặc điểm tính cách, phẩm chất của nhân vật, 
      • Tư tưởng tình cảm của tác giả. 
      • Nghệ thuật xây dựng nhân vật, 
  KẾT BÀI: khẳng định giá trị của tác phẩm. 
  2/ Bình luận nhận định của tác giả về nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội. 
  MỞ BÀI: giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. 
  THÂN BÀI: 
     • Giải thích lời nhận định. 
     • Phân tích nhân vật bà Hiền, 
     • Nhận xét tư tưởng, tình cảm của tác giả qua lời nhận định. 
  KẾT BÀI. Khẳng định vẻ đẹp của nhân vật. 
  3/ Từ nhân vật bà Hiền trong tác phẩm Một người Hà Nội, anh (chị) hãy trình bày những suy nghĩ về việc giữ gìn lối sống văn hóa. 
  MỞ BÀI: vấn đề giữ gìn lối sống văn hóa. 
  THÂN BÀI: - Giới thiệu về nhân vật. 
     • Giải thích vấn đề “giữ gìn lối sống văn hóa”. Lối sống là quan niệm, nguyên tắc làm cơ sở cho những ứng xử có ý thức của con người. 
     • Hiện trạng của lối sống văn hóa, 
     • Yêu cầu phải giữ gìn lối sống văn hóa, 
     • Hành động giữ gìn lối sống văn hóa. 
  KẾT LUẬN: ý nghĩa của việc giữ gìn lối sống văn hóa.

Tài liệu đính kèm:

  • docMOT NGUOI HA NOI(2).doc