1. Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam.
2. Kĩ năng : Khái quát vấn đề
3. Tư duy, thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống.
B. Phương tiện:
GV: SGK, soạn giáo án.
HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi.
C. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề, GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng.
Ngày soạn : 5/9/2016 Ngày dạy : Tiết 1-2. KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX A. Mục tiêu cần đạt : 1. Kiến thức: Nắm được những đặc điểm của một nền văn học song hành cùng lịch sử đất nước. Thấy được những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. 2. Kĩ năng : Khái quát vấn đề 3. Tư duy, thái độ : Cảm nhận được ý nghĩa của văn học đối với đời sống. B. Phương tiện: GV: SGK, soạn giáo án. HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK, vở ghi. C. Phương pháp : Gợi mở nêu vấn đề, GV cho HS thảo luận một số câu hỏi, sau đó nhấn mạnh những điểm quan trọng. D. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Lớp Sĩ số HS vắng 12A5 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV nêu câu hỏi: Câu 1: Nêu hoàn cảnh lịch sử văn hóa, xã hội văn học 1945 à 1975. HS trình bày. Câu 2: Em hãy trình bày hiểu biết của mình về quá trình phát triển và thành tựu của văn học 1945 à 1975? HS trình bày, lấy dẫn chứng minh họa ở các thể loại. Câu 3. Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ 1945 à 1975? HS giải thích các đặc điểm cơ bản và lấy các tác phẩm văn học trong thời kì này làm dẫn chứng. Câu 4. Nêu hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hóa của VHVN 1975 à hết thế kỷ XX? Câu 5. Hãy nêu một số thành tựu cơ bản của VHVN từ 1945 -2000? HS nêu những thành tựu cơ bản, lấy các tác phẩm văn học làm dẫn chứng minh họa. Câu 1. - Sự lãnh đạo, đường lối văn nghệ của Đảng đã tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, tư tưởng và thế hệ nhà văn kiểu mới: Nhà văn – Chiến sĩ. - Văn học 1945 à 1975 được phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới ở miền Bắc, sự giao lưu văn hóa ở nước ngoài chỉ giới hạn trong một số nước, nước ta chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hóa các nước XHCN. Câu 2. a) Chặng đường từ 1945 à 1954 - Chủ đề: + Ca ngợi cuộc kháng chiến chống Pháp. + Ca ngợi Tổ quốc và quần chúng CM. + Biểu dương những tấm lòng vì nước quên mình. - Thành tựu: + Truyện ngắn và ký. + Thơ: Đạt nhiều thành tựu. + Lý luận phê bình văn học. + Kịch: Đã gây sự chú ý cho nhiều người. b) Chặng đường 1955 à 1964: (Chặng đường văn học xây dựng CNXH ở miềm Bắc và đấu tranh chống Mỹ ở miền Nam) - Chủ đề: + Ca ngợi hình ảnh người lao động, những thay đổi của đất nước. (Cuộc sống mới và con người mới). + Thể hiện tình cảm sâu nặng với miền Nam, nỗi đau chia cắt đất nước, ý chí, khát vọng muốn thống nhất đất nước. - Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói.--> thể loại phong phú. - Thành tựu: Văn xuôi. , Thơ. , Kịch nói.--> thể loại phong phú c) Chặng đường 1965 à 1975: (Đấu tranh chống Mỹ). - Chủ đề: Bao trùm đề tài chống Mỹ cứu nước, ca ngợi tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng CM. - Thành tựu: + Văn xuôi. + Thơ. + Kịch. Câu 3: a) Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước, là tấm gương phản chiếu những vấn đề trọng đại nhất của đất nước, tập trung vào các đề tài:Tổ quốc,bảo vệ đất nước, đấu tranh thống nhất đất nước,xây dựng CNXH. b) Nền văn học hướng về đại chúng: + Đối tượng là đại chúng nhân dân họ vừa là đối tượng phản ánh vừa là đối tượng phục vụ. + Các tác phẩm văn học thường tìm đến hình thức nghệ thuật dễ hiểu, ngắn gọn. c) Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Câu 4: - 30/04/1975 lịch sử dân tộc mở ra thời kỳ độc lập tự do và thống nhất đất nước. - Đất nước ta gặp những khó khăn mới nhất là về kinh tế à Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới à nền VH phải đổi mới(1986) Câu 5: a) Từ sau năm 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn, trường ca nở rộ. Tuy nhiên vẫn có những tác phẩm ít nhiều tạo được chú ý của người đọc văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. b) Từ đầu những năm 80: Tình hình văn đàn trở nên sôi nổi với những tiểu thuyết, truyện ngắn. c) Sau Đại hội Đảng VI (1986) - Văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới. - Phóng sự điều tra phát triển. - Văn xuôi phát triển mạnh mẽ. Tóm lại từ 1975 nhất là từ năm 1986, VHVN từng bước chuyển sang giai đoạn đổi mới. Văn học vận động theo hướng dân chủ hóa, mang tính nhân bản, nhân văn. Văn học phát triển đa dạng hơn về thủ pháp nghệ thuật, đề cao cá tính sáng tạo của nhà văn. Văn học có tính chất hướng nội, quan tâm nhiều đến số phận cá nhân trong những hoàn cảnh phức tạp đời thường. GV nêu câu hỏi: Câu 6. Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 có những đặc điểm cơ bản nào? Theo anh/chị đặc điểm nào là quan trọng nhất? Vì sao? HS trình bày những đặc điểm cơ bản, giải thích ngắn gọn các đặc điểm. Có lí giải đúng đắn về đặc điểm quan trọng nhất. Lấy các tác phẩm văn học làm dẫn chứng minh họa. Câu 7. Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975. ? Giải thích về khuynh hướng sử thi trong văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975? Lấy dẫn chứng minh họa. ? Giải thích cảm hứng lãng mạn trong văn học 1945-1975? Lấy dẫn chứng minh họa. Câu 6: I. Các đặc điểm cơ bản của Văn học Việt Nam từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến 1975: - Nền văn học vận động chủ yếu theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước. - Nền văn học hướng về đại chúng. - Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. II. Đặc điểm quan trọng nhất: - Đặc điểm: “ Nền văn học Việt Nam vận động theo hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước” là đặc điểm quan trọng nhất của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975. - Đây là đặc điểm nói lên bản chất của văn học giai đoạn từ 1945 đến 1975. Đặc điểm này làm nên diện mạo riêng của văn học giai đoạn 1945 đến 1975, và chi phối đến các đặc điểm còn lại của văn học giai đoạn này. Câu 7: Văn học giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975 tồn tại và phát triển trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Một trong những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này là nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. I. Khuynh hướng sử thi: - Văn học đề cập tới những vấn đề, những sự kiện có ý nghĩa lịch sử gắn với số phận chung của cộng đồng, của toàn dân tộc: Tổ quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ. - Nhà văn quan tâm chủ yếu đế những sự kiện có ý nghĩa lịch sử, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng; nhìn con người bằng con mắt có tầm bao quát của lịch sử, có tầm vóc dân tộc và thời đại. - Nhân vật chính trong tác phẩm tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận của đất nước, kết tinh những phẩm chất cao quý của cả cộng đồng. Con người chủ yếu được khám phá ở bổn phận, nghĩa vụ công dân, ý thúc chính trị, ở lẽ sống lớn, tình cảm lớn. - Lời văn sử thi mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng, đẹp một cách tráng lệ và hào hùng. II. Cảm hứng lãng mạn: Cảm hứng lãng mạn trong văn học thời kì này chủ yếu thể hiện ở cảm hứng khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới sự khẳng định phương diện lí tưởng của cuộc sống mới, vẻ đẹp của con người mới, của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 4. Củng cố -Những nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hóa từ 1945 đến hết thế kỉ XX. - Những thành tựu của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. - Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. 5. Dặn dò - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài: Tác gia Hồ Chí Minh. Ngày soạn: 6/9/2016 Ngày dạy: Tiết 3-4-5-6. TÁC GIA HỒ CHÍ MINH A . Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Nắm được những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh.Quan điểm sáng tác và phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Vận dụng những tri thức đó để phân tích văn thơ của Người. 2. Kĩ năng: Phân tích tác giả văn học. 3. Tư duy, thái độ : Giáo dục cho các em có thái độ đúng đắn và tinh thần học tập lối sống của Người. B.Phương tiện: - GV : Soạn bài , chuẩn bị tư liệu giảng dạy, SGK - HS chuẩn bị: đọc kĩ SGK , vở ghi. C.Phương pháp: - Luyện đề. - GV nêu câu hỏi, HS trả lời và thảo luận; sau đó, GV nhấn mạnh, khắc sâu những ý chính. D.Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Tiết 3-4. Lớp Tiết 3-4 Sĩ số HS vắng 12A5 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỉ XX. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GV nêu đề bài: Câu 1: Trình bày vắn tắt cuộc đời của tác giả Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh ? Trình bày ngắn gọn tiểu sử của Hồ Chí Minh? ? Nêu những mốc thời gian hoạt động Cách mạng của Bác? Câu 2. Trình bày ngắn gọn sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. ? Những bài văn chính luận được Bác viết ra nhằm mục đích gì? ? Những tác phẩm truyện và kí của Bác được viết nhằm mục đích gì? Kể tên những tác phẩm truyện và kí tiêu biểu của Bác? ? Qua một số bài thơ đã học, em hiểu được những gì về Bác? Câu 1. - Tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890, trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. - Người ảnh hưởng bởi tinh thần hiếu học và lòng yêu nước từ gia đình và quê hương. - Từ 1911 đến 1941: Người đã có quá trình đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác – Lênin, gia nhập đảng cộng sản Pháp, trở thành người chiến sĩ cộng sản. Người truyền bá CN Mác–Lênin về nước. - Từ 1941 đến 2/9/1945: Người trở về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành tổng khởi nghĩa thắng lợi, dựng nên nước VN DCCH. - Từ 1945 đến 1969: Với tư cách là chủ tịch nước, người đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam trải qua những ngày đầu khó khăn, kháng chiến chống Pháp, xây dựng CNXH ở miền bắc, kháng chiến chống Mĩ. - Người qua đời ngày 2/9/1969. Năm 1990, Thế giới đã kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người với tư cách là Danh nhân văn hóa thế giới. Câu 2. Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta một sự nghiệp văn chương vô cùng lớn lao về tầm vóc, phong phú đa dạng về thể loại, đặc sắc về phong cách, viết bằng tiếng: Pháp, Hán, Việt. Văn chính luận: Viết từ những năm đầu TK XX, với bút danh Nguyễn Ái Quốc – Mục đích Đấu tranh chính trị tiến công trực diện kẻ thù – Khẳng định ý chí chiến đấu, tinh thần độc lập dân tộc – tác phẩm tiêu biểu : Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Truyện – kí: Viết khoảng 1922 – 1925, bằng tiếng Pháp - Vạch trần bản chất đen tối của thực dân Pháp, ca ngợi lòng yêu nước, tinh thần cách mạng của dân tộc – truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc cô động, cốt truyện sáng tạo, ý tưởng thâm thúy, giàu chất trí tuệ - Tác phẩm tiêu biểu: Paris, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi Hành, . Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật trong sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh. Thơ Người thể hiện một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, tài hoa, một tấm gương nghị lực phi thường, nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại – Có trên 250 bài có giá trị: Thơ Hồ Chí Minh (86 bài) bằng tiếng Việt , Thơ chữ Hán (36 bài) là những bài cổ thi thâm thúy, Nhật kí trong tù (133 bài) . GV nêu đề bài: Câu 3 : Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. ? Trong bài thơ Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi”, Hồ Chí Minh đã xác định vai trò của thơ ca và nhà thơ n ... à những rung động, là tình cảm- đây là yếu tố quan trọng nhất của thơ. Khởi nguồn của thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc. “Sôi nổi” chỉ mức độ của cảm xúc: nồng nàn, cháy bỏng, mãnh liệt dâng trào. “Ý thơ” chỉ tư tưởng, tình cảm. + “Những đường viền có sẵn”, “khuôn khổ câu thơ”: Những quy định có sẵn từ trước, những hình thức có tính chất khuôn mẫu, ổn định. “Xô đẩy”, “không đi theo”, “lung lay” đều chỉ sự bứt phá, vượt ra khỏi những quy định. => Khi cảm xúc, tình cảm trong thơ đến mức mãnh liệt nó sẽ phá vỡ những khuôn mẫu, những hình thức có tính chất ổn định. Từ đó cho thấy trong mối quan hệ giữa nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật của thơ thì nội dung cảm xúc đóng vai trò chi phối. 3. Cảm nhận bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh (1,25đ) + “Sóng” là dòng cảm xúc “quá chừng sôi nổi”, là tiếng nói tình cảm mãnh liệt của một trái tim phụ nữ yêu chân thành, da diết. Cái “tôi” trữ tình khi thì hóa thân vào “em”, khi thì soi mình vào “sóng”. “Sóng” và “em” cùng song song tồn tại để bộc lộ những cảm xúc của nhân vật trữ tình. ++ Những trạng thái cảm xúc phong phú, phức tạp có lúc tưởng mâu thuẫn mà lại thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu. ++ Khát vọng tự nhận thức, khát vọng tình yêu ++ Nỗi nhớ cháy bỏng, da diết trong tình yêu. ++ Tình cảm thủy chung khăng khít ++ Những dự cảm âu lo và niềm tin vào tình yêu chân chính ++ Khát vọng bất tử hóa tình yêu. + Ở “Sóng” có sự phá vỡ những hình thức, khuôn mẫu có tính chất ổn định (“câu chữ không đi theo đường viền có sẵn, khuôn khổ câu thơ bị lung lay”) ++ Âm điệu của bài thơ: Bài thơ có âm điệu của sóng. Sóng biển hay cũng chính là sóng lòng của người con gái đang yêu. Âm điệu đó được tạo nên do thể thơ (thể thơ năm chữ, gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh linh hoạt); phương thức tổ chức ngôn từ và hình ảnh. ++ Kết cấu của bài thơ độc đáo thể hiện “dòng cảm xúc quá chừng sôi nổi”: Cả bài thơ có 9 khổ. Bốn khổ đầu và bốn khổ cuối mỗi khổ đều có 4 câu, riêng khổ giữa (khổ 5) có 6 câu. Kết cấu đó khiến người ta liên tưởng tới hai chân sóng và đỉnh sóng. ++ Hình tượng thơ: Có hai hình tượng song song tồn tại: Sóng và em, lúc thì phân thân soi chiếu vào nhau, lúc lại hòa với nhau làm một. Sóng biển và sóng lòng hòa quyện trong nhau. ++ Các biện pháp tu từ: Ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được sử dụng linh hoạt nhằm diễn tả những cảm xúc trong tâm hồn người con gái đang yêu. ++ Ngôn ngữ thơ giản dị, tự nhiên như tiếng lòng chân thành của người phụ nữ, không màu mè, kiểu cách. 4. Bình luận ý kiến của Hoài Thanh : + Nội dung cảm xúc và hình thức nghệ thuật trong thơ phải có sự hài hòa, phù hợp với nhau. Tuy nhiên, trong mối tương quan giữa nội dung và hình thức thì nội dung là cái có trước và bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo. Thông qua ý thức năng động và tích cực chủ quan của người nghệ sĩ, nội dung cố gắng đi tìm một hình thức thể hiện phù hợp với nó, để bộc lộ một cách đầy đủ nhất, hấp dẫn nhất bản chất của nó. Khi tiếng nói cảm xúc, tình cảm trong thơ nồng nhiệt đến độ cao trào thì nó sẽ vượt ra khỏi khuôn khổ hình thức bình thường để rồi lại đi tìm một cách thể hiện khác phù hợp với nó. Đó chính là sự “phá vỡ những đường viền có sẵn”. + Khi cảm xúc phá vỡ những giới hạn, những hình thức cũ thì sẽ có một hình thức mới ra đời. Đây cũng chính là hành trình đi tìm sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Nghệ thuật cũng vì thế mà luôn sáng tạo, luôn mới mẻ, hấp dẫn. (dẫn chứng: Thơ mới 30-45) + Ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh là ý kiến xác đáng, đúng đắn, đầy biện chứng về mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong thơ. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng: Không phải cứ có cảm xúc mãnh liệt thì sẽ có sự phá cách và tạo nên cái mới trong nghệ thuật thơ ca. Việc sáng tạo nên những hình thức mới mẻ còn phải phụ thuộc vào cái tài của người nghệ sĩ. Cảm xúc chỉ là phần “xương thịt”, là yếu tố khơi nguồn và thúc đẩy. Hơn nữa, không chỉ thơ mà đối với loại hình nghệ thuật nào cũng vậy nội dung cảm xúc, tư tưởng luôn đóng vai trò chủ đạo, quyết định đối với hình thức thể hiện. BÀI TẬP VỀ NHÀ Tuỳ bút Sông Đà là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà Nguyễn Tuân đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động. Anh (chị) hãy làm rõ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò trong tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân Hướng dẫn cách làm a/ Mở bài – Giới thiệu được hoàn cảnh ra đời, mục đích sáng tác tùy bút sông đà của Nguyễn Tuân – Giới thiệu vấn đề nghị luận :“thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở nhân vật người lái đò Tuỳ bút “Người lái đò Sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân được in trong tập sông Đà (1960). Viết tuỳ bút này Nguyễn Tuân tự coi mình là người đi tìm cái thứ vàng mười của màu sắc núi sông Tây Bắc và nhất là cái thứ vàng mười mang sẵn trong tâm trí tất cả những con người ngày nay đang nhiệt tình gắn bó với công cuộc xây dựng cho Tây Bắc thêm sáng sủa được vui và vững bền. Chất vàng mười của con người ấy chính là người lái đò sông Đà. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân người lái đò vừa là người anh hùng vừa là người nghệ sỹ tài hoa trong nghề của mình. b/ Thân bài: b.1. Giải thích một cách ngắn gọn ý của cụm từ “thứ vàng mười đã qua thử lửa” – từ dùng của Nguyễn Tuân – để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng. b.2. Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của ông lái đò sông Đà: + Ông lái đò được xây như một đại diện, một biểu tượng của nhân dân (không tên, tuổi, quê quán) Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội. + Ông am hiểu đối tượng mà mình đang chinh phục => Sự từng trải: Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành thạo nghề. Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết : người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng. Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lão lái đò. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà + Ông mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động hàng ngày: Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vựơt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một : Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đat nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chặn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác. Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là kết thúc. +Nghệ sĩ tài hoa : Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do. Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba +Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới: giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí. Đó là những con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. c/ Kết bài: – Khái quát lại vấn đề : Nhận xét chung về vẻ đẹp của ông lái đò, đánh giá nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân: đặt nhân vật vào tình huống đầy cam go, thử thách để nhân vật bộc lộ tính cách phẩm chất; phối hợp những thủ pháp tiêu biểu của các ngành nghệ thuật khác để miêu tả và kể chuyện – Rút ra bài học cho bản thân 4. Củng cố - Các kiến thức cơ bản về phần đọc – hiểu, phần nghị luận xã hội, phần nghị luận văn học. 5. Dặn dò - Ôn lại toàn bộ những kiến thức đã học về phần đọc – hiểu, phần nghị luận xã hội, phần nghị luận văn học để chuẩn bị cho kì thi THPT QG.
Tài liệu đính kèm: