Giải chi tiết Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 môn thi: Hóa học - Khối A mã đề: 482

Giải chi tiết Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 môn thi: Hóa học - Khối A mã đề: 482

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)

Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit

oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18

gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay

đổi như thế nào ?

A. Tăng 2,70 gam. B. Giảm 7,74 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,38 gam.

Giải

pdf 41 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3018Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải chi tiết Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2011 môn thi: Hóa học - Khối A mã đề: 482", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2011 
Môn thi : Hóa học - khối A 
Mã đề : 482 
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố : 
H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; 
K = 39; Ca = 40; Cr = 52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108. 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) 
Câu 1 : Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit 
oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 
gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay 
đổi như thế nào ? 
 A. Tăng 2,70 gam. B. Giảm 7,74 gam. C. Tăng 7,92 gam. D. Giảm 7,38 gam. 
Giải : 
Cách 1: 
Các chất đề cho đều có dạng : CnH2n-2O2 (n : Giá trị trung bình) 
CnH2n-2O2 ® nCO2 + (n-1)H2O 
mol : 3,42
14n 30+
 3,42.n
14n 30+
 3,42.(n 1)
14n 30
-
+
 3,42.n
14n 30+
= 0,18 ® n = 6 ® nH2O = 0,15 
Vậy dung dịch sau phản ứng giảm so với dung dịch X là : mCaCO3 – m(CO2 + H2O) =7,38 
gam. 
Cách 2: 
Nhận thấy : nCnH2n-2O2 = nCO2 - nH2O ; nO (trong CnH2n-2O2) =2. nCnH2n-2O2 ; 
mCnH2n-2O2 = mC + mH + mO (trong CnH2n-2O2) 
® 3,42 = 0,18.12 + 2.nH2O + 2.(0,18 - nH2O).16 ® nH2O = 0,15 mol 
Vậy dung dịch sau phản ứng giảm so với dung dịch X là : mCaCO3 – m(CO2 + H2O) =7,38 
gam. 
(Cách này là của thầy Hoan góp ý cho tôi, tôi thấy hay nên đưa vào. Tôi thích cách của thầy 
Hoan hơn!) 
Câu 2: Cho axit salixylic (axit o-hiđroxibenzoic) phản ứng với anhiđrit axetic, thu được axit 
axetylsalixylic (o-CH3COO-C6H4-COOH) dùng làm thuốc cảm (aspirin). Để phản ứng hoàn toàn 
với 43,2 gam axit axetylsalixylic cần vừa đủ V lít dung dịch KOH 1M. Giá trị của V là : 
 A. 0,72. B. 0,48. C. 0,96. D. 0,24. 
Giải : 
 o-CH3COO-C6H4-COOH + 3KOH ® CH3COOK + o-KO-C6H4-COOK + H2O 
mol : 0,24 0,72 
Vậy Vdd KOH = 0,72:1 =0,72 lít. 
Câu 3: Hòa tan 13,68 gam muối MSO4 vào nước được dung dịch X. Điện phân X (với điện cực trơ, 
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y gam kim loại M duy nhất ở catot và 
0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai 
điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là : 
 A. 4,480. B. 3,920. C. 1,680. D. 4,788. 
Giải : 
● Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây: 
Áp dụng bảo toàn electron ta có : 4.nO2 = 2.nM2+ ® nM2+ = 0,07 mol ® nM = 0,07 mol 
● Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian 2t giây: 
nO2 =2.0,035 = 0,07 ® nH2 =0,0545 mol ® M2+ đã hết 
Áp dụng bảo toàn electron ta có : 
4.nO2 = 2.nM2+ + 2.nH2 ® nM2+ = 0,0855 mol ® nMSO4= 0,0855 mol 
M + 96 = 13,68 : 0,0855 =160 ® M = 64 (Cu) 
Vậy y =64.0,07 = 4,48 gam. 
Câu 4: Cho dãy các chất : NaOH, Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3. Số chất trong dãy có tính 
chất lưỡng tính là : 
 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. 
Giải : Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là : 
Sn(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3, Cr(OH)3 
Câu 5: Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là sai ? 
 A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị a-amino axit được gọi là liên kết 
peptit. 
 B. Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. 
 C. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. 
 D. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các a-amino axit. 
Giải : 
Protein dạng hình cầu tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo, còn protein dạng hình 
sừng không tan trong nước. 
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai ? 
 A. Bán kính nguyên tử của clo lớn hơn bán kính nguyên tử của flo. 
 B. Độ âm điện của brom lớn hơn độ âm điện của iot. 
 C. Tính axit của HF mạnh hơn tính axit của HCl. 
 D. Tính khử của ion Br- lớn hơn tính khử của ion Cl-. 
Giải : HF là axit yếu còn HCl là axit mạnh 
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 và z mol H2O (z = y–x). 
Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2. Tên của E là : 
 A. axit acrylic. B. axit oxalic. C. axit ađipic. D. axit fomic. 
Giải : 
Theo giả thiết z = y-x nên ta suy ra công thức của E là CnH2n-2Ox 
Vì : Đốt cháy hoàn toàn x mol axit cacboxylic E, thu được y mol CO2 
 Cho x mol E tác dụng với NaHCO3 (dư) thu được y mol CO2 
Nên E có số nhóm COOH bằng số C trong phân tử. 
Vậy E là HOOC–COOH. 
(Học sinh cần chú ý cách giải này vì nếu đặt công thức tổng quát của axit và viết các phản ứng 
để tìm các chỉ số trong công thức thì lâu hơn). 
Câu 8: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu 
trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hóa học của phèn chua là : 
 A. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
 C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. 
Giải : K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O là phèn chua, các chất còn lại là phèn nhôm. 
Câu 9: Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp ? 
 A. Trùng hợp vinyl xianua. 
 B. Trùng ngưng axit e-aminocaproic. 
 C. Trùng hợp metyl metacrylat. 
 D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic. 
Giải : 
Trùng hợp metyl metacrylat sẽ tạo ra chất dẻo 
Câu 10: Este X được tạo thành từ etylen glicol và hai axit cacboxylic đơn chức. Trong phân tử este, 
số nguyên tử cacbon nhiều hơn số nguyên tử oxi là 1. Khi cho m gam X tác dụng với dung dịch 
NaOH (dư) thì lượng NaOH đã phản ứng là 10 gam. Giá trị của m là : 
 A. 14,5. B. 17,5. C. 15,5. D. 16,5. 
Giải : 
Theo giả thiết ta suy ra X có 4 nguyên tử O và có 5 nguyên tử C, công thức của X là : 
HCOOC2H4OOCCH3 
HCOOC2H4OOCCH3 + NaOH ® HCOONa + CH3COONa + C2H4(OH)2 
mol: 0,125 ¬ 0,25 
Vậy mX = 0,125.132 = 16,5 gam 
Câu 11: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng 
dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít 
hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã 
phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là : 
 A. 44,8. B. 40,5. C. 33,6. D. 50,4. 
Giải : 
Theo giả thiết suy ra trong m gam hỗn hợp có : mFe = 0,3m, mCu = 0,7m. Sau phản ứng thu 
được 0,75m gam chất rắn lớn hơn mCu nên Fe dư. Vậy trong dung dịch chỉ có Fe(NO3)2, mFe 
phản ứng = 0,25m. 
nFe pư = nFe2+ = 1
2
nNO3- tạo muối = 
1
2
(nHNO3 – nNO – nNO2) = 0,225 mol 
® 0,25m = 0,225.56 ® m = 50,4 gam. 
Câu 12: Cho dãy các chất: phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, ancol 
benzylic, natri phenolat, anlyl clorua. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, 
đun nóng là : 
 A. 4. B. 3. C. 6. D. 5. 
Giải : Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, đun nóng là : 
phenylamoni clorua, benzyl clorua, isopropyl clorua, m-crezol, anlyl clorua 
Câu 13: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lít khí CO2 (đktc) vào 1 lít dung dịch gồm NaOH 0,025M và 
Ca(OH)2 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là : 
 A. 2,00. B. 0,75. C. 1,00. D. 1,25. 
Giải : 
nCO2 = 0,03 mol; nOH- =0,05 mol ; nCa2+ = 0,0125 mol 
nCO32- = 0,05-0,03 =0,02 > nCa2+ 
Vậy mCaCO3 = 0,0125.100 = 1,25 gam 
Câu 14: Điện phân dung dịch gồm 7,45 gam KCl và 28,2 gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn 
xốp) đến khí khối lượng dung dịch giảm đi 10,75 gam thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước 
bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dung dịch sau điện phân là : 
 A. KNO3 và KOH. B. KNO3, KCl và KOH. 
 C. KNO3 và Cu(NO3)2. D. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. 
Giải : 
nKCl = 0,1 mol; nCu(NO3)2 = 0,15 mol 
Thứ tự điện phân: 
 Tại anot, thứ tự oxi hóa : Cl- >H2O 
Tại catot , thứ tự khử : Cu2+ >H2O 
2KCl + Cu(NO3)2 ® Cl2 + Cu + 2KNO3 
mol: 0,1 0,05 0,05 0,05 
mdd giảm = 0,05.64 + 0,05.71 = 6,75 < 10,75 suy ra Cu(NO3)2 tiếp tục bị điện phân 
2H2O + 2Cu(NO3)2 ® O2 + 2Cu + 4HNO3 
mol: 2x x 2x 
mdd giảm = 6,75 + 32x + 2x.64 = 10,75 ® x = 0,025 
Tổng số mol Cu(NO3)2 phản ứng là 0,1 < 0,15 
Vậy trong dung dịch sau phản ứng có các chất : KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2. 
Câu 15: Hợp chất hữu cơ X chứa vòng benzen có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản 
nhất. Trong X, tỉ lệ khối lượng các nguyên tố là mC : mH : mO = 21 : 2 : 8. Biết khi X phản ứng hoàn 
toàn với Na thì thu được số mol khí hiđrô bằng số mol của X đã phản ứng. X có bao nhiêu đồng 
phân (chứa vòng benzen) thỏa mãn các tính chất trên ? 
 A. 9. B. 3. C. 7. D. 10. 
Giải : 
Từ giả thiết suy ra : nC : nH : nO = 7 : 8 : 2 ® CTPT của X là C7H8O2 
Vì X phản ứng hoàn toàn với Na thì thu được số mol khí hiđrô bằng số mol của X đã phản 
ứng nên trong X có 2 nguyên tử H linh động 
 Nếu X có 1 chức OH ancol và 1 chức OH phenol thì có 3 CTCT 
Nếu X có 2 chức OH phenol thì có 6 CTCT 
(Tôi không thạo vẽ công thức trên máy tính, các bạn tự vẽ nhé!) 
Câu 16: Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là : 
 A. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3. 
 B. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit. 
 C. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3. 
 D. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị. 
Giải : Trong NH3 nitơ có cộng hóa trị 3, trong NH4+ có cộng hóa trị 4 
Câu 17: Đốt cháy hoàn toàn x gam hỗn hợp gồm hai axit cacboxylic hai chức, mạch hở và đều có 
một liên kết đôi C=C trong phân tử, thu được V lít khí CO2 (đktc) và y mol H2O. Biểu thức liên hệ 
giữa các giá trị x, y và V là : 
 A. V = 28 ( 30 )
55
x y- . B. V = 28 ( 62 )
95
x y- . C. V = 28 ( 30 )
55
x y+ . D. V = 28 ( 62 )
95
x y+ . 
Giải : 
Công thức phân tử tổng quát của axit là : CnH2n+2-2a-2bO2b 
Theo giả thiết ta suy ra a=1; b= 2 nên CTPT của 2 axit là : CnH2n-4O4 
CnH2n-4O4 ® nCO2 + (n-2)H2O 
Từ sơ đồ phản ứng ta suy ra nCnH2n-4O4 = (CO2 - H2O)/2® nO trong axit =4.(CO2 - H2O)/2 
=2.(CO2 - H2O) 
Áp dụng bảo toàn khối lượng cho phân tử, ta có : 
mCnH2n-4O4 = mC + mH + mO =
28 ( 30 )
55
x y+ 
Câu 18: Thành phần % khối lượng của nitơ trong hợp chất hữu cơ CxHyN là 23,73%. Số đồng phân 
amin bậc một thỏa mãn các dữ kiện trên là : 
 A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. 
Giải : 
Từ giả thiết suy ra CxHyN là C3H9N (
14 23,73
12x y 100 23,73
=
+ -
) 
Vậy có hai amin bậc 1 là : CH3-CH2-CH2-NH2 ; (C H3)2CH-NH2 
Câu 19: Hợp chất nào của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương ? 
 A. Vôi sống (CaO). B. Thạch cao sống (CaSO4.2H2O). 
 C. Đá vôi (CaCO3). D. Thạch cao nung (CaSO4.H2O). 
Giải : Hợp chất của canxi được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là : Thạch cao nung 
(CaSO4.H2O). 
Câu 20: Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung 
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn 
tính chất trên ? 
 A. 5. B. 4. C. 6. D. 2. 
Giải : 
C7H8 + nAgNO3 + nNH3 ® C7H8-nAgn + nNH4NO3 
mol: 0,15 0,15 
Ta có : (12.7 + 8 –n + 108n).0,15 = 45,9 ® n = 2 (1) 
Mặt khác độ bất bão hòa của C7H8 =
2.7 8 2 4
2
- +
= (2) 
Từ (1) và (2) suy ra C7H8 có hai nối ba ở đầu mạch 
Các đồng phân: 
C º C-C-C-C-C º C; C º C-C-C(C)-C º C ; C º C-C(C)2-C º C ; C-C-C(C º C)2 
Câu 21: Cho 0,87 gam hỗn hợp gồm Fe, Cu và Al vào bình đựng 300 ml dung dịc ... ạch hở Y và Z (phân tử khối của Y nhỏ hơn của 
Z). Đốt cháy hoàn toàn a mol X, sau phản ứng thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu a mol X tác 
dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng 
của Y trong X là : 
A. 46,67%. B. 40,00%. C. 25,41%. D. 74,59%. 
Giải : 
Số cacbon TB = 1,6a : a =1,6 ® một axit là HCOOH 
Số hiđro TB = a.2 : a =2 ® Cả hai axit đều phải có 2 H. Vậy axit còn lại là HOOC-COOH 
Áp dụng sơ đồ đường chéo cho số C của hai axit ta có : 
HCOOH
HOOC-COOH
n 2 1,6 0,4 2
n 1,6 1 0,6 3
2.46%mHCOOH .100 25,41%
2.46 3.90
-
= = =
-
= =
+
Câu 56: Cho 5,6 gam CO và 5,4 gam H2O vào một bình kín dung tích không đổi 10 lít. Nung nóng 
bình một thời gian ở 830oC để hệ đạt đến trạng thái cân bằng : 
CO (k) + H2O (k) € CO2 (k) + H2 (k) (hằng số cân bằng KC = 1). 
Nồng độ cân bằng của CO, H2O lần lượt là : 
 A. 0,018M và 0,008M. B. 0,012M và 0,024M. 
 C. 0,08M và 0,18M. D. 0,008M và 0,018M. 
Giải : 
C(CO) = 0,02M; C(H2O) =0,03M 
CO + H2O ® CO2 + H2 
bđ: 0,02 0,03 
pư: x x x x 
spư: 0,02-x 0,03 – x x x 
Theo giả thiết và phản ứng ta có : 
KC 
x.x 1 x 0,012
(0,02 x)(0,03 x)
= ® =
- -
Vậy tại thời điểm cân bằng ta có nồng độ của CO và H2O tương ứng là : 0,008M và 0,018M 
Câu 57*: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được 
dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với 
một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là : 
A.0,090 mol. B. 0,095 mol. C. 0,12 mol. D. 0,06 mol. 
Giải : 
C12H22O11 (gồm mantozơ và saccarozơ pư) ® 2C6H12O6 ® 4Ag 
 0,0225 0,045 0,09 
 C12H22O11 (mantozơ dư) ® 2Ag 
 0,0025 0,005 
® Tổng số mol Ag tạo ra 0,095 mol 
(Bài này hay đây, dễ nhầm lắm đấy, tôi biết vì tôi bị rồi mà!) 
Câu 58*: Cho m gam bột Cu vào 400 ml dung dịch AgNO3 0,2M, sau một thời gian phản ứng thu 
được 7,76 gam hỗn hợp chất rắn X và dung dịch Y. Lọc tách X, rồi thêm 5,85 gam bột Zn vào Y, 
sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,53 gam chất rắn Z. Giá trị của m là : 
A.3,84. B. 6,40. C. 5,12 . D. 5,76. 
Giải : 
Giả sử trong dung dịch còn có x mol Cu2+ và ymol Ag+ dư theo định luật bảo toàn điện tích ta 
có 
2.nCu2+ + nAg+ dư = nAg+ ban đầu = 0,08 mol ® 2x + y = 0,08 (= ne nhận) 
nZn = 0,09 ® Tổng ne nhường =0,18 ® nZn dư = (0,18-0,08):2 = 0,05 
Tổng khối lượng các kim loại thu được sau tất cả các phản ứng là 7,76 + 10,53 = 18,29 
Trong đó mAg = 8,64 gam; mZn=3,25 gam ® mCu = 18,29- 8,64-3,25 =6,4 gam 
Câu 59: Trong quá trình hoạt động của pin điện hóa Zn – Cu thì 
 A. khối lượng của điện cực Zn tăng. 
B. nồng độ của ion Cu2+ trong dung dịch tăng. 
 C. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng. 
D. khối lượng của điện cực Cu giảm. 
Giải : 
Tại cực âm (anot) xảy ra quá trình oxi hóa : Zn ® Zn2+ + 2e 
Tại cực dương (catot) xảy ra quá trình khử : Cu2+ + 2e ® Cu 
® nồng của Zn2+ tăng 
Câu 60: Cho các phát biểu sau : 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung 
dịch màu xanh lam. 
(e)Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 
(f) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β). 
Số phát biểu đúng là : 
 A.5. B. 3. C. 2. D. 4. 
Giải : 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung 
dịch màu xanh lam. 
(f) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (dạng α và β). 
Những câu đánh dấu * là những câu mà bản thân tôi nhận định là khó đối 
với học sinh! 
Lời giới thiệu 
● Tự giới thiệu 
Họ và tên : Nguyễn Minh Tuấn (Người để đầu ngôi giữa trong ảnh) 
Giới tính : Nam 
Ngày, tháng, năm sinh : 31 – 05 – 1980 
Trình độ văn hóa : 12/12 
Trình độ chuyên môn : Cử nhân Sinh – Hóa 
Tốt nghiệp ĐHSP Hà Nội 2 tháng 06 – 2002 
Hiện là giáo viên giảng dạy bộ môn hóa học 
Ngày vào ngành : 31 – 12 – 2002 
Ngày vào Đảng : 29 – 12 – 2009 
Ngày trở thành Đảng viên chính thức : 29 – 12 – 2010 
 Các trường đã từng công tác : 
 Trường THPT Phương Xá (từ tháng 09 – 2002 đến 04 – 2003) 
Trường THPT Xuân Áng (từ tháng 04 – 2003 đến 08 – 2007) 
Trường THPT Chuyên Hùng Vương (từ tháng 09 – 2007 đến nay) 
● Bộ tài liệu ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học 
 Bộ tài liệu trắc nghiệm ôn thi đại học, cao đẳng môn hóa học do thầy biên soạn gồm 5 quyển : 
Quyển 1 : Giới thiệu 7 chuyên đề hóa học 10 
Quyển 2 : Giới thiệu 9 chuyên đề hóa học 11 
Quyển 3 : Giới thiệu 8 chuyên đề hóa học 12 
Quyển 4 : Giới thiệu 10 phương pháp giải nhanh bài tập hóa học 
Quyển 5 : Giới thiệu 40 đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học 
Khoảng tháng 09-2011 thì bộ tài liệu này sẽ được phát hành tại hiệu photo Thanh 
Bình – Số nhà 23 – Tân Bình – Tân Dân (Gần cổng trường Chuyên Hùng Vương 
Phú Thọ). 
● Chương trình ôn thi đại học cao đẳng môn hóa học 
Môn hóa học lớp 10 
Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 
 Ôn tập hóa học 9 05 
01 Nguyên tử 06 
02 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn 05 
03 Liên kết hóa học 05 
04 Phản ứng hóa học 10 
05 Nhóm halogen 07 
06 Nhóm oxi 07 
07 Tốc độ phản ứng hóa học và cân bằng hóa học 05 
 50 buổi 
Môn hóa học lớp 11 
Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 
01 Sự điện li 06 
02 Nhóm nitơ 06 
03 Nhóm cacbon 03 
04 Đại cương hóa hữu cơ 06 
05 Hiđrocacbon no 05 
06 Hiđrocacbon không no 10 
07 Hiđrocacbon thơm 04 
08 Dẫn xuất halogen. Ancol – Phenol 10 
09 Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic 10 
 60 buổi 
Môn hóa học lớp 12 
Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 
01 Este – Lipit 07 
02 Cacbohiđrat 03 
03 Amin – Amino axit – Protein 07 
04 Polime – Vật liệu polime 03 
05 Đại cương về kim loại 07 
06 Kim loại kiềm – Kim loại kiềm thổ – Nhôm 10 
07 Crom, sắt, đồng và một số kim loại khác 10 
08 Phân biệt một số chất vô cơ. Hóa học và vấn đề phát triển 
kinh tế, xã hội và môi trường 
05 
 52 buổi 
Phương pháp giải nhanh bài tập hóa học 
Chuyên đề số Tên chuyên đề Số buổi học 
01 Phương pháp đường chéo 02 
02 Phương pháp tự chọn lượng chất 02 
03 Phương pháp bảo toàn nguyên tố 02 
04 Phương pháp bảo toàn khối lượng 02 
05 Phương pháp tăng giảm khối lượng, số mol, thể tích khí 02 
06 Phương pháp bảo toàn electron 02 
07 Phương pháp quy đổi 02 
08 Phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn 02 
09 Phương pháp bảo toàn điện tích 02 
10 Phương pháp sử dụng các giá trị trung bình 02 
 20 buổi 
Đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học 
Mỗi buổi học chữa 02 đề, 40 đề chữa trong 20 buổi. 
● Hình thức học tập 
 Học theo từng chuyên đề, mỗi chuyên đề ứng với một chương trong sách giáo khoa, quy trình 
học tập như sau : 
 + Tóm tắt lí thuyết cơ bản ; chú trọng, khắc sâu kiến thức trọng tâm mà đề thi thường hay 
khai thác. 
 + Phân dạng bài tập đặc trưng, có các ví dụ minh họa. 
 + Cung cấp hệ thống bài tập trắc nghiệm theo cấu trúc : Lý thuyết trước, bài tập sau. Các bài 
tập tính toán được chia theo từng dạng để học sinh dễ dàng nhận dạng bài tập và áp dụng phương 
pháp giải ở các ví dụ mẫu vào các bài tập này nhằm rèn luyện và năng cao kĩ năng giải bài tập. 
 + Cung cấp hệ thống đáp án chính xác để học sinh kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của 
mình. 
 + Đối với những bài tập khó, học sinh không làm được, thầy sẽ hướng dẫn giải bằng nhiều 
cách sau đó chốt lại cách ngắn gọn nhất (khoảng từ 1 đến 10 dòng). 
 + Sau mỗi chuyên đề sẽ có một bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở trên lớp, thông qua 
kết quả của bài kiểm tra để đánh giá, xếp loại học sinh và từ đó phát hiện ra những điểm mạnh và 
điểm yếu của từng học sinh. 
► Lưu ý : Đối với một số em sinh vì những lí do nào đó, đến hết học kì 1 của lớp 
12 mà kiến thức hóa học còn yếu, không đáp ứng yêu cầu thi đại học, cao đẳng thì có 
thể đến thầy xin học để lấy lại kiến thức. Đối với các em học sinh như vậy thầy sẽ có 
một chương trình riêng để kèm cặp các em trong khoảng 40 buổi : 
 Hóa đại cương và vô cơ học 20 buổi. 
 Hóa hữu cơ học 20 buổi. 
 Sau 40 buổi học các em sẽ lấy lại được những kiến thức cơ bản nhất và kết quả 
điểm thi đại học môn hóa học của các em sẽ đạt được khoảng từ 5 đến 6 điểm hoặc 
có thể hơn một chút, tất nhiên để đạt được điều đó thì các em phải học tập thật sự 
nghiêm túc theo đúng những hướng dẫn của thầy. Vì tính chất đặc biệt nên những lớp 
học này chỉ khoảng 1 đến 5 học sinh. 
● Tổ chức lớp học 
 - Địa chỉ tổ chức lớp học : Tầng 2 – Số nhà 16 – Tổ 9A – Khu 5 – 
Phường Gia Cẩm – Việt Trì (cạnh khu đô thị Trầm Sào). Phòng học 
sạch sẽ, có đầy đủ ánh sáng, máy điều hòa, hệ thống cách âm với bên ngoài. 
Các em học sinh ở khu Việt Trì – Phú Thọ hoặc trên địa 
bàn Phù Ninh, Lâm Thao – Phú Thọ nếu có nhu cầu học 
thêm để nâng cao kiến thức và mua sách tham khảo môn 
hóa học hãy liên hệ với thầy giáo Nguyễn Minh Tuấn – 
Giáo viên trường THPT Chuyên Hùng Vương theo số điện 
thoại : 
01689186513 
hoặc email : 
nguyenminhtuanchv@yahoo.com.vn 
Nếu các em học sinh ở xa muốn có bộ tài liệu này có thể liên hệ với thầy để mua, 
thầy sẽ giúp các em chuyển nó qua đường bưu điện. 
● Những điều có thể các học sinh chưa biết : Các em học sinh thân mến, thầy đã 
bắt đầu biên soạn bộ tài liệu trắc nghiệm môn hóa học dành cho học sinh lớp 10, 11, 
12 và học sinh ôn thi đại học, cao đẳng khối A, B từ năm học 2008 – 2009. Trong quá 
trình biên soạn, ban đầu thầy đã gặp phải những khó khăn nhất định nhưng cuối 
cùng thầy đã vượt qua được những khó khăn đó, giờ đây về cơ bản bộ tài liệu đã 
hoàn thành. Bộ tài liệu gồm 5 quyển : 
Quyển 1 : Giới thiệu 7 chuyên đề hóa học 10 
Quyển 2 : Giới thiệu 9 chuyên đề hóa học 11 
Quyển 3 : Giới thiệu 8 chuyên đề hóa học 12 
Quyển 4 : Giới thiệu 10 phương pháp giải nhanh bài tập hóa học 
Quyển 5 : Giới thiệu 40 đề luyện thi trắc nghiệm môn hóa học 
 Nếu các em nắm chắc nội dung kiến thức trong bộ tài liệu này 
thì việc đạt điểm 6 ; 7 ; 8 ; 9 môn hóa học trong kì thi đại học là điều 
hoàn toàn có thể. 
● Các tài liệu được biên soạn dựa theo : 
 + Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn hóa học lớp 10, 11, 12 ban cơ bản và nâng cao 
của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 
 + Cấu trúc đề thi đại học, cao đẳng của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 
 + Các dạng bài tập trắc nghiệm trong đề thi mẫu và đề thi đại học, cao đẳng của 
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo từ năm 2007 đến năm 2010. 
 + Kinh nghiệm giảng dạy của thầy từ năm 2002 đến nay và sự học hỏi, tham 
khảo những kinh nghiệm giảng dạy quý báu của các thầy cô giáo giỏi của trường 
THPT Chuyên Hùng Vương : Cô Dương Thu Hương, Thầy Đặng Hữu Hải, Thầy 
Nguyễn Văn Đức, Thầy Phùng Hoàng Hải, cô Nguyễn Hồng Thư và các thầy cô 
khác. 
 Thầy hi vọng rằng những tài liệu hóa học mà thầy đã tâm huyết biên soạn sẽ là 
người bạn đồng hành, thân thiết của các em học sinh trên con đường đi tới những 
giảng đường đại học trong tương lai. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfGiai chi tiet de hoa kakb nam 2011.pdf