Định hướng ôn thi tốt nghiệp THPT Môn Ngữ Văn

Định hướng ôn thi tốt nghiệp THPT Môn Ngữ Văn

1. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập

1.1. Cấu trúc đề thi

Quy chế thi tốt nghiệp do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ

yếu nằm trong chương trình lớp 12”.

Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2010, đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần, 3 câu, cụ thể như sau:

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

Câu I. (2,0 điểm):Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm

văn học nướcngoài

Kiến thức về Văn học Việt Nam, có 16 đơn vị bài học, dành cho cả chương trình cơ bản và nâng cao.

Kiến thức về văn học nước ngoài có 3 tác giả kèm theo 3 tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm. Cùng với đó là 1 văn bản

nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003)

pdf 116 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1396Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Định hướng ôn thi tốt nghiệp THPT Môn Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN 
 1. Từ cấu trúc đề thi xác định nội dung ôn tập 
1.1. Cấu trúc đề thi 
Quy chế thi tốt nghiệp do Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành nêu rõ: “Đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ 
yếu nằm trong chương trình lớp 12”. 
Theo cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ Văn năm 2010, đề thi môn Ngữ văn gồm 2 phần, 3 câu, cụ thể như sau: 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu I. (2,0 điểm):Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, tác phẩm 
văn học nướcngoài 
Kiến thức về Văn học Việt Nam, có 16 đơn vị bài học, dành cho cả chương trình cơ bản và nâng cao. 
Kiến thức về văn học nước ngoài có 3 tác giả kèm theo 3 tác phẩm hoặc đoạn trích tác phẩm. Cùng với đó là 1 văn bản 
nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003) 
Câu II. (3,0 điểm):Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ) với 
2 dạng đề: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và Nghị luận về một hiện tượng đời sống.(cả 2 chương trình đều như 
nhau) 
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. Thí sinh chỉ được làm một trong hai 
(câu III.a hoặc III.b). 
Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm), với 16 đơn vị kiến thức thuộc về văn học Việt Nam và 1 văn bản nghị 
luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003) 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm), với 21 đơn vị kiến thức thuộc về văn học Việt Nam và 1 văn bản 
nghị luận nước ngoài (Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 2003) 
Nhận xét: 
Phần lý thuyết bao gồm các kiến thức cơ bản về tác gia (cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài), tác phẩm (cả văn 
học Việt Nam và văn học nước ngoài), không có kiến thức lý thuyết phần tiếng Việt và làm văn 
Phần Nghị luận văn học (cả hai chương trình chuẩn và nâng cao) có mấy điểm cần chú ý 
Thứ nhất, về đối tượng nghị luận: 
- Đơn vị kiến thức văn học Việt Nam đã học ở phần lý thuyết được vận dụng vào đây (trừ bài khái quát văn học Việt 
Nam từ 1945 đến hết TK XX). Bao gồm cả hai mảng: văn hình tượng (truyện/ thơ/ ký/ kịch) và văn nghị luận 
- Phần văn học nước ngoài có một văn bản văn nghị luận: Thông điệp ... 
Thứ hai về thao tác nghị luận. Đối sánh với kiến thức làm văn ở bậc THPT, chúng ta thấy đề nghị luận văn học sẽ gồm 
các dạng đề: 
Đề NL về tác gia văn học: Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Tố Hữu (chương trình nâng cao có thêm Nguyễn Tuân) 
Đề NL về tác phẩm văn học gồm: 
- Phân tích (cảm nhận) một tác phẩm độc lập 
- Phân tích (cảm nhận) một nhóm tác phẩm 
- Phân tích (cảm nhận) một đoạn thơ, đoạn văn ngắn ( trích từ một tác phẩm) 
- Phân tích, chứng minh, bình luận, giải thích một vấn đề (nội dung hoặc nghệ thuật) của một tác phẩm lớn 
- Phân tích (cảm nhận) một hình tượng nhân vật 
Đối với văn bản nghị luận có dạng đề: 
- Phân tích (cảm nhận) giá trị của văn bản NL 
- Tóm tắt văn bản NL 
Đề thi tốt nghiệp THPT không bao hàm phạm vi: NL về lịch sử văn học và NL về vấn đề thuộc lý luận văn học. 
1.2. Xác định kiến thức trọng tâm và kỹ năng ôn tập 
Theo cấu trúc đề thi, đối sánh với các đơn vị bài học trong sách giáo khoa và Hướng dẫn thực hiện chuẩn kỹ năng, 
chuẩn kiến thức (do Bộ ban hành), học sinh định hướng trọng tâm ôn tập với những nội dung chính như sau: 
1.2.1. Đối với câuI. (2,0 điểm):Tái hiện kiến thức về giai đoạn văn học, tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam và tác giả, 
tác phẩm văn học nướcngoài 
Một là, đối với Bài khái quát văn học Việt Nam từ 1945 – hết thế kỷ XX, học sinh lập bảng tóm tắt. Chú ý những vấn 
đề này còn hỗ trợ cho phần nghị luận văn học 
Hai là, đối với bài tác gia văn học Việt Nam, học sinh lập bảng tóm tắt. Chú ý những vấn đề này còn hỗ trợ cho phần 
nghị luận văn học. 
Ba là, đối với các tác phẩm văn học Việt Nam: gồm hai loại văn nghị luận và văn hình tượng [chú ý phần tiểu dẫn (hoàn 
cảnh sáng tác, ý nghĩa tiêu đề, nội dung và giá trị của tác phẩm, thể loại), phần ghi nhớ trong các bài học, kiến thức này 
được tích hợp để học sinh làm bài nghị luận văn học (câu 3)] 
Bốn là, đối với các tác giả - tác phẩm của văn học nước ngoài. 
Đối với phần tác giả: chú ý các phần chính: Tiểu sử và cuộc đời; Sự nghiệp văn học; Đánh giá vị trí của tác giả đó 
(Phần ghi nhớ) 
Đối với phần tác phẩm: Tóm tắt tác phẩm (hoặc tóm tắt đoạn trích); Phân tích ngắn gọn các hình tượng trong tác 
phẩm và nếu được Giá trị của tác phẩm. 
1.2.2. Đối với câu 2. (3,0 điểm):Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 
400 từ). 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
2 
Đối với dạng câu hỏi này chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau bài viết này. 
1.2.3. Đối với phần tự chọn (5 điểm): Vận dụng khả năng đọc hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học. 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai (câu III.a hoặc III.b). 
Theo chương hiện tại, chúng ta có thể chia thành các nhóm kiến thức như sau: 
1.2.3.1. Tác gia văn học 
1.2.3.2. Văn bản hình tượng 
Thể loại truyện ngắn chia làm các phàn: truyện ngắn hiện thực cách mạng có Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài); Vợ nhặt 
(Kim Lân);truyện ngắn sử thi (chủ nghĩa anh hùng Cách mạng) có Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) và Những đứa 
con trong gia đình (Nguyễn Thi); Truyện ngắn thế sự (sau 1975) có Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). 
Ký trữ tình có: Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân) và Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) 
Thơ có Thơ ca kháng chiến chống Phápvới Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu); chủ đề về Đất Nước trong 
thơ ca thời chống Mỹ có đoạn trích Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); đề tài tình yêu có Sóng (Xuân Quỳnh); Thơ ca 
cách tân nghệ thuật thời kỳ đổi mới có Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo). 
Kịch có đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) 
1.2.3.3. Văn bản nghị luận 
Có Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh); Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc (Phạm Văn Đồng); 
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc (Trần Đình Hượu) và một văn bản nghị luận nước ngoài Thông điệp nhân ngày thế giới 
phòng chống AIDS, 2003 (Côphi Anan) 
2. Định hướng giải quyết các câu hỏi trong đề thi Tốt nghiệp THPT 
2.1. Đối với câu lý thuyết 
Những năm gần đây Bộ thường ra dạng đề mở (đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức đã học để làm bài, không đơn 
thuần chỉ ở cấp độ nhớ chép lại để trả lời). 
Ví dụ đề thi tốt nghiệp năm 2009. Câu 1 (2,0 điểm): Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão 
Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. 
Đáp án đưa ra: 
Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, khách ở quán trà nhà lão Hoa đã bàn về những chuyện gì? Hãy 
cho biết điều nhà văn muốn nói qua những chuyện ấy. 
2,00 
a) Khách trong quán trà đã bàn về: 
Chuyện chiếc bánh bao tẩm máu tử tù. 0,50 
Chuyện người tù họ Hạ bị chết chém. 0,50 
b) Điều nhà văn muốn nói: 
Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về thuốc chữa bệnh 
lao. 
0,50 
Phản ánh và phê phán sự ngu muội, thiếu hiểu biết của người dân Trung Quốc đương thời về người cách 
mạng. 
0,50 
Lưu ý:Thí sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải nêu đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng mới 
đạt điểm tối đa. 
Vì vậy, học sinh trình bày các ý thành những đoạn văn ngắn. Cuối phần trả lời phải có đoạn văn chốt lại ý chính. Khẳng 
định vấn đề mà câu hỏi đặt ra. Khi viết chú ý lỗi diễn đạt như cách dùng từ, chính tả, ngữ pháp, .... 
2.2. Đối với phần Nghị luận xã hội 
Đối tượng nghị luận phần này là rất rộng. Song kỹ năng làm bài lại tương đối đơn giản (bởi yêu cầu viết ngắn, thường là 
400 từ) 
Phần mở bài: giới thiệu và dẫn được vấn đề cần nghị luận 
Phân thân bàigồm các thao tác: Giải thích/ Phânn tích/ Bình luận, ... 
*Lưu ý dẫn chứng thuộc phạm trù xã hội, đạo lý, hạn chế sử dụng các dẫn chứng từ những hình tượng văn học nghệ 
thuật. Khi dùng loại dẫn chứng này nên dừng lại ở việc minh họa cho luận điểm, luận cứ của bài viết chứ không đi sâu 
phân tích nó. 
Phần kết thúc vấn đề: Bài học rút ra được cho bản thân và những người chung quanh về vấn đề đó. 
Ví dụ: Câu 2. (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương 
con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay. (đề thi tốt nghiệp THPT năm 2010) 
Đáp án Bộ công bố là: 
a. Yêu cầu về kĩ năng:Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc 
lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn chứng phải hợp lí; cần làm rõ 
được các ý chính sau: 
- Nêu được vấn đề cần nghị luận 0,50đ 
- Lòng yêu thương là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, là một trong những phẩm chất cao đẹp của 
con người 
0,50đ 
- Lòng yêu thương có những biểu hiện: Cảm thương, quan tâm, giúp đỡ những người có cảnh ngộ bất hạnh, 0,75đ 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
3 
khó khăn trong cuộc sống; yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp; 
- Ý nghĩa của lòng yêu thương: Tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người; bồi đắp cho 
tâm hồn tuổi trẻ trong sáng, cao đẹp hơn; 
0,75đ 
- Phê phán những biểu hiện vô cảm của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay; cần sống 
có lòng yêu thương con người 
0,50đ 
Lưu ý: 
- Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 
- Nếu thí sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. 
2.3. Phần Nghị luận văn học 
2.3.1. Xác định được vấn đề mà đề bài yêu cầu. Từ đó xây dựng hệ thống luận điểm, ý chính và dẫn chứng. 
2.3.2. Sơ đồ lập dàn bài cho bài Nghị luận văn học 
- Mở bài : giới thiệu tác giả (chủ yếu nêu phần phong cách nghệ thuật) – giới thiệu một cách ngắn gọn về tác phẩm – 
dẫn đề 
- Chuyển ý : Có thể tóm tắt vấn đề hoặc nêu nội dung các luận điểm sẽ triển khai trong bài văn 
- Thân bài : 
Trình bày hệ thống luận điểm/ luận cứ gắn liền với nó là dẫn chứng, nhận định những vấn đề đặt ra. 
Mối ý có thể viết thành 2 – 3 đoạn. Cấu tạo đoạn gồm : Câu mở đoạn/ câu chủ đoạn (tức Ý)/ các dẫn chứng và cách 
phân tích, nhận định dẫn chứng/ câu kết đoạn. Giữa các đoạn đảm bảo sự liên kết bằng những cụm từ, những câu 
chuyển đoạn. 
Chuyển ý : Tóm lại nội dung chính các luận điểm đã triển khai. 
Kết luận : Học sinh có thể vận dụng kiến thức ở phần ghi nhớ để thể hiện thao tác khát quát nâng cao vấn đề nghị luận. 
(Do khuôn khổ bài viết chúng tôi không nêu thêm ví dụ. Học sinh tham khảo thêm đề thi và đáp án của các kỳ thi tốt 
nghiệp THPT năm 2009, 2010, ...) 
3. Kết luận 
Việc giải quyết đề thi tốt nghiệp ngoài kiến thức cơ bản của từng đơn vị bài học còn hỏi học sinh phải biết vận dụng, 
phân tích khi làm bài. Kỹ năng này dần được hình thành trong quá trình theo học bậc trung học phổ thông. Chỉ có học 
bằng cách làm, tức tăng cường thực hành các em mới nhớ lâu và khắc sâu được tri thức đã lĩnh hội. 
Đối với đề nghị luận ... nói cường điệu, qua 4 câu thơ trên, Bác Hồ muốn khuyên thanh niên một bài 
học có ý nghĩa như là chân lý của cuộc sống, của sự thành đạt trong sự nghiệp. Không có công việc nào là dễ dàng, mà 
bất cứ việc gì cũng khó khăn gian khổ. Nhưng nếu chúng ta có sự "bền lòng", kiên trì vượt khó, không nản chí, sờn 
lòng, thì chẳng có "việc gì" là "khó" cả. Thậm chí, nếu ta có sự quyết chí và một nghị lực mạnh mẽ vươn lên trên mọi 
khó khăn gian khổ, thì dù là công việc lớn lao như "đào núi" và "lấp biển" , chúng ta cũng có thể chắc chắn "làm nên". 
II. Đề này cần phải đạt được các ý cơ bản sau: 
1. Cái khó khăn không phải là ở bản thân công việc mà chính là ở lòng người. 
2. Khi đã "bền" lòng, "quyết chí", thì dù công việc khó đến mấy, cũng có thể hoàn thành để làm nên "sự nghiệp 
lớn". 
3. Chứng minh bằng dẫn chứng thực tế. 
4. Bình luận mở rộng 
III. Phương pháp nghị luận 
Vận dụng trường hợp các phương pháp nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận. 
4.Đề bài: Nạn bạo hành trẻ em và phụ nữ 
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
Đề này cần: 
1. Giải thích thế nào là bạo hành. Bản chất của bạo hành phụ nữ và trẻ em. 
2. Thực trạng bạo hành phụ nữ và trẻ em ở nước ta. Hậu quả của nó. 
3. Thái độ và trách nhiệm của chúng ta trước tình trạng bạo hành phụ nữ và trẻ em. 
- Lên án mọi hành động bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em. 
Trẻ em là tương lai của đất nước. "Tất cả những gì tốt đẹp nhất là phải giành cho trẻ em". Dù bạo hành trong gia 
đình hay bạo hành ngoài xã hội, do nguyên nhân khách quan hay chủ quan, đều không thể chấp nhận được. 
Bạo hành với phụ nữ là xúc phạm, làm tổn thương đến tượng đài mà mọi người đều biết ơn: Người mẹ. 
- Bản thân mỗi người chúng ta phải tu dưỡng rèn luyện để trong bất kì hoàn cảnh nào cũng không có hành vi 
bạo lực với phụ nữ và trẻ em. 
- Sống có tình thương yêu với trẻ em và hiếu thảo với mẹ. 
5. Đề bài: Suy nghĩ về phong trào ủng hộ “ Quỹ vì người nghèo” 
A. Hướng dẫn cách làm 
1. Giải thích 
Xóa đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta: “Xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ vừa cấp 
bách, vừa lâu dài, phải huy động nguồn lực của toàn xã hội cùng nhà nước giải quyết, từng bước thanh toán đói nghèo, 
thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, mức sống giữa các vùng, tầng lớp dân cư” 
Tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thể hiện tấm lòng cao cả nhân văn “Thương người như thể 
thương thân” , “là lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Mọi người đều nên có ý thức ủng hộ “Quỹ vì 
người nghèo” . 
Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” thu được kết quả to lớn trong nhiều năm qua, góp phần cùng nhà nước 
làm giảm số lượng và tỷ lệ người nghèo. Việt Nam đã được Liên Hợp Quốc biểu dương và tặng giải thưởng vì đã thành 
công lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. 
2. Bàn luận 
Xóa đói giảm nghèo chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta 
Xóa đói giảm nghèo muốn thành công phải huy động nguồn lực của toàn xã hội. 
Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là hoạt động thiết thực huy động nguồn lực của toàn xã hội vào công 
việc xóa đói giảm nghèo. 
Phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” là nét đẹp phát huy truyền thống đoàn kết, nhân văn, quan tâm đến 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
115 
người nghèo của dân tộc ta. “Một miếng khi đói bằng một gói khi no” 
Mỗi người dân nên nhiệt tình tham gia phong trào ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” 
3. Liên hệ 
- Bản thân em sẽ cố gắng trong từng việc có thể tham gia ủng hộ “Quỹ vì người nghèo” 
Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân tham gia phong trào. 
6.Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, Tố Hữu có viết: 
“Nếu là con chim, chiếc lá 
Thì con chim phải hót, chiếc là phải xanh 
Lẽ nào vay mà không có trả 
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?” 
( Thơ Tố Hữu _ trang 532) 
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
-Đề này cần 
1.Nội dung ý nghĩa về lẽ sống “vay trả, nhận - cho”, sống phải có ích. 
Đã là chiếc lá thì phải làm xanh cho đời. Đã là con chim thì phải dâng cho đời tiếng ca lảnh lót, “Tiếng chim hót 
trong bụi mận gai”.Đã là người thì phải có lẽ sống.Lẽ sống của con người là phải sống có ích, sống có nhận, có cho, có 
vay, có trả. 
2.Thế nào là lẽ sống đẹp “Có vay có trả,có ích cho đời” 
Sống ở đời là đã, mắc nợ. Cha mẹ cho ta cuộc đời, nhân dân đất nước cho ta cho ta nơi ở thanhbình,cuộc sống 
bình an, để ta học hành, vui chơi, ăn mặc, chữa bệnh ...v..v...Ta phải trả cho đời bằng cuộc sống có ích, cống hiến... 
3.Chứng minh bằng thực tế và hình tượng văn học 
Các anh hùng liệt sĩ Hoàng Văn Thụ,Võ Thị Sáu, Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn 
Văn Thạc...v..v.. là những tấm gương có lẽ sống đẹp. 
Hình tượng cô thanh niên xung phong trong thơ Phạm Tiến Duật, “Người mẹ cầm sung” của Nguyễn Thi về 
hình tượng người mẹ, chị Sứ ...v...v... 
4.Phê phán lối sống chưa đẹp của một số bộ phận thanh niên 
Một bộ phận thanh niên ngày nay chưa có lẽ sống đẹp, dẫn tới lối sống chưa đẹp. Họ đua đòi, ăn chơi, lười học, 
lười làm việc, xa hoa, lãng phí. Họ nhận nhiều hơn cho, vay mà không trả. Nhiều khi họ trở thành người bất hiếu, vô ơn 
bạc nghĩa, huỷ hoại cuộc đời họ và phá hoại xã hội 
7.Đề bài: Anh chị nghĩ gì về những khu rừng đang ngày càng bị tàn phá? 
Gợi ý cách làm: 
 Mở bài 
Bác Hồ đã có lần nói đất nước ta là rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu; ấy thế mà ngày nay, rừng không còn là 
kho vàng nguyên vẹn nữa, mà đang bị vơi dần, cạn kiệt dần, bởi bàn tay con người tàn phá. Quả là một sự thực rất đau 
lòng. 
 Thân bài 
 1.Vai trò của rừng, của cây xanh đối với con người 
2.Tình trạng chặt phá rừng 
3.Hậu quả 
4.Trách nhiệm của tuổi trẻ chúng ta 
 Kết luận 
 Rừng là bài ca của sự sống “khi nghĩ về một đời người,tôi thường nhớ về rừng cây” (nhạc Trần Long Ẩn). Để bảo 
vệ đời người, hãy bảo vệ rừng, lá phổi xanh của đất nước chúng ta. 
8.Đề bài: Truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam (đề mở) 
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
B. BÀI LÀM THAM KHẢO 
Mở bài 
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu 
học. Từ xa xưa đã có câu ca: 
Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
Hoặc thâm thuý hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ 
cũng là thầy). 
 Thân bài 
1. Thế nào là tôn sư? Vì sao phải tôn sư ? 
2. Thế nào là trọng đạo? Vì sao phải trọng đạo? 
3. Bình luận mở rộng : Ý nghĩa của Tôn sư trọng đạo 
4. Truyền thống tôn sư trọng đạo được kế thừa và phát triển trong xã hội ta hiện nay. 
Kết luận 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.
116 
Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và 
nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng 
đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất. 
9.Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về câu nói của nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI-XVII) : 
“Tri thức là sức mạnh” 
A. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI 
Đề này cần 
I/Hiểu được nội dung cơ bản của câu nói của Bê-Cơn 
Trên trái đất này, con người là động vật có sức mạnh siêu việt nhất.Vì con người có trí tuệ. Và nhờ có trí tuệ mà 
con người chiến thắng được những kẻ thù thiên nhiên và kẻ thù xã hội, để tồn tại và phát triển từng bước đi từ thời 
mông muội đến thời đại văn minh như ngày nay tới nền khoa học công nghệ vi sinh, khoa học công nghệ thông tin và 
đang chinh phục không gian vũ trụ, cùng nền sản xuất tiên tiến tạo ra của cải vật chất và tinh thần ngày càng phong phú. 
II/Đề này cần phải có các ý cơ bản sau: 
1. Giải thích khái niệm: Thế nào là tri thức? 
2. Vì sao “Tri thức là sức mạnh” ? 
3. Chứng minh và bình luận sức mạnh tri thức qua các thời kì lịch sử. 
4. Bình luận mở rộng 
10.Đề bài: Vấn nạn giao thông 
A. Hướng dẫn cách làm: 
Đề này cần: 
1. Giải thích vai trò của giao thông vận tải 
Sinh hoạt của con người và các hoạt động kinh tế xã hội ngày càng cần phải đi lại. Số lượng phương tiện giao thông và 
hạ tầng cơ sở, đặc biệt là đường sá, quyết đinh tới sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng 
đất nước. 
2. Vấn nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả lớn. 
- Tai nạn giao thông ngày càng trầm trọng, mỗi năm có khoảng từ 12000 đến 14000 người chết và hàng vạn người bị 
thương vì tai nạn giao thông (bình quân mỗi ngày có 30 người chết). 
- Nạn kẹt xe ở các thành phố xảy ra quanh năm, đặc biệt là ở các thành phố lớn, tổn hại tới sức khỏe người dân và gây 
thiệt hại về kinh tế hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm. 
3. Nguyên nhân. 
- Ý thức tuân thủ pháp luật về giao thông của một bộ phận dân cư chưa cao. 
- Đường giao thông còn bất cập, không đáp ứng nhu cầu về số lượng và chất lượng, dễ gây ách tắc và xảy ra tai nạn. 
4. Phải hành động quyết liệt để giải quyết vấn nạn giao thông. 
- Nhà nước và nhân dân cùng góp sức phát triển có cơ sở hạ tầng giao thông, làm nhiều đường đi và đường đi tốt. 
- Mọi người dân phải hiểu rõ và tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về giao thông. "An toàn giao thông là không tai nạn". 
11.Đề bài: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên học sinh hiện nay không? 
BÀI VIẾT THAM KHẢO 
Mở bài 
Ngày nay, mỗi năm cứ vào kì thi tuyể sinh Đại học (vào đầu khoảng tháng bảy), cả nước lại rộn ràng háo hức 
không khí thi cử, hàng triệu người đi thi, liên quan đến hàng triệu gia đình. Cứ như thế vào Đại học là con đường tiến 
thân duy nhất của thanh niên ngày nay vậy? Điều ấy đúng chăng? 
Thân bài 
1. Ý kiến đồng tình 
a. Trước hết phải khẳng định vào Đại học là con đường tiến thân rất quan trọng và đẹp đẽ, xứng đáng là mơ ước 
không chỉ của tuổi trẻ nước ta mà còn là của nhân loại. 
b. Thời đại của chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của những 
con người chinh phục khoảng không vũ trụ. Nền kinh tế thế giới cơ bản là nền kinh tế tri thức, phát triển từ nền tảng của 
tri thức hiện đại về mọi phương diện. 
c. Đai học mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. 
d. Mặt khác, dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ. 
Như vậy, rõ ràng cần phải coi việc vào đại học là một con đường tiến thân đẹp đẽ, xứng đáng là một giấc mơ tốt 
đẹp. Phải dồn mọi tâm huyết thơi gian, sức lực để đạt kết quả tốt trong kì thi đại học này. 
2. Ý kiến không đồng tình, ý kiến phản đối 
a. Tuy nhiên, vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. 
b. Nếu hoàn cảnh gia đình còn khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn có hạn thì hãy tạm gác giấc mơ xa vào đai 
học, mà hãy thực hiện giấc mơ gần. 
c. Các bạn hãy xem cuộc đời là một trường đại học. 
Kết luận 
Đừng nên xem vào đại học chỉ là con đường “chỉ có một và chỉ có một mà thôi” để đạt bằng mọi giá như quay 
cóp trong thi cử, chạy bằng, chạy điểm. Và khi không được vào đại học thì có những ý nghĩ tiêu cực. 
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
 For evaluation only.

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE CUONG ON TOT NGHIEP 2011ISO.pdf