Đề văn khối 12

Đề văn khối 12

Đề : Anh ( chị ) hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra tới khi trốn khỏi Hồng Ngài , trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ “ của nhà văn Tô Hoài .

Biểu điểm :

1. Yêu cầu về kỹ năng :

- Biết cách phân tích một nhân vật trong truyện ngắn .

- Biết làm một bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng .

- Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp .

2. Yêu cầu về kiến thức :

- Có thể phân tích, trình bày theo nhiều cách khác nhau .

- Nắm được truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài) .

- Biết cách chọn lọc, phân tích những chi tiết tiêu biểu ở đoạn kể “ Từ lúc Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống li Pá Tra cho đền khi trốn khỏi Hồng Ngài”, để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị .

- Thấy được hai nét tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất trong con người Mị

 2.1 Có những thời điểm cô tỏ ra cam chịu, nhẫn nhục, vô cảm

 2.2 Nhưng thực chất ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, sức sống ấy chính là

 niềm khao khát tự do và hạnh phúc .

 Học sinh cần làm sáng tỏ được điều này qua việc phân tích tâm trạng và hành động

 của nhân vật chủ yếu qua những thời điểm sau đây :

- Khi tết đến và “ những đêm tình mùa xuân đã tới “ .

- Đêm cắt dây giải thoát cho A Phủ và cùng thanh niên này trốn khỏi Hồng Ngài .

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1640Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề văn khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ VĂN KHỐI 12
I/ PHẦN TỰ LUẬN 
Đề : Anh ( chị ) hãy phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị từ lúc bị bắt làm con dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra tới khi trốn khỏi Hồng Ngài , trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ “ của nhà văn Tô Hoài .
Biểu điểm : 
Yêu cầu về kỹ năng :
Biết cách phân tích một nhân vật trong truyện ngắn .
Biết làm một bài văn nghị luận văn học, kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng .
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp .
Yêu cầu về kiến thức :
Có thể phân tích, trình bày theo nhiều cách khác nhau .
Nắm được truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” ( Tô Hoài) .
Biết cách chọn lọc, phân tích những chi tiết tiêu biểu ở đoạn kể “ Từ lúc Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ cho nhà thống liù Pá Tra cho đền khi trốn khỏi Hồng Ngài”, để làm nổi bật sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị .
Thấy được hai nét tưởng như đối lập nhưng lại rất thống nhất trong con người Mị 
 2.1 Có những thời điểm cô tỏ ra cam chịu, nhẫn nhục, vô cảm
 2.2 Nhưng thực chất ở Mị vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, sức sống ấy chính là 
 niềm khao khát tự do và hạnh phúc . 
 Học sinh cần làm sáng tỏ được điều này qua việc phân tích tâm trạng và hành động 
 của nhân vật chủ yếu qua những thời điểm sau đây :
Khi tết đến và “ những đêm tình mùa xuân đã tới “ .
Đêm cắt dây giải thoát cho A Phủ và cùng thanh niên này trốn khỏi Hồng Ngài .
Tiêu chuẩn cho điểm :
Điểm 8 : Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, có thể còn một vài sai sót nhỏ .
Điểm 6 : Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, có thể mắc một số sai sót nhỏ .
Điểm 4 : Cơ bản hiểu đúng yêu cầu của đề bài . Tỏ ra nắm được nội dung chính của tác phẩm . Trình bày được khoảng một nửa số ý nêu trên . Văn viết chưa lưu loát nhưng điễn đạt được ý, không mắc nhiều lỗi diễn đạt .
Điểm 2 : Chưa nắm được nội dung của tác phẩm và vấn đề đặt ra của đề bài . diễn đạt quá kém, mắc nhiều lỗi chính tả.
Điểm 0 : Sai lạc hoàn toàn cả nội dung và phương pháp hoặc để giấy trắng .
II/ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1 : Ý kiến nào đúng trong các ý kiến sau đây :
“ Tuyên ngôn độc lập ” của Hồ Chí Minh thuộc loại văn tự sự .
“ Tuyên ngôn độc lập “ của Hồ Chí Minh thuộc loại văn trữ tình .
“ Tuyên ngôn độc lập “ của Hồ Chí Minh thuộc loại văn chính luận .
“ Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh thuộc thể loại khác .
Câu 2 : Nhận xét nào đúng trong các nhận xét sau đây :
Trong truyện ngắn “ Vi hành “ Khải Định chỉ xuất hiện một lần .
Trong truyện ngắn “ Vi hành “ Khải Định chỉ xuất hiện hai lần .
Trong truyện ngắn “ Vi hành “ Khải Định xuất hiện nhiều lần .
Trong truyện ngắn “ Vi hành “ Khải Định không xuất hiện lần nào .
Câu 3 : Cảm hứng chủ đạo của Nguyễn Khải trong truyện ngắn “ Mùa lạc “ :
	A. Sự hồi sinh 	B. Ca ngợi cuộc sống mới .
	C. Ca ngợi tình người .	D. Ca ngợi quan hệ sản xuất mới .
Câu 4 : Viết đề tài trực tiếp về nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềm Bắc là nhà văn :
	A. Tô Hoài	B. Nguyễn Đình Thi 	C. Nguyên Hồng	D. Nguyễn Khải
Câu 5 : Câu văn nào có thể giúp ta hiểu đúng nghĩa chữ “ Vi hành “ , được tác giả dùng làm tựa đề cho tác phẩm “Vi hành” ( Nguyễn Aùi Quốc ) .
Hay là chán cảnh làm một ông vua to giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của cậu công 
 tử bé .
Hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua đang ngay cạnh .
Hắn còn làm mình bật cười hơn nữa lúc hắn đeo lên người hắn đủ cả bộ lụa là, đủ cả bộ hạt cườm .
Bên cạnh những bậc cải trang vĩ đại muốn đi sâu vào cuộc sống nhân dân, ngày nay còn có những ông hoàng, ông chúa, để tiện việc riêng và vì những lý do không cao thượng bằng, cũng “ vi hành “ đấy .
Câu 6: Trong làm văn nghị luận, có mấy cách mở bài trực tiếp :
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 7 : Trong làm văn nghị luận có mấy cách chuyển đoạn: 
	A. 1	B. 2	C. 3	D. 4
Câu 8 : Chi tiết nào tác động trực tiếp đến chuyển biến tâm trạng nhân vật Đào trong tác phẩm “ Mùa lạc “ của Nguyễn Khải :
	A. Chị Đào lên Điện Biên	 B. Chị Đào nhận được thư tỏ tình của ông Dịu .
	C. Chị Đào có thơ đăng báo tường 	 D. Chị Đào có người bạn tốt quan tâm giúp đỡ 
Câu 9 : Đây là lỗi trong hành văn nghị luận :
	A. Chuẩn xác 	B. Truyền cảm 	
C. Diễn đạt chặt chẽ 	D. Khoa trương, khuôn sáo
Câu 10 : Câu nói đầu tiên của bà cụ Tứ với người con dâu mới :
Con ngồi xuống đây, ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân .
Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá .
C. Ừ, thôi thì các con đãphải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng ...
Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn .
Câu 11 : “Vợ chồng A Phủ “ của Tô Hoài trích trong tác phẩm :
“Truyện Tây Bắc “ .
“Miền tây” .
“ Mười năm “ .
“ Cát bụi chân ai “ .
Câu 12 : Đào lên nông trường Điện Biên với mục đích :
	A. Để không ai coi thường được mình .
	B. Để góp phần xây dựng đất nước .
	C. Để quên đi cuộc đời đã qua .
Để tìm cho mình một quê hương mới, một cuộc sống mới . 
ĐÁP ÁN :
1. C	2. C	3. A	4. D	5. D	6. A	7. B	8. B	9. D	10. C	11. A	12. C

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TNTL.doc