Đề và đáp án Nghị luận xã hội (2)

Đề và đáp án Nghị luận xã hội (2)

ĐỀ1:danh và thực

1) Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau.

Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau:

- Về hình thức (3,0 điểm)

Trước hết, thí sinh cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn

các kiểu bài và các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng

thời, thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri

thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về vấn đề cái danh và cái thực. Tuy nhiên, vẫn phải xác

định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học.

- Về nội dung (5,0 điểm)

Bài làm cần đạt được ba nội dung cơ bản sau:

pdf 13 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề và đáp án Nghị luận xã hội (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ1:danh và thực 
 1) Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. 
Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu căn bản sau: 
- Về hình thức (3,0 điểm) 
Trước hết, thí sinh cần xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn 
các kiểu bài và các thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng cần phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng 
thời, thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri 
thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình về vấn đề cái danh và cái thực. Tuy nhiên, vẫn phải xác 
định rõ vấn đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong các tác phẩm văn học. 
- Về nội dung (5,0 điểm) 
Bài làm cần đạt được ba nội dung cơ bản sau: 
a)Bản chất của danh và thực (2,0 đ) 
+ Danh. Giải thích được nội dung khái niệm “danh”. Danh là danh tính (tên họ), là danh hiệu, danh vọng, 
danh giá, danh nghĩa, danh tiếng. Danh là phần bề ngoài, đối với bên ngoài. 
Thấy được ý nghĩa của danh. Danh là điều cần thiết. Vì nó giúp xác định tư cách, vai trò, vị trí, năng lực 
của con người trong xã hội. Danh đem lại giá trị, uy tín, quyền lợi cho người mang danh, là động lực phấn 
đấu cho con người. 
+ Thực. Giải thích được nội dung khái niệm “thực”. Thực là thực chất, thực lực, là cái bên trong. Khái 
niệm “thực” chỉ cái tồn tại có thực, cái bản chất vốn có, cái tự nhiên, phác thực. Trong thế đối lập với danh, 
thực cũng là phẩm chất, năng lực mà cá nhân có được do tu dưỡng, rèn luyện nhưng chưa được xã hội thừa 
nhận bằng một danh hiệu tương xứng. 
b) Mối quan hệ giữa danh và thực (2,0đ). Thí sinh cần phân tích được ba kiểu quan hệ căn bản và nêu được 
những biểu hiện cụ thể trong cuộc sống. 
+ Danh lớn hơn thực (hữu danh vô thực). Danh vượt quá thực dẫn đến sự giả tạo, dối trá, trống rỗng, hư 
danh, tạo nguy cơ tiềm tàng cho xã hội. Trường hợp này dễ thấy qua nhiều vấn nạn đang được báo động 
hiện thời. Người có danh hiệu, danh vị, danh tiếng không đúng với thực lực, thực tài, thực chất có thể vô 
tình hay hữu ý gây hại cho xã hội. Cần đấu tranh để đẩy lùi sự giả dối này. 
+ Thực lớn hơn danh (hữu thực vô danh). Trường hợp có thực chất, thực tài, thực lực nhưng vì lý do nào 
đó lại không có được danh nghĩa cần thiết, không có được danh hiệu, danh vị và danh tiếng tương xứng. 
Thực tế này đòi hỏi phải có tinh thần trọng thực, có biện pháp phù hợp để phát hiện, ủng hộ, vinh danh 
người có phẩm chất, năng lực thực. Mặt khác, những người có thực chất, thực lực, thực tài cũng cần phải 
phấn đấu để đạt được những danh vị xứng đáng. 
+ Danh - Thực tương xứng (hữu danh hữu thực). Đây là quan hệ lý tưởng vì danh và thực tương xứng, hài 
hoà. Nhờ thế mà con người được khích lệ, có thể phát huy những khả năng tiềm tàng của mình cũng như 
những điều kiện mà xã hội dành cho danh nghĩa hay danh hiệu ấy mà vươn lên những tầm cao mới, có 
nhiều đóng góp to lớn hơn. 
c) Xác định thái độ (1,0 đ). Thí sinh cần nhận thức và phê phán hiện tượng hữu danh vô thực trong xã hội 
hiện nay. Tình trạng danh giả lợi thực dẫn đến lối sống cầu danh, vị danh, háo danh, danh hão làm nhiễu 
loạn các giá trị trong xã hội, có nguy cơ làm tha hoá con người. 
Tuy nhiên, phấn đấu đạt được danh vị chân chính bằng thực lực là một động cơ chính đáng của con người. 
Vì thế, cần có thái độ trân trọng với những người có danh vị chân chính và bản thân cũng cần nỗ lực phấn 
đấu hoàn thiện tài đức để có được danh vị xứng đáng. 
2) Là dạng đề mở, nên người chấm cũng cần có cái nhìn “mở”. Nghĩa là cần đón nhận nhiều quan điểm 
khác nhau, nhiều lối nghĩ khác nhau, nhiều lối viết khác nhau, nhiều thể loại và văn phong khác nhau... 
Không nên câu nệ trong đánh giá. 
ĐỀ 2:Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ 
A. Lin-côn (1809 – 1865) viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian 
lận khi thi.” (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). 
Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức 
tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. 
 Gợi ý: 
1. Thực trạng: 
Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng gia tăng với nhiều biểu hiện phức tạp đã và đang trở thành vấn 
đề nhức nhối. 
Trong cuộc sống, sự không trung thực, gian dối cũng không phải hiếm hoi, xảy ra ở phạm vi từ gia đình cho 
tới toàn bộ xã hội. 
2. Sự cần thiết của việc tu rèn đức tính trung thực 
Trung thực là thẳng thắn, thành thực, sống đúng với bản chất con người, năng lực, trình độ của mình; với sự 
thực và không gian dối. 
Trung thực trong khi thi sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp học sinh phát huy được năng lực, thúc 
đẩy sự tiến bộ trong giáo dục. 
Trung thực là một đức tính nền tảng của con người giúp bản thân, gia đình, xã hội phát triển. 
3. Biện pháp: 
Phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để tu rèn đức tính trung thực cho học sinh. 
Ngăn chặn hiện tượng không trung thực trong giáo dục và cuộc sống. 
Nêu gương cho thế hệ những tấm gương về trung thực. 
 ĐỀ 3 (3,0 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý 
kiến sau: Một người đã đánh mất niềm tin vào bản thân thì chắc chắn sẽ còn đánh mất thêm nhiều thứ 
quý giá khác nữa. (Theo sách Dám thành công - Nhiều tác giả, NXB Trẻ, 2008, tr.90). 
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của 
mỗi con người 
- Giải thích khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình 
trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống 
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác: 
+ Mình là người hiểu rõ mình nhất, đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ trở thành người không có ý chí, không 
có nghị lực, không có quyết tâm, không biết mình là ai, sống để làm gì, vì thế, mọi điều khác như tiền bạc, 
công danh, sẽ trở thành vô nghĩa 
+ Không có niềm tin vào bản thân sẽ không thể có cuộc sống độc lập, dễ bỏ qua các cơ hội trong cuộc sống, 
dễ đổ vỡ, sa ngã, đánh mất chính mình 
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một 
bộ phận giới trẻ: 
+ Nhiều bạn trẻ vì sống quá đầy đủ, được bao bọc từ nhỏ nên khi phải đối diện với thử thách cuộc sống thì 
không thể tự sống bằng chính khả năng của mình, không đủ bản lĩnh sống, dẫn đến phải gục ngã, đầu hàng 
trước cuộc sống. 
+ Trong thời đại hội nhập quốc tế, một bộ phận giới trẻ khác không trau dồi, rèn luyện nên không đáp ứng 
được nhu cầu ngày càng cao của xã hội dẫn đến tâm lý thua kém, tự ti, không xác định được phương hướng 
của cuộc đời, dễ bị người khác lừa gạt, lôi kéo -> hình thành một bộ phận thanh niên có tính cách bạc nhược, 
ăn bám, ỷ lại thậm chí là hư hỏng. 
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ: Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là 
tự phụ, huyênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi 
thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều 
mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải. 
- Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân: 
+ Đối với mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, trau dồi, rèn luyện về kiến thức và đạo đức, không ngừng 
giao lưu học hỏi. Sớm hình thành lý tưởng sống và dám đấu tranh để thực hiện lý tưởng đó. 
+ Đối với các cơ quan quản lý xã hội: Xây dựng và phát huy lối học sáng tạo, học đi đôi với hành, học kết 
hợp với ứng dụng; giáo dục ý thức cá nhân và hình thành tính tự tin, giàu tự trọng cho thế hệ học sinh, sinh 
viên; động viên, trân trọng, biểu dương những cá nhân dám nghĩ dám làm, có những đóng góp tích cực cho 
xã hội. 
- Liên hệ bản thân. 
 ĐỀ 4: Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, có những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp . 
Viết một văn bản nghị luận (không quá hai trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em được gợi ra từ hiện 
tượng trên. 
 Cần đáp ứng được các yêu cầu: 
- Về hình thức: trình bày thành bài văn nghị luận ngắn, có bố cục ba phần rõ ràng (mở bài, thân bài và kết 
luận), không quá hai trang giấy thi. 
- Về nội dung: 
+ Giải thích hiện tượng: là hiện tượng có thể bắt gặp trong thiên nhiên, gợi tả sức chịu đựng, sức sống kỳ 
diệu của những loài cây vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp ngay trong một vùng sỏi đá khô cằn (có 
thể đi từ việc giải thích từ ngữ: vùng sỏi đá khô cằn chỉ sự khắc nghiệt của môi trường sống; loài cây vẫn 
mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp: sự thích nghi, sức chịu đựng, sức sống, vẻ đẹp). 
+ Trình bày suy nghĩ: hiện tượng thiên nhiên nói trên gợi suy nghĩ về vẻ đẹp của những con người - trong bất 
cứ hoàn cảnh nghiệt ngã nào vẫn thể hiện nghị lực phi thường, sức chịu đựng và sức sống kỳ diệu nhất. Đối 
với họ, nhiều khi sự gian khổ, khắc nghiệt của hoàn cảnh lại chính là môi trường để tôi luyện, giúp họ vững 
vàng hơn trong cuộc sống. Những chùm hoa thật đẹp - những chùm hoa trên đá (thơ Chế Lan Viên), thành 
công mà họ đạt được thật có giá trị vì nó là kết quả của những cố gắng phi thường, sự vươn lên không mệt 
mỏi. Vẻ đẹp của những cống hiến, những thành công mà họ dâng hiến cho cuộc đời lại càng có ý nghĩa hơn, 
càng rực rỡ hơn 
+ Liên hệ với thực tế (trong đời sống và trong văn học) để chứng minh cho cảm nhận, suy nghĩ nói trên. 
+ Nêu tác dụng, ảnh hưởng, bài học rút ra từ hiện tượng: những con người với vẻ đẹp của ý chí, nghị lực 
luôn là niềm tự hào, ngưỡng mộ của chúng ta, động viên và thậm chí cảnh tỉnh những ai chưa biết chấp nhận 
khó khăn, thiếu ý chí vươn lên trong cuộc sống 
Giữa một vùng sỏi đá khô cằn, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những chùm hoa thật đẹp. Bàn tay của 
tạo hóa thật diệu kì. Nó tạo nên bao nhiêu cái đẹp, có những cái đẹp bất ngờ đến ngỡ ngàng. Khi nghĩ đến đá 
sỏi khô cằn, hẳn như một phản xạ tự nhiên, bất kì ai trong chúng ta cũng sẽ ngĩ đến sự chết chóc, khô héo, 
nghèo nàn và tàn lụi. Nhưng ở những nơi như vậy tạo hóa vẫn tìm ra cái đẹp, tạo ra cái đẹp rực rỡ, tỏa sáng 
đầy sức sống và kiêu hãnh, những chùm hoa trên đá. 
Trên hoang mạc khô cằn bỏng rát vẫn có những loài xương rồng phát triển, sinh sôi, nảy nở và còn kết hoa 
nữa. Vùng sỏi đá khô cằn vốn là vùng đất dường như không có sự sống, nghèo nàn, hoang vu vậy mà cây 
hoa dại vốn nhỏ bé mông manh là thế, mọc hoang dã, không có bàn tay chăm sóc của con người mà vẫn sinh 
sôi nảy nở, luôn tràn đầy sức sống, luôn mạnh mẽ, vẫn đâm chồi nảy lộc như thách thức với cuộc sống. 
Thành quả tất yếu của sự cố gắng không ngừng nghỉ là những chùm hoa, những bông hoa tuyệt đẹp. Chúng 
xứng đáng với vẻ đẹp kiêu sa đó, sau khi đã trải qua bao nhiêu thử thách của cuộc đời, trải qua nắng, gió và 
sự cần mẫn kiếm tìm sự sống ở nơi tưởng như không còn sự sống. Đất mẹ không tuyệt tình với ai bao giờ, 
người không ruồng rẫy, bỏ rơi những đứa con của mình mà chỉ dạy cho chúng cách sống, cho chúng nếm trải 
khó khăn để rồi trưởng thành ... a lời dạy: nhận thức, soi đường. 
+ Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. 
ĐỀ SÔ 9: “ Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương”. 
(Nam Cao) 
Suy nghĩ của anh, chị về ý kiến trên. 
GỢI Ý 
1/: Giải thích ý kiến của Nam Cao: 
Cẩu thả: làm việc thiếu trách nhiệm, vội vàng, hời hợt, không chú ý đến kết quả. Bất lương: không có lương 
tâm. 
Nam Cao phê phán với một thái độ mạnh mẽ, dứt khoát (dùng câu khẳng định): cẩu thả trong công việc là 
biểu hiện của thái độ vô trách nhiệm, của sự bất lương.( Vấn đề cần nghị luận) 
2/ Phân tích, chứng minh, bàn luận vấn đề: Vì sao lại cho rằng cẩu thả trong công việc là biểu hiện của thái 
độ vô trách nhiệm, của sự bất lương. Vì: 
+Trong bất cứ nghề nghiệp, công việc gì, cẩu thả, vội vàng cũng đồng nghĩa với gian dối, thiếu ý thức, 
+ Chính sự cẩu thả trong công việc sẽ dẫn đến hiệu quả thấp kém, thậm chí hư hỏng, dẫn đến những tác hại 
khôn lường. 
3/ Khẳng định, mở rọng vấn đề: 
Mỗi người trên bất cứ lĩnh vực, công việc gì cũng cần cẩn trọng, có lương tâm, tinh thần trách nhiệm với 
công việc; coi kết quả công việc là thước đo lương tâm, phẩm giá của con người. 
Thực chất, Nam Cao muốn xây dựng, khẳng định một thái độ sống có trách nhiệm, gắn bó với công việc, có 
lương tâm nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của một nhân cách chân chính. 
Đối với thực tế, bản thân như thế nào? 
ĐỀ 10 
Vận dụng kiến thức xã hội và đời sống để viết bài nghị luận xã hội ngắn (không quá 400 từ). 
Có ý kiến cho rằng: “Vào đại học là con đường tiến thân duy nhất của tuổi trẻ ngày nay”. 
Suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề trên? 
Gợi ý 
Yêu cầu về kỹ năng 
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả; lỗi dùng 
từ và ngữ pháp. 
Yêu cầu về kiến thức 
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành thiết 
thực, hợp lý, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: 
- Vào đại học, con đường tiến thân quan trọng và đẹp đẽ, rất đáng mơ ước: Nền kinh tế ngày nay là nền kinh 
tế tri thức, phát triển trên nền tảng của những tri thức hiện đại về tất cả mọi phương diện; tuổi trẻ là thời kỳ 
tốt nhất cho việc tiếp thu kiến thức mới, nhất là những kiến thức khoa học hiện đại 
- Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai sau khi học xong THPT, cũng phải vào đại học (Do nhiều nguyên nhân chủ 
quan, khách quan ) 
- Còn nhiêù con đường tiến thân khác (mỗi thanh niên tuỳ vào hoàn cảnh cụ thể, chọn cho mình con đường 
phù hợp để lập nghiệp...) 
ĐỀ 11 
LÝ tëng lµ ngän ®Ìn chØ ®êng, kh«ng cã lÝ tëng th× kh«ng cã ph¬ng híng kiªn ®Þnh, mµ kh«ng cã ph¬ng 
híng th× kh«ng cã cuéc sèng (LÐp-T«i-xt«i ) . Anh (chÞ )hiÓu c©u nãi Êy thÕ nµo vµ cã suy nghÜ g× trong 
qu¸ tr×nh phÊn ®Êu tu dìng lÝ tëng cña m×nh 
GỢI Ý 
 1. Giải thích: 
LÝ tëng: §iÒu cao c¶ nhÊt, ®Ñp ®Ï nhÊt, trë thµnh lÏ sèng mµ ngêi ta mong íc vµ phÊn ®Êu thùc hiÖn. 
2. Lý giải: 
- Kh«ng cã lÝ tëng th× kh«ng cã ph¬ng híng 
+ Kh«ng cã môc tiªu phÊn ®ấu cô thÓ 
+ ThiÕu ý chÝ v¬n lªn ®Ó giµnh ®iÒu cao c¶ 
+ Kh«ng cã lÏ sèng mµ ngêi ta m¬ íc 
- Kh«ng cã ph¬ng híng th× kh«ng cã cuéc sèng 
+ Kh«ng cã ph¬ng híng phÊn ®Êu th× cuéc sèng con ngêi sÏ tÎ nh¹t, sèng v« vÞ, kh«ng cã ý nghÜa , sèng thõa 
+ Kh«ng cã ph¬ng híng trong cuộc sống gièng ngêi lÇn bíc trong ®ªm tèi kh«ng nh×n thÊy ®êng. 
+ Kh«ng cã ph¬ng híng, con ngêi cã thÓ hµnh ®éng mï qu¸ng nhiÒu khi sa vµo vßng téi lçi ( chøng minh ) 
3. Bà n luận: Suy nghÜ nh thÕ nµo ? 
+ Con ngêi ph¶i sèng cã lÝ tëng. Kh«ng cã lÝ tëng, con ngêi thùc sù sèng kh«ng cã ý nghÜa. 
+ Phª ph¸n nh÷ng ngêi sèng kh«ng cã lÝ tëng 
+ LÝ tëng cña thanh niªn ta ngµy nay lµ: PhÊn ®Êu, ren luyện ®ể cã tà i, đức xây dựng đất nước 
+ VÊn ®Ò ®Æt ra hoµn toµn ®óng. 
ĐỀ 12 
Có một nhà xã hội học, trong khi đi tìm hiểu thực tế cho đề tài của mình sắp viết thì gặp một trường 
hợp khá thú vị: 
Anh A và anh B đều có một người cha nghiện ngập và vũ phu. Sau này, anh A trở thành một chàng 
trai luôn đi đầu trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực gia đình. Còn anh B thì lại là một 
phiên bản của cha anh. Nhà xã hội học đã đặt cùng một câu hỏi cho cả hai người: "Điều gì khiến anh 
trở nên như thế ?” 
Và nhà xã hội học đã nhận được cùng một câu trả lời: "Có một người cha như thế, nên tôi phải như 
thế". 
Anh, chị hãy viết một bài luận ngắn (không quá 400 từ), trình bày suy nghĩ của mình về câu chuyện 
trên. 
GỢI Ý 
- Yêu cầu về hình thức: Viết được kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. 
- Yêu cầu về nội dung: Bài làm có thể có nhiều cách diễn đạt, nhưng phải đảm bảo được hai ý sau: 
+ Một trong những nền tảng quan trọng hình thành nên nhân cách con người là gia đình. (Ở bầu thì tròn, ở 
ống thì dài - Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng) 
+ Sức mạnh của con người nằm ở ý chí và nghị lực. 
ĐỀ 14"Đừng thấy việc thiện nhỏ mà ko làm, việc ác nhỏ mà làm 
Trong cuộc sống của kiếp nhân sinh, người ta vẫn thường hay bảo: “ Đời là bể khổ ” Quả là chẳng sai ! 
Không bút mực nào nói lên cho xiết những bất hạnh của một kiếp người  nghiệt ngã - đắng cay - uất ức - 
oan khiên - ngang trái - tủi hờn  Tôi xin ghi lại nơi đây một vài việc thật, người thật mà tôi đã mắt thấy tai 
nghe đã khiến cho tôi vô cùng xót xa và cứ mãi luôn canh cánh bên lòng. 
Cách đây hai tháng tôi vào Sài Gòn có công việc. Đường phố SG vô cùng nhộn nhịp, xe cộ nối đuôi nhau 
như một dòng chảy, mỗi khi qua đường là cả một sự khó khăn cho những người dân Tỉnh lẻ như tôi. Như 
thường lệ mỗi lần di chuyển từ nơi này đến nơi khác tôi hay đi Xích lô chứ ít khi đi xe Thồ vì họ chạy nhanh 
quá nên tôi sợ. 
Hôm nay như mọi khi, vừa bước ra khỏi cửa Tiệm tôi đưa mắt quan sát và khi đã nhìn thấy ở góc đường có 
một chiếc Xích lô, tôi mon men lại gần  Khi nhìn thấy chủ của chiếc xe là một cụ già, tôi chùn bước và 
lòng phân vân: “ Bác ấy đã già mà mình ngồi chễm chệ cho Bác chở đi thì thật là tội lỗi - nhưng nghĩ đi rồi 
nghĩ lại : nếu mình không đi thì Bác ấy sẽ không có tiền - thôi thì khi đến nơi mình hãy hậu hỷ cho Bác vậy 
”. Thế là tôi quyết định nhờ Bác chở đi  Dọc đường tôi gợi chuyện cùng Bác: 
- Bác năm nay bao nhiêu tuổi ? Bác không có con cháu gì sao mà phải còn vất vả ? 
Bác trả lời tôi sau sau một tiếng thở dài: 
 - Bác năm nay bảy mươi bảy tuổi, Bác cũng đã từng có vợ con nhưng hiện nay không còn ai nên Bác phải tự 
nuôi thân. 
Thấy Bác vừa nói vừa thở dồn dập nên tôi không dám hỏi thêm, chỉ im lặng ngồi suy nghĩ mông lung cho tới 
lúc đến nơi. Tôi cám ơn Bác thật nhiều khi xuống xe và sau khi nhận tiền Bác cũng cám ơn tôi rối rít rồi lại 
tiếp tục đi tìm cơm áo  Nhìn bóng Bác xa dần rồi khuất hẳn sau con hẻm, lòng tôi thấy bùi bùi xót thương 
cho thân phận một kiếp người, rưng rức nghẹn ngào như chính người thân  
Thương cho Bác tuổi đời hơn thất thập 
Phải còm lưng dưới nắng cháy rát da 
Mồ hôi đổ trộn pha niềm cay đắng 
Trong suốt quãng đời bão táp phong ba 
Cho đến lúc thân gầy đà cạn kiệt 
Cát bụi này xin trả kiếp phù sinh 
Vào một hôm tôi cũng đang dáo dác tìm xe thì mắt tôi dừng lại ở một bãi rác gần chợ  Một bé trai khoảng 
chừng mười mấy tuổi dùng một cây sắt thật dài có đầu nhọn uốn cong đang bươi từng đống rác để tìm những 
lon bia, bị ni long hoặc thùng giấy phế thải v.v Khóe mắt tôi hơi cay và cổ họng như nghèn nghẹn trước 
một bức tranh đời cay đắng  
Tuổi của cháu lẽ ra còn cắp sách 
Đến lớp trường để chắp cánh ước mơ 
Nhưng chẳng may số phần ôi nghiệt ngã 
Đi khắp nẽo đường – len cùng ngõ ngách 
Để bới từng sọt rác kiếm tương lai  
Và còn rất nhiều, rất nhiều bức tranh đời nghiệt ngã mà tôi không thể nào nêu hết ra đây, chỉ xin phép vắn tắt 
mà thôi. 
Nếu chúng ta là những người theo Đạo Phật, chắc hẳn chúng ta đều tin rằng: Trên thế gian hôm nay có hàng 
triệu triệu số mệnh mà mỗi mệnh mỗi khác nhau theo dòng nghiệp xoáy, chẳng ai giống ai cả. Tất cả đều 
được tạo hóa an bài theo căn duyên từ kiếp trước và cũng từ luật nhân quả trong đời: “ Tích thiện thì phùng 
thiện ” – “ Tích ác thì phùng ác ” Đó là Đạo lý muôn đời không bao giờ thay đổi. 
Tôi cũng xin mạo muội ghi lại nơi đây một câu chuyện kể mà tôi đã nghe được từ lâu lắm rồi (nếu có chi tiết 
nào không chính xác – tôi thành thật xin lượng thứ)  
Ngày xưa có một vị Đạo sĩ và một Đệ tử cùng lên núi cao để tu Tiên  Sau một thời gian tu học, một hôm 
vị Đạo sĩ bấm Dịch số để xem cho Đệ tử và phát hiện ra rằng Đệ tử của mình sắp mãn phần nên âm thầm cho 
học trò về quê thăm gia đình trong những ngày cuối đời. 
Trên đường về quê khi đi ngang qua một con suối nhỏ, người học trò nhìn thấy một khúc gỗ mục đang trôi 
theo dòng suối - nhìn kỹ mới thấy vô số kiến đang bám vào khúc gỗ chới với giữa dòng, thế là người học trò 
vội vã lội xuống suối và vớt khúc gỗ lên để cứu đàn kiến đang trong cơn nguy kịch. 
Sau thời gian về thăm nhà người học trò trở lại núi cao để tiếp tục việc học. Nhìn thấy Đệ tử trở lại vị Đạo sĩ 
vô cùng ngạc nhiên nhưng cũng rất vui mừng – sau đó ông âm thầm bấm số xem lại: “ Thì ra học trò của ông 
trên đường về quê đã làm được một việc thiện ”. 
Theo Phật Pháp đã dạy: cho dù những sinh mạng này chỉ là loài trùng kiến nhưng chúng đều có tri giác, biết 
đau khổ, tham sống sợ chết và biết đâu cũng có thể từ tiền kiếp loài trùng kiến này là những con người đã 
mắc nhiều lầm lỗi. 
Qua câu chuyện kể trên đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về câu: “ Lấy đức thắng số ” mà Phật Pháp đã dạy cho 
nhân loại bao đời nay. Đức Phật còn dạy cho loài người luôn “ Hành thiện - Đoạn ác ”. Chỉ cần làm việc 
thiện thì mọi ước nguyện đều được mỹ mãn nhưng sự nguyện cầu này phải hợp với Đạo Trời “ Cầu ngay tại 
tâm mình – tâm chính là ruộng phước ”. 
Tóm lại Phật Pháp hay bất kỳ một Tôn giáo nào bao giờ cũng dạy cho nhân loại nhiều điều tốt đẹp nhưng tựu 
trung cũng là đều khuyên răn loài người luôn hướng thiện: “ Đừng chê điều thiện nhỏ mà không làm - đừng 
 khinh điều ác nhỏ mà làm ”. Nếu làm được như vậy, nhất định sẽ cải đổi được vận mệnh. Đoạn ác tu thiện - 
Đây chính là nguyên lý cải đổi vận mệnh. 
Đức Phật cũng luôn dạy cho nhân loại: Làm thiện, tích âm đức xuất phát từ tâm. Và ngài còn dạy: “ Tạo ra 
số mệnh tuy rằng ở Trời, song quyền thay đổi lại ở nơi ta ”. 
Nói về Giáo lý nhà Phật thì vô cùng vô tận. Tôi như người đi trong đêm tối, chỉ nhờ ánh sáng mờ ảo của sao 
Trời để lần dò từng bước một. Và với sự hiểu biết thô thiển của mình chắc chắn tôi có nhiều sai sót (xin tất 
cả hãy lượng thứ, tôi xin chân thành cám ơn). Và tôi cũng luôn nguyện cầu ơn Trời gia hộ cho tất cả nhân 
loại trên thế gian hôm nay được thắp lên ngọn lửa trái tim rồi cùng nhau lần dò từng bước để tìm về bến an 
lành cho đời mình, chừng ấy chắc chắn xã hội sẽ thăng hoa và thế giới sẽ được hòa bình. 
Niềm khao khát ấy luôn cháy bỏng trong tôi như đi giữa một sa mạc mênh mông mà tôi chỉ là một sinh 
linh nhỏ bé thì hoài bảo này mãi mãi sẽ không thành hiện thực  Tôi rất thiết tha mong mõi có hàng triệu 
triệu tấm lòng sẽ cùng tôi chấp cánh ước mơ để chúng ta có thể làm được một chút gì đó trong những tháng 
năm ngắn ngủi của một kiếp người  

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde va d_an nlxh.pdf