Đề thi văn 12

Đề thi văn 12

Câu 5(2 điểm):

Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn.

1. Con người, cuộc đời:

- Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh. Năm 13 tuổi bố lâm bệnh, không thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học thuốc, ông đã học 2 nghề: hàng hải và khai mỏ,với nguyện vọng tốt đẹp là làm giàu cho Tổ quốc, nhưng đều thất bại.

- Nhờ học giỏi, ộng được học bổng sang Nhật. Ông chọn học nghề y, để chạy chữa cho những người nghèo, ốm mà không thuốc như bố ông. Đang học dở ĐH y khoa ở Tiên Đài, ông đột ngột đổi chí hướng, chuyển sang làm văn nghệ. Ông nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.

- Lỗ Tấn còn vĩ đại ở chỗ ông kiên trì và không bao giờ lạc lối. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông đã chọn, trước sau như một, cho đến khi chết ông không có điều gì phải ân hận.

 

doc 14 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1535Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 5(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn.
1. Con người, cuộc đời:
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, Lỗ Tấn là bút danh. Năm 13 tuổi bố lâm bệnh, không thuốc mà chết, ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ đấy. Trước khi học thuốc, ông đã học 2 nghề: hàng hải và khai mỏ,với nguyện vọng tốt đẹp là làm giàu cho Tổ quốc, nhưng đều thất bại.
- Nhờ học giỏi, ộng được học bổng sang Nhật. Ông chọn học nghề y, để chạy chữa cho những người nghèo, ốm mà không thuốc như bố ông. Đang học dở ĐH y khoa ở Tiên Đài, ông đột ngột đổi chí hướng, chuyển sang làm văn nghệ. Ông nghĩ rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.
- Lỗ Tấn còn vĩ đại ở chỗ ông kiên trì và không bao giờ lạc lối. Con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ chủ nghĩa Mác-Lênin mà ông đã chọn, trước sau như một, cho đến khi chết ông không có điều gì phải ân hận.
2. Sáng tác:
- Làm văn nghệ, ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui các căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm phương chạy chữa, giúp họ thoát khỏi tình trạng "ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ" (Lỗ Tấn).. Ông hát cho đồng bào mình nghe bài hát lạc điệu của chính bản thân họ. Chủ đề "phê phán quốc dân tính" trong sáng tác của ông càng trở nên sâu sắc, thấm thía vì nhà văn đã viết ra với thái độ tự phê phán.
- Sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn khá phong phú. Ngoài những tác phẩm nghiên cứu dịch thuật, Lỗ Tấn là một cây bút tạp văn xuất sắc với 17 tập tạp văn, nổi tiếng nhất là các tập Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng, Hai lòng Lỗ Tấn còn là một “danh thủ truyện ngắn của thế giới” ( A. Phađêep) với nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới
- Như con dao mổ trong tay nhà phẫu thuật, ngòi bút hiện thực của Lỗ Tấn lạnh lùng và tỉnh táo. ông nén lòng trước con bệnh, điềm tĩnh phanh phui các loại ung nhọt với ước mong cháy bỏng là đem lại sức khoẻ và sự cường tráng cho họ. Có nhà nghiên cứu mượn hình ảnh chiếc phích nước nóng - trong nóng ngoài lạnh - để hình dung phong cách nhà văn.
- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng nổi tiếng ở Trung Quốc và trên thế giới. Năm 1981 toàn thế giới đã kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hoá của nhân loại.
Câu 6(2 điểm):
Tóm tắt cốt truyện tác phẩm Thuốc (Lỗ Tấn)
Vợ chồng Hoa Thuyên, chủ quán trà, có đứa con trai là thằng Thuyên bị ho lao (một bệnh nan y thời đó). Nhờ người giúp, lão Hoa Thuyên tìm tới pháp trường chém tử tù, gặp đao phủ, mua bánh bao tẩm máu của một tử tù mang về bọc lá sen, nướng chín, cho con ăn, với niềm tin tưởng chắc chắn như thế, thằng con sẽ khỏi bệnh. Đúng lúc thằng con ăn bánh, thì một người khách xuất hiện ở quán trà, sau đó, một số người tiếp tục đến bàn tán về người tử tù vừa bị chém sáng nay. Thì ra, người tử tội là Hạ Du - một nhà cách mạng kiên cường - bị giam trong tù, vẫn còn vận động, cảm hoá cai ngục đi theo con đường cách mạng. Nhưng chẳng ai hiểu gì về anh ta, coi anh là “làm giặc”, nhiều người cho anh là “điên”, và còn ca ngợi việc cụ Ba đem đứa cháu của mình là Hạ Du ra đầu thú để lấy 20 lạng bạc trắng là “khôn”.
Thằng Thuyên dù ăn bánh bao thấm máu tử tù, nhưng vẫn không khỏi bệnh lao, nên đã chết, và mộ của nó chôn cùng nghĩa địa với mộ Hạ Du, chỉ cách một con đường mòn nhỏ. Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên tình cờ đến nghĩa địa viếng mộ con. Hai người mẹ đau khổ bắt dầu có sự đồng cảm với nhau. Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa “hoa trắng, hoa hồng xen lẫn nhau, nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Bà mẹ Hạ Du, sau khi khóc thương kêu oan cho con, cứ lẩm bẩm một mình “ Thế này là thế nào nhỉ?”
Câu 7(2 điểm):
Nêu những lớp nội dung ý nghĩa và những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn).
a.Về nội dung:
*Phê phán sự mê muội của người dân Trung Quốc khi tin tưởng rằng phương thuốc cổ quái bánh bao chấm máu người, bọc lá sen, nướng chín có thể chữa khỏi bệnh lao.
* Nhưng Thuốc không chỉ có ý nghĩa chống mê tín dị đoan mà còn có ý nghĩa cách mạng. Trung Quốc lúc bấy giờ đang bị các đế quốc xâu xé, xã hội biến thành phong kiến thuộc địa, nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục, mang căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, một căn bệnh cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. “Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng” (Tôn Trung Sơn) và người dân vẫn mê muội lấy máu của người cách mạng - những người đang đổ máu để chữa chạy cho dân tộc - mà chấm bánh bao. Tác phẩm đặt vấn đề cần có một phương thuốc để chữa căn bệnh trầm trọng của Trung quốc, chữa bệnh mê muội, đớn hèn, tự thoả mãn của người dân, giúp họ thoát khỏi tình trạng "ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt, không có cửa sổ" (Lỗ Tấn).
* Phê phán đường lối của cách mạng tư sản Tân hợi chỉ thay thang không đổi thuốc, chỉ làm "cách mạng bên trên", không chú ý giác ngộ quần chúng lao khổ chiếm số đông, người cách mạng xa rời quần chúng nhân dân, nhân dân không hiểu người làm cách mạng nên những người dân nghèo khổ mua máu của người làm cách mạng như mua máu súc vật, Thuốc bày tỏ lòng kính trọng của nhà văn đối với người làm cách mạng nhưng cũng đặt vấn đề phải có một cuộc cách mạng kiểu khác, một cuộc cách mạng của quần chúng và vì quần chúng.
b. Về nghệ thuật:
- Xây dựng thành công hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người với cái nhìn từ nhiều phía, góc độ, nhiều phương diện, ẩn chứa nhiều ý nghĩa.
- Nghệ thuật kể chuyện, dẫn chuyện hấp dẫn, đa nghĩa, với nhiều chi tiết nghệ thuật độc đáo, giọng điệu linh hoạt
- Tác phẩm có kết cấu để ngỏ với hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du, câu hỏi của bà mẹ "Thế này là thế nào?" và hành động bước qua con đường mòn của bà mẹ thằng Thuyên, gợi nhiều ý nghĩa và dư vị sâu xa cho tác phẩm.
- Từ cách đặt tên tác phẩm đến cách dẫn truyện, xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiện nội dung tư tưởng đều in đậm dấu ấn bút pháp và phong cách Lỗ Tấn: dung dị, trầm lắng, nhưng rất sâu xa.
Câu 8(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời của X. Êxênin:
- Xecgây Êxênin (1895 - 1925) sinh trong 1 gia đình nông dân ở vùng làng quê tỉnh Riadan. Từ bé, ông sống với ông bà ngoại là những người giàu có. Bà ngoại đã để lại ảnh hưởng của tình cảm tôn giáo trong thơ Ê, còn ông ngoại lại để dấu ấn trong lối sống phóng túng, ham vui chơi của nhà thơ. Êxênin học tiểu học ở trường làng, sau đó học ở một trường sư phạm của nhà thờ. Ông theo học Đại học nhân dân một vài năm rồi bỏ học.
- Những năm sau Cách mạng tháng 10, Êxênin “hoàn toàn đứng về phía Cách mạng tháng Mười”. Tuy nhiên nhà thơ tiếp thu Cách mạng tháng 10 theo khuynh hướng nông dân với nhiều trăn trở, mâu thuẫn, day dứt: lý trí muốn nước Nga nghèo khổ thành nước Nga gang thép nhưng tình cảm lại muốn có 1 nước Nga bằng gỗ, cổ xưa. Có những khía cạnh của cuộc cách mạng vô sản, Êxênin không hiểu được, và chính những người hoạt động cách mạng không phải bao giờ cũng hiểu nhà thơ.
- Những năm cuối đời, do nhiều nguyên nhân, nhà thơ sa vào những cơn khủng hoảng trầm trọng. Cuối cùng khi dao động, nhà thơ đã tự vẫn bằng 1 sợi dây đàn sau khi viết lên tường 2 câu thơ bằng máu:
" Nếu sự sống chẳng có gì mới mẻ
Thì cái chết cũng đâu mới gì hơn"
Câu 9(2 điểm):
Trình bày những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn X.Êxênin.
Với 30 tuổi đời và hơn chục năm cầm bút, X.Êxênin (1895-1925) đã để lại một “di sản thơ ca kì diệu”, trở thành một trong những nhà thơ lớn của nền văn học Nga và Xô viết.
- Êxênin bắt đầu làm thơ từ rất sớm, khoảng 9 tuổi, bước vào làng thơ năm 16 tuổi và nhanh chóng nổi tiếng khắp nước Nga. Êxênin tự coi mình là “nhà thơ cuối cùng của làng quê” đem cây đàn thơ của mình “hát về nỗi sầu đồng ruộng”.
- Êxênin làm thơ, sống và hoạt động văn học ở Matxcơva từ năm 1912. Trong hoạt động văn học của ông sau Cách mạng, tuy có những nhận thức mơ hồ, nhưng bao giờ cũng yêu quê hương chân thành, đắm đuối, băn khoăn lo lắng về số phận quê hương, tuyệt đối tin tưởng vào tương lai đất nước.
- Tình yêu quê hương đất nước là một trong những nguồn cảm hứng nổi bật trong thơ ông. Êxênin đã sáng tạo ra những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga. Ông đưa vào văn học hình ảnh thân thương của những cánh đồng Nga, ngôn ngữ, lời ca tiếng hát của nhân dân Nga, thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga với những rung cảm đẹp, tinh tế . Ông “sinh ra để diễn đạt nỗi buồn vô tận của đồng ruộng "(M.Gorki)
- Thơ Êxênin thể hiện niềm trắc ẩn, lòng yêu thương sâu sắc, sự đồng cảm chân thành trước bất hạnh của con người, vạn vật, “thể hiện tình yêu với tất cả những gì có sự sống ở trên đời, khẳng định tình thương là điều xứng đáng với con người hơn tất cả mọi điều” (M.Gorki). Thơ tình Êxênin cũng rất hồn nhiên và trinh bạch.
- Êxênin đã để lại cho đời 1 di sản vô giá, “những bài thơ tươi tắn, trinh bạch, thanh thoát, ngôn ngữ nhiều tầng, nhiều lớp” (A.Blôk). Êxênin được coi là "tài năng nghệ thuật độc đáo", "là một chiếc đại phong cầm- tạo hoá sinh ra hoàn toàn cho thơ ca, sinh ra để diễn đạt "nỗi buồn" vô tận của "đồng ruộng” (M.Gorki).
Câu 1 (2 điểm): Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.
Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình, ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tất cả những gì Nam Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung thực vô ngần" luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể hiện qua "Trăng Sáng" và "Đời Thừa". Trong "Trăng Sáng", nhà văn quan niệm văn chương nghệ thuật phải "vị nhân sinh", nhà văn phải viết cho hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Đó chính là quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí uất" (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên "những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than".
Trong "Đời thừa", một tác phẩm tiêu biểu của văn Nam Cao trước cách mạng, Nam Cao cũng có những quan điểm nghệ thuật. Khi mà ta đã chọn văn chương nghệ thuật làm nghiệp của mình thì ta phải dồn hết tâm huyết cho nó, có như thế mới làm nghệ thuật tốt được. "Đói rét không có nghĩa lý gì đối với gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về  ... ê sáng tác năm 1952, tác phẩm Ông già và biển cả kể về ông già Xantiagô, 74 tuổi, làm nghề đánh cá, đã đi biển nhiều ngày mà chẳng kiếm được con cá lớn nào. Những ngày đầu còn có cậu bé láng giềng Manôlin đi cùng nhưng vì thấy ông thường kém may mắn nên bố mẹ Manôlin buộc cậu đi theo thuyền khác. Một mình ra khơi, giữa biển cả, ông thả dây câu chờ đợi rất lâu, có lúc tưởng chừng hoàn toàn thất vọng. Đêm ngủ, lão mơ về thời trai trẻ với tiếng song gào, hương vị biển, những con tàu và đàn sư tử. Rồi một con cá rất lớn đã mắc câu, và lôi thuyền ra rất xa. Đã qua một ngày mà con cá chưa nổi lên, ông phải cắt bớt dây câu nối vào một con cá khác mắc mồi để giữ con cá lớn. Nhiều lần ông ước có Manôlin giúp một tay. Có lần con cá quẫy mạnh kéo giật ông lão ngã dập xuống sàn thuyền làm toạc da phía đôi mắt. Hai bàn tay ứa máu vì sợi dây cứa mạnh. Chiều hôm sau con cá bỗng ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống. Chưa bao giờ ông thấy một con cá kiếm to như vậy, một con cá hùng dũng mà ông hằng mơ ước. Sau nhiều lần vât lộn quyết liệt, nguy hiểm, ông lão dung dĩa cắm phập vào con cá và giết được nó. Ông buộc xác con cá vào mũi thuyền và bơi vào bờ. Trên đường về, hết đàn cá mập này đến bầy cá mập hung dữ khác đuổi theo rỉa thịt con cá kiếm. Dù phải đơn độc chiến đấu đến kiệt sức với lũ cá mập, ông lão vẫn nghĩ “không một ai cô đơn nơi biển cả”. Khi ông già mệt mỏi rã rời vào đến bờ, thì con cá kiếm “dài hơn chiếc thuyền có tới sáu bảy tấc kia” chỉ còn trơ bộ xươngĐêm hôm thứ ba, lão vác cột buồm trên vai trở về lều, nằm vật ra, hai tay giang thẳng, lòng bàn tay ngửa lên trời. Bên chiếc thuyền xương sống của con cá kiếm kẻ thành một đường thẳng trơ trui
2. Ông già và biển cả là bản hùng ca ca ngợi con người và sức lao động của con người, là một biểu tượng về con người, cho đến giờ phút cuối cùng, vẫn theo đuổi một kỳ vọng và nỗ lực vươn tới kỳ vọng ấy. Cuộc săn bắt cá là một ẩn dụ về hành trình thực hiện khát vọng lớn lao của con người. Tác phẩm cũng toát lên lòng thông cảm và yêu thương, trân trọng vô bờ của nhà văn đối với những con người nghèo khổ.
Câu 18(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn hiểu biết của bản thân về nguyên lí tảng băng trôi mà Ơ. Hêminguê đề xướng. Nguyên lí ấy được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Đương đầu với đàn cá dữ ?
1. Nguyên lí tảng băng trôi
Xuất phát từ phản ứng đối với thứ văn chương hoa mỹ đang thịnh hành vào đầu thế kỷ XX ở nước Mỹ,Hêminguê đã đưa ra một hình ảnh thể hiện yêu cầu của ông đối với tác phẩm văn chương: Tác phẩm phải là một "tảng băng trôi" bảy phần chìm ,chỉ một phần nổi.
Nguyên lí "tảng băng trôi" không chỉ có cơ sở trong lý luận văn học Đông cũng như Tây, hay là một vấn đề thời sự, mà còn thể hiện một tiêu chí giá trị đặc biệt của lối viết ở thế kỉ XX, thể hiện một bước dân chủ hoá của nghệ thuật: Nhà văn không trực tiếp công khai làm cái loa phát ngôn cho ý tưởng của mình mà nói lên bằng hình tượng có nhiều sức gợi cảm, để người đọc tự rút ra phần ẩn ý.
Khi đã trưởng thành trong văn chương,Hêminguê có nhấn mạnh rằng: càng ngày ông càng thiên về hướng để cho nhân vật hành động. Đó cũng là cách để nhà văn ít xuất đầu lộ diện. Nếu có lời dẫn truyện thì nhiều khi nó cũng bí ẩn, mập mờ. Có truyện hoàn toàn là đối thoại - đó cũng một cách hành động của nhân vật - hoặc độc thoại nội tâm lấn át.
Nguyên lí "tảng băng trôi" đã khiến nhà văn thiên về những kĩ thuật có khả năng hàm ẩn ý nghĩa, song như vậy không có nghĩa là nhà văn không có chủ kiến trong thái độ của mình trước hiện thực. Trong tác phẩm, thái độ ấy bộc lộ bằng nhừng giọng nói trái ngược, khó xác định, có khi vừa trữ tình vừa mỉa mai, vừa tả thực vừa biểu tượng. Chính điều này đã khiến cho các sáng tác của H mở rộng hàm nghĩa của nó,và khiến “Ông già và biển cả” trở thành hành trình săn đuổi con cá lớn mà ông hằng mơ ước được đọc như một ẩn dụ về hình tượng con nguời đuổi theo một khát vọng lớn lao.
2.Nguyên lí ấy được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích "Đương đầu với đàn cá dữ"?
Phần nổi thể hiện thất bại của ông lão đánh cá trong cuộc đương đầu tuyệt vọng, phần chìm lại gợi lên tầm vóc lớn lao của con người thất bại, thể hiện hành trình đuổi theo một khát vọng to lớn, vượt ra ngoài giới hạn của con người.
Đoạn văn miêu tả lần đánh cá cuối cùng của ông lão. Đây là lần vẻ vang nhất nhưng cũng là thất bại lớn nhất, cay đắng nhất. Ông lão chính là hình ảnh con người lao động và khổ đau. Trong tác phẩm này, H đã để cho nhân vật của mình là ông lão đánh cá hành động bằng những cuộc độc thoại nội tâm. Qua đó ta thấy được rằng: ấn sau cuộc hành trình săn đuổi con cá lớn chính là cuộc hành trình săn đuổi khát vọng lớn lao của con người. Khát vọng đẹp đẽ quá lớn lao khiến họ phải đơn độc theo đuổi rồi thất bại. Nhưng đó cũng là ý nghĩa không thể thiếu trong cuộc sống.
Đoạn trích là một phần trong thiên anh hùng ca về con người trong “áng văn xuôi đơn giản, trung thực về con người” của H.
Câu 19(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về cuộc đời của M. Sôlôkhốp
- Mikhain Sôlôkhốp (1905 - 1984) là một trong những nhà văn vĩ đại của nền văn học Xô viết hiện đại, nhà tiểu thuyết thiên tài của thế kỷ XX.
- Sinh trưởng trong một gia đình nông dân vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtôp của Liên Xô, Sôlôkhốp học tiểu học ở trường làng, có lên Matxcơva học vài ba năm rồi lại trở về quê. Nội chiến bùng nổ, nghỉ học, sớm tham gia công tác cách mạng: thanh toán nạn mù chữ, trưng thu lương thực, tham gia tiểu phỉ..đồng thời ham mê làm văn nghệ, viết truyện ký gửi đăng nhưng không được trả lời.
- Năm 1923, quyết tâm lên thủ đô "bắt liên lạc", thực hiện "giấc mơ viết văn". Sôlôkhốp làm đủ mọi nghề để sinh sống: lao công, khuân vác, kế toán, thợ xây... và say mê sáng tác, được đăng dăm ba tác phẩm. Cảm thấy "thiếu quê hương" năm 1925 ông lại trở về vùng sông Đông.
- Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945), ông trở thành phóng viên mặt trận, xông pha trên nhiều chiến trường. Hoạt động xã hội càng mài sắc thêm ngòi bút văn học của Sôlôkhốp. Ông là nhà văn "con đẻ của sông Đông", "con đẻ của cách mạng tháng Mười".
- Cũng như M. Gorki, học vấn của Sôlôkhốp được bồi bổ trong một quá trình tự học bền bỉ và lâu dài: "Trong mọi thời gian, tôi đều cố gắng tự học" (Tự truyện). Năm 1939, ông được bầu làm viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Liên Xô.
Câu 20(2 điểm):
Trình bày ngắn gọn những hiểu biết về sự nghiệp văn học của M. Sôlôkhốp
- Sôlôkhốp quan niệm sáng tác là “Nói với con người về sự thật, đôi khi là khắc nghiệt nhưng bao giờ cũng dũng cảm, củng cố trong lòng người niềm tin ở tương lai, tin ở sức mạnh của mình”. Vì vậy, “ít ai có thể vượt được trong việc viết về sự thật”( Iu. Bôđarep). Những tác phẩm và tên tuổi của Sôlôkhốp đã làm rạng rỡ nền văn học Xô viết.
- Sôlôkhốp bắt đầu sáng tác từ 1922 nhưng có tác phẩm không được đăng, tác phẩm đựơc đăng thì không ai chú ý. Tên tuổi của Sôlôkhốp thực sự nổi tiếng cùng bộ Sông Đông êm đềm:
+ Sôlôkhốp bắt tay viết Sông Đông êm đềm năm 1925, tại thảo nguyên sông Đông, đến cuối năm 1927, quyển I được hoàn thành và năm sau được công bố. Ngay từ lúc này, tầm vóc thiên tài của nhà văn đã làm cho công chúng và giới văn học sửng sốt, cảm phục "Con đại bàng non mỏ vàng bất chợt vẫy lên đôi cánh mênh mang"(A. Sêraphimôvích).
+ Cả bộ tiểu thuyết 4 tập này được hoàn thành vào năm 1940, được tặng giải thưởng Nôben năm 1965.
+ Sông Đông êm đềm là bộ tiểu thuyết sử thi đồ sộ phản ánh sinh động cuộc sống của những người dân Cô dắc vùng sông Đông cùng những biến động xã hội và đấu tranh giai cấp quyết liệt diễn ra ở đây trong những năm nội chiến sau Cách mạng tháng Mười. Trong tác phẩm, những xung đột cá nhân – gia đình gắn với những xung đột xã hội – lịch sử, những bi kịch cá nhân diễn ra rùng rợn, đôi khi tàn nhẫn đến khốc liệt; đồng thời lực và thế của quần chúng cách mạng được thể hiện lớn lao, áp đảo, cuối cùng vẫn khẳng định tinh thần lạc quan, khẳng định được niềm tin vào chiến thắng của sự sống và cái mới.
- Trước khi hoàn thành quyển I Sông Đông êm đềm, Sôlôkhốp đã xuất bản Những truyện ngắn sông Đông và một tập thơ (1926).
- Tập I tiểu thuyết Đất vỡ hoang ra đời năm 1932, tập II hoàn thành năm 1959. ở đây thông qua hoạt động của 1 nhân vật trung tâm là Đavưđốp, với một bút pháp điêu luyện, chuyển đổi nhiều giọng điệu, tác giả miêu tả tài tình những biến động hết sức phức tạp trong tâm lý và sinh hoạt nông thôn thời kỳ này, đồng thời đề cập đến những sai lầm "tả khuynh" trong việc thực hiện chính sách tập thể hoá nông nghiệp.
- Tiểu thuyết Họ chiến đấu vì tổ quốc tuy không được hoàn thành nhưng một số chương đã được đăng trên báo Sự thật trong hai năm 1943, 1944. Sự hoà hợp giữa tính cách anh hùng và tính cách hài hước là một nét đặc sắc của nghệ thuật xây dựng những nhân vật chiến sĩ Hồng quân trong tác phẩm này.
- Những năm sau chiến tranh, Số phận con người là một trong những sáng tác xuất sắc của M. Sôlôkhốp.
Câu 21(2 điểm):
Tóm tắt tác phẩm Số phận con người của M.Sôlôkhốp. Nêu ý nghĩa của tác phẩm.
1. Anđrây Xôcôlốp có cuộc đời đầy đau khổ. Khi chiến tranh vệ quốc bùng nổ (1941-1945), anh nhập ngũ, bị thương hai lần, bị bắt và bị đày ải ở trại tù binh của bọn phát xít. Năm 1944, anh trốn thoát, về với Hồng quân, nhận được tin vợ và hai con gái đã bị bom Đức sát hại từ 1942. Người con trai duy nhất, đại úy pháo binh Anatôli đang cùng anh tiến đánh Béclin.Đúng ngày chiến thắng 9-5-1945, con trai hy sinh, Xôcôlốp chôn trên trên đất người niềm hy vọng cuối cùng.
Trở về hậu phương, Xôcôlốp sống nhờ gia đình một người bạn, và lái xe chở bánh mì. Anh nhận cháu Vania làm con nuôi để làm nhẹ nỗi đau cho cháu bé mồ côi cha mẹ vì chiến tranh. Tình thương đã làm dịu nỗi đau của hai trái tim cô đơn.
Nhưng cuộc sống hậu chiến không hề suôn sẻ, và nỗi đau cứ ám ảnh Xôcôlốp không nguôi
2. Tác phẩm ngợi ca tính cách nhân dân lao động Nga, là bài ca bi tráng về những hy sinh tổn thất trong chiến tranh cũng như ý chí kiên cường, lòng dũng cảm, nhân hậu của con người.
Tác giả mong muốn con người trở nên tốt đẹp hơn, đấu tranh vì lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của loài người, kêu gọi sự quan tâm của toàn xã hội đối với số phận của mỗi cá nhân.
Số phận con người mô tả toàn diện chiến tranh trong bộ mặt thực của nó với những cái giá rất đắt phải trả, mô tả con người bình thường trong mối quan hệ không tô vẽ, không công thức hoặc giản đơn. Không né tránh những đau thương bi kịch trong sô phận con người , tác phẩm khẳng định niềm tin mãnh liệt vào khả năng vươn lên chiến thắng mọi trở lực trong cuộc sống của con người.
Câu 22(2 điểm):
Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Xôcôlốp trong đoạn trích Số phận con người của M.Sôlôkhốp?
Kiên cường và nhân hậu là những nét tính cách nổi bật nơi con người Xôcôlốp:
- Dù phải chịu đựng nhiều thử thách lớn về tinh thần và vật chất, toàn những thử thách vượt quá sức chịu đựng như bị đày đọa trong trại tù binh, lao động khổ sai, cái chết đe dọa, vợ con đều bị giặc sát hạinhưng con người ấy vẫn không gục ngã.
- Số phận nghiệt ngã, nhưng Xôcôlốp không hề chai sạn, trơ lỳ mà tấm lòng nhân hậu, tình yêu thương con người vẫn nguyên vẹn trong trái tim anh. Càng đau khổ, con người ấy càng giàu tình thương và anh đã nhận bé Vania làm con nuôi.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi van 12 ( 22 cau).doc