Đề thi và đáp án môn Ngữ văn kì thi học sinh giỏi năm học 2009-2010

Đề thi và đáp án môn Ngữ văn kì thi học sinh giỏi năm học 2009-2010

Câu 1 (8 điểm): Phát biểu ý kiến của em về câu nói sau của Gớt:

“Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn sẽ lập tức hiểu được giá trị của mình”.

Câu 2 (6 điểm): Nhà thơ Tố Hữu viết: “Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiêng dội rất đa dạng và tinh tế”.

Hãy giải thích và vận dụng đoạn thơ sau để chứng minh ý kiến ấy.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 3692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi và đáp án môn Ngữ văn kì thi học sinh giỏi năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
ĐỀ THI VÀ ĐÁP ÁN MÔN NGỮ VĂN
KÌ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009-2010
THỜI GIAN : 180 PHÚT
Câu 1 (8 điểm): Phát biểu ý kiến của em về câu nói sau của Gớt:
“Một con người làm sao có thể nhận thức được chính mình? Đó không phải là việc của tư duy mà là của thực tiễn. Hãy ra sức thực hiện bổn phận của mình, lúc đó bạn sẽ lập tức hiểu được giá trị của mình”.
Câu 2 (6 điểm): Nhà thơ Tố Hữu viết: “Thơ là cái đó: sự im lặng giữa các từ. Nếu người ta lắng nghe cái im lặng đó, thì có những tiêng dội rất đa dạng và tinh tế”.
Hãy giải thích và vận dụng đoạn thơ sau để chứng minh ý kiến ấy.
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đấu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biểt trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó”
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 3 (6 điểm):
3.1. Hãy nêu những quy luật cơ bản của quá trình văn học. 
3.2. Hãy viết một văn bản ngắn khoảng 2 trang để giải thích minh họa rõ một quy luật cơ bản của quá trình văn học.
ĐÁP ÁN
Câu 1 (8 điểm)
Yêu cầu về kỹ năng
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
Bố cục chặt chẽ, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng phù hợp.
Không phạm lỗi diễn đạt, bài trình bày thẩm mỹ.
Yêu cầu về kiến thức
Câu nói của Gớt đề cập đến vấn đề nhận thức bản thân
Ai cũng có nhu cầu nhận thức, đánh giá đúng bản thân mình để có cách sống, cách hành động phù hợp, thành công trong cuộc sống.
Gớt chỉ ra cách làm thế nào để nhận thức đúng bản thân mình. Theo Gớt đó là vấn đề của thực tiễn.
Hãy ra sức thực hiện tốt bổn phận, thông qua việc làm, mỗi chúng ta sẽ biết được năng lực giá trị của bản thân mình ngang đâu. Đó là đáp án chính xác cho mỗi người, để rút kinh nghiệm phấn đấu tốt hơn.
Bài học rút ra cho bản thân:
+ Hãy ra sức học tập để biết năng lực của mình.
+ Hãy tham gia công tác xã hội để biết uy tín của mình
+ Mọi người cần mạnh dạn tham gia vào thực tiễn cuộc sống phong phú năng động để rèn luyện bản thân trưởng thành hơn.
Câu 2 (6 điểm): 
Yêu cầu về kỹ năng
Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học kết hợp với khả năng cảm thụ, phân tích thơ.
Bố cục mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, phân tích sâu sắc, minh họa thuyết phục.
Hạn chế lỗi diễn đạt, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.
Yêu cầu về kiến thức
Giải thích:
Sự im lặng giữa các từ chính là chất thơ, là nội dung thơ không chỉ hiện ra ở nghĩa tường minh mà chủ yếu ở nghĩa hàm ẩn, nằm ở phần khuất chìm sau lời thơ, ở phần nhà thơ chưa nói hết, phần “ý ở ngoài lời”.
Người đọc phải lắng nghe cái im lặng của thơ nghĩa là phải đóng vai trò đồng sáng tạo để nghe được những tiếng dội của thơ, có nghĩa là lĩnh hội được những ý nghĩa sâu sắc, thú vị của thơ nằm trong tổ chức ngôn từ nghệ thuật với nhiều khoảng lặng nhà thơ tạo nên.
Minh họa: 
Giới thiệu sơ lược về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất Nước – Trích chương V Trường ca mặt đường khát vọng.
Cảm nhận bao quát của tác giả về Đất Nước qua những chi tiết, hình ảnh thơ độc đáo, gợi ra nhiều liên tưởng phong phú, nhiều ý tưởng sâu sắc có tính biểu trưng cho đất nước như truyện cổ tích, miếng trầu, cây tre, hạt gạo được nhà thơ chuyển vào trong những mệnh đề: “Đất Nước có trong”, “Đất Nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên”, “Đất Nước có từ”
Khái niệm Đất Nước được Nguyễn Khoa Điềm cảm nhận qua những hình ảnh cụ thể, gần gũi với mỗi người, nhưng lại có khả năng lay thức để người đọc hiểu ra những ý nghĩa sâu xa, thiêng liêng về Đất Nước.
Có thể so sánh với cảm nhận của Nguyễn Đình Thi về đất nước để thấy ra những phát hiện, cách lí giải độc đáo sáng tạo của Nguyễn Khoa Điềm.
Lưu ý thêm về các biện pháp nghệ thuật như phép điệp, viết hoa từ Đất Nước, cách vận dụng nhuần nhuyễn chất liệu văn học dân gian.
Câu 3 (6 điểm)
Yêu cầu về kỹ năng.
Nắm vững kỹ năng làm bài tái hiện kiến thức.
Biết vận dụng lý thuyết để giải thích quá trình vận động của văn học
Biết chọn lựa minh họa phù hợp.
Yêu cầu về kiến thức
Nêu được những quy luật cơ bản của quá trình văn học
+ Quy luật tác động của đời sống và lịch sử.
+ Quy luật kế thừa và cách tân .
+ Quy luật giao lưu.
Chọn và giải thích rõ một quy luật.
Có những dẫn chứng minh họa thỏa đáng.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi.doc