Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ Văn

Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ Văn

I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)

 Câu 1: (2,0 điểm)

 Anh (chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn.

 Câu 2 : (3,0 điểm)

 Người Trung Quốc có câu : “Việc hôm nay chớ để ngày mai”.

 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn luận về câu nói trên.

II.PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hoặc câu 3b)

 Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)

 Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

 Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ dưới đây:

tiếng ghi ta nâu

bầu trời cô gái ấy

tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng

máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

giọt nước mắt vầng trăng

 

doc 3 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1557Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp trung học phổ thông môn: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN – ĐẠTẺH
 TỔ NGỮ VĂN
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG. 
 MÔN: NGỮ VĂN 
 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
 Câu 1: (2,0 điểm)
 Anh (chị) hãy nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn Lỗ Tấn.
 Câu 2 : (3,0 điểm) 
 Người Trung Quốc có câu : “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. 
 Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) bàn luận về câu nói trên. 
II.PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3a hoặc câu 3b)
 Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
 Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
 Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ dưới đây: 
tiếng ghi ta nâu 
bầu trời cô gái ấy 
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy 
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng 
máu chảy 
không ai chôn cất tiếng đàn 
tiếng đàn như cỏ mọc hoang 
giọt nước mắt vầng trăng 
long lanh trong đáy giếng 
 ( Sách Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một - NXB Giáo dục, năm 2008) 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
.Hết.
TRƯỜNG THPT LÊ QUÝ ĐÔN – ĐẠTẺH
 TỔ NGỮ VĂN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI 
(Bản Hướng dẫn chấm thi gồm 02 trang) 
I. Hướng dẫn chung 
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
- Việc chi tiết hoá điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). 
II. Đáp án và thang điểm 
Đáp án
Điểm
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn 
Lỗ Tấn.
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý chính sau đây: 
- Lỗ Tấn (1881 - 1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân quê ở Chiết Giang, Trung Quốc. 
- Ông ôm ấp nguyện vọng học thuốc từ khi còn nhỏ và được sang Nhật học, nhưng Lỗ Tấn đã nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần nên ông đã chuyển sang viết văn. 
- Ông là nhà văn cách mạng có ảnh hưởng lớn trên văn đàn Trung Quốc thế kỉ XX. 
- Các tác phẩm của Lỗ Tấn thường tập trung vào chủ đề: Phê phán bệnh tinh thần kìm hãm sự phát triển của đất nước Trung Hoa lúc bấy giờ, từ đó kêu gọi đồng bào tìm kiếm phương thuốc để cứu dân tộc. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Các tập truyện ngắn: Gào thét, Bàng hoàng, Chuyện cũ viết theo lối mới; Tạp văn: Nấm mồ, Cỏ dại, Gió nóng.
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
Câu 2 : (3,0 điểm) 
Bàn luận về câu nói “Việc hôm nay chớ để ngày mai”. 
a. Yêu cầu về kĩ năng. 
Thí sinh thể hiện biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. 
b. Yêu cầu về kiến thức: 
Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực, chặt chẽ và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau : 
- Nêu vấn đề nghị luận
- Câu nói thể hiện tác phong lao động, tính khẩn trương và tinh thần hăng say trong lao động.
- Câu nói thể hiện một quan niệm đúng đắn, hiện đại phù hợp với lý tưởng sống trong thời đại ngày nay.
- Câu nói là bài học cho tất cả mọi người để lao động và sống, đồng thời bắt kịp với bước tiến của thời đại.
- Khẳng định ý nghĩa vấn đề.
0,5
0,5
0,75
0,75
0,5
II.PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN (5,0 điểm)
Câu 3a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm)
 Phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
a. Yêu cầu về kĩ năng 
Thí sinh biết vận dụng khả năng đọc - hiểu để làm bài văn nghị luận văn học phân tích nhân vật trong tác phẩm văn xuôi; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
b. Yêu cầu về kiến thức 
 Trên cơ sở nắm vững tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, nghệ thuật xây dựng nhân vật, thí sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được các nội dung cơ bản sau: 
 - Nêu vấn đề nghị luận.
 - Sự kiện bất ngờ “nhặt” được vợ đã làm thay đổi cuộc đời, số phận của Tràng. Có được vợ, Tràng như đã thành một con người khác với những biểu hiện tâm trạng như: Lo lắng, vui mừng, hạnh phúc và ý thức về bổn phận trách nhiệm đối với gia đình trong Tràng trỗi dậy. (dẫn chứng)
 - Qua sự biến đổi tâm trạng của nhân vật Tràng, thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (tình thương, niềm khao khát hạnh phúc, niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai), tình cảm nhân đạo của nhà văn dành cho người lao động nghèo khổ. 
 - Nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật chân thực, sinh động, tinh tế 
 - Đánh giá khái quát vấn đề.
0,5
1,5
1,5
1,0
0,5
Câu 3b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm)
 a. Yêu cầu về kĩ năng: 
 Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học và vận dụng khả năng đọc -hiểu để phát biểu cảm nhận về đoạn thơ trữ tình. Kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. 
 b. Yêu cầu về kiến thức: 
 Trên cơ sở hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca: những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời, giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, vị trí đoạn trích làm rõ sự cảm nhận (tức là sự hiểu biết và tình cảm, xúc cảm của bản thân) về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày, sắp xếp theo nhiều cách nhưng cần nêu được: 
 - Nêu vấn đề nghị luận.
 - Đoạn thơ diễn tả cái chết bi tráng, đột ngột của người nghệ sĩ Lor-ca: (6 dòng thơ đầu) 
 + Mỗi tiếng ghi ta là một hình dung về cái chết thảm khốc của Lor-ca. 
 + Mỗi tiếng ghi ta còn là một cảm nhận, một nỗi niềm của con người trước cái chết ấy. 
- Đoạn thơ thể hiện niềm tiếc thương sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lor-ca (4 dòng thơ cuối): 
 + Niềm tiếc thương đối với Lor-ca, người nghệ sĩ với khát vọng tự do và cách tân nghệ thuật. 
 + Niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tiếng đàn Lor-ca. 
- Sử dụng thành công những thủ pháp tiêu biểu của thơ siêu thực, đặc biệt là chuỗi hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng. Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu sức gợi.
- Đánh giá chung về đoạn thơ.
0,5
1,75
1,5
0,75
0,5
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. 
 ---------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docDETHITHU.doc