Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2010 - 2011 môn: Ngữ văn – Lớp 12

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2010 - 2011 môn: Ngữ văn – Lớp 12

PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm)

 Ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

Câu 2 (3.0 điểm)

Viết một bài văn ngắn không dưới 400 chữ nêu những suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “ Tình thương là cái quý giá nhất của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng.”.

( Trích - Theo Diệu Hương, báo Nhân dân Chủ nhật, 17 -12 -2006 – Chống bệnh vô cảm , sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2, trang 37)

 

doc 4 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1964Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2010 - 2011 môn: Ngữ văn – Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2010 - 2011
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 12 
Thời gian làm bài:180 phút (không kể thời gian phát đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5.0 ĐIỂM)
Câu 1 (2.0 điểm) 
 Ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Câu 2 (3.0 điểm) 
Viết một bài văn ngắn không dưới 400 chữ nêu những suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “ Tình thương là cái quý giá nhất của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng.”.
( Trích - Theo Diệu Hương, báo Nhân dân Chủ nhật, 17 -12 -2006 – Chống bệnh vô cảm , sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2, trang 37)
PHẦN RIÊNG (5.0 ĐIỂM) 
Câu 3a. Theo chương trình chuẩn ( 5.0 điểm ) 
 Nhân vật bà Cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. 
Câu 3b. Theo chương trình nâng cao (5.0 điểm) 
 Nhân vật người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa và những suy nghĩ về bạo lực trong gia đình.
------------Hết----------------
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN – LỚP 12
(Hướng dẫn có 03 trang)
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. HƯỚNG DẪN CHUNG 
 Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 
 Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 
 Việc chi tiết hóa số điểm của các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong tổ chuyên môn. 
 Sau khi cộng điểm toàn bài mới làm tròn đđiểm theo quy đđịnh (0.25 làm tròn thành 0.5; 0.75 làm tròn thành 1.0 điểm). 
II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM 
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
 Ý nghĩa hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 
2.0
@ Là linh hồn của tác phẩm; là cảm hứng chủ đạo và dụng ý nghệ thuật; gắn bó mật thiết vối cuộc sống vật chất và tinh thần của dân làng; là biểu tượng cho phẩm chất coa đẹp của người dân làng Xô man 
1.0
@ Ý nghiã biểu tượng của hình ảnh cây xà nu: Đau thương mất mát; kiên cường, bất khuất; khát vọng tự do, hướng tới cách mạng; cho các thế hệ con người làng Xô man 
1.0
Lưu ý : Học sinh phải diễn đạt trôi chảy , nêu đủ ý mới cho điểm tối đa
Câu 2
 Viết một bài văn ngắn không dưới 300 chữ nêu những suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “ Tình thương là cái quý giá nhất của con người; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm chất ấy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng.”.
( Trích - Theo Diệu Hương, báo Nhân dân Chủ nhật , 17 -12 -2006 – Chống bệnh vô cảm , sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 2 , trang 37)
3.00
Về kĩ năng : Biết cách viết một văn bản nghị luận xã hội ; bố cục chặt chẽ ; diễn đạt trôi chảy ; không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp thông thường .
Về kiến thức : HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý 
@ Giới thiệu vai trò tầm quan trọng của tình thương và tác hại của bệnh vô cảm đối với đời sống con người
0.50
@ Lí giải 
0.75
+ Tình thương : Tình cảm , cảm xúc tốt đẹp của mỗi con người trong cuộc sống tạo nên giá trị cao quý trong xã hội loài người.
0.25
+ Bệnh vô cảm: không có tình cảm , cảm xúc làm cho con người ích kỉ , nhỏ nhen, vô tri vô giác , không thể hòa nhập với cộng đồng; giống như cái máy, đơn điệu tẻ nhạt  trong cuộc sống ; Máu hồng : sức sống , tình yêu thương  , máu trắng: cái chết
0.50
@ Phân tích dẫn chứng minh họa :
1.00
* Trong công việc “Sáng cắp ô đi, tối cắp về” hiệu quả công việc không cao; cán bộ nhà nước sẽ xa rời nhân dân, tắc trách ;
0.50
* Bác sĩ vô cảm cái chết đáng tiếc xảy ra
0.50
@ Trách nhiệm của mỗi chúng ta : Thắp sáng ước mơ , khát vọng, ý chí, và sự sáng tạo gắn bó với cộng đồng trong trái tim mỗi chúng ta
0.25
@ Khẳng định giá trị của con người cần phải duy trì tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống
0.50
Lưu ý : Học sinh phải diễn đạt trôi chảy , nêu đủ ý mới cho điểm tối đa
Câu 3a
Nhân vật bà Cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân 
5.00
Về kĩ năng : Biết cách viết một văn bản nghị luận văn học ; bố cục chặt chẽ ; diễn đạt trôi chảy ; không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp thông thường .
Về kiến thức : HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý 
@ Giới thiệu ngắn gọn và sinh động về nhà văn Kim Lân và truyện ngắn Vợ nhặt ; nêu được nét chính về nhân vật bà Cụ Tứ 
0.50
@ Phân tích nhân vật bà Cụ Tứ ( Bám sát những tình tiết trong truyện ngắn lí giải rõ từng vấn đề trên những nét chung về nghệ thuật ) 
4.00
 + Giới thiệu : Xuất hiện từ phần giữa của truyện ngắn à vị trí quan trọng ; bà mẹ nghèo , già yếu lưng còng , dáng lom khom , mắt hấp háy ; người mẹ thương và lo cho con  
0.50
+ Bà cụ Tứ ngỡ ngàng, lạ kì khi con trai có cử chỉ hành động không bình thường , ngơ ngác khi nghe tiếng chào u ; sững sờ, ngạc nhiênà nín lặng cúi đầu
1.25
+ Khi bà hiểu rõ nguồn cơn lòng người mẹ vừa ai oán xót thương ; đan xen: mừng, lo, tủi; thương cho con mình và cả cho chính mình ; thương traià thương dâu, động viên con; hướng tới tương laiTạo ra một sự mới mẻ ngay từ trong gia đình
è tâm trạng đan xen mừng-lo-buồn- tủi-thươngà trên hết vẫn là niềm vui một cuộc sống gia đình tốt đẹp 
1.25
+ Cảnh sáng sớm hôm sau : Bà đã cố gắng thu vén, lo một bữa cơm song chỉ đến như thếàsự thương con chăm lo hạnh phúc cho conàtình mẹ con ,khát khao cuộc sống gia đìnhà niềm tin vào ngày mai 
0.75
@ Kim Lân khắc hoạ thành công diễn biến tâm lí, hành động của người mẹ qua những đoạn văn câu văn, những chi tiết tiêu biểuàlo- thương- trách nhiệm => hi vọng trong cuộc sống.
0.25
@ Đánh giá khái quát chung về vẻ đẹp của nhân vật và giá trị nhân đạo của truyện ngắn 
0.50
Lưu ý : Học sinh phải đạt cả hai yêu cầu mới cho điểm tối đa
Câu 3b
Tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và những suy nghĩ của anh / chị về bạo lực trong gia đình .
5.00
Về kĩ năng : Biết cách viết một văn bản nghị luận văn học ; bố cục chặt chẽ ; diễn đạt trôi chảy ; không mắc lỗi dùng từ và ngữ pháp thông thường .
Về kiến thức : HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần nêu được các ý :
@ Giới thiệu ngắn gọn và sinh động về Nguyễn Minh Châu , tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa , nội dung chính của tác phẩm và ý chính trong đề ra 
0.50
@ Sự kiện đặc biệt: kết thúc sự kiện người đàn bà được mời đến công sở giải quyết bi kịch gia đình là “ một cái gì vừa mới vỡ ra suy nghĩ” 
0.50
@ Nhân vật người đàn bà 
2.50
+ Cô gái phố huyện,nhà khá giả, ít duyên sống cuộc sống hàng chài trên chiếc thuyền đông con; trạc ngoài 40 tuổi cao lớn với những đường nét thô kệch, mặt rỗ  người phụ nữ hàng chài nhiều cực khổ 
0.50
+ Người đàn ông (người chồng) đánh người đàn bà (người vợ); người đàn bà cam chịu, không chống trả, không chạy trốn; cậu bé Phác (người con trai) phản ứng và bị người đàn ông (người cha) đánh thô bạo; người mẹ đau đớn xót xa (khóc)
1.00
+ Người đàn bà được mời lên công sở về chuyện gia đình: sau khi nghe Đẩu khuyên bỏ nó
0.50
+ Nghịch lí con người chấp nhận để sống; cảm thông chia sẻ với chị, thấy phẩm chất cao đẹp của chị (thương con) nhưng không chấp nhận sự cam chịu, nhịn nhục; lên án thói vũ phu (bạo lực) trong gia đình của những người đàn ông (thông cảm trước những bức xúc trong cuộc sống nhưng không chấp nhận)
0.50
@ Hành động bạo lực còn xảy ra trong gia đình -> lên án thói vũ phu, thô bạo của những người đàn ông đánh vợ. Sự cam chịu, nhẫn nhịn và lòng thương con của người đàn bà -> thông cảm, chia sẻ nhưng không chấp nhận; ca ngợi tình mẫu tử. Một nỗi lo âu đầy trách nhiệm của nhà văn mong muốn môi trường sống phải được cải thiện tốt đẹp hơn ; thể hiện tình yêu thiết tha đối với con người, khát vọng tìm kiếm tôn vinh vẻ đẹp còn tiềm ẩn 
1.00
@ Đánh giá về vẻ đẹp của tác phẩm 
0.50
Lưu ý : Học sinh phải đạt cả hai yêu cầu mới cho điểm tối đa

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi thu 10 - 11.doc