Đề thi thử tốt nghiệp môn: Ngữ văn

Đề thi thử tốt nghiệp môn: Ngữ văn

I. Phần bắt buộc

Câu 1(2 điểm)

 Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.

Câu 2(3 điểm)

 Hiện nay tai nạn giao thông đang là một vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội.

 Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của bản thân về hiện tượng nêu trên.

 

doc 3 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử tốt nghiệp môn: Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRường THPT Đống Đa
năm học 2008 – 2009
---------***---------
Đề thi THử TốT NGHIệP
môn: Ngữ văn 
Thời gian làm bài: 150 phút
I. Phần bắt buộc
Câu 1(2 điểm)
 Anh/ chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975.
Câu 2(3 điểm)
 Hiện nay tai nạn giao thông đang là một vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội.
 Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của bản thân về hiện tượng nêu trên.
II. Học sinh có thể chọn câu 3a hoặc 3b
Câu 3a (5 điểm)
 Trình bày cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau trích trong bài “Đàn ghi ta của Lor-ca” (Thanh Thảo):
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn
Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lor-ca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du
tiếng ghi ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi ta ròng ròng
máu chảy
 ( Theo Ngữ văn 12 - tập một, NXB Giáo dục - 2008)
Câu 3b (5 điểm)
 Phân tích vẻ đẹp của dòng sông Hương đoạn chảy từ thượng nguồn về đến hết ngoại vi Huế trong tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn lớp 12
Thời gian 90 phút.
Câu 1 (2 điểm):
Giới thiệu về tác giả Lỗ Tấn và truyện ngắn “Thuốc”.
Câu 2 (3 điểm):
Trong lời đối thoại với Đế Thích, Hồn Trương Ba nói: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. (Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” - SGK Ngữ văn 12, tập 2 ).
Anh (chị) hiểu như thế nào về lời nói trên?
Câu 3 (5 điểm): 
 Về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục)
..........................................................
Đáp án kiểm tra học kỳ II
Câu 1:
1,5 điểm: Trình bày những nét cơ bản về Lỗ Tấn như phần Tiểu dẫn SGK
0,5 điểm: Giới thiệu về truyện ngắn Thuốc: 
- Thời gian sáng tác: năm 1911, cuộc vận động Ngũ Tứ bùng nổ, thanh niên Trung Quốc trăn trở tìm đường “cứu vong” cho dân tộc.
- Mục đích sáng tác: Giác ngộ cho người Trung Quốc về cách mạng, muốn làm cho họ tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
Câu 2: 
* Giải thích câu nói: 2 điểm
- Hồn Trương Ba phát biểu quan điểm sống: phải có sự thống nhất giữa bề ngoài và bên trong ở mỗi con người. Không thể tồn tại sự chênh lệch giữa hình thức bề ngoài và bản chất bên trong.
- Muốn được sống chân thật, không giả dối, sống là chính mình, không sống nhờ, sống gửi.
* Phát biểu suy nghĩ, liên hệ: 1 điểm
- Cần có một lối sông trung thực, chân thành, thẳng thắn.
Câu 3: Hs nêu cảm nhận về nhân vật, nhận xét được một số đặc điểm:
1 điểm: Người đàn bà ngoài 40 tuổi, ngoại hình thô kệch, rỗ mặt, luôn xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi” - ấn tượng về một cuộc đời lam lũ, nhọc nhằn.
1 điểm: Hoàn cảnh éo le: thường xuyên bị chồng hành hạ, đánh đập “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, vậy mà vẫn chịu đựng “không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn”, vẫn nhất quyết gắn bó với lão chồng vũ phu. 
1 điểm: Bề ngoài, người đàn bà cam chịu nhẫn nhục, thực chất bên trong là một “sự thâm trầm trong việc hiểu thấu các lẽ đời”, là tình thương vô bờ đối với những đứa con. Bởi lẽ, trong cuộc mưu sinh trên biển, cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, để những đứa con của bà cần được sống và lớn lên. 
1 điểm: Tác giả gọi nhân vật là “người đàn bà” một cách vô danh, phiếm định. Nhưng thấp thoáng sau nhân vật ấy là bóng dáng của rất nhiều người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Trong đau khổ triền miên, người đàn bà vẫn chắt lọc được những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi, quý giá: “Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”, “trên chiếc thuyền, cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận vui vẻ”.
1 điểm: Người đàn bà và câu chuyện về sự thật cuộc đời còn mang ý nghĩa nhận thức: Nó giúp những người như Phùng và Đẩu hiểu được nguyên do của những điều tưởng như vô lí; giúp người đọc chiêm nghiệm ra một điều: không thể dễ dãi, đơn giản trong nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng đời sống.
----------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi THPT.doc