Đề thi ngữ văn khối 10 ( ban cơ bản )

Đề thi ngữ văn khối 10 ( ban cơ bản )

Câu 1 : Đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian ?

A. Văn học dân gian là sáng tác tập thể .

B. Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng .

C. Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng .

D. Cả :A,B,C.

Câu 2 : Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào ?

A. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ .

B. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp

C. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Anh

D. Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Anh .

Câu 3 : Đáp án nào không phải nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam:

A. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên .

B. Con người Việt Nam trong quan hệ với môi trường .

C. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc .

D. Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội .

 

doc 3 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1477Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi ngữ văn khối 10 ( ban cơ bản )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI NGỮ VĂN KHỐI 10 ( BAN CƠ BẢN )
I/ ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM :
Câu 1 : Đặc trưng tiêu biểu của văn học dân gian ?
Văn học dân gian là sáng tác tập thể .	
Văn học dân gian là sáng tác truyền miệng .
Văn học dân gian gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng .
Cả :A,B,C.
Câu 2 : Văn học Việt Nam từ xưa đến nay được viết bằng những thứ chữ nào ?
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ .
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Anh
Chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp, chữ Anh .
Câu 3 : Đáp án nào không phải nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam:
A. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên .
B. Con người Việt Nam trong quan hệ với môi trường .
Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc .
Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội .
Câu 4 : Hoạt động giao tiếp là : 
Là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội .
Là hoạt động được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ .
Là hoạt động nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, về tình cảm, về hành động 
Cả A,B,C .
Câu 5 : Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau :
	. là thể loại trữ tình bằng văn vần hoặc kết hợp lời thơ với giai điệu nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người .
	A . Vè	B. Ca dao, dân ca .	C. Truyện thơ. 	D. Tuồng dân gian 
Câu 6 : Mục đích của truyện cười là gì ?
Giải trí và phê phán xã hội .
Đúc kết kinh nghiệm thực tiễn .
Giải trí, rèn luyện tư duy vàcung cấp tri thức .
Thông báo và bình luận sự kiện thời sự .
Câu 7 : Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng đặc điểm của văn bản ?
 A. Mỗi văn bản tập trung nhất quán vào một chủ đề và triển khai chủ đề đó một cách trọn vẹn. 
Các câu trong văn bản được liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được xây dựng theo một kết cấu mạch lạc .
 C.Văn bản phải từ hai câu trở lên .
 D.Mỗi văn bản nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nhất định .
Câu 8 : Đăm Săn đánh Mtao Mxây vì lý do gì ?
Mtao Mxây cướp nô lệ của Đăm Săn .
Mtao Mxây cướp tài sản của Đăm Săn .
Mtao Mxây cướp Hơ Bhị, vợ của Đăm Săn .
Mtao Mxây cướp Hơ Nhị, vợ của Đăm Săn .
Câu 9 :Ý nghĩa quan trọng nhất của truyện “An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ“ là gì ?
 	A. Tình cảm cha con .	B. Tình cảm vợ chồng .
 C. Bài học dựng nước 	D. Bài học giữ nước .
Câu 10 : Chi tiết không có trong câu chuyện kể về An Dương Vương ?
An Dương Vương nhận lời cầu hôn của Triệu Đà .
An Dương Vương cho Trọng Thuỷ ở rể trong thành Cổ Loa .
An Dương Vương cho Trọng Thuỷ xem nỏ thần .
Giặc đến, An Dương Vương vẫn điềm nhiên đánh cờ, không bố trí chống cự .
Câu 11 : Đặc sắc nghệ thuật thể hiện kết cấu độc đáo của truyền thuyết “ An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thuỷ “ ?
Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch quốc gia – dân tộc .
Bi kịch cá nhân lồng vào bi kịch gia đình .
Bi kịch gia đình lồng vào bi kịch đất nước .
Cả 3 đáp án trên .
Câu 12 : Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở đoạn cuối, miêu tả niềm hạnh phúc đoàn viên của Uy-lit-xơ và Pê-nê-lốp ?
Phóng đại 	B. Aån dụ. 	C. So sánh,	D. So sánh mở rộng .
II/ ĐỀ TỰ LUẬN :
“ Người phụ nữ trong xã hội xưa thường có số phận đắng cay, tủi nhục . Bản thân họ không những không được coi trọng mà còn bị xem thường, coi rẽ . Họ không có quyền lựa chọn quyết định hạnh phúc của cuộc đời mình “ 
	Qua những câu hát than thân đã học và đọc thêm, em hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định trên .
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
A, Đáp án trắc nghiệm :
	1. D	2. A	3. B	4. D	5. B 	6. A
	7. C	8. D	9. D	10. D	11. C	12. D
B. Đáp án tự luận :
 1. Yêu cầu về thể loại :
	- Biết cách làm bài văn phân tích, chứng minh tác phẩm văn học .
 2. Yêu cầu về kiến thức :
a. Thấy được điểm tương đồng giữa các bài ca dao than thân nói về thân phận người 
 phụ nữ trong xã hội xưa : 
- Người phụ nữ trong xã hội phong kiến đều có chung thân phận chịu nhiều thiệt thòi, bất công .
 - Bản thân bị xem thường, cuộc đời bấp bênh, không có quyền lựa chọn hạnh phúc 
 cho mình .
 b. Thấy được điểm khác nhau của các bài ca dao than thân . Từ nỗi đau chung, người 
 phụ nữ trong xã hội xưa còn mang những nỗi đau riêng, những hoàn cảnh riêng . 
 c. Tuy nhiên, từ những nỗi đau đo,ù họ vẫn khẳng định vẻõ đẹp tâm hồn, phẩm chất của 
 mình .
 d. Phân tích được những từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ thể hiện trong các bài 
 ca dao đó .
 3. Yêu cầu diễn đạt :
 - Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, viết đúng chính tả .
 - Câu văn có hình ảnh, sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ . 
 - Bài viết có cảm xúc .
B. Biểu điểm :
	- Điểm 7 : Bài viết đáp ứng cơ bản đầy đủ các yêu cầu trên ; diễn đạt trong sáng, 
 ấn tượng .
 - Điểm 6 : Đáp ứng cơ bản các yêu cầu trên ; có thể hiện cảm xúc chân thành, văn phong 
 trôi chảy, lưu loát .
 - Điểm 5 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, văn phong trôi chảy, có cảm xúc .
 - Điểm 4 : Đáp ứng 2/3 yêu cầu, văn phong bình thường, cảm xúc chân thật .
 - Điểm 3 : Chỉ đáp ứng 1/3 yêu cầu, văn phong chưa lưu loát, cảm xúc chân thật. 
 - Điểm 2 : Khả năng làm bài văn phân tích, chứng minh một vấn đề văn học yếu; nội dung sơ sài.
	- Điểm 1 : Không biết làm bài văn phân tích, chứng minh một vấn đề văn học; bài viết sai nhiều lỗi chính tả. 
	- Điểm 0 : Bài viết lạc đề hoặc bỏ giấy trắng. 
* * * * * * * * *

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TNTL.doc