Đề thi khảo sát tốt nghiệp THPT lần 4 môn thi: Hoá học

Đề thi khảo sát tốt nghiệp THPT lần 4 môn thi: Hoá học

Câu 1: Hợp chất hữu cơ (X) có công thức C3H6O2 tác dụng được với dung dịch bazơ, không tác dụng với kim loại kiềm. Số công thức cấu tạo của (X) là

 A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

Câu 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất không thuộc loại chất béo có công thức

 A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C15H31COO)3C3H5.

 C. (C6H5COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.

Câu 3: Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp là

 A. C15H31COONa. B. (C17H35COO)2Ca. C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na. D. C17H33COONa.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát tốt nghiệp THPT lần 4 môn thi: Hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng
TRƯỜNG THPT AN LÃO
-------------------
NĂM HỌC 2011-2012
ĐỀ THI KHẢO SÁT TN THPT LẦN 4
Môn thi: HOÁ HỌC
Thời gian làm bài: 60 phút
Mã đề thi: 468
 (Đề thi có 2 trang)
Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5;K = 39; Ca = 40; Cr=52, Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Sn = 119; Ba=137; Pb = 207.
Câu 1: Hợp chất hữu cơ (X) có công thức C3H6O2 tác dụng được với dung dịch bazơ, không tác dụng với kim loại kiềm. Số công thức cấu tạo của (X) là
      	A. 2.   	B. 3.   	C. 1.   	D. 4.
Câu 2: Trong các hợp chất sau, hợp chất không thuộc loại chất béo có công thức      
      	A. (C17H33COO)3C3H5.   	B. (C15H31COO)3C3H5.
          	C. (C6H5COO)3C3H5.    	D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 3: Thành phần chính của chất giặt rửa tổng hợp là
      	A. C15H31COONa. 	B. (C17H35COO)2Ca.      C. CH3[CH2]11-C6H4-SO3Na.  	D. C17H33COONa.
Câu 4: Hòa tan 3,06g hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước. Dung dịch thu được cho tác dụng với lượng (dư) dung dịch AgNO3/NH3 được 1,62g bạc. Phần trăm theo khối lượng của glucozơ trong X là      
      	A. 44,12% 	B. 55,88%  	C. 40%  	D. 60%.
Câu 5: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic (hiệu suất của toàn bộ các phản ứng đạt 81%). Toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho hấp thụ hết vào nước vôi trong dư được 60 gam kết tủa. Giá trị m là      
      	A. 30g.   	B. 40g. 	C. 20g.   	D. 60g.
Câu 6: Có các chất sau đây: metylamin, anilin, axit aminoaxetic, NH2CH2CH2COOH số chất có tính chất lưỡng tính là      
      	A. 1.   	B. 2. 	C. 3.   	D. 4. 
Câu 7: Anilin có phản ứng lần lượt với các dung dịch      
      	A. NaOH, Br2.  	B. HCl, Br2.  	C. HCl, NaOH. 	D. HCl, NaCl. 
Câu 8: Cặp chất chất đều có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là      
      	A. C6H5CH=CH2 và H2N[CH2]6NH2.  	B. H2N[CH2]5COOH và CH2=CH-COOH.
C. H2N-[CH2]6NH2 và H2N[CH2]5COOH. 	D. C6H5CH=CH2 và H2N-CH2COOH. 
Câu 9: Dưới tác dụng của chất xúc tác (axit hay bazơ) peptit có thể bị thuỷ phân hoàn toàn thành      
      A. α- amino axit. 	B. β- amino axit. 	C. axit aminoaxetic. 	D. amin thơm.
Câu 10: Quá trình điều chế tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp? 
A. nitron (tơ olon) từ acrilo nitrin.	B. capron từ axit -amino caproic.
C. nilon-6,6 từ hexametilen diamin và axit adipic.	D. lapsan từ etilen glicol và axit terephtalic.
Câu 11: Polime tạo bởi buta–1,3-dien và CN-CH=CH2 có tên gọi thông thường là
      	A. cao su buna . 	B. cao su buna-S  	C. cao su buna–N. 	D. cao su.
Câu 12: Cặp chất hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam là       
      	A. mantozơ; glucozơ.    	B. saccarozơ; etylaxetat.
      	C. glucozơ; aminoaxetic.   	D. mantozơ, aminoaxetic.
Câu 13: Có các chất sau đây: metylamin, anilin, axit aminoaxetic, etylamin, NH2CH2CH2COOH, C2H5COOH. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là      
      	A. 8.   	B. 7.   	C. 6.   	D. 5.
Câu 14: Để phân biệt các chất axit aminoaxetic, lòng trắng trứng và glixerol, ta dùng      
      	A. quỳ tím.  	B. Cu(OH)2.  	C. nước vôi trong. 	D. Na. 
Câu 15: Polime thuộc loại tơ bán tổng hợp (hay tơ nhân tạo) là
      	A. tơ tằm.  	B. tơ nilon-6,6. 	C. tơ visco.  	D. cao su thiên nhiên.
Câu 16: Cho axit aminoaxetic tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch KOH 0,5M (hiệu suất phản ứng đạt 80%). Khối lượng sản phẩm hữu cơ là      
      	A. 18,08g.  	B. 14,68g.  	C. 18,64g.  	D. 18,46g. 
Câu  17: Chất hữu cơ (A) mạch thẳng, có công thức phân tử C4H8O2. Cho 3,3g (A) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,075g muối. Công thức cấu tạo đúng của (A) là      
      	A. HCOOC3H7. 	B. C2H5COOCH3. 	C. C3H7COOH.     	D. CH3COOC2H5.
Câu 18: Fe sẽ khử các ion kim loại trong dung dịch chứa các muối AgNO3, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2 theo thứ tự
      	A. Ag+, Pb2+, Cu2+.    	B. Pb2+, Ag+, Cu2+.	C. Cu2+, Ag+, Pb2+.    	D. Ag+, Cu2+, Pb2+.
Câu 19: Nhúng một lá Fe vào 500ml dung dịch CuSO4 nồng độ X (mol/l). Sau khi thấy màu xanh của dung dịch biến mất, đem cân thì thấy khối lượng lá Fe tăng thêm 0,8 gam. Giá trị của X là
      	A. 0,1.   	B. 0,2.   	C. 0,3.   	D. 0,25.
Câu 20: Cu tác dụng với dung dịch AgNO3 theo phương trình ion rút gọn:	Cu  + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag
Chọn kết luận  sai?
      	A. Cu khử được Ag+.    	B. Ag+ tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+.
      	C. Ag có tính khử mạnh hơn Cu.  	D. Ag+ oxi hóa được Cu.
Câu 21: Để bảo vệ một thanh Fe không bị ăn mòn điện hóa, người ta gắn trực tiếp vào thanh sắt một vật làm bằng
      	A. Zn.   	B. Cu.   	C. Pb.   	D. Ag.
Câu 22: Sục 8,96 lít CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH 2M. Dung dịch thu được chứa
      	A. Na2CO3.  	B. NaHCO3.  	C. Na2CO3 và NaOH.  	D. Na2CO3 và NaHCO3.
Câu 23: Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch HCl là
      	A. NaHCO3, Na2CO3.    B. Na2SO4, NaHCO3.	C. Na2CO3, CaCO3.    	D. NaHCO3, Ca(HCO3)2.
Câu 24: Hóa chất dùng làm mềm nước cứng vĩnh cửu là
      	A. Na3PO4, Ca(OH)2.    B. Na3PO4, Na2CO3.	C. Ca(OH)2, HCl.    	D. Ca(OH)2, Na2CO3.
Câu 25: Cho 10,4 gam hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kỳ liên tiếp thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít H2 (đktc). Hai kim loại đó là
      	A. Be và Mg.  	B. Ca và Sr.  	C. Mg và Ca.  	D. Sr và Ba.
Câu 26: Cho a gam hỗn hợp Mg và Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Nếu cũng cho a gam hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 0,3 mol H2. Giá trị của a là
      	A. 4,8 gam.               	B. 5,8 gam.                	C. 6,8 gam.              	D. 7,8 gam.
Câu 27: Thuốc thử dùng để phân biệt 3 chất rắn: Al, Al2O3, MgO là
      	A. H2O.  	B. dung dịch HCl. 	C. dung dịch NaOH. 	D. dung dịch HNO3.
Câu 28: Phương pháp chung để điều chế các kim loại nhóm IA, IIA và IIIA là
      	A. điện phân nóng chảy.   	B. điện phân dung dịch.
      	C. nhiệt luyện.     	D. thủy luyện.
Câu 29: Cho chuyển hóa sau: Cr → X → Y → NaCrO2 → Z → Na2Cr2O7. Các chất X, Y, Z lần lượt là
      	A. CrCl3, CrCl3, Na2CrO4.   	B. CrCl2, Cr(OH)2, Na2CrO4. 
      	C. CrCl2, Cr(OH)3, Na2CrO4.   	D. CrCl3, Cr(OH)3, Na2CrO4.
Câu 30: Cho 11.2g Fe tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, dung dịch thu được cho tác dụng với NaOHH. Lọc kết tủa đem nung trong không khí ẩm thì chất rắn thu được có khối lượng
     	A. 16,0 g.  	B. 15,4 g.  	C. 11,2 g.  	D. 32,0g.
Câu 31:  Để nhận biết ba axit đặc, nguội: HCl, H2SO4, HNO3 đựng riêng biệt trong ba lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
      	A. Fe.    	B. Cr.    	C. Al.    	D. Cu.
Câu 32: Có 5 dung dịch riêng lẽ chứa các cation: NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ và Cu2+. Sử dụng dung dịch NaOH dư thì nhận biết được bao nhiêu ion?
      	A. 3.   	B. 4.   	C. 5.   	D. 6.
Câu 33: Để phân biệt các chất khí CO, CO2, O2 và SO2 có thể dùng
      	A. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và nước brom.
      	B. tàn đóm cháy dở, nước vôi trong và dung dịch K2CO3.
      	C.dung dịch Na2CO3 và nước brom.
      	D. tàn đóm cháy dở và nước brom.
Câu 34: Nguyên nhân gây ra sự suy giảm tần ozon chủ yếu là do
      	A. khí CO2.     	B. clo và các hợp chất của clo.  	C. mưa axit.     	D. các khí thải có chứa SO2 và NO2.
Câu 35: Cho các chất rắn Cu, Fe lần lượt vào các dung dịch CuSO4, AgNO3, Fe(NO3)3. Số phản ứng xảy ra là
      	A. 1.  	 	B. 4.  	 	C. 3.   	D. 5.
Câu 36: Khi cho luồng khí CO (có dư) đi qua ống nghiệm chứa Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chất rắn còn lại trong ống nghiệm bao gồm
      	A. Al2O3, Fe2O3, CuO, Mg.   	B. Al2O3, Fe, Cu, MgO.
      	C. Al, Fe, Cu, Mg.    	D. Al, Fe, Cu, MgO.
Câu 37: Dãy gồm các chất đều có tính chất lưỡng tính là
      	A. Al2O3, Al(OH)3, AlCl3.   	B. Al2O3, Al(OH)3, NaHCO3.
      	C. Ca(HCO3)2, Al(OH)3, Al.  	D. Al2O3, Al(OH)3, Na2CO3.
Câu 38: Trường hợp nào thu được kết tủa?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.	
B. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch CuSO4.
C. Thổi khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2.
D. Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch AlCl3.
Câu 39: Cho m (g) hỗn hợp X (Mg, Zn, Fe) tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 2,24 lít H2 (đktc)  và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 18,6g chất rắn khan. Giá trị m là      
A. 6,0g.                     	B. 8,6g.                   	C. 9,0g.  	D. 10,8g
Câu 40: Cho Fe tác dụng với các chất: HCl, Cl2, HNO3 dư, H2SO4 loãng, AgNO3 dư, FeCl3, CuSO4. Số trường hợp tạo hợp chất sắt (II) là
      	A. 4.  	 B. 3.   	C. 2. 	  	D.5. 
      2. ĐÁP ÁN:  
1B
2C
3C
4A
5D
6B
7B
8C
9A
10A
11C
12A
13D
14B
15C
16A
17D
18D
19B
20C
21A
22D
23D
24B
25C
26D
27C
28A
29D
30A
31D
32D
33A
34B
35D
36B
37B
38D
39C
40A

Tài liệu đính kèm:

  • docDE SO 4.doc