Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 - Đề 7

Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 - Đề 7

Phân tích sự vận động của cảnh sắc mùa thu và "cái tôi "trữ tình của nhà thơ trong bài Đất nước của Nguyễn đình Thi.

HƯỚNG DẪN CHẤM:

A.YÊU CẦU CHUNG:

Nắm vững phương pháp kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Hiểu được "Đất nước "là một bài thơ ngắn được sáng tác trong một thời gian khá dài (từ 1948 đến 1955). Không gian, thời gian nghệ thuật của bài thơ cũng luôn vận động và đổi thay. Gắn liền với sự thay đổi về không gian và thời gian là sự thay đổi về cảnh sắc mùa thu và "cái tôi" trữ tình của nhà thơ.

 

doc 1 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1639Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh môn Văn lớp 12 - Đề 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI CHỌN LỌC HỌC SINH GIỎI TỈNH
NĂM HỌC 2005-2006
MÔN:VĂN-LỚP12
THƠÌ GIAN:150 phút
(không kể thời gian giao đề)
Phân tích sự vận động của cảnh sắc mùa thu và "cái tôi "trữ tình của nhà thơ trong bài Đất nước của Nguyễn đình Thi.
HƯỚNG DẪN CHẤM:
A.YÊU CẦU CHUNG:
Nắm vững phương pháp kĩ năng làm bài nghị luận văn học. Hiểu được "Đất nước "là một bài thơ ngắn được sáng tác trong một thời gian khá dài (từ 1948 đến 1955). Không gian, thời gian nghệ thuật của bài thơ cũng luôn vận động và đổi thay. Gắn liền với sự thay đổi về không gian và thời gian là sự thay đổi về cảnh sắc mùa thu và "cái tôi" trữ tình của nhà thơ.
B.YÊU CẦU CỤ THỂ:
1. Đầu tiên là cảnh sắc mùa thu năm xua của Hà Nội: "Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội" đến "Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy". Cái hồn của cảnh sắc mùa thu đẹp nhưng hiu hắt, vắng lặng, phảng phất buồn.
2.Cảnh sắc mùa thu thứ hai là mùa thu ở chiến khu Việt Bắc trong những năm tháng kháng chiến được miêu tả từ câu:"Mùa thu nay khác rồi" đến câu "Những buổi ngày xưa vọng nói về". Cảnh sắc trong sáng,cao rộng, bát ngát, vui tươi, hồ hởi, rộn ràng, nhộn nhịp những hoạt động.
3.Cùng với sự vận động của cảnh sắc mùa thu,"cái tôi"trữ tình của nhà thơ có sự vận động và phát triển. Ở mùa thu Hà Nội tâm trạng nhà thơ thiết tha sâu lắng, đầy lưu luyến và phảng phất buồn. Đến mùa thu thứ hai, mùa thu ở Việt Bắc "cái tôi" trữ tình dã chuyển thành "cái ta"chung. Nhà thơ nhân danh cộng đồng con người Việt Nam trong kháng chiến để nói lên niềm vui, niềm tự hào chân chính được làm chủ giang sơn đất nước tươi đẹp.
C. BIỂU ĐIỂM:
- Điểm 10: Nội dung bài làm phong phú, cảm thụ sâu sắc và tinh tế các đoạn thơ ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Có những phát hiện mới lạ, độc đáo. Nắm vững, vận dụng tốt phương pháp phân tích thơ. Bố cục, kết cấu linh hoạt, diễn đạt mạch lạc, câu văn có hình ảnh.
- Điểm 8: Nội dung bài làm đảm bảo đầy đủ các ý của mục B. Cảm và hiểu được những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các đoạn thơ. Phân tích có đôi chỗ chưa sâu. Diễn đạt trôi chảy, truyền cảm.
- Điểm 5: Nội dung bài làm tương đố đầy đủ. Phân tích chưa thật sâu. Bố cục chưa cân đối, đi sâu ý này mà hời hợt ý kia. Diễn đạt trong sáng rõ ràng, có phần truyền cảm.
- Điểm 3: Bài tỏ ra có hiểu nhưng còn sơ lược. Diễn đạt đôi chỗ còn vụng nhưng không rườm rà, lủng củng.
- Điểm 1:Bài làm quá sơ sài, kĩ năng phân tích thơ còn yếu. Diễn đạt dài dòng, lan man, quá vụng.
LƯU Ý:
Giáo viên căn cứ các mức điểm trên để định ra các thang điểm còn lại. Có thể cho điểm toàn bài đến 0,5	

Tài liệu đính kèm:

  • docde7.doc