Câu 1: (8 điểm)
Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau:
Chim cun cút sa lưới của người thợ săn. Chim bèn lên tiếng van xin người thợ săn thả nó ra.
- Ông cứ thả tôi ra – Nó nói – Tôi xin hầu hạ ông. Tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông.
- Hừm, cun cút ơi – Người thợ săn nói – Bình thường ta cũng không thả mày ra, còn bây giờ lại càng không. Ta sẽ gặm cổ mày vì mày muốn phản lại đồng loại.
đề hải phòng Trường thpt chuyên trần phú Kỳ thi học sinh giỏi thpt chuyên Khu vực duyên hải bắc bộ Lần thứ hai Môn: Ngữ văn – Khối 10 Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (8 điểm) Suy nghĩ của anh (chị) về ý nghĩa của câu chuyện sau: Chim cun cút sa lưới của người thợ săn. Chim bèn lên tiếng van xin người thợ săn thả nó ra. Ông cứ thả tôi ra – Nó nói – Tôi xin hầu hạ ông. Tôi sẽ nhử những con cun cút khác vào lưới cho ông. Hừm, cun cút ơi – Người thợ săn nói – Bình thường ta cũng không thả mày ra, còn bây giờ lại càng không. Ta sẽ gặm cổ mày vì mày muốn phản lại đồng loại. Câu 2: (12 điểm) Nhịp kể “Ngày xửa ngày xưa” và hình tượng Bụt, Tiên, Thần trong truyện cổ tích. ĐáP áN MÔN NGữ VĂN 10 Câu1: (8 điểm) I. Kỹ năng: Nắm chắc thao tác nghị luận một vấn đề xã hội. Biết vận dụng kiến thức thực tế. Bố cục mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu chọn lọc, văn có cảm xúc. Không sa đà vào việc phân tích câu chuyện. II. Kiến thức: 1. Giải thích: Đây là câu chuyện về số phận của con chim cun cút bị sa lưới. Trong tình huống khốc liệt phải đối mặt với cái chết và để tranh đấu cho sự sống, nó đã chọn cách phản bội lại đồng loại của mình. Kết cục của con chim cun cút đã nêu lên một chân lý: Những kẻ phản bội lại đồng loại sẽ không bao giờ có một kết thúc tốt đẹp. Dùng số phận của con chim cun cút, người viết muốn đặt ra mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong xã hội, nêu bài học về cách ứng xử của con người trước lợi ích cá nhân. 2. Bình luận: Câu chuyện ngắn gọn, đơn giản mà chứa đựng bài học làm người sâu sắc, thấm thía. Con người phải được đặt vào những hoàn cảnh, tình huống biến động khác thường mới bộc lộ rõ bản chất tốt – xấu của mình (Cũng như con chim cun cút kia có sa lưới mới bộc lộ tâm địa xấu xa). Câu chuyện phê phán và cảnh tỉnh những kẻ ích kỷ, tà tâm và độc ác chỉ vì quyền lợi của bản thân mà chà đạp lên tất cả (Qua ý nghĩa ẩn dụ của hình tượng con chim cun cút, người thợ săn và kết thúc câu chuyện). Câu chuyện hướng người đọc tới một lối ứng xử, một nhân cách đẹp ở đời: Dù trong bất luận hoàn cảnh nào hãy biết sống trong sạch, vị tha, cao thượng; đừng vì lợi ích bản thân mà chà đạp lên người khác, đánh mất chính mình ý nghĩa, bài học rút ra cho bản thân (Học sinh tự liên hệ mở rộng). III. Cách cho điểm: Điểm 7-8: Bài viết nắm chắc vấn đề, đáp ứng tốt những yêu cầu của kiểu bài nghị luận xã hội, có ý kiến sắc sảo, sáng tạo, có kiến thức xã hội phong phú. Điểm 5-6: Bài viết hiểu vấn đề, biết làm bài nghị luận xã hội, dẫn chứng sinh động, không mắc lỗi. Điểm 3-4: Hiểu vấn đề nhưng lập luận chưa chặt chẽ, ý văn chưa sáng, còn vài lỗi về diễn đạt. Điểm 1-2: Hiểu vấn đề lơ mơ, chưa làm rõ quan niệm, chưa chú ý minh hoạ bằng dẫn chứng cụ thể, diễn đạt còn nhiều lỗi. Điểm 0: Không viết gì, hoặc không hiểu gì về đề. Câu 2: (12 điểm) I. Kỹ năng: Biết cách làm bài nghị luận theo dạng đề mở. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, không mắc lỗi về dùng từ và ngữ pháp. II. Kiến thức: * Lưu ý: Đây là dạng đề mở, học sinh có thể có nhiều hướng cảm thụ, kiến giải riêng. Song cần chú ý đây là những vấn đề thuộc đặc trưng thể loại cổ tích. Bởi vậy, dù các hướng giải quyết có thể khác nhau, song cần làm nổi bật những ý cơ bản sau: 1. Nhịp kể “Ngày xửa ngày xưa” : - Đây là mô típ mở đầu quen thuộc của cổ tích, là thời gian nghệ thuật đặc trưng của truyện cổ: Thời gian quá khứ ước lệ, phiếm chỉ khác với truyền thuyết, ca dao... - Nhịp kể “Ngày xửa ngày xưa” tạo nên nhịp điệu chậm rãi, trầm lắng, đưa ta vào thế giới của những câu chuyện cổ xưa, tạo nên không khí huyền ảo cuốn hút người nghe. Chất khoan thai của lời mở đầu ngày xửa ngày xưa đã níu giữ và chi phối toàn bộ nhịp điệu truyện cổ tích. - Nhịp kể “Ngày xửa ngày xưa” như “chiếc chìa khoá” mở cửa lâu đài cổ tích, để người nghe cùng thưởng thức và sống cùng nhân vật với những khổ đau ngang trái, những hạnh phúc ước mơ... 2. Hình tượng Bụt, Tiên, Thần: - Đây là kiểu nhân vật đặc trưng của cổ tích thần kỳ tạo nên sắc điệu thẩm mỹ điển hình của thế giới cổ tích (Nhất là hình tượng Bụt – nhân vật thần kỳ mang đậm màu sắc của tư duy tâm linh phương Đông). - Nhân vật xuất hiện có vai trò mở nút cho cốt truyện phát triển. - Nhân vật xuất hiện với phép thần kỳ đã trợ giúp cho những con người lương thiện bị áp bức bất công. - Sự xuất hiện của nhân vật thần kỳ này đã thể hiện ước mơ khát vọng, quan niệm đạo đức, triết lý nhân sinh của người xưa: Thiện thắng ác, ở hiền gặp lành... *(Học sinh lấy những truyện cổ tích tiêu biểu để chứng minh). 3. Đánh giá: - Nhịp kể “Ngày xửa ngày xưa” và hình tượng Bụt, Tiên, Thần tạo nên chất thơ, chất lãng mạn cho truyện cổ tích, có tác dụng bồi dưỡng mỹ cảm cho người đọc và người nghe. - Đặc trưng này mang lại sức sống và điều kỳ diệu cho thế giới cổ tích – “những giấc mơ đẹp” giữa cuộc đời. III. Cách cho điểm - Điểm 11-12: Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên, kiến thức phong phú. Văn viết có cảm xúc, giàu chất văn, có những kiến giải riêng sáng tạo, thuyết phục. - Điểm 9-10: Bài viết đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, nhưng phần lý giải còn vụng về, sơ lược hoặc phần chứng minh chưa thật tốt. Còn vài sai sót nhỏ về dùng từ hoặc chính tả. - Điểm 7-8: Bài viết về cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên, nhưng phần lý giải và chứng minh đều chưa thật tốt, còn sơ lược. Văn nghèo cảm xúc, mắc lỗi diễn đạt. - Điểm 5-6: Chưa hiểu rõ đề, các ý sơ sài, văn nghèo cảm xúc, mắc nhiều lỗi diễn đạt. - Điểm 3-4: Chưa hiểu rõ đề, các ý quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Điểm 0-2: Không làm được gì, hoặc không hiểu đề. ---------------Hết---------------
Tài liệu đính kèm: