Bàn về thơ , Tố Hữu cho rằng :
“Thơ là điệu hồn đi tìm tâm hồn đồng điệu”
- Anh(Chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên.Nếu anh(chị) đồng ý với quan niệm về thơ như thế của Tố Hữu , hãy làm sáng tỏ bằng kiến thức văn học có được của anh(chị ).
TRƯỜNG THPT AN LƯƠNG ĐÔNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 MÔN VĂN - THỜI GIAN : 150’ Thang điểm: 20 Bàn về thơ , Tố Hữu cho rằng : “Thơ là điệu hồn đi tìm tâm hồn đồng điệu” - Anh(Chị) hiểu như thế nào về ý kiến trên.Nếu anh(chị) đồng ý với quan niệm về thơ như thế của Tố Hữu , hãy làm sáng tỏ bằng kiến thức văn học có được của anh(chị ). Đáp án : I)Yêu cầu chung : Học sinh giải thích được ý kiến của Tố Hữu về thơ. Chứng minh ý kiến của Tố Hữu bằng kiến thức văn học của học sinh. Biết cách làm bài nghị luận văn học. II)Yêu cầu cụ thể : 1. Giải thích a.Thơ là một điệu hồn. Thơ là tiếng nói của tâm hồn thi sĩ trước cuộc đời. Trữ tình là gốc của thơ. Mỗi một nhà thơ đòi hỏi phải có một phong cách trữ tình, mỗi một bài thơ phải có một sắc điệu trữ tình mang tính cá thể sâu sắc. b. Thơ là điệu hồn đi tìm tâm hồn đồng điệu. - Con đường của thơ chỉ có thể là con đường đi từ trái tim đến với trái tim. - Nhà thơ bao giờ cũng mong muốn được đồng cảm , đồng điệu , đi tìm tri âm tri kỉ giữa đời. - Thơ thực sự sống khi kết đọng được trong lòng độc giả yêu thơ. 2. Chứng minh : Học sinh có thể vận dụng mọi kiến thức văn học có được để làm sáng tỏ , miễn rằng : Bài thơ đó phải là một bài thơ hay thực sự có hồn có sắc thái và giọng điệu riêng , có tâm sự thầm kín , sâu sắc thể hiện khát vọng giao cảm với đời. Bài thơ đó phải đến được với độc giả , có sức sống lâu bền , tìm được sự đồng điệu , đồng sáng tạo ở độc giả. Bàn luận : Bài học đối với ngưòi làm thơ : Quan tâm đến cái gốc tâm tình , phải hướng về cuộc đời , thơ phải vì cuộc đời mà đến. Nhà thơ phải trở thành cái tôi cá thể sâu sắc độc đáo và tài hoa.
Tài liệu đính kèm: