Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2009-2010 - Trường THPT Tây Hiếu (Có đáp án)

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2009-2010 - Trường THPT Tây Hiếu (Có đáp án)

Câu 3(4.0đ).

1/ Giải thích chiều hướng tiến hoá hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống.

2/ Vận tốc máu là gì? Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?

3/ Trình bày vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucôzơ máu.

 

doc 4 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 23/06/2023 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Sinh học Lớp 11 - Năm học 2009-2010 - Trường THPT Tây Hiếu (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Trường THPT Tây Hiếu
đề thi học sinh giỏi cấp trường năm học 2009-2010
Môn: Sinh học 11. 
Câu 1(3.0đ). 
1/ Hãy giải thích câu nói: " thoát hơi nước là tai hoạ tất yếu của cây".
2/ Phân tích ảnh hưởng của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí, dinh dưỡng khoáng đến quá trình trao đổi nước ở thực vật.
Câu 2(5.0đ). 
1/ So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp.
2/ Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C3, C4, CAM.
3/ Trình bày mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp ở thực vật. Tính hiệu quả năng lượng(ATP) trong các giai đoạn của hô hấp hiếu khí từ 1 phân tử glucôzơ.
Câu 3(4.0đ). 
1/ Giải thích chiều hướng tiến hoá hệ tuần hoàn ở động vật có xương sống.
2/ Vận tốc máu là gì? Vận tốc máu biến động như thế nào trong hệ mạch?
3/ Trình bày vai trò của gan trong điều hoà nồng độ glucôzơ máu.
Câu 4(6.0đ). 
1/ Nêu sự khác nhau về cơ quan tiêu hoá ở động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt(răng, dạ dày, ruột, tuyến tiêu hoá)? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?
2/ Kể tên, nêu ảnh hưởng của các loại hoocmôn đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.
3/ Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Giải thích tại sao động vật có hệ thần kinh dạng lưới, dạng hạch đa số các phản xạ là phản xạ không điều kiện?
Câu 5(2.0đ). 
Thí nghiệm: lấy 1 cây nhỏ còn nguyên bộ rễ, nhúng bộ rễ đã rửa sạch vào dung dịch xanh mêtilen. Một lúc sau lấy cây ra, rửa sạch bộ rễ và lại nhúng tiếp vào dung dịch CaCl2. Hãy dự đoán xem quan sát thấy hiện tượng gì?
đáp án đề thi học sinh giỏi cấp trường 
Môn Sinh học - lớp 11
Câu
Nội dung
Điểm
Câu1. 1/
2/
* Giải thích:
- Thoát hơi nước là "tai hoạ" vì hơn 99% lượng nước cây lấy vào từ đất phải thoát ra ngoài không khí qua lá.
- "tất yếu" vì ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước:
+ là động lực trên của quá trình vận chuyển nước.
+ Giảm nhiệt độ bề mặt lá.
+ Tạo điều kiện cho CO2 vào lục lạp qua khí khổng để tham gia QH.
* Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố:
- ánh sáng: 
+ ảnh hưởng đến quá trính trao đổi nước do ảnh hưởng đến phản ứng mở quang chủ động của khí khổng.
 ánh sáng xanh tím làm tăng cường độ thoát hơi nước so với ánh sáng đỏ, vàng là do chúng làm thay đổi tính thấm của tế bào.
-> ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển nước và hấp thụ nước ở rễ.
- Nhiệt độ: 
+ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở rễ -> ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước ở rễ.
+ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do ảnh hưởng đến độ ẩm không khí hoặc các quá trình trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
- Độ ẩm: thông qua ảnh hưởng cua rnhiệt độ.
- Dinh dưỡng khoáng: Liên quan đến trao đổi nước do ảnh hưởng đến sinh trưởng và hoạt động của hệ rễ, ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của dung dịch đất.
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 2
1/
2/
3/
So sánh pha sáng và pha tối trong quang hợp:
- Giống nhau:
+ Xảy ra ở lục lạp.
+ Gồm các phản ứng ôxi hoá khử.
- Khác nhau:
Pha sáng
Pha tối
Xảy ra ở màng tilacôit
Xảy ra trong chất nền strôma
Cần ánh sáng
Không cần ánh sáng
Nguyên liệu: H2O, NADP, ADP
Nguyên liệu: CO2, ATP, NADPH
Sản phẩm: NADPH, ATP, O2
Sản phẩm: Chát hữu cơ, NADP, ADP
Vai trò: Chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành năng lượng hoá năng chứa trong ATP, NADPH
Vai trò: Chuyển năng lượng trong ATP, NADPH thành năng lượng hoá học chứa trong Glucôzơ, các hựop chất hữu cơ khác.
Giải thích: Do yếu tố môi trường quyết định:
- Thực vật C3: Sống ở vùng ôn đới, á nhiệt đới, điều kiện cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường, do đó đã cố định CO2 1 lần theo chu trình Canvin.
- Thực vật C4: Sống ở vùng nhiệt đới nóng ẩm kéo dài, ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ O2 cao, nồng độ CO2 thấp nên phải có quá trình cố định CO2 2 lần: 
+ 1 lần lấy nhanh CO2 vốn ít ỏi trong không khí và tránh hô hấp sáng tại tế bào mô giậu
+ lần 2 cố định CO2 theo con đường Canvin để hình thành chất hữu cơ trong tế bào bao bó mạch.
- Thực vật CAM: Sống ở sa mạc hoặc bán sa mạc, khí hậu khô nóng kéo dài, phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm để lấy CO2 vào dự trữ và cố định CO2 theo chu trình Canvin để hình thành chất hữu cơ vào ban ngày.
* Mối quan hệ quang hợp và hô hấp:
- Là 2 chức năng sinh lí quan trọng trong quá trình TĐC và NL trong cây, có vai trò quyết định sự tích luỹ chất dinh dưỡng trong cây -> quyết định NS cây trồng.
- Quan hệ đối kháng và thống nhất:
+ Đối kháng: Theo chiều hướng ngược nhau.
+ Thống nhất: Có sản phẩm trung gian giống nhau.
* Hiệu quả năng lượng trong hô hấp:
- Đường phân: 2ATP và 2 NADH
- Ôxi hoá axit Piruvic: 2NADH
- Chu trình Crep: 2ATP, 6NADH, 2 FADH2
Tổng ATP: 4+ (10x3) + (2x2) = 38 ATP.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 3
1/
2/
3/
Giải thích:
- Tim:
+ Cá: Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn
+ Lưỡng cư: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu pha
+ Bò sát: tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu ít pha, 2 vòng tuần hoàn.
+ chim, thú: tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu không pha.
*Vòng tuần hoàn hở:
- ĐV không xương sống, kích thước nhỏ..
- Hệ mạch có đoạn máu chảy trong hệ mạch hở, áp lực thấp
- Tốc độ máu chậm
- Tim chưa phát triển
- TB tiếp xúc trực tiếp với máu
- Không có chức năng trao đổi khí.
* Vòng tuần hoàn kín:
- Gồm HTH đơn và HTH kép
- Tim phát triển
- áp lực máu cao
- Tốc độ máu nhanh
- TB tiếp xúc với dịch mô
 - Có chức năng TĐ khí.
Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu chảy thấp nhất trong mao mạch và tăng dần từ tiểu tính mạch đến tĩnh mạch chủ.
Gan có vai trò trong cân bằng áp suất thẩm thấu. Cụ thể là do gan có chức năng chuyển hoá, điều hoà nồng độ Glucôzơ trong máu...
HS có thể mô tả thêm sự chuyển hoá Glucôzơ trong máuthành Glicôgen trong gan và ngược lại.
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
Câu 4
1/
2/
3/ 
Động vật ăn thịt
Động vật ăn TV
Răng
Răng cửa nhỏ, sắc và có hình chêm để gặm thịt ra khỏi xương
Răng nanh cong nhọn giữ hcặt mồi
Răng cạnh hàm lớn
Răng có tác dụng cắt, xé thức ăn.
Răng cửa giống răng nanh, có khoảng trống răng
Răng cạnh hàm, răng hàm có đường gờ men răng
Răng có tác dụng nghiền thức ăn.
Dạ dày
Dạ dày đơn tiết dịch vị tiêu hoá, giàu E. tiêu hoá Prôtêin
Dạ dày đơn hay kép tuỳ loài, phù hợp chức năng tiêu hoá Xenlulôzơ
Ruột
Ruột ngắn
Manh tràng không phát triển
Ruột dài với hệ VSV rất phát triển
Manh tràng phát triển
Tuyến tiêu hoá
Giàu E. tiêu háo Prôtêin
Giàu E. tiêu hoá Xenlulôzơ và axit béo.
Có sự khác nhau vì:
Động vật ăn thịt thức ăn giàu dinh dưỡng, số lượng ít, tiêu hoá htức ăn dễ dàng nhưng lại khó khăn trong kiếm mồi.
-Động vật ăn Thực vật thì TA nghèo chất dinh dưỡng, số lượng lớn, kiếm ăn dễ nhưng tiêu hoá khó.
Các loại Hoocmon:
- Hoocmon sinh trưởng: 
+ Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước TB
+ Kích thích phát triển xương
- Tirôxin: Kích thích chuyển hoá tế bào và quá trình ST, PT cơ thể
- ơstrôgen và Testosteron: Kích thích ST và PT mạnh ở giai đoạn dậy thì.
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
Bẩm sinh, bền vững
Hình thành trong quá trình sống, dễ mất, mềm dẻo
Di truyền, có tính chủng loại
Không DT, có tính cá thể
Chỉ trả lời những kích thích tương ứng
Trả lời KT bất kỳ, kết hợp KT không điều kiện
Đơn giản, số lượng ít
Phức tạp , số lượng không hạn chế
Trung ương TK là tuỷ sống, trụ não, ít TB TK tham gia.
Trung ương TK là vỏ não, nhiều TB TK tham gia
* Giải thích: HTK dạng lưới và dạng hạch có cấu tạo đơn giản, số lượng TB TK ít nên khả năng học tập thấp, khả năng rút kinh nghiệm khó khăn.
- Tuổi thọ ngắn nên không có nhiều thời gian cho việc học tập rút kinh nghiệm.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.25
0.25
0.25
0.25
0.5
0.5
Câu 5
Hiện tượng: Dung dịch CaCl2 có màu xanh.
Giải thích:
- Xanh mêtilen được hấp thụ vào TB lông hút nhưng không được vận chuyển vào mạch gỗ mà chỉ nằm ngoài các biểu bì do Xanhmêtilen là chất độc đối với cây, nhờ tính hấp thụ chọn lọc của TB nên không cho Xanhmêtilen đi qua vào mạch gỗ.
 Việc rửa sạch bộ rễ chẳng qua là để cho thấy hoàn toàn khụng cũn xanh metylen tự do dớnh bờn ngoài bộ rễ.
- Khi nhỳng tiếp rễ cõy vào CaCl2, lụng hỳt của rễ lại hỳt nước và hỳt cỏc ion Ca và Cl cũng do hiện tượng thấm hỳt khụng chọn lọc của cỏc tb lụng hỳt của rễ theo chiều gradien nồng độ như đối với Xanhmêtilen, ngược lại Xanhmêtilen trong tb biểu bì của rễ cõy thỡ sẽ di chuyển ra bờn ngoài cũng do thuận theo chiều gradien nồng độ làm cho dung dịch bờn ngoài từ khụng màu chuyển thành màu xanh.
0.5
0.5
0.5
0.5

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_sinh_hoc_lop_11_nam_hoc.doc