Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ Văn 12

Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ Văn 12

Câu I : ( 8 Điểm)

 Nhân đọc một số bài thơ trong “ Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh . Anh ( chị) hãy viết một bài nghị luận để bàn về vấn đề ý chí và nghị lực của con người.

Câu II: ( 12 Điểm)

 “Tràng giang” của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh ( chị) hãy phân tích bài thơ “ Tràng giang” để làm sáng tỏ nhận xét.

 

doc 6 trang Người đăng hien301 Lượt xem 3016Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn: Ngữ Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT TRÙNG KHÁNH
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
( Năm học 2011- 2012)
Thời gian : 180 phút ( Không kể thời gian giao đề)
Câu I : ( 8 Điểm) 
	 Nhân đọc một số bài thơ trong “ Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh . Anh ( chị) hãy viết một bài nghị luận để bàn về vấn đề ý chí và nghị lực của con người.
Câu II: ( 12 Điểm)
	“Tràng giang” của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh ( chị) hãy phân tích bài thơ “ Tràng giang” để làm sáng tỏ nhận xét.
..................................................Hết................................................................
Ghi chú: - Giám thị không giải thích gì thêm
 - Học sinh không được sử dụng các tài liệu liên quan
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn : Ngữ Văn
CÂU
Ý
NỘI DUNG
ĐIỂM
I
Nhân đọc một số bài thơ trong “ Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh . Anh ( chị) hãy viết một bài nghị luận để bàn về vấn đề ý chí và nghị lực của con người.
8
1
Giới thiệu chung
- Giới thiệu chung vấn đề
- Nêu luận đề cụ thể
1 
2
Triển khai
6
a. Khái niệm ý chí và nghị lực
- Ý chí: là khả nang tự xác định mục đích cho hành động và hướng hành động, không lùi bước trước những khó khăn nhằm đạt mục đích của mình.
- Nghị lực: là sức mạnh tinh thần tạo cho con người sự kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước những khó khăn
-Ý chí và nghị lực là những phẩm chất đặc biệt được bộc lộ khi con người đối diện với những thử thách trong cuộc sống, nó sẽ giúp con người vượt qua thử thách và tự khẳng định mình.
2
b. Ý trí và nghị lực của Hồ Chí Minh
- Hoàn cảnh bác phải đối mặt
- Mục đích của người : Đợi ngày tự do- không phải vì nhu cầu cá nhân mà tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ cách mạng của dân tộc, để thực hiện trách nhiệm cứu nước, đấu tranh giành tự do cho dân tộc, nhân dân.
- Biểu hiện ý chí và nghị lực của Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh tù đày:
+ Luôn kiên định tinh thần hướng về ngày tự do, dù hằng ngày phải đối mặt với gông cùm, dây trói, tù ngục song người chưa bao giờ nản lòng, và cũng chưa bao giờ quên khát vọng tự do và niềm tin vào một tự do sẽ tới:
. Liên hệ một số bài thơ: “Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao. Muốn nên sự nghiệp lớn, Tinh thần càng phải cao” hoặc “ Một canh, hai canh lại ba canh/ Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành/ Canh bốn canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng phất phới mộng hồn quanh”
+ Vượt lên chiến thắng đau đớn về thể xác để giữ một phong thái ung dung, tâm hồn tự do, thanh thoát để cảm nhận mình như một “khách tiên” “ khánh tự do” trong chính không gian ngục tù.
. Liên hệ bài thơ: “Quá trưa” ( Hai giờ ngục mở thông hơi/ Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do/ Tự do tiên khách trên trời/ Biết chăng trong ngục có người khách tiên)
+ Đặc biệt, khát vọng tự do và tình yêu sự sống tình yêu cái đẹp đã đem đến cho người một sức mạnh để vượt tù ngục tinh thần, mở lòng đón nhận mọi vẻ đẹp của đất trời và con người.
. Liên hệ bài thơ : Chiều tối 
-> Cuối cùng người đã chiến thắng, trở về lãnh đạo cách mạng thắng lợi.
2
c. ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống
- Vai trò và tác dụng ý chí nghị lực trong cuộc sống
- Biểu hiện của ý chí và nghị lực trong cuộc sống:
+ Trong hoàn cảnh đất nước có chiến tranh
+ Trong cuộc sống hằng ngày ( Gương thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí...)
+Trong học tập( liên hệ bản thân)
- Rút ra bài học 
+ Sức mạnh của ý chí và nghị lực sẽ giúp con người luôn vững vàng đi đến thành công trong cuộc sống.
+ Vượt qua mọi khó khăn thử thách chiến thắng.
+Muốn có ý chí nghị lực cần phải xác định mục tiêu sống, phương hướng hành động để đạt mục tiêu đã đề ra.
2
3
Kết luận
- Khẳng định lại ý chí và nghị lực là một lối sống đẹp cần có ở mỗi người.
- Chúng ta cần phải tôi luyện ý chí và nghị lực để khẳng định mình trong cuộc sống.
1
II
“Tràng giang” của Huy Cận là bài thơ mang vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại. Anh ( chị) hãy phân tích bài thơ “ Tràng giang” để làm sáng tỏ nhận xét.
12
1
Đạt vấn đề
- Giới thiệu được tác giả Huy Cận, bài thơ Tràng Giang.
- Giới thiệu nội dung nghị luận: Đặc sắc nội dung nghệ thuật cũng như mối quan hệ giữa vẻ đẹp cổ điền và vẻ đẹp hiện đại của bài thơ. 
1
2
Giải quyết vấn đề 
10
2.1
Phân tích bài thơ “Tràng Giang”
- Hoàn cảnh sáng tác
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ ( Bâng khuâng trước vũ trụ mênh mông) Câu nhan đề và đề từ
0,5
* Khổ 1
- Nhói buốt trước cái hữu hạn của kiếp người: Phân tích phép tương phản giữa cái lớn ( sông nước mênh mông) với cái bé mọn ( con sóng, con thuyền, đặc biệt hình ảnh củi khô trôi dạt giữa Tràng giang như kiếp nhỏ bé lọt thỏm giữa vũ trụ bao la)
1,5
* Khổ 2
-Nhà thơ chóng mặt trước cái vô hạn của vũ trụ:
+Không gian mở rộng về phía cồn nhỏ, chợ xa, bến cô liêu , một không gian rộng nhưng trống và lạnh.
+ Đặc biệt câu ba và câu bốn dựng lên một khung cảnh ba chiều rợn ngập ( dài , rộng, sâu) nối trời với đất, với những sáng tạo ngôn từ thật độc đáo ( Sâu chót vót)
1,5
* Khổ 3
- Là cái rùng mình trước sự đứt đoạn và giao cảm 
+ Hai chữ “ Không” ( không đò, không cầu) diễn tả đắc địa sự đứt đoạn ấy, con người bị dồn vào cô đơn bế tắc.
1,5
* Khổ 4
- Dồn tụ ý tưởng của cả bài qua phép tương phản đầy ấn tượng giữa mây núi khổng lồ và cánh chim nhỏ bé, đồng thời bắc một cây cầu giao cảm giữa cái tôi cô đơn của thi sĩ với cái ta của quê hương, đất nước. Khát vọng giao cảm chính là khát vọng tìm con đường giải thoát cô đơn. 
1,5
2.2
Vẻ đẹp cổ điển và hiện đại của bài thơ
- Đề tài, cảm hứng
+ Tràng giang mang nỗi sầu vạn cổ của con người nhỏ bé hữu hạn trước thời gian, không gian vô hạn, vô cùng.
+ Đồng thời Tràng giang thể hiện “nối buồn thế hệ” của “ một cái tôi thơ mới” thời mất nước chưa tìm thấy lối ra.
- Chất liệu thi ca 
+ Ở Tràng giang ta bắt gặp nhiều hình ảnh quen thuộc trong thơ cổ ( Tràng giang, đìu hiu, cánh chim trong bóng chiều) những hình ảnh, tứ thơ được gợi lên từ thơ cổ.
+ Mặt khác, Tràng giang cũng không thiếu những hình ảnh, âm thanh chân thực đời thường, không ước lệ ( củi khô, tiếng vãn chợ chiều, bèo dạt...)
- Thể loại và bút pháp
+ Tràng giang mang đậm phong vị cổ điển qua việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ 7 chữ với cách ngắt nhịp gieo vần, cấu trúc đăng đối, bút pháp tả cảnh ngụ tình, gợi hơn là tả ... Những từ Hán Việt cổ kính ( Tràng Giang, Cô liêu) 
+ Song Tràng Giang lại cũng rất mới qua xu hướng giãi bày trực tiếp “ cái tôi trữ tình”. ( Buồn điệp điệp, sầu trăm ngả, không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà...) qua những từ ngữ sáng tạo mang dấu ấn xúc cảm cá nhân của tác giả ( Sâu chót vót, niềm thân mật, dợn dợn ) 
3,5
3 
Đánh giá chung
- Tràng giang của Huy Cận không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là một bài thơ về tâm hồn. Bài thơ thể hiện nỗi buồn trước vũ trụ, trước cô đơn.
- Từ đề tài, cảm hứng, chất liệu đến giọng điệu, bút pháp, Tràng giang vừa mang phong vị thi ca cổ điển vừa mang chất hiện đại của thơ mới.
- Vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại cũng là nét đặc trưng của phong cách Huy Cận.
1
Lưu ý chung : 
-Chỉ cho điểm tối đa trong trường hợp: 
+Thí sinh không những chỉ nói đủ những ý cần thiết mà còn biết cách tổ chức bài văn, diễn đạt lưu loát, đúng văn phạm và viết không sai chính tả.
+ Có thể chấp nhận cách sắp xếp ý không hoàn toàn giống như đáp án, miễn đảm bảo tính lôgic, khuyến khích kiến thức riêng thực sự có ý nghĩa, liên quan trực tiếp đến vấn đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi cap huyen tk.doc