Đề thi học kỳ I Ngữ văn 12 – chương trình chuẩn

Đề thi học kỳ I Ngữ văn 12 – chương trình chuẩn

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học giai đoạn 1954-1975?

 A. Nền văn học phục vụ Cách mạng, cổ vũ chiến đấu.

B. Nền văn học có nhịp độ phát triển mau lẹ.

C. Nền văn học luôn hướng về đại chúng.

D. Nền văn học có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

Câu 2: Sức thuyết phục ở Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí minh ?

 A. Cách lập luận chặt chẽ, một bản án dành cho chế độ thực dân Pháp.

 B. Một mẫu mực về nghệ thuật lập luận và những lí lẽ của Hồ Chí Minh.

 C. Cách lập luận chặt chẽ, ở những lí lẽ đanh thép và những bằng chứng không ai chối cãi được.

 D. Mục đích là để tuyên bố cho đồng bào cả nước và cả thế giới về nền độc lập của gia tộc.

 

doc 4 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I Ngữ văn 12 – chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I
NGỮ VĂN 12 – CT CHUẨN
Thời gian 90 phút)
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Câu 1: Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn học giai đoạn 1954-1975?
 A. Nền văn học phục vụ Cách mạng, cổ vũ chiến đấu.  
B. Nền văn học có nhịp độ phát triển mau lẹ.
C. Nền văn học luôn hướng về đại chúng.   
D. Nền văn học có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
Câu 2: Sức thuyết phục ở  Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí minh ?
  A. Cách lập luận chặt chẽ, một bản án dành cho chế độ thực dân Pháp.
  B. Một mẫu mực về nghệ thuật lập luận và những lí lẽ của Hồ Chí Minh.
  C. Cách lập luận chặt chẽ, ở những lí lẽ đanh thép và những bằng chứng không ai chối cãi được.
  D. Mục đích là để tuyên bố cho đồng bào cả nước và cả thế giới về nền độc lập của gia tộc.
Câu3:  Đề tài chống thực dân đế quốc, chống phong kiến địa chủ, tuyên truyền độc lập dân tộc và XHCN  là câu nói của Hồ Chí Minh với ai ?
  A. Với các đồng chí Cách mạng.                                             B. Với các nhà báo Việt Nam .
  C. Với đồng bào cả nước trong ngày Quốc khánh 2-9                D. Cả ba phương án đều sai.
Câu 4: Hình tượng nghệ thuật trung tâm trong bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là gì ?
  A. Mối tình Kim Kiều.         B. Thiên nhiên xứ Huế.      C. Nhân vật tôi.             D. Dòng sông Hương.   
Câu 5: Kiểu xưng hô mình-ta trong bài Việt Bắc của Tố Hữu có giá trị gì ?
  A. Diễn tả cuộc chia tay của hai người bạn tri kỉ.
  B. Thể hiện tình thân của tác giả với một người thầm kín ở núi rừng Việt Bắc 
  C. Thể hiện tình cảm gắn bó tri ân giữa người dân Việt Bắc với chính phủ cách mạng
  D. Diễn tả lời tiễn dặn của người ở Việt Bắc với người chồng làm cách mạng.
Câu 6: Biện pháp tu từ chính được vận dụng trong đoạn thơ sau: Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy / tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan / tiếng ghi ta ròng ròng / máu chảy (Thanh Thảo) ?
  A. ẩn dụ         B hoán dụ         C. so sánh         D. nói quá
Câu 7: Để xác định nhịp thơ người ta căn cứ vào yếu tố nào sau đây?
  A. Thanh của tiếng                  B. Tiếng           C. Vần của tiếng.          D. Tiếng và vần của tiếng
Câu 8: Câu văn sau đây mắc phải lỗi gì “Hắn là một thanh niên mạnh  khỏe, giỏi giang, nhưng ai lấy được hắn như có được một con trâu mộng”?
  A. Ngữ pháp               B. Lôgíc           C. Chính tả                   D. Tu từ
Câu 9: Chủ đề bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là gì?
  A. Thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp của núi rừng Việt Bắc.
  B. Khúc tình ca về Cách mạng và con người kháng chiến
  C. Khúc hùng ca và tình ca về Cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến
  D. Tình cảm gắn bó keo sơn giữa các chiến sĩ Cách mangj  với đồng bào Việt Bắc, giữa quần chúng với lãnh tụ.
Câu 10: Dòng nào sau đây nêu không đúng đặc điểm chung của Phong cách ngôn ngữ khoa học?
  A. Tính biểu cảm, sinh động                 B. Tính khái quát, trừu tượng
  C. Tính lí trí, logíc                                D. Tính kách quan, phi cá thể.
Câu 11: Là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, có ý thức cá nhân phát triển cao. Là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp, rất mực tài hoa, uyên bác và am hiểu nhiềm môn nghệ thuật. Ông là ai?
  A. Hồ Chí Minh          B. Tố Hữu        C. Nguyễn Tuân            D. Chế Lan Viên
Câu 12:  Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh đựoc in trong tập thơ nào sau đây?
  A. Tơ tằm, chồi biếc    B. Hoa dọc chiến hào                C. Lời ru trên mặt đất                D. Tự hát
II. PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1(2 điểm): Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc?
Câu 2 (5 điểm): Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh ?
 ******************************  
              HƯỚNG DẪN CHẤM :                    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
A
î
î
B
î
î
î
î
î
C
î
î
î
î
D
î
II. PHẦN 2: TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1:  Quan niệm của anh (chị) về hạnh phúc ?
a. Yêu cầu về kĩ năng: biết cách vận dụng các kĩ năng nghị luận  để viết một đoạn văn hoặc một bài văn hoàn chỉnh.
b. Yêu cầu nội dung: học sinh có nhiều hướng triển khai và có quan niệm khác nhau về hạnh phúc ở các phương diện sau:
- Hạnh phúc là cái đích  hướng đến, tìm kiếm của mỗi  người, mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc
- Quan niệm về hanh phúc có thể khác nhau ở mỗi thời đại, ở mỗi cộng đồng xã hội, ở mỗi người  nhưng  có những nét bản chất thống nhất: đó chính là hướng đến sự thỏa mản, hưởng thụ ở một mực độ nào đó về những giá trị vật chất và tinh thần.
- Trình bày quan niệm của cá nhân mình về hạnh phúc, phải đảm bảo tính tích cực xã hội về nhân sinh quan.
c. Biểu điểm: 
- Thể hiện nhân sinh quan tích cực, có kĩ năng nghị luận, diễn đạt tương đối mạch lạc: 1,5 g 2 điểm
- Biết cách thể hiện quan điểm nhưng chưa có kĩ năng nghị luận, còn mắc một số lỗi cơ bản:  0,5 g 1 điêm
- Quan điểm không rõ ràng, diễn đạt vụng, cẩu thả        0  g 0.5 điêm
Câu 2: Tìm hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình em trong bài thơ Sóng  của Xuân Quỳnh?
a. Yêu cầu kĩ năng: Nắm vững kĩ năng nghị luận một vấn đề văn học, biết vận dụng kết hợp hiệu quả các thao tác lập luận đã học.
b. Yêu cầu nội dung: Học sinh có nhiều hướng triển khai vấn đề nhưng cần đảm bảo những nội dung kiến thức cơ bản sau:
- Giới thiệu về đề tài và việc sử dụng sáng tạo đề tài của Xuân Quỳnh.
- Bài thơ có hai hình tượng nhân vật trữ tình là sóng và em. Hai hình tượng nhân vật có quan hệ thống nhất, không tách rời nhau: sóng  là ẩn dụ cho tâm trạng của người con gái đang yêu, hay đúng hơn là chỉ chính em.
- Hình tượng sóng diễn tả một quy luật  muôn thuở của tình yêu dôi lứa: tình yêu gắn liền với tuổi trẻ, tuổi trẻ luôn khao khát yêu đương, tình yêu là sự trẻ trung của tâm hồn.
- Hình tượng sóng diễn tả sự băn khoăn, trăn trở của đôi lứa yêu nhau: muốn giải thich, muốn cắt nghĩa về tình yêu, về người yêu và chính mình nhưng đểu không có câu trả lời thỏa đáng g tình yêu luôn bí ẩn, mới mẻ, đòi hỏi sự khám phá.
- Bằng việc khai thác trạng thái đa dạng, đối lập, phức tạp, vĩnh  hằng của hình tượng sóng, nhà thơ đã diễn tả nỗi cồn cào, khắc khoải, nhớ nhung của người đang yêu; bộc lộ những trăn trở, lo âu,  của người phụ nữ với một tình yêu tha thiết, mạnh mẽ, đầy nữ tính và nỗi khát vọng về một tình yêu chung thủy và vĩnh cữu
c. Biểu điểm: 
- 5 điểm:   Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, bài viết có bố cụ rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, súc tích, không mắc những lỗi cơ bản.
-3 g 4 điểm: Đảm bảo tương đối các yêu cầu trên, bố cục tương đối, tuy nhiên diễn đạt còn vụng, mắc một số lỗi cơ bản.
- 2 g >3 điểm : Chưa đảm bảo các yêu cầu trên, bố cục lộn xộn, diễn đạt vụng, mắc nhiều lỗi cơ bản 
- 0> 2:          Tỏ ra không hiểu  đề, viết lung tung, mắc nhiều lỗi cơ bản
- Điểm 0:   Không làm bài hoặc làm sơ sài

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HOC KY I.doc