Đề thi học kỳ I môn: Văn lớp 11

Đề thi học kỳ I môn: Văn lớp 11

Đề 1:

Câu 1: (2 điểm)

a. Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nam Cao?

b. Ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia?

Câu 2: (3 điểm):

Tác phẩm chí Phèo của Nam cao đã có những tên gọi nào? Hãy nêu ý kiến nhận xét về những tên gọi ấy?

Câu 3: (5 điểm):

Phân tích đoạn văn tả cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1358Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I môn: Văn lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD-Đt Nam Định
Trường THPT Đại An
Đề thi học kỳ I năm học 2009-2010
Môn: Văn Lớp 11 (Thời gian: 90 phút)
----------*&*-----------
Đề 1:
Câu 1: (2 điểm) 
a. Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Nam Cao?
b. ý nghĩa nhan đề Hạnh phúc của một tang gia?
Câu 2: (3 điểm):
Tác phẩm chí Phèo của Nam cao đã có những tên gọi nào? Hãy nêu ý kiến nhận xét về những tên gọi ấy?
Câu 3: (5 điểm):
Phân tích đoạn văn tả cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?
Đề 2:
Câu 1: (2 điểm) 
Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo. Tình huống đó là gì, tác dụng của tình huống với việc thể hiện tính cách nhân vật?
Câu 2: (3 điiểm)
a. Trình bày ngắn gọn phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
b. Chỉ ra những mâu thuẫn cơ bản của đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài – Trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng?
Câu 3: (5 điểm)
Phân tích cảnh chị em liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ đêm đêm cố thức để đợi chuyến tàu đi qua phố huyện?
Sở GD-Đt Nam Định
Trường THPT Đại An
Đề thi học kỳ I năm học 2009-2010
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 11
----------*&*-----------
Đề 1:
Câu 1: (2 điểm) 
a. (1,0 điểm)
- Yêu cầu: Học sinh nhớ được những nét chính trong quan điểm sáng tác của Nam Cao.
- Nội dung: HS có thể trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo những nội dung sau:
+ Lên án văn học lãng mạn thoát ly hiện thực, NC khẳng định văn học hiện thực, khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh “nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dốivang động của đời”, nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật “tàn nhẫn”, nói lên nỗi thống khổ của nhân dân, vì họ mà lên tiếng. 
+ Văn học mang tính phổ quát, chứa đựng tinh thần nhân đạo “ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bìnhNó làm cho người gần người hơn”.
+ Văn chương phải mang tính sáng tạo “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.
+ Nhà văn phải có lương tâm nghề nghiệp “sự cẩu thả trong bất cứ nghề gìđê tiện”.
+ Nhà văn phải hoà mình vào cuộc sống của nhân dân, đất nước “sống đã rồi hãy viết”.
- Cho điểm: HS nêu được 4 ý đầu cho 1,0 điểm; HS nêu được hơn một nửa số ý cho 0,75 điểm; HS nêu được 2 ý cho 0,5 điểm.
b. (1,0 điểm)
- Yêu cầu : HS nêu được ý nghĩa nhan đề của chương truyện, HS có thể nêu khác nhau nhưng về cơ bản phải nêu được những nội dung sau:
- Nội dung:
+ Đây là một nhan đề lạ, giật gân khiến người đọc chú ý. Nhưng nó phản ánh đúng một sự thật mỉa mai, hài hước. Đây cũng là tình huống trào phúng chủ yếu của chương truyện.
+ Nói đến hạnh phúc là nói đến sự vui vẻ, sung sướng; nói đến tang gia là nói đến gia đình có người thân bị chết, không khí gia đình là tang thương, đau buồn, bối dối. Thế nhưng gia đình này lại vui sướng hạnh phúc khi người thân qua đời, tuy có bối dối, lo lắng nhưng là để lo một đám ma thật linh đình, thật vui như một đám rước, đám hội... Đúng là niềm hạnh phúc của một gia đình đại bất hiếu.
- Cho điểm: Mỗi ý cho 0,5 điểm khi học sinh nêu chính xác, hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt.
Câu 2: (3 điểm):
- Yêu cầu: trên cơ sở lời giới thiệu trong sgk và tìm hiểu nội dung câu truyện HS có thể đưa ra những ý kiến của mình về các tên gọi khác nhau của tác phẩm Chí Phèo. Tuy nhiên HS cần hướng vào những nội dung sau:
- Nội dung:
+ Cái lò gạch cũ. Đây là tên đầu tiên do NC đặt. Lấy từ chi tiết ở phần đầu truyện và hình ảnh hiện ra trong đầu TN ở cuối truyện. Gợi lên kiểu kết cấu đầu cuối tương ứng. Hình ảnh gợi ra một số phận, một kiếp người đau khổ, đồng thời cũng gợi ra nỗi ám ảnh về cái vòng quay nghiệt ngã của số phận. Chí Phèo đã chết nhưng sẽ có thể lại có một Chí Phèo khác tiếp diễn
+ Nhà xuất bản Đời mới in (1941) đã tự ý đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi nhằm mục đích câu kháchTên gọi ấy cho thấy đã không hiểu đúng vai trò của TN. CP gặp TN như một cái mốc đánh dấu sự thay đổi của CPĐôi lứa xứng đôi đã không bao quát hết ý nghĩa trọn vẹn của tác phẩm, vô tình hiểu sai ý đồ sáng tác của NC từ đó dẫn đến cái nhìn hời hợt, sai lạc về tác phẩm của NC
+ Sau cách mạng khi in lại trong tập Luống cày, NC đã đổi lại thành Chí Phèo, lấy tên gọi của nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm. Điều đó cho thấy NC không bằng lòng với những tên gọi cũ. Toàn bộ câu truyện xoay quanh cuộc đời nhân vật chínhTên tác phẩm thể hiện được trọn vẹn chủ đề, ý nghhĩa của tác phẩm.
- Cho điểm: Mỗi ý trình bầy đầy đủ hợp lý, không mắc lỗi diễn đạt cho 1,0 điểm.
Câu 3: (5 điểm):
Yêu cầu về kĩ năng :
- HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, bố cục hoàn chỉnh.
Yêu cầu về nội dung
- Trên cơ sở HS hiểu được tác giả, hoàn cảnh, xuất xứ tác phẩm và vị trí của đoạn trích để phân tích đoạn văn tả cảnh cho chữ ở cuối truyện (vị trí kết thúc tác phẩm; thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm và kết tinh thành tựu nghệ thuật của Nguyễn Tuân). HS có thể có những cách trình bày khác nhau miễn là đảm bảo được những nội dung sau:
+ Việc cho chữ vốn là việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuậtlại diễn ra trong một căn buồng giam chật hẹp, tăm tối, ẩm thấp, hôi hám... Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn; thiên lương cao cả lại toả sáng ở chính noi mà bóng tối và cái ác ngự trị
+ Huấn cao sáng tạo cái đẹp trong tư thế của một người tù cơ đeo gông chân vướng xiềng, chỉ sớm tinh mơ ngày mai đã phải ra pháp trường lĩnh án tử hình
+ Trật tự kỉ cương trong nhà tù đã bị đảo lộn: Tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan; ngục quan thì khúm núm vái lạy tù nhân.
+ Để làm sáng tỏ nội dung trên, NT đã thể hiện được những nét đặc sắc về nghệ thuật: giọng văn kịch tính, sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập (đối lập ở cảnh; đối lập ở nhân vật; đối lập ngay trong một nhân vật: Huấn Cao); kết hợp bút pháp hiện thực với bút pháp lãng mạn.
	Từ những nội dung trên ta thấy NT đã kín đáo bộc lộ tình cảm yêu nước(hình tượng HC gợi liên tưởng đến Cao Bá Quát), niềm trân trọng, ngưỡng vọng những người anh hùng hi sinh vì đất nước; Thể hiện quan niệm thẩm mỹ của NT: Cái đẹp không sống chung với cái xấu, cái ác (lời khuyên quản ngục), cái đẹp gắn liền với cái thiện. Cái đẹp có sức mạnh cảm hoá, cái đẹp bất tử và cái đẹp chiến thắng.
Cho điểm:
- Điểm 4- 5: Hiểu và phân tích làm sáng tỏ khá tốt yêu cầu trên, văn viết lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc. Còn một vài sai sót không đáng kể.
- Điểm 2-3 : Tỏ ra chưa hiểu yêu cầu của đề và đoạn văn tả cảnh cho chữ, đôi chỗ còn diễn xuôi ý, chỉ ra được nhưng phân tích chưa sâu sắc về nghệ thuật của đoạn văn; Bố cục hoàn chỉnh. Lỗi diễn đạt không quá nhiều.
- Điểm dưới 2: Phần lớn là kể lại đoạn văn, không thấy được giá trị của đoạn văn tả cảnh cho chữ, không chú ý phân tích nghệ thuật, viết còn quá yếu.
- Điểm 0: bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
( Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5)
Sở GD-Đt Nam Định
Trường THPT Đại An
Đề thi học kỳ I năm học 2009-2010
Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 11
----------*&*-----------
Đề 2:
Câu 1: (2 điểm) 
- Yêu cầu chung: HS có thể trình bày khác nhau, miễn đảm bảo đủ ý và rõ ràng:
- Nội dung:
+ Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huống truyện độc đáo: Tình huống gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thày thơ lại.
+ Trên bình diện xã hội, họ là kẻ thù của nhau. HC là tên “đại nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạn chống lại trật tự xã hội; quản ngục kẻ đại diện cho quyền lực của xã hội đó.
+ Hai nhân vật này đều có tâm hồn nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau.
+ Cuộc gặp gỡ đối đầu, éo le trong nhà ngục đã góp phần làm nổi bật hình tượng nhân vật HC và tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, đồng thời thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm.
- Cho điểm: Trình bày tốt mỗi nội dung, không mắc lỗi diễn đạt chính tả, ngữ pháp nhiều, sạch sẽ cho 0,5 điểm mỗi ý. Các mức độ khác giáo viên điều chỉnh cho phù hợp.
Câu 2: (3 điểm)
a. (1,5 điểm)
- Yêu cầu: HS trình bày ngắn gọn những nét chính trong phong cách nghệ thuật của NC:
- Nội dung: 
+ Nam Cao đề cao con người tư tưởng, chú ý nhiều tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài. Từ đó NC thường tìm vào vào nội tâm, phân tích tâm lí nhân vật, đặc biệt thành công khi diễn tả những hiện tượng lưỡng tính dở tỉnh, dở say, dở khóc, dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện với ác, giữa hiền với dữ, giữa con người với con vậtNC đã tạo được những đoạn độc thoại nội tâm đặc sắc.
+ Kết cấu tác phẩm thường đảo lộn trật tự không gian, thời gian tạo nên kiểu kết cấu tâm lí phóng túng, linh hoạt nhưng chặt chẽ.
+ Tác phẩm của NC thường hay đề cập đến cái thường ngày, vặt vãnh, tầm thường nhưng mang ý nghĩa triết lí sâu sắc, to lớn với xã hội.
+ Giọng điệu rất riêng: buồn thương chua chát; dửng dưng lạnh lùng mà đầy tình thương
- Cho điểm: Trình bày đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc những nội dung trên cho 1,5 điểm; trình bày được 2 ý đầu cho 1,0 điểm; trình bày được 2 ý sau cho 0,5 điểm; trình bày được cả 4 ý nhưng còn thiếu những nội dung cơ bản, trình bày cẩu thả cho từ 1,0 đến 1,25 điểm.
b. (1,5 điểm)
- Yêu cầu HS trình bày được hai mâu thuẫn cơ bản trong đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài:
+ Mâu thuẫn giữa bọn vua chúa, quan lại tham tàn sống xa hoa, hưởng lạc với nhân dân lầm than cực khổ Mâu thẫn này được đẩy tới cao trào ở hồi V – hồi cuối cùng: dân chúng, binh lính đã nổi dậy diệt trừ bạo chúa và những gì liên quan đến bạo chúamâu thuẫn này về cơ bản đã được giải quyết. (0,75 điểm)
+ Mâu thuẫn giữa khát vọng hiến dâng tất cả cho nghệ thuật của người nghệ sĩ Vũ Như Tô với quyền lợi thiết thực của nhân dânÔng đã không đếm xỉa gì đến nỗi thống khổ của nhân dân, miễn sao ông thực hiện được ước mơ xây dựng một công trình nghệ thuật “tranh tinh xảo với hoá công” . Bởi vậy, nhân dân đã nổi dậy đốt cửu trùng đài, giết Vũ như Tô. Mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để. Câu trả lời đúng sai hãy còn treo lơ lửng với người đọc và mâu thuẫn này đã dẫn tới bi kịch của Vũ Như Tô. (0,75 điểm)
- Cho điểm: Học sinh trình bày tốt về nội dung và hình thức hai nội dung trên cho 1,5 điểm, Các mức điểm khác, giáo viên cân nhắc cho điểm sát với khả năng làm bài của HS.
Câu 3: (5 điểm)
- Yêu cầu chung: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. Hành văn trôi chảy, mạch lạc, bố cục hoàn chỉnh.
- Yêu cầu nội dung: Trên cơ sở HS hiểu được tác giả, hoàn cảnh, xuất xứ tác phẩm và vị trí của đoạn trích để phân tích được cảnh đợi tàu của chị em Liên ở cuối truyện (vị trí kết thúc tác phẩm; thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm: từ hiện thực cuộc sống đói nghèo, tăm tối, nhàm chán, bế tắc nơi phố huyện mà con người khát khao thay đổi cuộc đời để được sống trong một thế giới mới tốt đẹp hơn). HS có thể có những cách trình bày khác nhau miễn là đảm bảo được những nội dung sau:
+ Khái quát diễn biến tâm trạng Liên trong hai cảnh đầu (diễn biến tâm trạng Liên phát triển qua 3 nấc thang tâm lý ở ba cảnh. Cảnh đợi tầu như là hệ quả của hai cảnh trên. Hiểu và phân tích được cảnh đợi tàu phải hiểu hai cảnh trên)
+ Chờ tàu không xuất phát từ nhu cầu vật chất mà từ nhu cầu về tinh thần (nhu cầu vật chất rất phụ. Hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh riêng của hai chị em Liên buồn tẻ, bế tắc nên hai chị em có nhu cầu vượt thoát cuộc sống hiện tại. Chuyến tàu đêm qua phố huyện đã đáp ứng được nhu cầu tinh thần cho HĐT (được thoát cuộc sống hiện tại hoặc trở về với quá khứ tươi đẹp hoặc hướng tới tương lai tươi đẹp hơn. Hình ảnh con tàu là hình ảnh đối lập hoàn toàn với hình ảnh cuộc sống phố huyện: Sang trọng, sáng rực, sôi động). Phân tích được niềm vui chờ đợi tàu qua thái độ, hành động khi con tàu chưa đến, đến và đi...
+ Từ cảnh đợi tàu làm sáng tỏ giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo của đoạn văn cũng như của toàn bộ tác phẩm.
+ Đánh giá được giá trị nghệ thuật của TL: đậm chất trữ tình, điểm giao thoa giữa hiện thực và lãng mạn, ngôn ngữ nhẹ nhàng tự nhiên thấm đẫm cảm xúc nhiều khi hoà đồng với ngôn ngữ nhân vật.
- Cách cho điểm:
+ Điểm 4-5: Đáp ứng tốt những yêu cầu trên, bố cục hoàn chỉnh, văn viết sáng rõ, có hình ảnh, có sai sót không đáng kể.
+ Điểm 2-3: Đáp ứng đủ những nội dung nhưng khai thác chưa sâu, chưa chú ý tới mặt nghệ thuật, bố cục hoàn chỉnh.
+ Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ những yêu cầu của đề bài, bố cục không rõ ràng, trình bày cẩu thả, sai lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, diễn đạt nhiều.
+ Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai lạc hoàn toàn.
* Trên đây chỉ là những hướng dẫn khái quát, giám khảo cân nhắc cụ thể từng bài để cho điểm sát với trình độ của HS.
Điểm toàn bài lấy lẻ đến 0,5điểm.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HKI 20092010 khoi 11.doc