Đề thi học kỳ I – lớp 10 – môn Vật lí

Đề thi học kỳ I – lớp 10 – môn Vật lí

Câu 1 : Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là :

A/ Gây ra gia tốc cho vật. B/ Hoặc làm vật biến dạng.

C/ Cả 2 câu A, B đều đúng. D/ Lựa chọn khác.

Câu 2 : Lực và phản lực luôn có các đặc điểm :

A/ Cùng xuất hiện và cùng biến mất. B/ Cùng bản chất.

C/ Tác dụng lên 2 vật khác nhau. D/ Cả 3 câu A, B, C đều đúng.

 

pdf 2 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1396Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kỳ I – lớp 10 – môn Vật lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC KỲ I – Năm học 2006 – 2007 
Lớp 10 – Môn Vật Lí 
Phần 1 : Trắc nghiệm khách quan (5 điểm) 
Học sinh đọc kỹ câu hỏi rồi trả lời bằng chữ in hoa được chọn vào giấy làm bài của mình theo mẫu sau và không được sử dụng 
bút xóa. 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
Trả lời 
Câu 1 : Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là : 
 A/ Gây ra gia tốc cho vật. B/ Hoặc làm vật biến dạng. 
 C/ Cả 2 câu A, B đều đúng. D/ Lựa chọn khác. 
Câu 2 : Lực và phản lực luôn có các đặc điểm : 
 A/ Cùng xuất hiện và cùng biến mất. B/ Cùng bản chất. 
 C/ Tác dụng lên 2 vật khác nhau. D/ Cả 3 câu A, B, C đều đúng. 
Câu 3 : Vật chuyển động chịu tác dụng của các lực cân bằng sẽ : 
 A/ Chuyển động thẳng đều. B/ Chuyển động thẳng nhanh dần đều. 
 C/ Chuyển động thẳng chậm dần đều. D/ Chuyển động tròn đều. 
Câu 4 : Dưới tác dụng lực F có độ lớn không đổi, vật có khối lượng m1 thì thu được gia tốc a1 , vật có khối lượng m2 thì thu được 
gia tốc a2, vậy vật có khối lượng m = m1 + m2 thì thu được gia tốc : 
 A/ a1 + a2 B/ 
21
21
aa
aa
+
 C/ 22
2
1 aa + D/ Kết quả khác . 
Câu 5 : Chọn câu Đúng : 
 A/ Lực hấp dẫn sẽ thay đổi nếu đặt vào giữa hai vật một tấm kính dày. 
 B/ Lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa hai vật. 
 C/ Nam châm hút đinh sắt bằng lực hấp dẫn. 
 D/ Cả 3 câu trên đều sai. 
Câu 6 : Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo : 
 A/ Tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. B/ Tỉ lệ với khối lượng của vật. 
 C/ Tỉ lệ với độ biến dạng của lò xo. D/ Tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. 
Câu 7 : Kết luận nào Sai đối với lực đàn hồi : 
 A/ Xuất hiện khi vật bị biến dạng. B/ Tỉ lệ với độ biến dạng. 
 C/ Luôn luôn là lực kéo. D/ Luôn ngược hướng với lực làm cho nó biến dạng. 
Câu 8 : Lực ma sát nghĩ không có tính chất nào sau đây : 
 A/ Luôn ngược hướng với vận tốc của vật. B/ Có phương song song với mặt tiếp xúc. 
 C/ Có cường độ tùy thuộc vào ngoại lực. D/ Có thể bằng không dù mặt tiếp xúc không nhẵn. 
Câu 9 : Lực ma sát lăn nhỏ hơn lực ma sát trượt vì : 
 A/ Diện tích tiếp xúc của vật lăn nhỏ hơn vật trượt. B/ Aùp lực của vật lăn lên mặt tiếp xúc nhỏ hơn vật trượt. 
 C/ Hệ số ma sát lăn nhỏ hơn hệ số ma sát trượt. D/ Không có câu nào đúng. 
Câu 10 : Lực ma sát trượt không phụ thuộc các yếu tố nào : 
 A/ Diện tích tiếp xúc. B/ Bản chất và các điều kiện về bề mặt. 
 C/ Aùp lực lên mặt tiếp xúc. D/ A và B đều đúng. 
Phần 2 : Tự luận (5 điểm) 
Bài 1 : (2 điểm) 
 Lò xo có chiều dài tự nhiên 42 cm, treo vật 200 g thì dài 44 cm. Hỏi độ cứng của lò xo ? Nếu treo thêm vật 300 g 
thì lò xo lúc này dài bao nhiêu ? Lấy g = 10 m/s2 
Bài 2 : (3 điểm) 
a) Một vật trượt trên đường ngang dài s = 48 m thì dừng lại. Biết lực ma sát trượt lúc này bằng 0,06 trọng lựơng 
vật. Hỏi hệ số ma sát trượt với mặt đường ? Tính vận tốc ban đầu của vật ? (cho là vật chuyển động chậm dần 
đều và g = 10 m/s2) 
b) (HỌC SINH KHỐI A Lý nâng cao MỚI LÀM THÊM CÂU NÀY) Với vận tốc ban đầu này (ở câu a) vật lên dốc 
nghiêng 300 thì có thể lên được quãng đường tối đa bằng bao nhiêu ? ( Hệ số ma sát trượt như trên) 
HẾT 
ĐÁP ÁN 10 
TRẮC NGHIỆM : (0,5 đ mỗi câu) 
1C / 2D / 3A / 4B / 5B / 6C / 7C / 8A / 9C / 10A 
Bài tóan 1 (2đ) 
 - P = F = k.Dl công thừc 0,5 đ) Đáp số k = 100 N/m (0,5đ) 
- độ dãn : 5 cm (0,5 đ) , chiều dài 47 cm (0,5 đ) 
Nếu chỉ tính treo vật 300 g, đáp số 45 cm thì vớt 0,5 đ 
Bài tóan 2 (3 đ) 
Khối B, C, D (Lý cơ bản) 
- F ms = m.N = m.P = 0,06P nên m = 0,06 (0,5 đ) 
- Vẽ hình (3 lực P, N, Fms) đúng (0,5đ) 
- Viết biểu thức định luật II Newton đúng (tổng, vectơ) 0,5 đ 
- Tính a = - 0,6 m/s2 (0,5đ) 
- Tính v0 = 7,6 (m/s) (1 đ) 
Khối A (Lý nâng cao) 
- F ms = m.N = m.P = 0,06P nên m = 0,06 (0,5 đ) 
- Vẽ hình (3 lực P, N, Fms) đúng (0,5đ) 
- Tính a = - 0,6 m/s2 (0,5đ) 
- Tính v0 = 7,6 (m/s) (0,5 đ) 
- Tính gia tốc lên dốc : a = - 5, 52 (m/s2) (0,5đ) 
- Tính s = 5,23 m (0,5đ) 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde thi HK1 lop 10.pdf