Đề thi học kì I - Lớp 10 ban Khoa học tự nhiên - Thời gian : 45 phút

Đề thi học kì I - Lớp 10 ban Khoa học tự nhiên - Thời gian : 45 phút

Câu 1: Chuyển động cơ học là:

A. Sự di chuyển của vật.

B. Sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.

C. Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian.

D. Cả ba kết luận trên.

Câu 2: Chất điểm là những vật có:

A. Kích thước nhỏ.

B. Kích thước rất nhỏ.

C. Kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật

D. Cả ba đặc điểm trên.

Câu 3: Vật nào sau đây có thể xem là chất điểm?

A. Tàu hỏa đứng yên trong sân ga.

B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.

C. Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó.

D. Trái Đất chuyển động trên quĩ đạo quanh Mặt trời.

 

doc 6 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1099Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I - Lớp 10 ban Khoa học tự nhiên - Thời gian : 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Krông Buk-Tổ Vật Lý
ĐỀ THI HỌC KÌ I-LỚP 10 BAN KHTN-Thời gian : 45 phút
Câu 1: Chuyển động cơ học là:
Sự di chuyển của vật.
Sự thay đổi vị trí từ nơi này sang nơi khác.
Sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác theo thời gian. 
Cả ba kết luận trên.
Câu 2: Chất điểm là những vật có:
Kích thước nhỏ.
Kích thước rất nhỏ.
Kích thước rất nhỏ so với chiều dài quĩ đạo của vật
Cả ba đặc điểm trên.
Câu 3: Vật nào sau đây có thể xem là chất điểm?
Tàu hỏa đứng yên trong sân ga.
Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng.
Trái Đất đang chuyển động tự quay quanh nó.
Trái Đất chuyển động trên quĩ đạo quanh Mặt trời. 
Câu 4: Một vật chuyển động tịnh tiến khi:
Quĩ đạo của vật luôn là đường thẳng.
Mọi điểm trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau.
Vận tốc của vật không thay đổi.
Mọi điểm trên vật vạch ra những đường có dạng giống nhau và có thể chồng khít lên nhau được. 
Câu 5: Mốc thời gian được chọn:
Luôn là lúc 0h.
Là thời điểm bắt đầu khảo sát một hiện tượng.
Là thời điểm dùng để đối chiếu thời gian khi khảo sát một hiện tượng. 
Là thời điểm bất kì trong quá trình khảo sát một hiện tượng.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về vận tốc của chuyển động thẳng đều?
Vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
Tại mọi thời điểm, vận tốc là như nhau. 
Vận tốc có chiều không thay đổi.
Vận tốc luôn có giá trị dương.
Câu 7: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox có phương trình toạ độ là: 
 với v0, . Kết luận nào sau đây là đúng?
Toạ độ ban đầu của vật không trùng với gốc toạ độ.
Thời điểm ban đầu của vật không trùng với thời điểm được chọn làm mốc thời gian.
Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ.
Các kết luận trên đều đúng. 
10
15
5
t(s)
t
0
x(m)
Câu 8: Đồ thị toạ độ – thời gian của một vật chuyển động thẳng có dạng như hình vẽ. Khẳng định nào sau đây là sai: 
Toạ độ ban đầu của vật là x0 = 10m. 
Trong 5s đầu tiên, vật đi được 25m. 
Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ.
Gốc thời gian là thời điểm vật cách gốc toạ độ 10m.
Câu 9: Một vật chuyển động thẳng đều theo trục Ox. Tại
 các thời điểm t1=2s và t2=6s, toạ độ tương ứng của
 vật là x1= 20m và x2= 4m. Kết luận nào sau đây sai?
Vận tốc của vật có độ lớn 4 m/s.
Vật chuyển động ngược chiều dương của trục Ox.
Thời điểm vật tới gốc toạ độ O là t = 5s. 
Phương trình toạ độ của vật là x = 28 – 4t (m).
Câu 10: Phương trình chuyển động của một vật: x = 6t + 2t2 (m). Kết luận nào sau đây sai:
Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Gia tốc của vật là 2 m/s. 
Vật chuyển động theo chiều dương của trục toạ độ.
Vận tốc ban đầu của vật là 6 m/s.
Câu 11: Hai đầu máy xe lửa chạy ngược chiều trên một đoạn đường sắt thẳng với vận tốc 40km/h và 
 60km/h. Vận tốc đầu máy thứ nhất so với đầu máy thứ hai là:
100km/h. 
20km/h.
2400km/h.
80km/h.
Câu 12: Một tàu hoả bắt đầu rời ga, chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,1m/s2. Cần bao nhiêu thời gian để tàu đạt vận tốc 36km/h và khi đó vận đã đi được quãng đường là bao nhiêu?
t = 360s và s = 500km.
t = 100s và s = 50m.
t = 100s và s = 500m. 
t = 120s và s = 500m.
Câu 13: Một đĩa tròn bán kính 10cm, quay đều mỗi vòng hết 0,2s. Vận tốc dài của một điểm nằm trên 
 vành đĩa nhận giá trị:
314m/s.
31,4m/s.
0,314m/s.
3,14m/s. 
Câu 14: Điều nào sau đây là sai khi nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều:
Gia tốc luôn hướng vào tâm quĩ đạo.
Gia tốc có độ lớn (với v, r là vận tốc và bán kính quĩ đạo).
Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc. 
Gia tốc luôn vuông góc với vận tốc tại mọi thời điểm.
Câu 15: Trong chuyển động tròn đều, tốc độ góc: 
Luôn thay đổi theo thời gian.
Đo bằng thương số 
Có đơn vị là mét trên giây (m/s).
Tỉ lệ thuận với chu kì.
Câu 16: Trong chuyển động cong, vận tốc tức thời có: 
phương tiếp tuyến với quĩ đạo tại điểm khảo sát. 
phương vuông góc với phương tiếp tuyến của quĩ đạo tại điểm khảo sát.
phương không đổi theo thời gian.
giá trị luôn dương.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng.
Trong không khí các vật rơi nhanh chậm khác nhau.
Sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí không phải chúng nặng nhẹ khác nhau.
Sự rơi nhanh hay chậm của các vật trong không khí là do sức cản không khí tác dụng lên các vật khác nhau là khác nhau. 
Cả ba khẳng định trên đều đúng. 
Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự rơi tự do của các vật.
Vật rơi tự do chịu sức cản không khí ít hơn với các vật rơi bình thường khác.
Vật rơi tự do luôn rơi theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống. 
Tại mọi nơi trên bề mặt Trái đất, các vật rơi tự do cùng gia tốc.
Gia tốc rơi tự do của một vật phụ thuộc vào khối lượng của vật ấy.
Câu 19:Hai bến sông A và B cách nhau 18 Km. Vận tốc của ca nô khi nước không chảy là 
16 Km/h, Vận tốc của nước so với bờ là 4 Km/h. Thời gian để ca nô đi từ A đến B rồi trở lại A là:
A. 1giờ 45 phút
B. 3giờ 15 phút
C. 2giờ 24 phút
D. 3giờ 30 phút
Câu 20: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không thể là đơn vị của gia tốc hướng tâm?
rad/s2
N/kg
m/s2
Km/h2
CÂU 21: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực?
A . Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.	
B . Lực là nguyên nhân làm cho vật thay đổi vận tốc hay làm cho vật xuất hiện gia tốc?
C . Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác, kết quả là truyền gia tốc cho vật hoặc làm cho vật bị biến dạng?`	
D . Phát biểu A , B , C đều đúng.
CÂU 22: Hai lực và hợp với nhau một góc 90o có độ lớn lần lược Là 30 N và 40 N. lực cân bằng 
 với hợp lực của hai lực trên có đôï lớn bao nhiêu?
A . 10 N.	B . 70 N
C . 50N 	D . – 50N
CÂU 23:Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?
A . Vật rơi tự do.	
B . Vật rơi trong không khí.
C . Xe Oâtô đang chạy khi tắt máy xe vẫn chuyển động tếp một đoạn nữa rồi mới dừng hẳn.
D . Một người kéo một cái thùng gỗ trược trên sàn nằm ngang.
CÂU 24: Chọn câu đúng: 
Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nío bổng nhiên ngừng tác dụng thì:
A . Vật lập tức dừng lại.	
B. Vật chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C . Vật chuyển động chầm dần trong một thời gian, và sau đó chuyển động thẳng đều.
D . Vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
Câu 25 : Định luật II NiuTơn có nội dung gì?
Nói về trạng thái của vật khi hợp lực tác dụng lên vật bằng không.
Nói về trạng thái của vật khi hợp lực tác dụng lên vật khác không
Nói về sự tương tác giữa hai vật
Cả ba nội dung trên đều có trong định luật II .
CÂU 26: Một lực 4N tác dụng lên vật có khối lượng 0,8 Kg, vật này chuyển động với gia tốc bằng
 A.0,005 m/ s2	 B. 3,2 m/ s2;	 C. 5m/ s2;	D. 32 m/ s2;
CÂU 27: Điều nào sau đây sai khi nói về lực tác dụng và phản lực tác dụng ?
 A.Lực và phản lực luôn xuất hiện và mất đi đồng thời.	
 B.Lực và phản lực bao giờ cũng cùng loại.
 C .Lực và phản lực luôn cùng hướng với nhau.
 D.Lực và phản lực không thể cân bằng nhau.
Câu 28 : Người lực sĩ nâng quả tạ đứng yên trên sàn nhà. Cặp lực nào sau đây là cặp lực trực đối?
 A . Lực hút của trái đất tác dụng lên người và lực do quả tạ tác dụng lên người.
 B . Lực hút của trái đất tác dụng lên quả tạ và lực nâng của người
 C . Lực do quả tạ tác dụng lên người và lực nâng của người.
 D . Lực ép của quả tạ lên người và lực ép của người lên mặt sàn.
Câu 29:Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực hấp dẫn:
 A . Mọi vật đều hút nhau, lực hút đó gọi là lực hấp dẫn.	
 B . Lực hấp dẫn liên quan đến khối lượng của các vật.
 C . Lực hấp dẫn tuân theo định luật vạn vật hấp dẫn.
 D . Các phát biểu A, B , C đều đúng.
Câu 30 : Một vật có khối lượng 3,6 Kg ở trên mặt đất có trọng lượng 36 N. Đưa vật lên độ cao cách mặt đất 
 một đoạn bằng 2R ( R= bán kính trái đất) thì vật có trọng lượng là bao nhiêu? 
 A . 4N	 B . 9N 	 C . 12N 	D . 18N
Sử dụng dự kiện sau để trả lời các câu hỏi 11 và 12: Một vật được ném theo phương ngang với vận tốc V0 từ độ cao h so với mặt đất. Chọn hệ toạ độ OXY sao cho gốc O trùng với vị trí ném, OX theo hướng vận tốc Vo , OY hướng thẳng đứng xuống dưới, gốc thời gian là lúc ném.
Câu 31 : Vận tốc của vật tại thời điểm t , xác định bằng biểu thức:
 A . V= v0 + gt;	 B . v= v02 + g2 t2;	C . v = v0 + 1/ 2 gt;	D . v = v0 + gt.
Câu 32 :Công thức nào xát định thời gian từ lúc ném đến lúc vật chạm đất?
A . t = 2h/g ;	B . t = h/ 2g ; 	C . t = h/g;	D . t = 2gh
Câu 33 : Điều nào sau đây là đúng khi nói về lực đàn hồi?
 A . lực đàn hồi xuất hiện khi vật bị biến dạng và có hướng ngược với hướng của biến dạng.
 B . Lực đàn hồi xuất hiện khi vật chuyển động có gia tốc.
 C . Lực đàn hồi xuất hiện khi vật chịu tác dụng của một lực khác.
 D . Các phát biểu A , B, C đều đúng.
Câu 34 : Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào một lò xo có độ cứng 100N/ m để nó dãn ra 10cm. g = 10m/s2 . Chọn kết quả đúng.
 A . m = 1Kg; 	B. m = 10 kg;	C . m = 0,1 Kg :	D . Một kết quả khác.
Câu 35 : Điều nào sau đây là sai, khi nói về đặc điểm của lực ma sát nghỉ:
 A . Lực ma sát nghỉ luôn cân bằng với ngoại lực đặt vào vật, hướng song song với mặt tiếp xúc.
 B . Lực ma sát nghỉ cực đại luôn lớn hơn hoặc bằng lực ma sát trượt .
 C . Có thể dùng công thức tính lực ma sát trượt để tính lực ma sát nghỉ cực đại?
 D . Độ lớn của lực ma sát nghỉ có thể thay đổi tuỳ vào ngọại lực tác dụng.
Câu 36 : Một Oâtô có khối lượng 1400Kg chuyển động không vận tốc đầu với gia tốc 0,7 m/ s2 .
 Hệ số ma sát bằng 0,02. g = 10m / s2 . Lực phát động của động cơ Ô tô có giá trị:
 A . F = 12544 N	B . F = 1254,4 N	C . F = 125,44 N 	D . Một giá trị khác.
 Câu 37 : Hệ quy chiếu phi quán tính là hệ quy chiếu gắn trên vật :
 A . Đứng yên ;	 B . chuyển động thẳng đèu ;	
 C . Chuyển động có gia tốc ; 	D . Chuyển động theo một quy luật xác định.
Câu 38 : Trong hệ quy chiếu chuyển động thẳng với gia tốc a , lực quán tính được 
 xác định bởi biểu thức:
 A . Fq = - ma ;	B. Fq = ma ;	C. Fq = - ma ;	D . Fq = ma ;
Câu 39 : Gọi P và Pbk là trọng lượng và trọng lượng biểu kiến của một vật. Hiện tượng tăng trọng lượng ứng 
 với trường hợp nào sau đây:
 A . Pbk = P ; 	B . Pbk P ;	D . Pbk == P.
Câu 40: Trong trường hợp nào sau đây vật có chịu tác dụng của lực quán tính li tâm 
 ( xét trong hệ quy chiếu quay đều )?
 A . vật chuyển động thẳng đều ; 	B . Vật chuyển động thẳng nhanh dần đều.
 C . Vật chuyển động thẳng chậm dần đều ;	D . Vật chuyển động tròn đều.
Đáp án:
1C,2C,3D,4D,5C,6B,7D,8B,9C,10B,11A,12C,13D,14C,15B,16A,17D,18B,19C,20A
21A,22C,23C,24,D,25B,26C,27C,28C,29D,30A,31B,32A,33A,34A,35B,36B,37C,38A,39C,40D

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_ly10nc_hk1_TKBK.doc