Đề thi đề xuất kiểm tra trắc nghiệm học kỳ I: Môn Vật lý lớp 10

Đề thi đề xuất kiểm tra trắc nghiệm học kỳ I: Môn Vật lý lớp 10

Câu 1: Câu nào ĐÚNG?

Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

 A. Lực ma sát B. Phản lực

 C. Lực tác dụng ban đầu D. quán tính

Câu 2: Chọn câu ĐÚNG.

Độ lớn của lực ma sát trượt .

A. lớn hơn độ lớn lực ma sát nghỉ cực đại.

B. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.

C. không phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.

D. tỷ lệ với độ lớn của áp lực.

Câu 3: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng một độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau đây sẽ xảy ra?

A. Y chạm sàn trước X.

B. X chạm sàn trước Y.

C. Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường,

D. X và Y chạm sàn cùng một lúc.

 

doc 7 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1353Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi đề xuất kiểm tra trắc nghiệm học kỳ I: Môn Vật lý lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD - ĐT Dăklăk
Trường Nguyễn Tất Thành
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
HỌC KỲ I: MÔN VẬT LÝ LỚP 1O
Câu 1: Câu nào ĐÚNG?
Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:
	A. Lực ma sát	B. Phản lực
	C. Lực tác dụng ban đầu	D. quán tính
Câu 2: Chọn câu ĐÚNG.
Độ lớn của lực ma sát trượt.
lớn hơn độ lớn lực ma sát nghỉ cực đại.
phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ của vật.
không phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc.
tỷ lệ với độ lớn của áp lực.
Câu 3: Một viên bi X được ném ngang từ một điểm. Cùng lúc đó, tại cùng một độ cao, một viên bi Y có cùng kích thước nhưng có khối lượng gấp đôi được thả rơi từ trạng thái nghỉ. Bỏ qua sức cản của không khí. Hỏi điều gì sau đây sẽ xảy ra?
Y chạm sàn trước X.
X chạm sàn trước Y.
Y chạm sàn trong khi X mới đi được nửa đường,
X và Y chạm sàn cùng một lúc.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây đúng?
Hệ số ma sát nghỉ cực đại bằng hệ số ma sát trượt.
Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc.
Hệ số ma sát trượt phụ thuộc vào bản chất của các mặt tiếp xúc.
Cả ba phát biểu trên đều đúng.
Câu 5: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 3N để nén lò xo. Khi ấy chiều dài cùa lò xo là:
	A. 7,5 cm.	B. 27,5 cm.
	C. 19,25 cm.	D. 12,5 cm.
Câu 6: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lò xo dài 24 cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N, thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu?
	A. 28 cm	B. 48 cm
	C. 40 cm	D. 22 cm
Câu 7: một vệ tinh có khối lượng m đang bay trên quỹ đạo tròn quanh trái đất ở độ cao bằng bán kính trái đất. Biết trái đất có bán kính R = 6400 km. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính tốc độ dài của vệ tinh.
	A. 11300 m/s	B. 179 m/s
	C. 8.103 m/s	D. 5,6.103 m/s
Câu 8: Điều nào sau đây là SAI khi nói về gia tốc rơi tự do?
	A. Có phương thẳng đứng.	
	B. Có chiều hướng xuống.
	C. Càng lên cao thì độ lớn của nó càng tăng.	
	D. Có giá trị thay đổi theo vĩ độ.
Câu 9: Điều nào sau đây là ĐÚNG?
	A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn dương.
	B. Gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều luôn âm.
	C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều luôn có vận tốc đầu.
	D. Chuyển động thẳng chậm dần đều luôn có vận tốc đầu.
Câu 10: Trong chuyển động thẳng đều hoặc biến đổi đều, muốn biết chất điểm chạy theo chiều nào trên quỹ đạo, ta xét dấu của đại lượng nào sau đây?
	A. Toạ độ x	C. Gia tốc a
	B. Vận tốc v	D.Tích số của vận tốc và gia tốc: a.v
Câu 11: Trong các chuyển động sau đây chuyển động nào có vận tốc trung bình bằng vận tốc tức thời?
	A. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.	
	B. Chuyển động thẳng chậm dần đều.	
	C. Chuyển động thẳng biến đổi đều.
	D. Chuyển động thẳng đều.
Câu 12: Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, vectơ vận tốc và vectơ gia tốc........... với nhau.
	A. cùng phương, cùng chiều	B. cùng chiều
	B. cùng phương	D. cùng phương, ngược chiều
Câu 13: Một vật chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a = 4 m/s2. Hỏi sau 5s kể từ lúc bắt đầu chuyển động vận tốc của vật là bao nhiêu?
	A. 72 km/h	C. 45 km/h
	B. 60 km/h	D. 20 km/h
Câu 14: Một vật chuyển động thẳng đều ở thời điểm t = 1s thì có toạ độ x = 8m; khi t = 3s thì x = -4m. Phương trình chuyển động của vật là:
	A. x = -6t - 14.	B. x = 6t + 14.
	C. x = -6t + 14.	D. x = 6t - 14.
Câu 15: Một chất điểm rời A với vận tốc đầu 10m/s, chuyển động chậm dần đều để đến B cách A 400m. Gia tốc chuyển động của chất điểm có độ lớn bằng bao nhiêu?
	A. 1,5 m/s2.	B. 1 m/s2.
	C. 0.25 m/s2.	D. 0.125 m/s2.
v(m/s)
Câu 16: Cho đồ thị vận tốc thời gian của một chuyển động trên đường nằm ngang như hình vẽ. Biểu thức vận tốc của chuyển động là:
	A. v = 2t + 4	B. v = -2t + 4
t (s)
4
	C. v = -4t + 2	D. v = 4t + 2
2
Câu 17: Từ miệng của một giếng sâu 125m người ta thả rơi không vận tốc đầu 1 viên đá. Biết viên đá rơi tự do và vận tốc âm trong không khí là 340m/s. Hỏi sau bao lâu tai nghe tiếng viên đá chạm đáy giếng? Lấy g = 10m/s2.
	A. 0.37 s	B. 5.37 s
	C. 10.37 s	D. 20.37 s
Câu 18: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
	A. Trong không khí viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi thuỷ tinh có cùng kích thước.
	B. Gia tốc của vật rơi tự do và gia tốc chuyển động của một viên bi được ném thẳng đứng xuống dưới có cùng giá trị.
	C. Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
	D. Vật càng nặng thì gia tốc rơi tự do càng lớn.
Câu 19: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
	A. Đường đi của chuyển động thẳng đều tuỳ thuộc gốc toạ độ.
	B. Không thể kết luận một vật đang đứng yên hay chuyển động khi chưa chọn vật làm mốc.
	C. Đường đi và toạ độ của vật chuyển động thẳng đều tuỳ thuộc chiều chuyển động.
	D. Đường đi và toạ độ của vật chuyển động thẳng đều tuỳ thuộc gốc thời gian.
Câu 20: Điều khẳng định nào dưới đây chỉ ĐÚNG cho chuyển động thẳng nhanh dần đều?
	A. Gia tốc của chuyển động không đổi.
	B. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian.
	C. Chuyển động có vectơ gia tốc không đổi.
	D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian.
Câu 21: Hoà nói với Bình :"Mình đi mà hoá ra đứng; cậu đứng mà hoá ra đi!". Trong câu nói này thì vật làm mốc là ai?
	A. Bình.	
	B. Hoà.
	C. Cả Hoà lẫn Bình.
	D. Không phải Hoà cũng không phải Bình.	
Câu 22: Chọn câu phát biểu ĐÚNG.
	A. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều, gia tốc có thể có giá trị âm hay dương.
	B. Chuyển động thẳng chậm dần đều gia tốc có giá trị âm.
	C. Chuyển động thẳng chậm dần đều vận tốc có giá trị âm.
	D. Chuyển động thẳng nhanh dần đều gia tốc và vận tốc đều có giá trị dương.
Câu 23: Một chiếc xe đạp đang chạy đều trên một đoạn đường thẳng nằm ngang. Điểm nào dưới đây của bánh xe sẽ chuyển động thẳng đều?
	A. Một điểm trên vành bánh xe.	B. Một điểm trên nan hoa.
	C. Một điểm trên trục bành xe.	D. Một điểm ở moay-ơ (ổ trục).
Câu 24: Chuyển động thẳng đều và chuyển động thẳng biến đổi đều có..........của vectơ vận tốc không thay đổi.
 Chọn cụm từ đúng nhất trong các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống ở phát biểu trên.
	A. độ lớn	B. chiều
	C. hướng	D. phương
Câu 25: Một sợi dây thép mảnh, cứng, đồng chất có chiều dài AB = 2L. Gập sợi dây sao cho đấu B trùng với điểm giữa (trọng tâm G) của dây. Trọng tâm của vật sẽ:
Vẫn nằm tại G.
Nằm tại một điểm cách G một đoạn bằng 1/8.L về phía A.
Nằm tại một điểm cách G một đoạn bằng L/4 về phía A.
Nằm tại một điểm cách G một đoạn bằng 3L/8 ở phần bị gấp.
Câu 26: Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn lần lượt là 20N và 30N. Khoảng cách giữa giá của hợp lực đến giá của lực lớn hơn bằng 0,8m. Tìm khoảng cách giữa hai lực đó:
	A. 1m	B. 1,5m
C. 2m	D. 2,5m
Câu 27: Hai lực song song cùng chiều, cách nhau một đoạn 0,2m. Nếu một trong hai lực có giá trị bằng 13N và giá của hợp lực cách giá của lực thành phần kia một đoạn 0,08m. Độ lớn của lực thành phần còn lại:
	A. 19,5N	B. 32,5N
	C. 21N	D. 20,5N
Câu 28: Một vật có khối lượng 450g nằm yên trên một mặt nghiêng một góc a = 300 so với mặt nằm ngang (hình vẽ). Lấy g = 10m/s2. Xác định độ lớn của lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng.
	A. 2,25N	B. 2,25N
	C. 4,5/N	D. Một kết quả khác.
Câu 29: Biểu thức biểu diễn qui tắc hợp lực của hai lực song song cùng chiều:
A.
B.
C. 
D.
Trong đó F là hợp lực của F1 và F2; d1, d2 lần lượt là khoảng cách từ giá của F1, F2 đến F.
Câu 30: Chọn hình biểu diễn lực đúng.
T
P
T
P
T
P
T
P
 A B	 C	D	
Câu 31:
Một thước mảnh có thể quay quanh một trục nằm ngang đi qua đầu O của thước. Gọi xx’ là đường thẳng đứng đi qua O, góc α là góc hợp bởi thước và trục xx’. Biết 
P = 0,3N, OG = 20cm, α = π/4 (rad). Tính mômen quay của trọng lực đối với trục nằm ngang đi qua O.
	A. M = 0,06 N.m	B. M = 0	
	C. M = 0,03Ư2 N.m	D. Một kết quả khác.
Câu 32: Công thức tính mômen lực đối với một trục quay là:
	A. 	B. 
	C. M = F.d	D. Ba đáp án trên đều đúng.
Câu 33: Chọn phát biểu đúng khi nói về cân bằng của một vật có mặt chân đế.
Vật ở trạng thái cân bằng bền nếu trọng tâm ở vị trí cao nhất.
Vật ở trạng thái cân bằng không bền nếu trọng tâm ở vị trí thấp nhất.
Vật ở trạng thái cân bằng bền nếu trọng tâm rơi trên mặt chân đế.
Cả ba phát biểu trên đều đúng.
Câu 34: Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là:
mặt chân đế phải phù hợp với kích thước của vật.
mặt chân đế lớn thì vật mới có cân bằng.
trọng tâm của vật có vị trí không đổi.
giá của trọng lực phải xuyên qua mặt chân đế.
Câu 35: Khi nói về chuyển động quay của vật rắn, kết luận nào sau đây là ĐÚNG?
Khi vật quay quanh một trục, nếu mức quán tính lớn thì vật dễ thay đổi tốc độ góc.
Khi vật quay quanh một trục, nếu mức quán tính càng lớn thì vật càng khó thay đổi tốc độ góc.
Khi vật quay quanh một trục, thí mức quán tính của vật phụ thuộc vào khối lượng của vật và sự phân bố khối lượng đó đối với trục quay.
Cả B và C đều đúng.
Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ngẫu lực?
Dưới tác dụng của một ngẫu lực, vật sẽ quay theo một chiều xác định.
Mômen của ngẫu lực chỉ phụ thuộc vào cánh tay đòn của ngẫu lực.
Dưới tác dụng của một ngẫu lực, một vật chỉ có thể quay nếu vật có một trục quay cố định.
Khi vật đã quay, ngẫu lực không còn ảnh hưởng đến tốc độ quay của vật.
Câu 37: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5N, cánh tay đòn của ngẫu lực là 
d = 20cm. Mômen của ngẫu lực là:
	A. 10 N.m	B. 100 N.m
	C. 0,5 N.m	D. 1 N.m
Câu 38: Đặt một quả cầu đồng chất, một con xúc xắc, và một viên phấn trên mặt bàn ngang. Vật nào ở trạng thái cân bằng bền nhất?
Quả cầu và con xúc xắc.
Con xúc xắc và viên phấn.
Viên phấn và quả cầu.
Con xúc xắc.
Câu 39: Một xe tải có khối lượng m1 = 1250 kg, kéo một xe con có khối lượng 
m2 = 325 kg, cả hai xe chuyển động với gia tốc a = 2,15 m/s2. BoÛ qua chuyển động quay của các bánh. Hợp lực tác dụng lên xe con là:
	A. 966 N	B. 696 N
	C. 969 N	D. 699 N
Câu 40: Người ta dùng một cân đòn để cân một vật. Vì hai cánh tay đòn không hoàn toàn bằng nhau nên khi đặt vật ở đĩa cân bên này thì cân được 40 g, còn khi đặt ở đĩa cân bên kia thì cân được 44,1 g. Khối lượng đúng của vật là:
	A. 42,05 g	B. 41 g
	C. 42 g	D. Trị số khác.
ĐÁP ÁN
1.A
2. D
3. C
4. C
5. D
6. A
7.D
8. C
9. D
10. B
11. D
12. D
13. A
14. C
15. D
16. B
17. B
18. B
19. B
20. B
21. B
22. A
23. D
24. D
25. B
26. C
27. A
28. A 
29. B
30. B
31. A
32. C
33. C
34. D
35. D
36. A
37. D
38. D 
39. D
40. C

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Ly10ch_hk1_TNTT.doc