Đề thi chọn HSG tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2007-2008 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

Đề thi chọn HSG tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2007-2008 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)

1) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá giống?

2) Một dòng cây trồng P ban đầu có kiểu gen Aa chiếm 100%. Nếu cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu gen như thế nào?

3) Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc trong chọn giống cây trồng.

 

doc 1 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 22/06/2023 Lượt xem 188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn HSG tỉnh môn Sinh học Lớp 9 - Bảng A - Năm học 2007-2008 - Sở GD&ĐT Nghệ An (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề chính thức
Sở Gd&Đt Nghệ an
kỳ thi chọn hsg tỉnh lớp 9 
Năm học 2007 - 2008
Môn thi: Sinh học – Bảng A
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4 điểm)
	1) Nêu các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật.
	2) Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN có tính chất tương đối?
	3) Cho biết:
	 Đoạn mạch gốc ADN gồm 5 bộ 3 :
- AAT-TAA-AXG-TAG-GXX-
(1) (2) (3) (4) (5)
 - Hãy viết bộ 3 thứ 3 tương ứng trên mARN.
	 - Nếu tARN mang bộ 3 đối mã là UAG thì sẽ ứng với bộ 3 thứ mấy trên mạch gốc?
Câu 2: (4 điểm)
	1) Trong sản xuất có những cách nào để tạo ra thể tam bội (3n) và thể tứ bội (4n) ?
	2) Số liên kết Hiđrô của gen sẽ thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau:
- Mất 1 cặp Nuclêôtít.
- Thay cặp Nuclêôtít này bằng cặp Nuclêôtít khác.
Câu 3: (3 điểm)
1) Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hoá giống?
2) Một dòng cây trồng P ban đầu có kiểu gen Aa chiếm 100%. Nếu cho tự thụ phấn bắt buộc thì ở thế hệ F2 có tỉ lệ kiểu gen như thế nào?
3) Nêu vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc trong chọn giống cây trồng.
Câu 4: (3 điểm)
ở lúa tính trạng thân cao tương phản với thân thấp; tính trạng hạt tròn tương phản với hạt dài. Trong một số phép lai, ở F1 người ta thu được kết quả như sau:
- Phép lai 1: 75% cây lúa thân cao, hạt tròn : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
- Phép lai 2: 75% cây lúa thân thấp, hạt dài : 25% cây lúa thân thấp, hạt tròn.
Cho biết: các gen quy định các tính trạng đang xét nằm trên các NST khác nhau. Hãy xác định kiểu gen của P và F1 ?
Câu 5: (2 điểm)
Một người có bộ NST là 44A + X thì bị hội chứng gì? Nêu cơ chế hình thành và biểu hiện của hội chứng này.
Câu 6: (4 điểm)
Một tế bào trứng của một cá thể động vật được thụ tinh với sự tham gia của 1048576 tinh trùng. Số tinh nguyên bào sinh ra số tinh trùng này có 3145728 NST đơn ở trạng thái chưa nhân đôi. Các tinh nguyên bào này đều có nguồn gốc từ một tế bào mầm.
1) Hãy xác định bộ NST lưỡng bội của loài.
2) Môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu để tạo ra bao nhiêu NST đơn cho quá trình nguyên phân của tế bào mầm?
3) Hợp tử được tạo thành từ kết quả thụ tinh của tế bào trứng nói trên nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy nguyên liệu từ môi trường nội bào để tạo ra 91 NST đơn.
a) Giải thích cơ chế hình thành hợp tử.
b) Xác định số lượng NST ở trạng thái chưa nhân đôi của thế hệ tế bào cuối cùng.
-----------Hết------------
Họ và tên:..............................................Số báo danh:.............................................

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hsg_tinh_mon_sinh_hoc_lop_9_bang_a_nam_hoc_2007.doc
  • docdap an_sinh_9_A.doc