Đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh Vĩnh Long - Lớp 11 THPT - năm học 2009 – 2010 môn: Sinh học

Đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh Vĩnh Long - Lớp 11 THPT - năm học 2009 – 2010 môn: Sinh học

Câu 1 (2,0 điểm) :

a. Có bao nhiêu con đường hấp thụ nước ở rễ? Nêu đặc điểm của các con đường đó.

b. Nhờ cơ chế nào mà nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá?

Câu 2 (2,0 điểm) : Trình bày quá trình cố định nitơ khí quyển nhờ vi khuẩn và quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong đất nhờ các vi khuẩn.

 

doc 5 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2980Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi vòng tỉnh Vĩnh Long - Lớp 11 THPT - năm học 2009 – 2010 môn: Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 11 THPT
	VĨNH LONG	NĂM HỌC 2009 – 2010
ĐỀ CHÍNH THỨC	MÔN : SINH HỌC
	NGÀY THI : 21 – 3 - 2010
	THỜI GIAN LÀM BÀI : 180 phút (không kể thời gian giao đề) 
(Đề thi gồm có 2 trang, 10 câu hỏi)
Câu 1 (2,0 điểm) : 
a. Có bao nhiêu con đường hấp thụ nước ở rễ? Nêu đặc điểm của các con đường đó. 
b. Nhờ cơ chế nào mà nước có thể vận chuyển từ rễ lên lá?
Câu 2 (2,0 điểm) : Trình bày quá trình cố định nitơ khí quyển nhờ vi khuẩn và quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong đất nhờ các vi khuẩn.
Câu 3 (2,0 điểm) : Hãy điền vào bảng sau đây về một số đặc điểm phân biệt thực vật C3, C4 và CAM 
Đặc điểm so sánh
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Điều kiện sống 
Hình thái giải phẫu lá 
Cường độ quang hợp 
Hô hấp sáng 
Câu 4 (2,0 điểm) : Xét các nhóm loài động vật sau : chim, lưỡng cư, sâu bọ, cá, bò sát.
	a. Hãy sắp xếp các nhóm loài trên theo chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn và chỉ ra đặc điểm tiến hóa của từng nhóm loài trên về hệ tuần hoàn.
	b. Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở nhóm loài nào có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại? Sự khác biệt đó là gì?
Câu 5 (2,0 điểm) : Phân biệt : đặc điểm cảm ứng của thực vật và động vật ; hình thức ứng động và hướng động của thực vật ; ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng ở thực vật ; phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện ở động vật.
Câu 6 (2,0 điểm) : Cho sơ đồ cấu trúc chùy xináp như sau : 
a. Hãy cho biết các thành phần A, B, C, D và E trong cấu trúc chùy xináp là gì?
b. Mô tả quá trình truyền tin qua xináp.
Câu 7 (2,0 điểm) : Xét 2 thí nghiệm sau : 
(1) Một nhà khoa học đã thả chuột vào lồng thí nghiệm. Trong lồng có một cái bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau nhiều lần như thế, chuột chủ động chạy đến nhấn bàn đạp để lấy thức ăn mỗi khi đói bụng.
(2) Một nhà khoa học đã làm thí nghiệm vừa đánh chuông vừa cho chó ăn. Sau vài chục lần phối hợp tiếng chuông và thức ăn, chỉ cần nghe tiếng chuông là chó đã tiết nước bọt.
Hãy cho biết sự hình thành tập tính của động vật trong mỗi thí nghiệm trên thuộc hình thức học tập nào? Trình bày đặc điểm của mỗi hình thức học tập đó.
Câu 8 (2,0 điểm) : Quan sát sự sinh trưởng của 2 loài cây, người ta thấy, ở loài cây A từ cây con đến cây trưởng thành chỉ sinh trưởng chiều cao mà hầu như không sinh trưởng về chiều ngang, còn loài cây B thì sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang. 
Hãy cho biết loài cây A và loài cây B là cây một lá mầm hay cây hai lá mầm và giải thích đặc điểm sinh trưởng của mỗi loài cây này.
Câu 9 (2,0 điểm) : 
a. Hoocmôn thực vật là gì? Gồm có những nhóm hoocmôn nào?
b. Kể tên loại hoocmôn gây hướng động ở thực vật, loại hoocmôn kìm hãm sự hóa già ở thực vật, loại hoocmôn kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt và loại hoocmôn thúc đẩy quá trình chín của quả.
Câu 10 (2,0 điểm) : Hãy sửa lại 2 từ hoặc 2 cụm từ trong mỗi kết luận sau đây để thành câu có nội dung chính xác.
	1. Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic giảm → kích thích các bơm ion hoạt động → các ion (K+) vận chuyển vào tế bào khí khổng → nước thẩm thấu ra ngoài → khí khổng đóng.
	2. Trong quá trình quang hợp, các phân tử ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ CO2, thông qua chu trình Canvin.
3. Nhờ hệ thống mao mạch mà phổi chim luôn có không khí giàu CO2 cả khi hít vào và khi thở ra.	
4. Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim gồm : nút nhĩ thất có khả năng tự phát nhịp tim, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm nhĩ làm các tâm nhĩ, tâm thất co. 
- HẾT –
(Cán bộ coi thi không được giải thích gì thêm)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 	ĐÁP ÁN 	VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM	
VĨNH LONG 	KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG TỈNH LỚP 11 THPT
	NĂM HỌC 2009 – 2010
	MÔN : SINH HỌC
Câu 1 (2,0 điểm) : 
a. Đặc điểm của các con đường hấp thụ nước ở rễ :: 
	- Có 2 con đường : Con đường qua thành tế bào – gian bào và con đường qua chất nguyên sinh – không bào.	(0,25 điểm)
	- Đặc điểm : 
	+ Con đường qua thành tế bào – gian bào : nhanh, không được chọn lọc. (0,25 điểm)
	+ Con đường qua chất nguyên sinh – không bào : chậm, được chọn lọc. 	(0,25 điểm)
b. Cơ chế vận chuyển nước từ rễ lên lá :
	- Khuếch tán, do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu. 	(0,25 điểm)
	- Nước được vận chuyển từ rễ lên lá nhờ : lực hút do thoát hơi nước của lá (0,25 điểm); lực đẩy của rễ (0,25 điểm); lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch. (0,50 điểm)
Câu 2 (2,0 điểm) :	
	- Quá trình cố định nitơ khí quyển nhờ vi khuẩn : 
	+ Nhờ vi khuẩn : vi khuẩn tự do (Azotobacter, Anabaena ) ; vi khuẩn cộng sinh (Rhizobium, Anabaena azollae )	(0,25 điểm)
	+ Thực hiện trong điều kiện : có các lực khử mạnh ; được cung cấp ATP ; có sự tham gia của enzim nitrôgenaza ; thực hiện trong điều kiện kị khí.	(0,50 điểm)
	+ Quá trình : 
 2H 2H 2H
N N N = N NH2 – NH2 2 NH3 (0,50 điểm)
	- Quá trình chuyển hóa chất hữu cơ trong đất nhờ các vi khuẩn : 
	+ Vi khuẩn : vi khuẩn amôn hóa và vi khuẩn nitrat hóa 	(0,25 điểm)
	+ Quá trình : vi khuẩn 	 vi khuẩn 	
	 amôn hóa nitrat hóa
	 Chất hữu cơ 	(0,50 điểm)
Câu 3 (2,0 điểm) : 
Đặc điểm so sánh
Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Điều kiện sống
(0,75 điểm) 
Sống chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới
Sống ở vùng khí hậu nhiệt đới
Sống ở vùng sa mạc, điều kiện khí hậu kéo dài
Hình thái giải phẫu lá 
(0,75 điểm)
Lá bình thường ; Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu.
Lá bình thường ; Có 2 loại lục lạp ở tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch
Lá mọng nước ; Có một loại lục lạp ở tế bào mô giậu.
Cường độ quang hợp
(0,25 điểm) 
Trung bình 
Cao 
Thấp 
Hô hấp sáng(0,25 điểm)
Có 
Không 
Không 
Câu 4 (2,0 điểm) : 
	a. Trình tự theo chiều hướng tiến hóa : (1) Sâu bọ : hệ tuần hoàn hở → (2) Cá : hệ tuần hoàn kín, 1 vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn → (3) Lưỡng cư : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, máu pha nhiều (4) Bò sát : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 3 ngăn, vách ngăn hụt, máu pha ít (5) Chim : hệ tuần hoàn kín, 2 vòng tuần hoàn, tim 4 ngăn, máu không pha. 	(1,25 điểm)
	b. Trong các nhóm loài nêu trên, chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ (0,25 điểm)có sự khác biệt với các nhóm loài còn lại. Sự khác biệt đó là máu không có chức năng vận chuyển các chất khí (0,25 điểm). 
Câu 5 (2,0 điểm) : 
- Phân biệt đặc điểm cảm ứng : 
	+ Cảm ứng của thực vật : phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức kém đa dạng.(0,25 điểm)
	+ Cảm ứng của động vật : phản ứng nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.	(0,25 điểm)
- Phân biệt ứng động và hướng động : 
	+ Ứng động : là vận động của cây phản ứng lại sự thay đổi của tác nhân môi trường tác động đồng đều đến các bộ phận của cây.	(0,25 điểm)
	+ Hướng động : là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại 2 phía của cơ quan.	(0,25 điểm)
- Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng :
	+ Ứng động sinh trưởng : là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan.	(0,25 điểm)
	+ Ứng động không sinh trưởng : là vận động cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa.	(0,25 điểm)
- Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện :
	+ Phản xạ không điều kiện : được di truyền từ bố, mẹ, đặc trưng cho loài.	(0,25 điểm)
	+ Phản xạ có điều kiện : hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập.
	(0,25 điểm)
Câu 6 (2,0 điểm) : 	
a. Các thành phần trong cấu trúc chùy xináp : 
A : màng trước xináp ; B : màng sau xináp ; C : Các thụ thể ở màng sau xináp ; D : Khe xináp ; 
E : các bóng xináp. 	(1,25 điểm)
b. Mô tả quá trình truyền tin qua xináp : 
Khi xung thần kinh truyền đến chùy xináp làm thay đổi tính thấm đối với Ca2+→Ca2+ tràn từ dịch mô vào dịch bào ở chùy xináp (0,25 điểm)→ vỡ các bóng xináp, giải phóng các chất trung gian hóa học vào khe xináp và gắn với các thụ thể đến màng sau xináp (0,25 điểm) → làm thay đổi tính thấm màng sau xináp tạo thành xung thần kinh truyền đi tiếp. (0,25 điểm) 
Câu 7 (2,0 điểm) : 
- Thí nghiệm (1) : 
+Tập tính hình thành ở chuột trong thí nghiệm là hình thức học tập “Điều kiện hóa hành động”
	(0,50 điểm)
+ Đặc điểm : là hình thức liên kết “thử - sai”	(0,50 điểm)
- Thí nghiệm (2) : 
+Tập tính hình thành ở chó trong thí nghiệm là hình thức học tập “Điều kiện hóa đáp ứng”
	(0,50 điểm)
+ Đặc điểm : do sự liên kết 2 kích thích tác động đồng thời.	(0,50 điểm)
Câu 8 (2,0 điểm) : 
a. Nhận dạng : 
- Loài A là cây một lá mầm.	(0,25 điểm)
- Loài B là cây 2 lá mầm.	(0,25 điểm)
b. Giải thích sự khác nhau về sinh trưởng của cây một lá mầm và cây 2 lá mấm :
- Cây một lá mầm : 
+ Không sinh trưởng theo chiều ngang vì không có mô phân sinh bên.	(0,25 điểm)
+ Sinh trưởng theo chiều cao do hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng. 
(0,50 điểm)
- Cây 2 lá mầm : sinh trưởng cả chiều cao và chiều ngang là nhờ hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.	(0,75 điểm)
Câu 9 (2,0 điểm) : 
a. 	- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ được sản sinh ra từ cơ thể thực vật, với một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò điều tiết hdon sinh trưởng và phát triển.	(0,50 điểm)
 	- Hoocmôn thực vật gồm nhóm hoocmôn kích thích sinh trưởng và nhóm hoocmôn ức chế sinh trưởng. 	(0,50 điểm)
b. 	- Loại hoocmôn gây hướng động ở thực vật là Auxin.	(0,25 điểm)
- Loại hoocmôn kìm hãm sự hóa già ở thực vật là Xitôkinin.	(0,25 điểm)
- Loại hoocmôn kích thích trạng thái ngủ, nghỉ của hạt là Axit abxixic.	(0,25 điểm)
- Loại hoocmôn thúc đẩy quá trình chín của quả là Êtilen.	(0,25 điểm)
Câu 10 (2,0 điểm) : Hãy sửa lại các kết luận sau đây thành câu có nội dung chính xác.
	1. Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic giảm → kích thích các ion hoạt động → các ion (K+) vận chuyển vào tế bào khí khổng → nước thẩm thấu ra ngoài → khí khổng đóng.
 Sửa lại : Khi cây thiếu nước, hàm lượng axit abxixic tăng → kích thích các bơm ion hoạt động → các ion (K+) vận chuyển từ trong tế bào khí khổng ra ngoài → nước thẩm thấu ra ngoài → khí khổng đóng.	(0,50 điểm)
	2. Trong quá trình quang hợp, các phân tử ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ CO2, thông qua chu trình Canvin.
Sửa lại : Trong quá trình quang hợp, các phân tử ôxi được giải phóng có nguồn gốc từ H2O, thông qua quá trình quang phân li nước.	(0,50 điểm)
3. Nhờ hệ thống mao mạch mà phổi chim luôn có không khí giàu CO2 cả khi hít vào và khi thở ra.
Sửa lại : Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí giàu O2 cả khi hít vào và khi thở ra.
	4. Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim gồm : nút nhĩ thất có khả năng tự phát nhịp tim, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm nhĩ làm các tâm nhĩ, tâm thất co. 
Sửa lại : Hoạt động của tim có tính tự động là do trong thành tim có hệ dẫn truyền tim gồm : nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp tim, xung thần kinh được truyền tới hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất, rồi truyền theo bó His tới mạng Puôckin phân bố trong thành cơ giữa hai tâm thất làm các tâm nhĩ, tâm thất co.
- HẾT -

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi HSG vong tinh nam 20092010.doc