Đề thi chất lượng học kì I môn: Sinh học 10 cơ bản

Đề thi chất lượng học kì I môn: Sinh học 10 cơ bản

Câu 1: Các cấp tổ chức chính của hệ sống từ thấp đến cao là:

a. Tế bào, cơ thể, quần thể – loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.

b. Tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể – loài, hệ sinh thái – sinh quyển.

c. Tế bào, cơ thể, hệ sinh thái – sinh quyển, quần thể – loài, quần xã.

d. Tế bào, cơ thể, hệ sinh thái – sinh quyển, quần xã, quần thể – loài.

Câu 2: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là:

a. Cơ quan. b. Tế bào.

c. Mô. d. Cơ thể.

Câu 3: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Đây là đặc điểm gì của tổ chức sống?

a. Hệ sống là hệ mở. b. Hệ sống có khả năng tự điều chỉnh.

b. Hệ sống là hệ thống nhất. d. Hệ sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.

 

doc 4 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1220Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chất lượng học kì I môn: Sinh học 10 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂKLĂK ĐỀ THI CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
 TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ Môn: Sinh Học 10 cơ bản
(Thời gian 45 phút không kể thời gian chép đề).
Trắc nghiệm khách quan (chọn phương án đúng nhất).
Câu 1: Các cấp tổ chức chính của hệ sống từ thấp đến cao là:
a. Tế bào, cơ thể, quần thể – loài, quần xã, hệ sinh thái – sinh quyển.
b. Tế bào, cơ thể, quần xã, quần thể – loài, hệ sinh thái – sinh quyển.
c. Tế bào, cơ thể, hệ sinh thái – sinh quyển, quần thể – loài, quần xã.
d. Tế bào, cơ thể, hệ sinh thái – sinh quyển, quần xã, quần thể – loài. 
Câu 2: Các loài sinh vật mặc dù rất khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là:
a. Cơ quan. b. Tế bào.
c. Mô. d. Cơ thể.
Câu 3: Các cấp tổ chức của thế giới sống đều không ngừng trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường. Đây là đặc điểm gì của tổ chức sống?
a. Hệ sống là hệ mở. b. Hệ sống có khả năng tự điều chỉnh.
b. Hệ sống là hệ thống nhất. d. Hệ sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
Câu 4: Sinh vật bao gồm những giới nào?
a. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới nấm, giới thực vật, giới động vật.
b. Giới vi khuẩn, giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới thực vật, giới động vật.
c. Giới khởi sinh, giới nguyên sinh, giới tảo, giới thực vật, giới động vật.
d. Giới vi khuẩn, giới đơn bào, giới đa bào, giới thực vật, giới động vật.
Câu 5: Trong sinh giới, giới nào thuộc tế bào nhân sơ:
a. Giới thực vật. b. Giới động vật.
c. Giới nguyên sinh. d. Giới khởi sinh.
Câu 6: Các bậc phân loại trong mỗi giới từ thấp đến cao là:
a. Loài – họ – chi – bộ – lớp – ngành – giới.
b. Loài – bộ – chi – họ – lớp – ngành – giới.
c. Loài – chi – họ – bộ – lớp – ngành – giới.
d. Loài – chi – bộ – họ – lớp – ngành – giới.
Câu 7: Sự khác biệt cơ bản giữa giới thực vật và giới động vật là:
a. Giới thực vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm. Giới động vật gồm những sinh vật dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
b. Giới động vật gồm những sinh vật tự dưỡng, có khả năng quang hợp, phần lớn sống cố định, cảm ứng chậm. Giới thực vật gồm những sinh vật dị dưỡng, phản ứng nhanh và có khả năng di chuyển.
c. Giới thực vật gồm 4 ngành chính, giới động vật gồm 7 ngành chính.
d. Giới động vật gồm 4 ngành chính, giới thực vật gồm 7 ngành chính.
Câu 8: Nguyên tố hóa học đặc biệt quan trọng tạo nên sự đa dạng của các đại phân tử hữu cơ là:
a. O b. Fe c. K d. C
Câu 9: Vì sao các nguyên tố vi lượng có vai trò rất quan trọng, không thể thiếu?
a. Có số lượng trong cơ thể nhiều. b. Tham gia vào thành phần các enzim.
c. Tham gia cấu tạo tế bào. d. Tất cả đều đúng.
Câu 10: Phân tử nước có tính phân cực do:
a. Đôi điện tử bị kéo lệch về phía ôxi làm cho 2 đầu điện tích trái dấu.
b. Đôi điện tử bị kéo lệch về phía ôxi làm cho 2 đầu điện tích cùng dấu.
c. Đôi điện tử bị kéo lệch về phía hiđrô làm cho 2 đầu điện tích trái dấu.
d. Đôi điện tử bị kéo lệch về phía hiđrô làm cho 2 đầu điện tích cùng dấu.
Câu 11: Bốn loại đại phân tử hữu cơ quan trọng cấu tạo nên tế bào của cơ thể là:
a. Lipit, axitamin, prôtêin, axit nuclêic.
b. Polysaccarit, axitamin, prôtêin, axit nuclêic.
c. Cacbohiđrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic.
d. Cacbohiđrat, polysaccarit, axitamin, prôtêin.
Câu 12: Đại phân tử nào sau đây có cấu tạo không theo nguyên tắc đa phân:
a. Cacbohiđrat. b. Axit nuclêic.
c. Prôtêin. d. Lipit.
Câu 13: Lớp mỡ rất dày của các động vật ngủ đông có tác dụng:
a. Chống thoát hơi nước. b. Cấu tạo nên các hoocmôn.
c. Dự trữ năng lượng. d. Cấu tạo nên màng tế bào.
Câu 14: Khi thủy phân đường Saccarôzơ (dưới tác động của enzim hay nhiệt độ) có thể thu được sản phẩm là:
a. Galactôzơ và fructôzơ. b. Glucôzơ và fructôzơ.
c. 2 đường dơn glucôzơ. c. Glucôzơ và fructôzơ.
Câu 15: Đơn phân của prôtêin là:
a. Đường đơn. b. Axitamin. c. Nuclêôtit. d. Glucôzơ.
Câu 16: Tính đa dạng của prôtêin được quy định bởi:
a. Nhóm amin của các axitamin. 
b. Gốc R của các axitamin.
c. Liên kết peptit. 
d. Số lượng, thành phần, trật tự axitamin trong phân tử prôtêin.
Câu 17: Phân tử prôtêin có thể bị biến tính bởi:
a. Liên kết phân cực của các phân tử nước. b. Nhiệt độ cao.
c. Sự có mặt của khí ôxi. d. Sự có mặt của khí CO2.
Câu 18: Các axitamin nối với nhau tạo nên chuỗi pôlypeptit có cấu trúc bậc một nhờ liên kết:
a. Peptit. b. Hiđrô. c. Este. d. Glicôzit.
Câu 19: Trong phân tử ADN hai mạch pôlynuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết:
a. Peptit. b. Hiđrô. c. Photphođieste. d. Glicôzit.
Câu 20: Mỗi nuclêôtit của ADN gồm có các thành phần:
a. Bazơ nitơ, đường đêôxiribôzơ, axit photphoric.
b. Bazơ nitơ, đường ribôzơ, axit photphoric.
c. Đường đêôxiribôzơ, axit photphoric.
d. Bazơ nitơ, axit photphoric.
Câu 21: Một vòng xoắn ADN gồm: 
a. 10 nuclêôtit. b. 10 cặp nuclêôtit.
c. 34 nuclêôtit. d. 34 cặp nuclêôtit. 
Câu 22: Tế bào nhân sơ có cấu tạo gồm 3 thành phần chính là:
a. Màng sinh chất, chất tế bào và ADN dạng vòng.
b. Màng sinh chất, chất tế bào và vùng nhân.
c. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.
d. Màng sinh chất, chất tế bào và các bào quan.
Câu 23: Thành phần hóa học cấu tạo nên thành tế bào của các loài vi khuẩn là:
a. Ribôxôm. b. Peptiđôglican. c. Prôtêin. d. Phôtpholipit.
Câu 24: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ có ưu thế:
a. Hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu.
b. Dễ phát tán và phân bố rộng.
c. Trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh.
d. Thích hợp đời sống ký sinh, dễ xâm nhập vào cơ thể chủ.
Câu 25: Trên màng lưới nội chất trơn có nhiều:
a. Ribôxôm. b. Loại enzim. c. Lipit. d. Prôtêin.
Câu 26: Cấu trúc khảm của màng tế bào là:
a. Lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử glicôprôtêin.
b. Lớp kép phôtpholipit được khảm bởi các phân tử prôtêin.
c. Các chuỗi Cacbohiđrat được khảm bởi các prôtêin xuyên màng.
d. Các chuỗi Cacbohiđrat được khảm bởi các phân tử glicôprôtêin.
Câu 27: Bào quan nào tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động sống của tế bào?
a. Lục lạp. b. Lưới nội chất. c. Bộ máy Gôngi. d. Ti thể.
Câu 28: Trên bề mặt của màng tilacôit có chứa:
a. ADN và ribôxôm. 
b. Chất diệp lục và sắc tố vàng.
c. Nhiều sắc tố diệp lục và các enzim có chức năng quang hợp.
d. Nhiều hạt grana.
Câu 29: Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng tế bào được gọi là:
a. Vận chuyển chủ động. b. Bơm prôtôn.
c. Sự thẩm thấu. c. Xuất nhập bào.
Câu 30: Tại ống thận tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu, nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu nhờ sự vận chuyển:
a. Chủ động qua màng tế bào. b. Thụ động qua màng tế bào.
c. Theo kiểu khuếch tán qua màng tế bào. d. Theo kiểu thẩm thấu qua màng tế bào.
Câu 31: Kiểu vận chuyển chất ra vào tế bào bằng sự biến dạng màng sinh chất gọi là:
a. Aåm bào. b. Thực bào. c. Xuất bào. d. Xuất – nhập bào.
Câu 32: Năng lượng chủ yếu của tế bào ở dạng:
a. Hóa năng. b. Quang năng. c. Nhiệt năng. d. Điện năng.
Câu 33: Chất nào sau đây được ví như đồng tiền năng lượng của tế bào?
a. ADN. b. ATP. c. NADH. d.FADH2.
Câu 34: Liên kết giữa 2 nhóm photphat cuối cùng trong ATP có đặc điểm gì?
a. Mang nhiều năng lượng hoạt hóa cao, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
b. Mang nhiều năng lượng hoạt hóa thấp, khó bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
c. Mang nhiều năng lượng, dễ bị phá vỡ và giải phóng năng lượng.
d. Mang nhiều năng lượng, khó bị phá vỡ , chỉ khi bị phá vỡ mới giải phóng năng lượng.
Câu 35: Enzim là: 
a. Chất xúc tác sinh học được tạo ra bởi cơ thể sống.
b. Chất phân hủy đường saccarôzơ thành glucôzơ và fructôzơ.
c. Chất làm giảm năng lượng hoạt hóa cho các phản ứng hóa họa xảy ra trong tế bào.
d. Chất tiêu hóa thức ăn của cơ thể.
Câu 36: Bình thường ở O0C trong 1 phút phân tử enzim catalaza có thể phân hủy được 5 triệu phân tử cơ chất perôxi hiđrô (H2O2). Đây là đặc tính gì của enzim?
a. Enzim có hoạt tính mạnh.
b. Enzim có hoạt tính yếu.
c. Enzim có tính chuyên hóa cao nhưng hoạt tính yếu.
d. Enzim có tính chuyên hóa không cao.
Câu 37: Khi enzim chưa đạt đến nhiệt độ tối ưu thì sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm:
a. Enzim bị mất hoàn toàn hoạt tính.
b. Ngưng tốc độ phản ứng enzim.
c. Tăng tốc độ phản ứng enzim.
d. Giảm tốc độ phản ứng enzim.
Câu 38: Hô hấp tế bào là quá trình: 
a. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng của ATP.
b. Chuyển năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng của FADH2.
c. Chuyển năng lượng của ATP thành năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ.
d. Chuyển năng lượng của FADH2 thành năng lượng của các nguyên liệu vô cơ.
Câu 39: Quá trình hô hấp tế bào của tế bào nhân thực diễn ra chủ yếu ở:
a. Ribôxôm. b. Nhân con. c. Ti thể. d. mARN.
Câu 40: Quá trình hô hấp của tế bào có thể chia làm 3 giai đoạn theo trình tự:
a. Đường phân – chuỗi hô hấp – chu trình Crep.
b. Chuỗi hô hấp – đường phân – chu trình Crep.
c. Chu trình Crep – chuỗi hô hấp – đường phân.
d. Đường phân – chu trình Crep – chuỗi hô hấp.
ĐÁP ÁN:
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1 -> 10
A
B
A
A
D
C
A
D
B
A
11 -> 20
C
D
C
D
B
D
B
A
B
A
21 -> 30
B
B
B
C
B
B
D
C
C
A
31 -> 40
D
A
B
C
A
A
C
A
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Sinh10ch_jk1_TNGT.doc