Đề tham khảo đề thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

Đề tham khảo đề thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ Văn (Có đáp án)

Bạn nói những gì, bạn làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.

 Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng; “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần ta.

 

docx 9 trang Người đăng thuyduong1 Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo đề thi THPT Quốc gia năm 2022 môn Ngữ Văn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2022
Bài thi : Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
ĐẤT NƯỚC
(Trích Trường ca mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm)
ĐỀ SỐ 1.
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
	Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu
	Bạn nói những gì, bạn làm điều gì, cảm thấy như thế nào – tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí bạn và bắt đầu chỉ bằng một ý nghĩ.
	Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt. Suy nghĩ có thể là sự sáng tạo hay phá hủy, yêu thương hay thù hận, nâng đỡ hay vùi dập. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng; “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần ta.
	Theo tính toán, mỗi người trung bình có khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Một tâm trí đang trong tình trạng stress sẽ tạo ra nhiều ý nghĩ hơn, có thể lên đến 80.000 ý nghĩ. Hẳn bạn đã từng rơi vào trạng thái căng thẳng thần kinh vì gặp phải một sự kiện đột ngột xảy ra trong đời, lúc đó có đến cả hàng ngàn ý nghĩ chạy dồn dập trong đầu bạn.
	Tâm trí chúng ta có một khả năng rất lớn, làm việc không ngừng nghỉ ngay cả khi ngủ. Như đã nói, suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc. Vì vậy, bằng cách tạo nên những suy nghĩ tích cực và lành mạnh, chúng ta đã kích hoạt tiềm năng tích cực của chính mình.
(Frederic Labarthe, Anthony Strano – Tư duy tích cực, NXB tổng hợp TPHCM, 2014, trang 20-21)
	Câu 1: Theo tác giả, suy nghĩ tích cực có tác dụng gì?
	Câu 2: Chỉ ra phép tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Suy nghĩ của chúng ta cũng giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ sẽ đơm hoa kết trái để tạo ra một hương vị riêng biệt”.
	Câu 3. Theo anh (chị), vì sao tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.”
	Câu 4. Giải thích vì sao Anh (chị) đồng ý hay không đồng ý với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc”. 
PHẦN II. LÀM VĂN  (7,0 điểm)
Câu 1.(2.0 điểm).
	Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vai trò của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống.
Câu 2 (5 ,0 điểm) 
	Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
	Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ..”mẹ
	 thường hay kể
	Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
	Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
	Tóc mẹ thì bới sau đầu 
	Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
	Cái kèo, cái cột thành tên
	Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
	Đất Nước có từ ngày đó 
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 )
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.
................Hết...............
GỢI Ý - ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU 
Câu 1. Theo tác giả, suy nghĩ tích cực có tác dụng: Dạy chúng ta cách hành động thay vì phản ứng , “hướng dẫn” cuộc đời ta thay vì để cho hành vi của người khác, những trải nghiệm quá khứ, hay hoàn cảnh hiện tại điều khiển tinh thần ta.
Câu 2. Biện pháp tu từ:
- So sánh:“giống như những hạt giống”
- Ẩn dụ: “đơm hoa kết trái”
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những suy nghĩ của bản thân thì chúng ta sẽ trải nghiệm được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn.” Bởi vì:
- Khi hiểu và kiểm soát được những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động và cảm xúc
- Kiểm soát được hành vi, suy nghĩ
-Không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 
- Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn
Câu 4.  
Với quan điểm “suy nghĩ chính là hạt giống cho những hành động và cảm xúc”. Học sinh cần nêu rõ nguyên nhân, miễn hợp lí. Có thể là những nguyên nhân sau:
+ Đồng ý: vì suy nghĩ của con người được biểu hiện qua lời nói, hành động hoặc cảm xúc.
+ Không đồng ý: vì có lúc trong đời sống, lời nói, hành động con người không giống suy nghĩ bên trong.
+ Vừa đồng ý, vừa không đồng ý: thực tế đa dạng, có người “nghĩ sao nói vậy”, có người “nghĩ một đường làm một nẻo”,
II. LÀM VĂN 
Câu 1. Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề: Vai trò của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. 
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
*Nêu vấn đề: Vai trò của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống.
* Giải thích “Suy nghĩ tích cực trong cuộc sống”: Suy nghĩ tích cực là tư duy theo chiều hướng lạc quan, tin tưởng, nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt của vấn đề, thấy được phương hướng, kết quả giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống. Nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt, luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
* Phân tích ý nghĩa của suy nghĩ tích cực trong cuộc sống:
- Suy nghĩ tích cực có tác dụng và ý nghĩa quan trọng đối với đời sống tinh thần, định hướng hành động đúng đắn cho mỗi người.
- Khi hiểu và kiểm soát được những ý nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, hành động và cảm xúc, kiểm soát được hành vi, suy nghĩ, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức, pháp luật. 
- Từ đó, chúng ta có được sự bình an, niềm hạnh phúc và sự vững vàng trong tâm hồn
- Thiếu suy nghĩ tích cực, con người sẽ dễ rơi vào tình trạng bi quan, bế tắc.
*Bàn luận: Cần phê phán những người chỉ biết chấp nhận sự thất bại, mà không chịu cố gắng tìm cách vượt qua, luôn suy nghĩ đến những trạng thái tâm lí tiêu cực,họ luôn cho rằng mình sẽ không thể làm được, vội nản chí, từ bỏ ước mơ. 
*Bài học nhận thức và hành động: 
+ Hãy học cách suy nghĩ tích cực để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho bản thân
+ Tránh xa tất cả các ảnh hưởng tiêu cực từ mọi phía, thậm chí từ người thân trong gia đình hay một người bạn thân.
+ Thay đổi suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ tích cực dù tình huống có đang bi quan tới mức nào
+ Tập thói quen mỉm cười để làm cho tinh thần thoái mái hơn và hạnh phúc hơn mỗi ngày.
+ Hiểu rằng bản thân cần gì và dành thời gian cho bản thân
+ Hãy nghĩ rằng mình là một người tích cực và bạn rất yêu cuộc sống này
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Câu 2 (5 ,0 điểm) 
	Khi ta lớn lên Đất nước đã có rồi
	Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ..”mẹ
	 thường hay kể
	Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn 
	Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
	Tóc mẹ thì bới sau đầu 
	Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn 
	Cái kèo, cái cột thành tên
	Hạt gạo, phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
	Đất Nước có từ ngày đó 
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, tập 1, trang 118, NXB Giáo dục, 2010 )
Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (có đủ các phần mở bài, thân bài, kết luận)
b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn gọn về việc vận dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm, đoạn trích. 
- Nguyễn Khoa Điềm, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa suy tư và cảm xúc dồn nén, mang đậm chất chính luận.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 nhằm thức tỉnh tuổi trẻ.
- Đoạn trích này thể hiện cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của nhà thơ về Đất Nước.Từ đó ta thấy được việc vận dụng chất liệu văn học dân gian. 
* Cảm nhận về đoạn thơ:
Cảm nhận: Cội nguồn Đất Nước
Những từ ngữ mang ý nghĩa khẳng định “đã có rồi, lớn lên, bắt đầu từ đó” xác nhận Đất Nước đã có từ rất lâu đời với một loạt hình ảnh đậm chất dân gian:
- Đất Nước có từ trong thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, từ “những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể ”
- Đất Nước gắn liềnvới phong tục tập quán xa xưa của người Việt “tóc mẹ thì bới sau đầu”; “miếng trầu bà ăn” gợi tình gia tộc thắm thiết
- Đất Nước gắn liền với ý chí quật cường, từ khi “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi ý thức yêu nước, tinh thần bất khuất, ý chí quật cường của cha ông thể hiện qua chiến công Thánh Gióng.
- Đất Nước gắn liền với tình nghĩa thủy chung của con người “ gừng cay muối mặn”
- Đất Nước bắt nguồn từ lối sống lao động cần cù chịu thương chịu khó và đậm tình nặng nghĩa“cái kèo cái cột thành tên” “hạt gạo một nắng hai sương xay giã giần sàng”
* Nghệ thuật: Bằng việc vận dụng khéo léo và mềm mại các chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi lệ tóc, truyền thống đánh giặc ngoại xâm, truyền thống làm nông nghiệp và các câu ca dao, tục ngữ cùng các thành ngữ cùng với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình và điệp từ “Đất nước”, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến cho bạn đọc một cách nhìn mới mẻ về cội nguồn của đất nước; về vẻ đẹp của một đất nước giàu văn hóa cổ truyền, đất nước của truyền thống, của phong tục tươi đẹp mang đậm dấu ấn của tư tưởng đất nước của nhân dân.
* Bình luận về việc sử dụng chất liệu văn học dân gian trong đoạn thơ.
- Chất liệu dân gian được sử dụng rất đậm đặc, đa dạng (có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vận dụng quen thuộc, có ca dao, dân ca, tục ngữ, các truyện cổ tích). Hơn thế, chất liệu dân gian được sử dụng rất sáng tạo (chỉ gợi ra bằng một vài chỗ hay một hình ảnh, một chi tiết. nhưng vẫn đầy đủ ý nghĩa, thậm chí rất sâu sắc, mới mẻ)
- Điều này đã tạo nên một không khí, giọng điệu, không gian nghệ thuật vừa bình dị, gần gũi, hiện thực lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng, mơ mộng. 
* Đánh giá chung:
- Đoạn thơ nêu lên cách cảm nhận độc đáo mới lạ sâu sắc về quá trình hình thành phát triển của Đất Nước; từ đo khơi dậy ý thức và trách nhiệm thiêng liêng của cá nhân với tổ quốc thiêng liêng.
- Qua cách cảm nhận của tác giả, Đất Nước hiện lên vừa thiêng liêng vùa sâu sắc, vừa lớn lao gần gũi thân thiết với mọi người. Bên cạnh đó, giọng thơ hcisnh luận trữ tình ngọt ngào da diết đã khiến người đọc thấy đây như những lời tự nhủ, tự dặn mình.
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo đúng chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
ĐỀ SỐ 2. Câu 2. (5.0 điểm)
Trong anh và em hôm nay
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang đất nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
 Làm nên Đất Nước muôn đời.
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
GỢI Ý
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
c. Triển khai vấn đề
* Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm, đoạn trích. 
- Nguyễn Khoa Điềm, thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa suy tư và cảm xúc dồn nén, mang đậm chất chính luận.
- Trường ca Mặt đường khát vọng được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị Thiên năm 1971 nhằm thức tỉnh tuổi trẻ.
- Đoạn thơ này là lời nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương đất nước. Từ đó, nhận xét mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Suy ngẫm của Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ giữa cá nhân với Đất nước:
Trong phần đầu của đoạn thơ, tác giả đã cảm nhận về đất nước một cách trọn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện: thời gian lịch sử và không gian địa lý, huyền thoại, truyền thuyết và đời sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình. Đất nước được cảm nhận vừa thiêng liêng, sâu xa lại vừa gần gũi thân thiết.
+ 2 câu thơ đầu: Khẳng định trong bản thân anh và em đều có một phần Đất Nước, sự  nhận thức chân lí về cội nguồn, về truyền thống, về lịch sửĐất Nước gần gũi và gắn bó thân thiết với chúng ta. Ta là một phần của Đất Nước thật là yêu thương và tự hào.
+ 4 câu tiếp theo mở rộng ý thơ của 2 câu đầu từ 2 đứa đến mọi người. Khi hai đứa cầm tay – yêu thương, xây dựng gia đình à Đất Nước hài hòa nồng thắm à tình yêu và hạnh phúc gia đình mới tạo nên sự hài hòa nồng thắm với tình yêu quê hương Đất Nước. Đó là bản chất thống nhất trong tình cảm của thời đại mới (liên hệ với bài Nhớ của Nguyễn Đình Thi, Quê hương của Giang Nam). Khi chúng ta cầm tay mọi người – đoàn kết, yêu thương đồng bào à Đất Nước vẹn tròn to lớn , tạo nên sức mạnh Việt Nam à cảm nhận Đất Nước từ cội nguồn của dân tộc. 4 câu thơ trên cấu tạo theo phép đối xứng về ngôn từ, làm cho ý thơ liền mạch, hài hòa giữa nội dung và hình thức
+ 3 câu tiếp theo tiếp tục mở rộng ý thơ của 2 câu đầu từ hôm nay đến ngày mai và muôn đời sau Tác giả nhắn nhủ kì vọng vào tương lai: “Mai này mơ mộng”. Thế hệ con cháu sẽ tiếp bước cha ông để xây dựng Đất Nước. Tác giả tin tưởng vào trí tuệ và bản lĩnh của nhân dân Việt Nam trên hành trình lịch sử xây dựng Đất Nước.
→ Những dòng thơ ở cuối phần là một sự cảm nhận sâu sắc và phát hiện mới mẻ của tác giả về đất nước trong sự sống, tình yêu, trong vận mệnh và trách nhiệm của mỗi cá nhân. Trong anh và em hôm nay Đều có một phần đất nước. Đất nước không chỉ là núi sông, rừng, biển, không chỉ là lịch sử dựng nước và giữ nước mà Đất nước còn được kết tinh và tồn tại trong sự sống của mỗi cá nhân, mỗi chúng ta hôm nay. Quả vậy, sự sinh thành của mỗi cá nhân đều có cội nguồn sâu xa từ dân tộc và đợc thừa hưởng thành quả vật chất và tinh thần do bao thế hệ tạo dựng lên. Nhưng sự sống của mỗi cá nhân chỉ có thể tồn tại và có ý nghĩa trong sự hài hòa với những cá nhân khác và toàn thể cộng đồng: “Khi hai đứa cầm tay ..  Đất nước vẹn toàn to lớn”. Đất nước được trường tồn qua sự tiếp nối của các thế hệ và các thế hệ mai sau sẽ đưa đất nước tới sự phát triển xa hơn, đến “Những tháng ngày mơ mộng”.
- Về nghệ thuật: 
Đoạn thơ mang tính chính luận, chất trữ tình, hàm ẩn tính công dân trong thời đại mới. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tứ thơ dạt dào, giàu cảm xúc, sáng tạo về ngôn từ hình ảnh thể hiện một hồn thơ giàu chất suy tư Những câu thơ theo lối suy tưởng, mệnh lệnh thức nhưng không rơi vào hô khẩu hiệu, khô khan trái lại thấm đẫm cảm xúc (em ơi em), cảm giác, hình ảnh sinh động (vẹn tròn to lớn, hài hòa nồng thắm)
* Nhận xét về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong quan niệm về đất nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
- 4 câu thơ cuối cảm xúc dâng lên đến cao trào, giọng thơ tâm tình “Em ơi em” ngọt ngào say đắm: nhà thơ giãi bày, san sẻ về cảm nhận, định nghĩa về Đất Nước của mình “Đất Nước là máu xương của mình”, là mồ hôi xương máu của ông cha.
- Tác giả kêu gọi ý thức trách nhiệm của mỗi chúng ta: gắn bó, san sẻ, hóa thân có như thế mới làm nên Đất Nước muôn đời, trường tồn với thời gian. Điệp ngữ “phải biết”  như mệnh lệnh khiến cho giọng thơ trở nên mạnh mẽ
* Đánh giá chung: 
Đoạn thơ nói riêng, đoạn trích nói chung đã góp phần vào đề tài Đất Nước trong thơ ca Việt Nam thời kháng chiến một tứ thơ rất đẹp, thấm đẫm dư ba. Thể hiện niềm tin vào tương lai Đất Nước. Đoạn thơ cũng thể hiện tầm cao nhận thức của thế hệ trẻ nguyễn Khoa Điềm về đất nước, nhân dân về sứ mệnh của thế hệ mình. Sức sống, sức lan tỏa tư tưởng, cảm xúc của đoạn thơ, bài thơ. Khẳng định truyền thống yêu nước, tư tưởng đất nước của nhân dân thời đại chống Mỹ cứu nước vẫn được tiếp nối phát huy trong thời đại mới.
-----HẾT-----

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tham_khao_de_thi_thpt_quoc_gia_nam_2022_mon_ngu_van_co_da.docx