Đề tài Sửa lỗi chính tả cho học sinh trong giảng dạy ngữ văn 7

Đề tài Sửa lỗi chính tả cho học sinh trong giảng dạy ngữ văn 7

 Chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ hoạ đã đợc sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói. So với lời nói thì chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy, chữ viết phải phụ thuộc vào lời nói. Khi chữ viết và lời nói không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết.

 Chữ quốc ngữ (Tiếng Việt) là hệ thống chữ viết ghi âm. Trong đó chính tả là sự chuẩn hoá hình thức của ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. Từ đó, chính tả có vai trũ rất lớn trong việc thể hiện thông tin của chữ viết. Viết đúng chính tả sẽ làm cho việc truyền tin một cách chính xác đến ngời nhận, ngời nghe. Ngợc lại, trong một số trờng hợp sai chính tả sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu trái ngợc thông tin định chuyển tải, có khi dẫn đến sự hiểu lầm tai hại .

 Trong nhà trờng, vai trò của chính tả rất quan trọng. Một văn bản viết đúng chính tả thể hiện một nhận thức đúng đắn về tiếng Việt. Viết đúng chính tả cũng là một phần góp cho sự trong sáng của tiếng Việt.

 

doc 7 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2060Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sửa lỗi chính tả cho học sinh trong giảng dạy ngữ văn 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỬA LỖI CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH 
TRONG GIẢNG DẠY NGỮ VĂN 7
	Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ:
I . Lý do chọn đề tài:
 Chữ viết là hệ thống ký hiệu đồ hoạ đã đợc sử dụng để cố định hoá ngôn ngữ âm thanh. Chức năng của chữ viết là đại diện cho lời nói. So với lời nói thì chữ viết xuất hiện sau. Vì vậy, chữ viết phải phụ thuộc vào lời nói. Khi chữ viết và lời nói không có sự phù hợp nữa thì phải cải tiến chữ viết.
 	 Chữ quốc ngữ (Tiếng Việt) là hệ thống chữ viết ghi âm. Trong đó chính tả là sự chuẩn hoá hình thức của ngôn ngữ tiếng Việt. Đó là một hệ thống các quy tắc về cách viết các âm vị, âm tiết, từ, cách dùng các dấu câu, lối viết hoa. Từ đó, chính tả có vai trũ rất lớn trong việc thể hiện thông tin của chữ viết. Viết đúng chính tả sẽ làm cho việc truyền tin một cách chính xác đến ngời nhận, ngời nghe. Ngợc lại, trong một số trờng hợp sai chính tả sẽ dẫn đến nhiều cách hiểu trái ngợc thông tin định chuyển tải, có khi dẫn đến sự hiểu lầm tai hại .
 Trong nhà trờng, vai trò của chính tả rất quan trọng. Một văn bản viết đúng chính tả thể hiện một nhận thức đúng đắn về tiếng Việt. Viết đúng chính tả cũng là một phần góp cho sự trong sáng của tiếng Việt.
II . Tình hình chính tả trong trờng trung học cơ sở :
 	 Học sinh học chữ và rèn luyện viết chính tả ngay từ khi học lớp 1. Trong suốt thời gian học Tiểu học, công việc này diễn ra đều đặn và thờng xuyên trong chơng trình. Đến lớp 7 thì việc rèn luyện chính tả dừng lại để học các môn văn hoá. Trong chơng trình Văn – Tiếng Việt bậc trung học cơ sở không đề cập đến việc rèn chính tả cho học sinh nữa. Điều đó cũng phù hợp với đặc điểm chơng trình giáo dục. Bởi việc viết chính tả chỉ tồn tại ở Tiểu học, lên bậc trung học cơ sở học sinh đã thành thạo chính tả từng con chữ. Song, việc dừng hẵn không đề cập đến chính tả ở bậc học sau đã làm cho một số đông học sinh tuỳ tiện khi viết chữ.
 	 Năm học 2002 – 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đa việc luyện chính tả vào trung học cơ sở do bộ môn Ngữ Văn đảm nhiệm. Điều này là một việc làm hết sức cần thiết và phù hợp với thực tế học sinh của chúng ta hiện nay.
 	 Việc viết sai chính tả còn tồn tại ở số đông học sinh, kể cả bậc trung học phổ thông. Qua thực tế giảng dạy và chấm sửa chữa bài cho học sinh, chỳng tôi nhận thấy rằng tình trạng viết sai chính tả rất nhiều. Các em học yếu, kém viết sai chính tả là một lẽ, ngay cả các em học sinh khá, thậm chí cả học sinh giỏi cũng viết sai chính tả. Khi hỏi các em tại sao thì bản thân các em đó không lý giải đợc hoặc có chăng thì cho là quen tay. Bởi vì bản thân các em không hiểu đợc là sai hay đúng. Việc viết sai chính tả của học sinh hiện nay chúng ta có thể bắt gặp bất cứ ở văn bản nào, bất cứ ở môn học gì dù đó là môn xã hội hay môn tự nhiên. Đây là một thực trạng chung của nhiều trờng trung học cơ sở. Qua báo chí, qua các kỳ thi đại học, qua điều tra cụ thể, ta nghe nhiều lời phàn nàn về lỗi chính tả của các em.
 	 Cụ thể ở trờng trung học cơ sở Vừ Thị Sỏu, nơi tôi đang công tác, việc học sinh mắc lỗi chính tả là nỗi băn khoăn, trăn trở của nhiều thầy cô giáo, nhiều phụ huynh học sinh. Trong đó, bản thân tôi là một giáo viên dạy văn, đã hết sức coi trọng việc sửa lỗi chính tả cho học sinh và bớc đầu thấy đợc kết quả khả quan, ý thức đợc điều đó tôi đã mạnh dạn áp dụng việc vừa dạy kiến thức văn học vừa kết hợp việc rèn chữ cho học sinh qua từng bài dạy, tiết dạy, thông qua việc chấm, chữa bài cho các em học sinh. Tất cả những gì tôi đã thể hiện là để chuẩn chính tả cho các em học sinh trong trờng trung học cơ sở. 
III. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu:
Học sinh lớp 7/1 - trờng trung học cơ sở Vừ Thị Sỏu
IV. Thời gian nghiên cứu :
Học kỳ I. Năm học 2008 – 2009. (Từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 01 năm 2009)
Phần II : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I . Chính tả và một số đặc điểm của chuẩn chính tả :
1 . Đặc điểm đầu tiên của chuẩn chính tả là tính chất bắt buộc gần nh tuyệt đối của nó. Đặc điểm này đòi hỏi ngời viết bao giờ cũng phải viết đúng chính tả. Chữ viết có thể cha hợp lý, nhng khi đã đợc thừa nhận thì ngời cầm bút không đợc tự ý viết khác đi. Ai cũng biết rằng viết “ghế”, “ghen” không hợp lý và tiết kiệm bằng “gế”, “gen” nhng chỉ có cách viết thứ nhất mới đợc coi là đúng chính tả. 
 	Vì vậy, khi nói đến chuẩn chính tả là nói đến tính chất pháp lệnh. Trong chính tả không có sự phân biệt hợp lý hay không hợp lý, hay - dở mà chỉ có phân biệt đúng - sai , Đối với chính tả, yêu cầu cao nhất là cách viết thống nhất, thống nhất trong mọi văn bản mọi địa phơng.
2 . Do chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần nh tuyệt đối, cho nên nó ít bị thay đổi nh các chuẩn mực khác của ngôn ngữ. Nói cách khác, chuẩn chính tả có tính chất ổn định, tính chất cố hữu khá rõ .
II . Một số quy định về chuẩn chính tả ( Theo UB khoa học xã hội và Bộ Giáo dục )
1 . Thống nhất viết nguyên âm:
( Âm chính ) / i / bằng chữ cái i . Ví dụ: Lí luận, kĩ thuật, thẩm mĩ v.v.
- Khi cần phân biệt “uy” với “ui” nh “tuý” với “túi” thì vần “uy” vẫn viết nh cũ. Hoặc uy trong quy luật, quy tắc ....
 + i hoặc y đứng một mình hoặc đứng đầu âm tiết vẫn viết theo thói quen cũ. Ví dụ: ý kiến, ỉ ụi v.v.
2 . Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà cha xác định đợc một chuẩn mực duy nhất thì chấp nhận cả hai hình thức ấy . 
 Ví dụ : eo sèo / eo xèo ; sứ mạng / sứ mệnh .v.v.
3 . Về cách viết hoa tên riêng tiếng Việt:
a . Tên ngời và tên nơi chốn :
 Viết hoa tất cả các chữ cái đầu của từ mà không dùng gạch nối : 
Ví dụ: Trần Quốc Toản; Bình trị Thiên v.v.
b . Tên tổ chức, cơ quan : 
Viết hoa chữ cái đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên :
Ví dụ : Đảng cộng sản Việt Nam; Trờng Đại học Bách khoa .v.v.
4 . Về cách viết tên riêng không phải tiếng Việt:
a . Nếu chữ nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ nguyên chữ viết nh nguyên ngữ 
Ví dụ : Paris 
b . Nếu chữ nguyên ngữ dùng một hệ thống chữ cái khác thì áp dụng lối chuyển từ chính thức sang chữ Latin
Ví dụ : Lomonoxov, Moskow.
c . Nếu chữ viết nguyên ngữ không phải là chữ ghi âm bằng chữ cái (ghi từng âm hoặc dùng cách phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin)
Ví dụ : Tokyo
d . Những tên riêng đã có hình thức quen thuộc thì nói chung không cần thay đổi 
Ví dụ : Pháp; Anh; Hi lạp; Lỗ Tấn v.v.
e . Chỉ viết hoa âm tiết đầu
Ví dụ : Puskin
5 . Về việc dùng dấu nối:
a . Dùng dấu nối trong các liên doanh nh : Khoa học - kĩ thuật; Môn hoá - dợc ; Quảng Nam - Đà Nẵng v.v.
b . Dùng dấu nối khi chỉ giới hạn về không gian, thời gian, số lợng:
Ví dụ : Chuyến tàu Hà Nội - Huế; Thời kỳ 1945 - 1954; Sản lợng 5 - 7 tấn v.v.
c . Khi phân biệt ngày, tháng, năm:
Ví dụ : 02 – 9 - 1945; 30 – 4 - 1975 v.v.
III . Một số lỗi chính tả thờng gặp ở học sinh và biện pháp sửa chữa:
1 . Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành
a . Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu:
Ví dụ : “hoá” thì viết là “hóa”; “quý” thì viết là “qúy”.
b . Lỗi do không nắm đợc quy tắc phân bố các ký hiệu cùng biểu thị một âm:
Ví dụ : nghành ( ngh không đi trớc a ); kách (k không đi trớc a trừ kali)
c . Lỗi do không nắm đợc quy tắc viết hoa
Ví dụ : Trần bình trọng ; Nam định v.v.
Để khắc phục lỗi này, chỉ cần cho học sinh ghi nhớ và tuân thủ những đặc điểm và nguyên tắc kết hợp, quy tắc viết hoa của chữ viết.
2 . Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn
 	Đặc điểm phát âm đặc trng cho từng vùng khác với phát âm chuẩn là nguyên nhân dẫn đến những cách viết sai chính tả. Có thể quy những lỗi loại này thành ba dạng chủ yếu :
a . Lỗi viết sai phụ âm đầu: 
- Lỗi do không phân biệt đợc tr và ch: Do cách phát âm của học sinh không phân biệt đợc tr - ch. Có thể giúp các em nhớ một số quy tắc nhỏ để phân biệt tr – ch.
+ Tr không kết hợp với những vần bắt đầu bằng: oa , oă , oe , uê (choáng, choai v.v.)
+ Từ láy phụ âm đầu phần lớn là ch (Những từ láy phụ âm đầu là tr rất ít: trơ trọi, trống trãi v.v.)
- Lỗi do không phân biệt s và x:
+ Hiện tợng này cũng là do đặc điểm phát âm không phân biệt, ở lỗi này cần cho học sinh hiểu và nhớ một số quy tắc phân biệt giữa s và x nh sau:
+ S không kết hợp với các vần: oa , oă , oe , uê (xuề xoà , xoay xở , xoen xoét v.v.)
(Từ láy phụ âm đầu có cả s và x). Từ láy bộ phận vẫn thờng là x: loăn xoăn, loà xoà ...
+ Về nghĩa: Tên thức ăn thờng viết là x: xôi, xúc xích, lạp xờng ...v.v.
+ Những từ chỉ hơi ra: xì , xỉu, xọp, xẹp ...v.v.
+ Những từ chỉ sụp xuống viết với s: sục , sụp , sẩy ...v.v
+ Những từ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn là đi với s: sự , sẽ , sắp , sao ...v.v.
+ Lỗi do không phân biệt r , gi với d: Giúp học sinh nhớ một số quy tắc để phân biệt r , gi với d nh sau:
+ R và gi không kết hợp với những vần : oa , oă , uâ , oe , uê , uy.
+ Xét về nguồn gốc, không có từ Hán Việt đi với r. Trong Hán - Viẹt , d đi với thanh ngã và nặng , gi đi với thanh hỏi và sắc .
+ Trong từ láy bộ phận vần : r láy với b và c , còn gi và d không láy : bứt rứt , bủn rủn .v.v. r và d láy với i , còn gi không láy : liu diu, lim dim v.v.
Nếu một số từ có hai hình thức viết, một trong hai hình thức đó viết với tr thì từ đó cũng viết với gi: giăng - trăng; giầu - trầu; giai - trai .v.v.
b . Lỗi viết sai phần vần (Viết sai âm cuối hoặc âm chính)
Ví dụ: yêu / iêu ; ơu / iêu ...v.v.
c. Lỗi viết sai thanh điệu: 
 	 Lỗi viết sai thanh điệu do sự phát âm không phân biệt giữa thanh hỏi và thanh ngã. Để khắc phục lỗi này có thể giúp học sinh nhớ hai quy tắc: 
 	 Các chữ khởi đầu bằng nguyên âm chỉ mang dấu hỏi, không mang dấu ngã: ả , ỷ lại, ảnh v.v. (Trừ 5 từ ngoại lệ: ẵm, ễ mình, ễnh bụng, ễnh ơng, ỡn ngực)
 	Các chữ Hán Việt bắt đầu bằng các phụ âm: m , n , nh , l , v , d , ng chỉ mang dấu ngã không mang dấu hỏi: mã lực, lãnh tụ, vĩ nhân v.v. (chỉ có một trờng hợp ngoại lệ: cây ngải )
 Phần lớn từ láy điệp vần mang thanh hỏi.
IV . Những việc làm cụ thể:
1 . Thờng xuyên kiểm tra vở ghi và vở bài tập của học sinh. Mục đích là kịp thời uốn nắn, chỉ lỗi chính tả cho học sinh, giúp các em nhận ra sự viết sai của mình, từ đó tự sửa chữa ngay, tránh lặp lại.
 Khuyến khích việc viết đúng, viết đẹp của học sinh.
2. Khi chấm bài kiểm tra, ngoài việc nhận xét nội dung bài làm, phải luôn chỳ trọng đến việc phát hiện ra lỗi chính tả và sửa cho các em, đồng thời ghi rõ yêu cầu học sinh phải sửa chữa ngay những lỗi trên .
Ví dụ : (Bài viết gồm 5 lỗi) Hớng dẫn các em trình bày cách sửa lỗi nh sau:
a . Lỗi thanh điệu: mỉ mản = mĩ mãn
b . Lỗi phần vần: hòn tòn = hoàn toàn; mát rựi = mát rợi
c . Lỗi phụ âm đầu : sạch xẽ = sạch sẽ; cảm dác = cảm giác 
Từ cách phát hiện lỗi chính tả và sắp xếp cho nó vào các lỗi thông thờng nào đến việc sửa cho đỳng chính tả mà học sinh sẽ nhớ để tránh viết sai.
3. Cần và rất nên có điểm thởng, điểm phạt ở các bài kiểm tra về vấn đề trình bày và chuẩn chính tả. Đây cũng là một trong những việc làm để khuyến khích học sinh viết đúng chính tả.
4. Ở các giờ thực hành tập nói ( Phân môn tập làm văn ) tôi đã rất chú ý rèn và sửa chữa cách phát õm cho đúng giữa s và x, tr và ch, d và r và phân biệt giữa thanh hỏi với thanh ngã.
5. Ra thêm các dạng bài tập rèn chính tả để học sinh có thể tự làm ở nhà. Đõy là biện pháp rất có hiệu quả mà lại không mất thời gian trên lớp. Biện pháp này vừa giúp học sinh viết đúng chính tả, vừa rèn luyện cho các em thói quen trình bày sạch, đẹp. Biện pháp này đòi hỏi ngời giáo viên cần tận dụng thời gian các tiết trả bài, các buổi sinh hoạt lớp để giao bài tập chính tả cho học sinh.
 	Các dạng bài tập thờng là :
Dạng A : Dạng bài tập điền phụ âm đầu
Điền ch hay tr ?
 a . “ ... úng tôi đều .... úng tuyển” (Chúng tôi đều trúng tuyển)
 b . “ Ngời .... ồng đang lo ........ ồng cây” (Ngời chồng đang lo trồng cây)
Điền s hay x ?
 a . “ ...... ơng ......... uống đầy cả mặt ..... ông” (Sơng xuống đầy cả mặt sông)
 b . “Hôm nay có .... úp , có .... ôi , có bún .... áo nóng ..... ốt mời các cậu học ...inh ....... ơi tạm “( Hôm nay có súp, .... xôi ......sáo ..........xốt ..... sinh .......xơi ) 
Điền R , D hay Gi ?
Chúng tôi ..... ót .... ợu mời ông .... ám đốc 
Dạng B : Dạng bài tập thanh điệu
Điền thanh hỏi, thanh ngã cho phù hợp:
 Tôi không có tiền le, le ra tôi phai mang theo ( ....lẻ .....lẽ ......phải ... )
Hoặc tìm lỗi và chữa lỗi: Bài giãi có thễ đúng có thễ sai.
Dạng C : Dạng bài tập vần
Sửa lỗi cho câu: “Anh ấy là tay nát riệu, đầu óc đôi khi hòn tòn không bình thờng”
( ........ nát rợu, .................... hoàn toàn)
Dạng D : Dạng bài tập tổng hợp
Khoanh tròn vào chữ cái đầu của từ hoặc cụm từ viết đúng: 
1. A . Bản án B . Bảng án 
2. A . án mây B . áng mây
3. A . Bàn quang B . Bàng quang
4. A . Dản dị B . Giản dị
5. A . Dán giấy B . Gián giấy
6. A . Về hiêu B . Về hu
( Các từ đúng là : 1A , 2B , 3B , 4B , 5A , 6B )
 Ở dạng bài tập này học sinh phải phân biệt đợc rõ lỗi để sửa lại cho đúng.
6. Kết hợp với các giáo viên bộ môn để cùng giúp học sinh viết cho đúng hoặc tạo điều kiện để các em tự giúp nhau viết cho đúng chính tả. 
V . Kết quả đạt đợc:
 	Từ việc làm trên, việc làm mà tôi luôn luôn áp dụng đối với học sinh ở bất cứ lúc nào có thời gian và có cơ hội để sửa lỗi chính tả mà các em mắc phải. Bản thân tôi nhận thấy có kết quả tơng đối khả quan.
 Kết quả cụ thể là :
 Đầu năm học 2008 - 2009: Lớp 7/1 có 14 / 45 em thờng viết sai chính tả
 Trong đó : 3 em học lực khá
 4 em học lực trung bình
 2 em học lực yếu
 Cuối học kỡ I: Số em học sinh viết sai lỗi chính tả đã giảm đáng kể: chỉ còn 5 em, trong đú cú 2 em học lực yếu.
Phần III : KẾT THÚC VẤN ĐỀ:
 	Chữ viết của chúng ta (chữ quốc ngữ) là chữ theo nguyên tắc ghi âm. Hình thức cấu tạo của từ đợc ghi bằng các chữ cái. Cho nên khi viết văn bản cần ghi lại đúng hình thức cấu tạo của chữ viết. Nếu viết sai sẽ không hiểu đợc chính xác và không làm cho ngời đọc văn bản lĩnh hội đợc nội dung, ý nghĩa. Nh thế sẽ làm cho sự giao tiếp không đạt đợc hiệu quả mong muốn.
 	Từ lý do trên, tôi thấy việc nhắc nhở và giúp các em học sinh viết đúng chính tả là việc cấp bách và cần thiết. Giúp cho các em hiểu và sử dụng đúng ngôn ngữ tiếng Việt - thứ ngôn ngữ giàu đẹp của dân tộc ta.
 Trên đay là kinh nghiệm nhỏ tôi rút ra từ thực tế của bản thân. Kính mong sự góp ý của các bạn đồng nghiệp để sỏng kiến kinh nghiệm này hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn .
 Bạc Liờu , ngày 10 tháng 01 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn van7.doc