Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường Trung học phổ thông Quan Sơn

Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường Trung học phổ thông Quan Sơn

 Hoà chung với xu thế đổi mới toàn diện của nền giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cơ bản, trọng yếu được đặt lên hàng đầu. Chúng ta không thể đưa vào chương trình học một lượng tri thức mới và khó để yêu cầu học sinh nâng cao trình độ bắt nhịp cùng thời đại nếu như không đồng thời đổi mới phương pháp dạy học. Với yêu cầu đó, những phương pháp dạy học tích cực đã ra đời bên cạnh những phương pháp truyền thống đã thúc đẩy hoạt động dạy học đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải bao giờ các phương pháp mới cũng được sử dụng một cách tích cực trong quá trình dạy học, nhất là dạy học một môn có tính chất đặc thù như Ngữ văn.

 

doc 18 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4454Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường Trung học phổ thông Quan Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu.
 Hoà chung với xu thế đổi mới toàn diện của nền giáo dục hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề cơ bản, trọng yếu được đặt lên hàng đầu. Chúng ta không thể đưa vào chương trình học một lượng tri thức mới và khó để yêu cầu học sinh nâng cao trình độ bắt nhịp cùng thời đại nếu như không đồng thời đổi mới phương pháp dạy học. Với yêu cầu đó, những phương pháp dạy học tích cực đã ra đời bên cạnh những phương pháp truyền thống đã thúc đẩy hoạt động dạy học đạt được hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không phải bao giờ các phương pháp mới cũng được sử dụng một cách tích cực trong quá trình dạy học, nhất là dạy học một môn có tính chất đặc thù như Ngữ văn.
 Từ thực tế dạy học giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường Trung học phổ thông Quan Sơn với việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ đã khiến cho bản thân tôi có nhiều trăn trở. Do vậy tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong giờ Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường Trung học phổ thông Quan Sơn”, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết của bản thân, sau đó là nhằm đưa ra một cách hiểu đúng đắn về phương pháp này giúp cho hoạt động dạy học Ngữ văn trong thực tế đạt hiệu quả cao hơn. 
 Tuy nhiên, do những hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và bề dày tích luỹ kiến thức bởi là giáo viên mới ra trường cho nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định. Do vậy, bản thân tôi mong muốn có được sự quan tâm, góp ý của những người tâm huyết với nghề dạy học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng để bổ sung cho đề tài này đầy đủ hơn và ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Phần I: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài.
a. Cơ sở lí luận:
 Trong thời đại ngày nay, không một dân tộc nào có thể đứng vững ở vị trí tiên tiến mà thiếu sự học tập tích cực. Sự phồn vinh của một quốc gia trong thế kỉ XXI sẽ phụ thuộc vào khả năng học tập của mọi người trong đó thế hệ trẻ là lực lượng tiên phong. Chính vì vậy, hiện nay, không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt giáo dục vào vị trí “quốc sách hàng đầu”, giáo dục được coi là nhân tố quan trọng nhất, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển bền vững xã hội.
Phương pháp giáo dục theo đó “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dương cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [1;6].
 Như thế, một trong những giải pháp trọng tâm nhằm phát triển giáo dục đào tạo là đổi mới mục tiêu nội dung, chương trình giáo dục theo hướng thiết kế nội dung GD-ĐT cho phù hợp yêu cầu của từng cấp học, đảm bảo tính cơ bản, hiện đại nhưng tinh giản, vừa sức, tăng thực tiễn và thực hành đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhu cầu của người học, thực hiên nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp chặt chẽ với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội là phương pháp hợp lí và có thể mang lại hiệu quả thiết thực.
 Hoà vào xu thế đổi mới giáo dục nói chung, đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt là DH hợp tác theo nhóm nhỏ trong giờ đọc- hiểu văn bản Ngữ văn 10 nói riêng, lí luận ấy đã được kiểm nghiệm và chứng minh.
 DH hợp tác theo nhóm nhỏ (thảo luận nhóm) là phương pháp dạy học tích cực giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ băn khoăn, mâu thuẫn trong vấn đề nhận thức, từ đó bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Trong hoạt động hợp tác tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy tối đa và năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động được rèn luyện. 
Như vậy, với phương pháp dạy học hợp tác, giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn đã tăng thêm khả năng linh động cho học sinh, tham gia tích cực vào quá trình đổi mới phương pháp DH Ngữ văn theo xu hướng hiện đại. 
b. Cơ sở thực tiễn:
 Từ năm 2000 trở lại đây Bộ giáo dục đã thực hiên đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa toàn diện từ bậc trung học cơ sở đến trung học phổ thông. Theo đó, PPDH cũng có sự đổi mới theo xu hướng tích cực. PPDH hợp tác theo nhóm được sử dụng rộng rãi hơn đã phần nào kích thích được khả năng tư duy sáng tạo, linh hoạt của học sinh trong những tình huống có vấn đề.
 Thực tế cho thấy, trong một thời gian dài trước khi cải cách giáo dục người ta đã từng quan niệm học văn là một quá trình thầy đọc, giảng, cảm thụ còn trò chỉ là những cỗ máy ghi chép. Thế nhưng, trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội và sự bùng nổ về tri thức, thông tin đã đặt người học trước một nhiệm vụ mới khó khăn hơn. Bản chất của sự học ngày nay đã thay đổi. Học bao giờ cũng phải đi đôi với hành “học và hành phải kết hợp chặt chẽphải gắn liền với thực tế những đòi hỏi của dân tộc, xã hội”[53;5]. PPDH hợp tác ra đời đáp ứng được yêu cầu đó.
 Với giờ Đh vb Ngữ văn, giáo viên là người điều khiển, hướng dẫn để học sinh tự khám phá ra vẻ đẹp của văn bản văn học. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho HS là cần nhạy bén, linh hoạt và tư duy nhanh. Mỗi PPDH tích cực đều giúp HS phát huy những khả năng mới vốn tiềm ẩn mà lâu nay bản thân các em chưa có điều kiện khám phá, bộc lộ. Từ đó, tạo cho các em HS sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
 Như vậy, phương pháp dạy học hợp tác trong giờ Đh vb Ngữ văn chiếm một vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Với PP này, trong giờ đọc hiểu văn bản HS không chỉ cảm thụ, rung cảm, cảm xúc trước cái hay cái đẹp mà còn được vui vẻ trao đổi, thảo luận với bạn bè, được tiếp thu tri thức mới và được tự do phát biểu những suy nghĩ, sáng kiến của mình.
Thế nhưng, thực tế dạy học giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường THPT Quan Sơn khi sử dụng PP này còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc sử dụng PPDH hợp tác đạt được hiệu quả như mong muốn?
 Xuất phát từ tầm quan trọng của phương pháp này, từ thực tế dạy học và những cơ sở nêu trên, bản thân tôi qua một thời gian giảng dạy quyết định đi vào tìm hiểu nhằm đưa ra một vài giải pháp hợp lí thực hiện tốt mục tiêu dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10.
2. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài.
+ Mục đích: 
- Tìm hiểu thực tế dạy học, cung cấp hiểu biết cho bản thân mình.
- Cung cấp thêm cho đồng nghiệp, đặc biệt là các em học sinh cùng những người quan tâm một vài kiến thức và hiểu biết về PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ.
+ Yêu cầu: 
- Bám sát vào quá trình dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường THPT Quan Sơn.
- Có những giải pháp thiết thực, hợp lí.
+ Nhiệm vụ: 
- Khảo sát thực tế dạy học Ngữ văn 10 ở trường THPT Quan Sơn.
- Đưa ra một số giải pháp bước đầu thiết thực cho việc sử dụng PPDH hợp tác vào đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10.
3. Phương pháp nghiên cứu:
+ PP nghiên cứu lí thuyết.
+ PP khảo sát, điều tra.
+ PP phỏng vấn.
+ PP phân tích, tổng hợp.
4. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu vấn đề: “Sử dụng PPDH hợp tác trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường THPT Quan Sơn”.
5. Giới hạn đề tài:
Thông qua khảo sát thực trạng sử dụng PPDH hợp tác bản thân tôi mong muốn đưa ra cách hiểu đúng vầ bản chất của PP này, đồng thời tôi cũng đưa ra một vài giải pháp làm căn cứ giúp cho quá trình đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 đạt hiệu quả hơn. 
PHầN 2: NộI DUNG
CHương 1: Cơ sở lí luận
Đổi mới PPDH
 Trong những năm gần đây, hoà chung với xu thế toàn cầu hoá hội nhập của nền kinh tế thế giới, giáo dục Việt Nam cũng ngày càng thay da đổi thịt và có những bước tiến rõ rệt. Việc thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện DH đến cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả DH trong đó khâu đột phá là đổi mới PPDH. 
 PPDH là những hình thức và cách thức hoạt động của GV và HS trong những điều kiện DH nhất định nhằm đạt được những mục đích dạy học. 
Theo đó, định hướng đổi mới PP đã được ghi trong Luật GD, điều 28.2: “PP giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”. Do vậy, đổi mới PPDH cần có cuộc cách mạng về tư duy, từ tư duy đơn tuyến sang tư duy đa tuyến, hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động có sẵn từ trước.
 Xuất phát từ định hướng đó, mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối truyền thụ một chiều sang dạy học theo PP tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác , kĩ năng vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập và trong thực tiễn : tạo niềm tin, niềm vui và hứng thú học tập.
 Yêu cầu đổi mới PPDH đặt ra trong nhà trường phổ thông là yêu cầu mang tính toàn diện đặt Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh trước những nhiệm vụ mới khó khăn và thiết thực hơn nhằm đẩy mạnh hiệu quả giáo dục:
DH tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động của HS.
DH kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác, giữa hình thức học cá nhân với hình thức học theo nhóm, theo lớp.
DH thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV và HS, giữa HS và HS.
DH chú trọng đến việc rèn luyện các kĩ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.
DH chú trọng đến việc rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu của HS.
DH chú trọng việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị DH.
DH chú trọng việc đa dạng nội dung, các hình thức, cách thức đánh giá và tăng cường hiệu quả đối với việc đánh giá.
Đổi mới PPDH cũng là quá trình đổi mới toàn diện và tích cực trong đó mỗi PP đều có một ưu thế riêng khi kết hợp với nhau trong quá trình dạy học chúng trở thành động lực cho dạy học đạt kết quả cao nhất.
Các phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC)
 + Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống. PPDHTC được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái với hoạt động thụ động. PPDHTC hướng tới tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, nghĩa là phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tính tích cực của người dạy.
Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phất triển PP thực hành, PP trực quan theo kiểu tìm tòi tong phần hoặc nghiên cứu, phát hiện, nhất là khi dạy học các môn khoa học thực nghiệm.
Đổi mới PPDH cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của PPDH truyền thống đồng thời cần học hỏi vận dụng một số PP mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học để giáo dục tiến từng bước vững chắc.
 + Theo hướng trên, nên phát triển một số PP sau đây:
DH vấn đáp đàm thoại: Là PP giáo viên đặt ra những câu hỏi để học sinh trả lời hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội được nội dung bài học.
DH phát hiện và giải quyết vấn đề: Là GV tập dượt cho HS vừa nắm tri thức mới vừa nắm PP chiếm lĩnh tri thức đó, khuyến khích HS phát hiện và tự giải quyết vấn đề. Vấn đề cốt yếu của PP này là qua quá trình gợi ý, dẫn dắt, nêu câu hỏi giả định, GV tạo điều kiện cho HS tranh luận tìm tòi, phát hiện vấn đề thông qua các tình huống có vấn đề giúp cá ... GV cần phải kiên trì cách dạy theo PP tích cực, đặc biệt là với DH hợp tác, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho HS. Trong đổi mới PP phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học thì mới có hiệu quả.
+ Khi cho HS học hợp tác, GV cần lựa chọn đúng vấn đề thảo luận.
Không thể lấy một vấn đề mang tính chất tái hiện cho HS thảo luận vì vấn đè thảo luận phải là vấn đề chứa đựng nhiều mâu thuẫn trong nhận thức, kích thích hứng thú tìm tòi và khám phá của HS. 
VD: Khi dạy văn bản Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ, GV có thể đặt ra vấn đề thảo luận như sau: “Trong 4 câu thơ đầu, cảnh thu đã được tác giả cảm nhận và thể hiện như thế nào”? (HS làm việc theo nhóm thảo luận từ 5-7 phút).
Kết quả:
- Nhóm 1(2 câu đề): Cảnh thu lạnh lẽo, tiêu điều, xơ xác, hiu hắt.
- Nhóm 2(2 câu thực): Cảnh thu hoành tráng, dữ dội, âm u, dồn nén.
Các nhóm khác cùng làm việc tương tự, sau đó GV đối chiếu, so sánh kết quả với nhau và đi đến tổng kết đưa ra nhận định cuối cùng.
Hoặc có thể cho HS thảo luận vấn đề: “ở 4 câu sau, cảnh thu đã có sự thay đổi như thế nào? điều đó hé lộ tầm nhìn của tác giả ra sao? Vì sao có sự thay đổi ấy”?
Kết quả: HS sau khi thảo luận sẽ phát hiện được:
Cảnh thu được quan sát gần hơn: khóm cúc, con thuyền.
Tầm nhìn của tác giả: từ không gian xa (4 câu đầu) đến không gian cận kề (4 câu sau).
GV tổng kết và chỉ ra sự vận hành của tứ thơ cũng như tâm tư tình cảm của tác giả.
+ Cách đặt vấn đề, câu hỏi thảo luận của GV cần tích cực, chủ động, mang tính chất gợi để HS phát hiện vấn đề.
HS có hảo luận được hay không và phát hiện được vấn đề đến đâu là tuỳ thuộc vào vấn đề mà giáo viên đưa ra. Không thể ôm đồm một vấn đề quá khó cho các em thảo luận, cũng không thể đưa ra một vấn đề táI hiện để đòi hỏi các em tư duy tập thể. Do vậy cách đặt câu hỏi và đưa ra vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong dạy học hợp tác.
VD: Khi đọc hiểu văn bản Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi. 
 GV đưa ra vấn đề: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi để học sinh thảo luận nhóm.
Vẫn biết đây là một trong những nội dung chủ yếu khi học văn bản này, thế nhưng, vấn đề này quá lớn và biên độ rộng, do đó HS thảo luận sẽ thiếu sự tập trung, bám sát vào văn bản, cho nên cần gợi cho HS bằng những câu hỏi nhỏ.Ví dụ như:
Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng nhiều giác quan hết sức tinh tế. Điều đó giúp anh chị hiểu gì về tình cảm của tác giả với TN?
Cảnh vật giàu sức sống cho thấy con người đang ở trạng tháI tâm lí thế nào?
Câu 6 chữ kết thúc bài thơ thể hiện nội dung gì và có vị trí như thế nào trong cả bài thơ?
Kết quả: HS qua thảo luận có thể rút ra vẻ đẹp tâm hồn ức Trai thể hiện ở 3 điểm: Yêu thiên nhiên; Yêu đời; Yêu cuộc sống; Tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
+ GV cần giúp đỡ nhau ứng dụng các PPDH tích cực trong đó có DH hợp tác, sử dụng các phương tiện, thiết bị hiện đại vào dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục toàn diện.
Như vậy, quá trình sử dụng PPDH hợp tác không chỉ phụ thuộc vào HS mà yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là từ phía GV. Dạy và học là hai quá trình diễn ra song song đồng thời, trong đó người GV có vai trò tổ chức, điều khiển, hướng dẫn, cho nên cần phải định hướng thay đổi trước khi áp dụng cho HS.
2.1.2. Về phía HS
+ Cần hiểu đúng bản chất của hoạt động DH hợp tác và hình thức tổ chức của nó.
 Để làm được điều này dĩ nhiên cần phải có GV vì HS không thể tự khám phá ra bản chất và hình thức tổ chức hoạt động học hợp tác. Cho nên, GV có thể qua hoạt động ngoài giờ, qua những tiết trả bài kiểm tra, thực hành dành khoảng thời gian nhất định để giảng thêm cho HS hiểu. 
 Nếu như ở môi trường miền xuôi, HS có nhiều điều kiện tìm đọc từ tài liệu sách vở về DH hợp tác thì việc này không quá cần thiết. Nhưng ở một trường như trường THPT Quan Sơn điều kiện cơ sở vật chất, tài liệu còn nhiều khó khăn, đặc biệt là sự không đồng đều về trình độ nhận thức dẫn đến đây là một yêu cầu tất yếu.
HS cần hiểu: 
DH hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn kinh nghiệm của bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức mới bằng cách nói ra điều mình đang nghĩ. 
Cấu tạo của một tiết học hoặc một buổi làm việc theo nhóm có thể như sau: 
Làm việc chung của cả lớp.
Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức.
Tổ chức các hoạt động nhóm, giao nhiệm vụ.
Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Làm việc theo nhóm.
Trao đổi ý kiến, thảo luận theo nhóm.
Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến.
Cử đại diện trình bày kết quả của nhóm.
Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp.
Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
Thảo luận chung.
GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài hoặc vấn đề tiếp theo.
Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của các thành viên, vì vậy phương pháp này còn được gọi là PP cùng tham gia, nó như một PP trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng HS với sự làm việc chung của cả lớp.
+ Cần nhiệt tình, chủ động trong quá trình tìm hiểu tri thức mới. 
Không thể có sự thành công trong giờ ĐH Vb Ngữ văn nhất là khi sử dụng PPDH hợp tác khi HS không có sự chủ động nhiệt tình tham gia. Thành công chỉ thực sự đến khi nào HS chủ động tích cực theo, đó mới có thể huy động được tri thức tập thể vào quá trình tìm hiểu, khám phá các đơn vị kiến thức của bài học.
+ Cần rèn luyện kĩ năng Đọc- hiểu văn bản.
Điều quan trọng nhất của một giờ Đọc hiểu văn bản là HS phải có khả năng cảm thụ, có xúc cảm với tác phẩm văn chương.Từ kĩ năng “Đọc” đến kĩ năng “Hiểu” đó là cả một quá trình cần rèn luyện và HS không thể học xong một giờ đọc hiểu văn bản, không thể nói là ứng dụng PPDH hợp tác một cách tích cực khi không có khả năng rung cảm. Nếu chỉ có sử dụng PPDH tích cực mà không có sự rung cảm thẩm mĩ trong Đh vb Ngữ văn thì đó là PP rỗng tuếch. Cho nên, đọc hiểu là kĩ năng quan trọng mà HS cần củng cố kịp thời.
VD: Khi đọc hiểu văn bản “Trao duyên” ;“Nỗi thương mình” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nếu thiếu sự cảm thụ tinh tế thì: 
Không hiểu được nỗi niềm tâm sự của Kiều khi trao duyên cho em ( Vì sao lại là cậy mà không là nhờ,chịu; là lạy, thưa mà không là nói, bảo ; Vì sao lại là người thác oan, hồn còn mang nặng lời thề ).
Không hiểu được tâm trạng của Kiều với nỗi niềm âm ỉ đêm ngày trước cảnh: Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Trường Khanh
Bởi vậy, HS cần tích cực đọc hiểu, tham khảo, rèn luyện khả năng cảm thụ của mình cho ngày càng tinh tế để phát hiện được nhiều vấn đề trong quá trình thảo luận, hợp tác với bạn bè.
Tóm lại, để có thể sử dụng PPDH hợp tác trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn THPT đạt thành công là điều tương đối khó. Khó bởi tính chất đặc thù của môn học. Mặt khác, cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH, hoạt động nhóm càng nhiều thì PP càng đổi mới. Thế những khó không có nghĩa là không thực hiện được. Điều quan trọng là cần nắm bắt được vị trí vai trò của nó trong nhóm PPTC và áp dụng với các PP truyền thống để có hiệu quả cao nhất trong dạy học.
 Từ thực trạng khảo sát, điều tra sơ bộ ở khối lớp 10 trường THPT Quan Sơn với những giải pháp bước đầu cá nhân tôi mong muốn giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn hoà chung vào xu hướng đổi mới của toàn ngành giáo dục trên đường hội nhập.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận
Thực tế tìm hiểu và nghiên cứu đã giúp tôi nhận ra vai trò tích cực của PPDH hợp tác trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10. Tuy nhiên, thực trạng sử dụng PP này trong dạy học ở trường THPT Quan Sơn khiến cho tôi có nhiều suy nghĩ. 
Mặc dù còn thiếu kinh nghiệm giảng dạy, chưa có độ dày trong hiểu biết và tích luỹ, bản thân tôi vẫn mạnh dạn đưa ra một vài giải pháp bước đầu hi vọng có thể giúp ích được cho quá trình đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 ở trường THPT Quan Sơn, giúp hạn chế dần tính chất đặc thù của môn học đồng thời kết hợp tốt với các PP truyền thống để đưa quá trình dạy học đạt đến mục tiêu cao nhất theo xu hương đổi mới, hiện đại.
3.2. Kiến nghị
Để thực hiện đổi mới PPDH, đặc biệt trong DH Ngữ văn không phải là điều đơn giản và dễ dàng. Do vậy, cần có sự phối hợp các cấp một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Cụ thể:
+ Ban giám hiệu cần phải trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của GV và cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ GV vận dụng PPDH tích cực trong đó có DH hợp tác theo nhóm nhỏ một cách thích hợp và có hiệu quả. Mặt khác, cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho GVvà HS để quá trình DH đạt được hiệu quả cao hơn.
+ Các cán bộ, GV cần phải giúp đỡ nhau hoàn thiện và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ tốt cho việc dạy học.
+ Mỗi GV cần không ngừng rèn luyện để nâng cao tri thức và hiểu biết, tâm huyết với nghề và luôn trăn trở về nghề, về bài học giúp cho bài học trở nên phong phú hơn, sinh động hơn, tránh sự nhàm chán của HS. 
Sử dụng PPDHTC vào dạy học luôn luôn là điều mà bản thân tôi cũng như tất cả các GV dạy Ngữ văn của trường THPT Quan Sơn luôn mong muốn và tích cực ứng dụng. Thế nhưng những hạn chế trong quá trình dạy học là điều bất khả kháng và không thể tránh khỏi. Do vậy, chúng tôi hi vọng có một sự đánh giá công bằng và chuẩn xác với việc ứng dụng các PP DH, phương tiện DH mới của môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung vào quá trình dạy học.
Phần 4: Tài liệu tham khảo
Hà Minh Đức; Lí luận văn học; Nxb GD; H; 1993.
Phan Trọng Luận (chủ biên) – Trương Dĩnh; Phương pháp dạy học Văn, tập 1; Nxb GD; H; 2001.
Phan Trọng Luận (chủ biên); Thiết kế bài học Ngữ văn 10; Nxb GD; H; 2006.
Nguyễn Kim Phong (chủ biên); Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10; ; Nxb GD; H; 2006.
Nguyễn Khánh Toàn; Một số vấn đề giáo dục của Việt Nam; Nxb GD; H.
Luật giáo dục (6/2005).
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 10 môn Ngữ văn; ; Nxb GD; H; 2006.
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Sgk 11 môn Ngữ văn; ; Nxb GD; H; 2007.
Sgk Ngữ văn 10, tập 1; Nxb GD; H; 2006.
Sgk Ngữ văn 10, tập 2; Nxb GD; H; 2006.
Quy định những chữ viết tắt trong đề tài
PPDH: Phương pháp dạy học.
PPDHTC: Phương pháp dạy học tích cực.
GV: Giáo viên.
HS: Học sinh.
THPT: Trung học phổ thông.
Đh vb: Đọc hiểu văn bản.
TLN: Thảo luận nhóm.
GD - ĐT: Giáo dục - Đào tạo.
Phần 5: Mục Lục
Nội dung chính Trang
Phần 1: Mở đầu ... 1.
1. Lí do chọn đề tài.. 1.
2. Mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của đề tài. ...2.
3. Phương pháp nghiên cứu.... 3.
4. Đối tượng nghiên cứu...3.
5. Giới hạn đề tài...3.
Phần 2: Nội dung.. 4.
Chương1: Cơ sở lí luận.
Đổi mới PPDH....4.
Các PPDH tích cực.....5.
Phương pháp DH hợp tác theo nhóm nhỏ ...5.
Chương2: Những vấn đề cần giải quyết trong đề tài.
2.1. Thực trạng vấn đề.. 7.
2.1.1. Sử dụng PPDH hợp tác trong giờ Ngữ văn ở các trường THPT.... 7.
2.1.2. Sử dụng PPDH hợp tác trong giờ Ngữ văn ở trường THPT Quan Sơn.7.
a. Thực trạng.. 7.
b. Nguyên nhân.. .9.
2.2. Những giải pháp bước đầu..10.
2.2.1. Về phía GV.10.
2.2.2. Về phía HS.....12.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị.......15.
3.1. Kết luận....15.
3.2. Kiến nghị......15.
Phần 4: Tài liệu tham khảo.....16.
Phần 5: Mục lục......17.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem hay.doc