Đề tài Quản lý học sinh ở nội trú trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong huyện ĐakĐoa

Đề tài Quản lý học sinh ở nội trú trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong huyện ĐakĐoa

Trường THPT Lê Hồng Phong thành lập năm 2006 có nhiệm vụ tiếp nhận và giáo dục học sinh của 06 xã phia bắc huyện ĐakĐoa. Là 01 trường mới thành lập gặp không ít khó khăn trong việc duy trì sĩ số học sinh, trong việc ổn định biên chế đội ngũ giáo viên nhân viên nhà trường .

Các xã phía bắc Huyện hầu hết ở vùng kinh tế - chính trị chưa thật sự ổn định và phát triển , có một số học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số có nguyện vọng học tại trường nhưng khó khăn trong việc ở trọ , như học sinh ở xã Hà Đông , xã Hải Giang, xã Đăk Sơ mei, .

 Nhà trưòng đã làm tờ trình đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện ĐakĐoa xây nhà nội trú (trongdiện tích ngoài khuôn viên nhà trưòng , cạnh nhà trường) cho các học sinh ở xa trường , cho các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện ở trọ

Được sự quan tâm của Lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân Huyện ĐakĐoa , trực tiếp là Ban quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Huyện ĐakĐoa , cuối tháng 12 năm 2007 nhà nội trú trường THPT Lê Hồng phong được nghiệm thu và đưa vào sử dụng .

 

doc 7 trang Người đăng dung15 Lượt xem 1069Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Quản lý học sinh ở nội trú trường Trung học phổ thông Lê Hồng Phong huyện ĐakĐoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
Tên đề tài : “ Quản lý học sinh ở nội trú trường Trung học phổ thông
 Lê Hồng Phong huyện ĐakĐoa ”
A/Những khó khăn trong việc quản lý học sinh ở nội trú :
I/ Việc hình thành nhà nội trú học sinh trường THPT LÊ Hồng Phong 
II/ Nhưng khó khăn trong việc quản lý 
B. Công tác quản lý học sinh ở nội trú của nhà trường :
I/ Cơ sở lý luận về công tác quản lý học sinh ở nội trú 
 1.Mục đích yêu cầu chung về công tác quản lý
 2. Những nguyên tắc quản lý.
II/ Thực trạng công tác quản lý học sinh ở nhà nội trú 
 1.Tạo sự đồng thuận thống nhất trong nhà trường , trong xã hội
 2.Các bước tiến hành 
III/ Những kết quả đạt được , những tồn tại 
 1.Kết quả:
 2. Những tồn tại:
C/ Bài học kinh nghiêm và những kiến nghị đề xuất 
1/ Bài học kinh nghiệm 
2 /Những kiến nghị đề xuất .
Phụ luc1 : Tờ trình về đối tượng học sinh ở nhà nội trú
Phụ lục 2:Nội qui của học sinh ở nhà nội trú .
Phụ lục 3 : Bản cam kết của học sinh ở nội trú .
Phụ lục 4: Biên bản giao nhận tài sản phòng nội trú .Tên đề tài : “ Quản lý học sinh ở nội trú trường Trung học phổ thông
 Lê Hồng Phong huyện ĐakĐoa ”
A/Những khó khăn trong việc quản lý học sinh ở nội trú :
I/Việc hình thành nhà nội trú học sinh THPT Lê Hồng Phong :
Trường THPT Lê Hồng Phong thành lập năm 2006 có nhiệm vụ tiếp nhận và giáo dục học sinh của 06 xã phia bắc huyện ĐakĐoa. Là 01 trường mới thành lập gặp không ít khó khăn trong việc duy trì sĩ số học sinh, trong việc ổn định biên chế đội ngũ giáo viên nhân viên nhà trường .
Các xã phía bắc Huyện hầu hết ở vùng kinh tế - chính trị chưa thật sự ổn định và phát triển , có một số học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số có nguyện vọng học tại trường nhưng khó khăn trong việc ở trọ , như học sinh ở xã Hà Đông , xã Hải Giang, xã Đăk Sơ mei, ..
 Nhà trưòng đã làm tờ trình đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện ĐakĐoa xây nhà nội trú (trongdiện tích ngoài khuôn viên nhà trưòng , cạnh nhà trường) cho các học sinh ở xa trường , cho các học sinh đồng bào dân tộc thiểu số không có điều kiện ở trọ 
Được sự quan tâm của Lãnh đạo của Uỷ ban nhân dân Huyện ĐakĐoa , trực tiếp là Ban quản lý đầu tư xây dựng cơ bản Huyện ĐakĐoa , cuối tháng 12 năm 2007 nhà nội trú trường THPT Lê Hồng phong được nghiệm thu và đưa vào sử dụng .
Tổng số phòng là 06 có thể bố trí cho 48 học sinh , có khu vệ sinh riêng cho nam , nữ , có bếp ăn tập thể, sân bằng bê tông ,có tường rào bao quanh .Hệ thống nước, điện đầy đủ , mỗi phòng đều có giường ngủ.Ngoài ra nhà trường còn vận động phụ huynh học sinh xây 01 bếp để học sinh có thể nấu bằng củi .
II/Những khó khăn trong việc quản lý học sinh ở Nội trú :
-Là một trường THPT công lập có nhà nội trú cho học sinh , chưa có một mô hình cụ thể nào cho việc quản lý học sinh ở nội trú trong một trường công lập .
- Thiếu các văn bản chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân Huyện , của Ngành, của Sở GD-ĐT về việc quản lý học sinh ở nội trú .
-Lãnh đạo nhà trưòng hiện có 02 người ,tập trung công tác chỉ đạo chuyên môn và các hoạt động giáo dục trong nhà trường , chưa có kinh nghiệm và dành thời gian nhiều trong việc quản lý học sinh ở nội trú .
-Giáo viên và lãnh đạo nhà trường hầu hết ở xa trường nên gặp khó khăn trong việc kiểm tra giám sát hoạt động của học sinh nội trú về ban đêm . 
-Phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như việc thanh toán tiền điện , nước dùng chung của các em .Việc quản lý học sinh ngoài giờ hành chính , việc tự nấu ăn của học sinh , việc học sinh nam ,nữ gặp gỡ nhau trong khu nội trú , việc đãm bảo an ninh trật trự trong khu nội trú vv
-Đa số học sinh xin ở Nội trú gia đình hầu hết có hoàn cảnh khó khăn ,nên việc huy động phụ huynh đóng góp rất khó , đời sống văn hoá, điều kiện kinh tế của các em trước khi ở nội trú có sự riêng biệt, không đồng đều . 
B.Công tác quản lý học sinh ở nội trú của nhà trường :
I/ Cơ sở lý luận chung về việc quản lý học sinh :
 1.Mục đích yêu cầu chung của việc quản lý học sinh ở nội trú :
 -Tạo điều kiện thuận lợi trong việc sinh hoạt ở khu nội trú cho học sinh , để học sinh có thể tham gia học hai buổi tại trường , có điều kiện để nâng cao kết quả học tập .
-Việc quản lý học sinh ở nhà nội trú phải đãm bảo các yêu cầu chung về việc quản lý học sinh theo điều lệ trường THPT .
-Phải đảm bảo sử dụng có hiệu quả Nhà nội trú do Huyện đầu tư , đãm bảo đựơc các nguyên tắc quản lý cơ sở vật chất nhà trường theo quy định .
-Tạo một nếp sống , sinh hoạt lành mạnh , văn minh cho học sinh ở nhà nội trú .
2.Nguyên tắc quản lý :
-Kết hợp tốt giữa nhà trưòng –gia đình –xã hội trong việc quản lý học sinh ở nội trú , Nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong công tác quản lý .
-Phát huy được vai trò tự quản của học sinh, làm sao học sinh từ đối tượng bị quản lý thành chủ thể quản lý . 
-Phát huy được các vai trò tổ chức , đoàn thể trong nhà trường tham gia vào công tác quản lý học sinh ở nội trú .
-Căn cứ vào nhiệm vụ của người giáo viên , nhân viên trong điều lệ trường THPT .
II.Thực trạng công tác quản lý học sinh ở nhà nội trú :
1.Thống nhất chủ trương, tạo sư đồng thuận thống nhất trong nhà trường ,xã hội :
-Lập tờ trình báo cáo Uỷ ban nhân dân Huyện về đối tưọng học sinh được ở nội trú.
-Gửi thông báo cho các xã, thông báo cho phụ huynh học sinh trong cuộc họp phụ huynh gần nhất , thông báo trong giáo viên, nhân viên và học sinh về đối tượng học sinh ở nội trú.
-Thông qua Hội nghị công nhân viên đầu năm học về việc quản lý học sinh ở nhà nội trú 
-Phân công giáo viên kiêm nhiệm công tác quản lý nhà nội trú.
-Phối hợp các đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia xây dựng kế hoạch quản lý học sinh ở nội trú . 
2.Các bước tiến hành :
-Thành lập ban quản lý nhà nội trú : Nhân viên y tế làm trưởng ban phụ trách ,các thành viên là : 02 bảo vệ nhà trường, 01 thành viên tổ giám thị, 01 thành viên của Ban chấp hành Đoàn trường .
-Thu đơn của học sinh ( theo mẫu ).
-Thành lập ban xét duyệt .
-Công bố danh sách học sinh được ở nội trú .
-Tổ chức họp học sinh và phụ huynh học sinh để phổ biến các nội quy, quy định ở khu nội trú .
-Tổ chức họp với Công an địa phương và học sinh nội trú để thống nhất việc giữ gìn an ninh trong khu nội trú .
-Duyệt kế hoạch quản lý học sinh của Ban quản lý nội trú trong năm học .
-Phối hợp với ban chấp hành Đoàn thanh niên phân công đoàn viên chi đoàn giáo viên trực ban đêm để quản lý học sinh ( Mỗi đoàn viên giáo viên đăng ký ít nhất 01 lần /tháng )
-Có đánh giá nhận xét và kế hoạch công tác quản lý học sinh trong từng tháng .
-Tổ chức đánh giá công tác quản lý học sinh cuối học kỳ cuối năm học , có họp phụ huynh thông qua .
III.Những kết quả đạt được và những tồn tại:
1.Kết quả : Qua gần hai năm hoạt động công tác quản lý nhà nội trú , nhà trường đã đat được một số kết quả như sau
-Học sinh ở nhà nội trú đi vào nề nếp,số lượng học sinh xin ở nội trú tăng hằng năm .
-Phụ huynh yên tâm khi cho con em ở nội trú tại trường.
-Có bố trí điện thoại liên lạc giữa nhà trưòng và gia đình tại căng tin theo dịch vụ điện thoại công cộng .
Học sinh ở nội trú có điều kiện tham gia các hoạt động văn nghệ , thể thao ngoài giờ hành chính .Có đóng góp cho phong trào văn thể của nhà trường . 
Học sinh đồng bào dân tộc có điều kiện để học tập, trao đổi giao lưu với các bạn trong trường .Các em cảm thấy vui , thích khi ở tại trường .
Số lượng học sinh chăm học tăng lên.Các em có điều kiện tổ chức nhóm tự học , thường xuyên trao đổi bài vỡ trong học tập .
Các em góp phần vào việc quản lý , theo dõi cơ sở vật chất nhà trường vào ban đêm .
2.Tồn tại :
Việc quản lý học sinh ngoài giờ hành chính đặc biệt là ban đêm chưa tốt .
Việc sử dụng điện nứớc của học sinh chưa tiết kiệm . 
Còn có học sinh hạnh kiểm yếu vi phạm nội quy khu nội trú , nội quy của nhà trường , buộc phải trả về cho gia đình . 
Tính tự quản của một số học sinh không cao ,còn tự do, tùy tiện trong sinh hoạt . 
Việc tổ chức vui chơi, giải trí , sinh hoạt tập thể cho các em chưa tốt .
Ban quản lý chưa thực hiện tốt kế hoạch quản lý học sinh khu nội trú .
Nguyên nhân :
Sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của nhà trường đối với ban quản lý chưa thường xuyên .
Ban quản lý nội trú nhà trưòng thường xuyên bị thay đổi .
Chế độ bồi dưỡng cho ban quản lý nội trú là không có .
Nhân viên y tế kiêm nhiệm công tác quản lý Ban quản lý nội trú còn trẻ,là nhân viên hợp đồng mới ra trường, nên thiếu kinh nghiệm và uy tín trong học sinh , chưa có khả năng phối hợp với các cá nhân, tập thể trong nhà trường .
Kinh phí tổ chức cho các hoạt động cho học sinh ở nhà nội trú không có .
C/ Bài học kinh nghiệm và những đề xuất kiến nghị :
I.Bài học kinh nghiệm :
1.Về công tác chỉ đạo : Ban quản lý nhà nội trú báo cáo tình hình của nhà nội trú cho lãnh đạo nhà trưòng vào cuối tuần .Nên có 01 lãnh đạo theo dõi phụ trách nhà nội trú .Bổ sung quy chế hoạt động của Ban nội trú nhà trường .Bổ sung quy định về việc xếp loại đánh giá học sinh về việc sinh hoạt và chấp hành quy định ở khu nội trú .
2.Về công tác phối hợp giữa gia đình nhà trường và xã hội : Huy động các nguồn lực từ phụ huynh học sinh , từ các cá nhân có lòng hảo tâm , các cơ quan ban ngành để xây dựng quỹ hoạt động của nhà nội trú .
3.Bổ sung các điều kiện xét học sinh ở nội trú vào đầu năm học , chú ý và tạo điều kiện cho những học sinh có hạnh kiểm khá ,tốt cuối năm học , có kết quả học tập khá trở lên mà hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn được ở nội trú. Có lịch phân công trực hằng tuần của học sinh ở khu nội trú .Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên trong công tác tự quản học sinh ở nhà nội trú .
II.Những kiến nghị, đề xuất :
Đối với Uỷ ban nhân dân Huyện tách riêng đồng hồ điện nhà nội trú ,có hoá đơn tính riêng tiền điện cho nhà nội trú , nhà công vụ của giáo viên .Cho phép nhà trường được thu khoản tiền ban đầu để bổ sung và tu sửa nhà nội trú hằng năm .Bổ sung các trang thiết bị khác cho phòng nội trú như quạt , bàn ghế để học tập, tủ đựng quần áo .
Đối với Sở Gíáo dục –Đào tạo có văn bản chỉ đạo hướng dẫn về công tác quản lý học sinh nội trú ở trong một trường công lập .
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn đề tài còn có thiếu sót rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp , của Lãnh đạo Sở Giáo dục –Đào tạo .
 ĐăkĐoa Ngày 21 tháng 3 năm 2009
 Đồng Xuan Quang 

Tài liệu đính kèm:

  • docQL HS o Noi tru LHP.doc