Văn học là nghệ thuật ngôn từ được các nhà văn, nhà thơ sáng tạo ra bằng tiếng nói, chữ viết, lưu hành trong xó hội từ đời này sang đời khác, từ đất nước này sang đất nước khác, có chức năng, nhận thức giáo dục thẩm mĩ, giúp con người vươn tới cái chân, thiện mĩ. Văn học là tấm gương phản ánh trung thành đời sống của một dân tộc. Cuộc sống là dũng thác không bao giờ ngưng chảy. Bằng sự truyền đạt những của cải tinh thần của dĩ vóng,văn học giúp cho con người củng cố lũng tự hào dõn tộc chõn chớnh, cựng với hoài bóo nối gút người trước, khai thác và làm giàu thêm di sản ông cha, đưa xó hội đi lên.
Mục lục Trang 1 – Phần thứ nhất Mở đầu 2 2 – Phần thứ hai Nội dung 4 3 – Chương I Cơ sở lý luận của đề tài 4 4 – Chương II Thực trạng của đề tài 7 5 - Chương III Giải quyết vấn đề 9 6 – Phần thứ ba Kết luận 15 7 – Tài liệu tham khảo 16 8 - Đánh giá của hội đồng khoa học nhà trường 17 Phần một Mở đầu Lý do chọn đề tài: Văn học là nghệ thuật ngụn từ được cỏc nhà văn, nhà thơ sỏng tạo ra bằng tiếng núi, chữ viết, lưu hành trong xó hội từ đời này sang đời khỏc, từ đất nước này sang đất nước khỏc, cú chức năng, nhận thức giỏo dục thẩm mĩ, giỳp con người vươn tới cái chân, thiện mĩ. Văn học là tấm gương phản ỏnh trung thành đời sống của một dõn tộc. Cuộc sống là dũng thỏc khụng bao giờ ngưng chảy. Bằng sự truyền đạt những của cải tinh thần của dĩ vóng,văn học giỳp cho con người củng cố lũng tự hào dõn tộc chõn chớnh, cựng với hoài bóo nối gút người trước, khai thỏc và làm giàu thờm di sản ụng cha, đưa xó hội đi lờn. Như chúng ta đã biết, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển đất nước nói chung và sự phát triển văn học nói riêng thì yêu cầu đặt ra là phải đổi mới nội dung và phương pháp dạy - học. Xuất phát từ việc đổi mới này dẫn đến việc tổ chức các hoạt động học tập cũng phải có sự thay đổi vì : phương pháp cũ học sinh sẽ thụ động trong quá trình học tập, học sinh chỉ quen nghe, ghi chép, nhớ và tái hiện những gì giáo viên nói. Học sinh chưa có thói quen chủ động tìm hiểu và khám phá bài học ( nếu không được giao nhiệm vụ ). Thêm vào đó khả năng cảm thụ và tư duy của học sinh còn yếu, học sinh ít có khả năng độc lập suy nghĩ. Vì vậy đổi mới sách giáo khoa hiện nay gắn với mục đích” tích cực” học tập của học sinh và “’tích hợp’’ của giáo viên trong các bài dạy. Do đó yêu cầu của giáo viên phải tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh để giúp các em khám phá kiến thức bài học một cách tự giác - nghĩa là học sinh được suy nghĩ, tranh luận, đề xuất ý kiến của mình, tự bộc lộ cảm nhận của riêng mình mà cảm nhận đó được thầy và bạn tôn trọng hiểu và đồng cảm . Văn học trung đại ( VHTĐ ) là một mảng lớn trong cấu trúc chương trình Ngữ văn THPT và được phân phối giảng dạy chủ yếu ở lớp 10, 11. Nhìn chung khi giảng dạy VHTĐ đối với đối tượng học sinh lớp 10 gặp rất nhiều khó khăn so với các phần văn học khác, như học sinh khó tiếp nhận, ít hào hứng, từ đó dẫn đến hiệu quả giờ dạy chưa cao. II – Mục đích nghiên cứu: Chúng ta cần thống nhất và khẳng định: Tinh thần cơ bản là dạy cách học, dạy tự học, giáo viên không học thay, không làm thay cho học sinh mà phải là người tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động nhằm tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức để hình thành kĩ năng, hướng dẫn học sinh phát hiện đích của vấn đề. Khắc phục những hạn chế, những khó khăn khi dạy phần văn học Trung Đại đối với đối tượng học sinh lớp 10 ban KHTN, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. III - Đối tượng nghiên cứu : Đặc trưng của văn học là một môn nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng. Bởi thế người giáo viên dạy văn phải giúp cho học sinh tự tạo được bản lĩnh để có thể chiếm lĩnh được tác phẩm văn chương, giúp học sinh biết tìm tòi, chủ động nắm bắt kiến thức một cách sáng tạo hào hứng. Đối tượng nghiên cứu là học sinh hai lớp 10a1 và 10a2. Độ tuổi từ : 16 đến 18 tuổi. IV – Giới hạn và phạm vi nghiên cứu : - Đề tài chỉ thực hiện đối với học sinh lớp 10 ban KHTN của trường THPT Thị Xã Nghĩa Lộ. - Đi sâu nghiên cứu tình hình học tập của học sinh đối với phần văn học trung đại, từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. V – Nhiệm vụ của đề tài : - Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của dạy và học phần văn học trung đại. - Phân tích thực trạng của giờ dạy tác phẩm VHTĐ, đặc biệt là hoạt động hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà và một số công việc của giáo viên. - Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm làm cho học sinh có hứng thú khi học tác phẩm VHTĐ. VI – Phương pháp nghiên cứu : - Nghiên cứu cơ sở lý luận : dựa vào mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của bộ môn Ngữ văn trong trường THPT. - Nghiên cứu thực tiễn: khảo sát, tổng kết kinh nghiệm. VII – Thời gian nghiên cứu: Kinh nghiệm được tích luỹ từ những giờ giảng dạy tác phẩm văn học trung đại. Được dạy thử nghiệm trong năm học 2008-2009. Phần thứ hai : Nội dung Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài. I – Cấu trúc chương trình phần VHTĐ VN lớp 10 ban KHTN: Trong chương trình Ngữ văn lớp 10 ban KHTN các tác phẩm VHTĐ thuộc giai đoạn từ TK X đến TK XVII, được sắp xếp theo cụm thể loại và theo trình tự thời gian. Gồm các tác phẩm tiêu biểu các thời Lý – Trần – Lê. Các thể loại như thơ trữ tình, văn xuôi tự sự, tác phẩm lịch sử II - Đặc điểm của VHTĐ VN : Về nội dung : Văn học trung đại cũn được gọi bằng những cỏi tờn khỏc nhau như văn học thành văn, văn học phong kiến, văn học cổ điển. Bởi từ TK X đến TK XIX, văn học trung đại phỏt triển trong một mụi trường xó hội phong kiến với ý thức hệ nho giỏo, lực lượng sỏng tỏc chủ yếu là tầng lớp trớ thức, những người cú trỡnh độ cao, được đào tạo từ ''cửa Khổng sõn Trỡnh'' và những sỏng tỏc chỉ lưu truyền trong tầng lớp cụng chỳng ấy, bờn cạnh đú văn học thời kỡ này cũn chịu ảnh hưởng bởi thi phỏp văn chương cổ điển. Văn học trung đại tồn tại và phỏt triển trong suốt mười thế kỉ nhưng khụng bao giờ tỏch rời khỏi cảm hứng yờu nước; cảm hứng nhõn đạo, thế sự. Cảm hứng yêu nước: Cảm hứng yêu nước là nội dung lớn, xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của VHTĐ VN. Cảm hứng này gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” ( Trung với vua là yêu nước và ngược lại yêu nước là trung với vua ). Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng, có khi là âm điệu hào hùng khi đất nước chống ngoại xâm, có khi là âm điệu bi tráng lúc nước mất nhà tan, có khi là giọng điệu thiết tha khi đất nước trong cảnh thái bình thịnh trị. Cảm hứng nhân đạo: Khi vận mệnh cỏ nhõn con người, quyền sống, quyền hạnh phỳc của con người bị đe dọa thỡ cảm hứng nhõn đạo lại thăng hoa rực rỡ. Văn học trung đại Việt Nam luụn gắn bú với số phận con người. Cảm hứng nhõn đạo cú hàm chứa cảm hứng yờu nước bởi cú những bài ca yờu nước thể hiện nỗi băn khoăn, day dứt trước số phận con người. Tư tưởng nhõn đạo trong văn học trung đại Việt Nam là sự kế thừa của truyền thống tư tưởng lớn của con người Việt Nam: thương người như thể thương thõn, lỏ lành đựm lỏ rỏch; tư tưởng của phật giỏo: từ bi bỏc ỏi, yờu thương con người rộng rói; và tư tưởng của nho giỏo: cỏi nhõn cỏi nghĩa. Điều này được thể hiện một cỏch đa dạng qua việc ca ngợi vẻ đẹp con người, đồng cảm với bi kịch con người, đồng tỡnh với ước mơ, khỏt vọng của con người, lờn ỏn cỏc thế lực bạo tàn. Cảm hứng thế sự: Cảm hứng thế sự biểu hiện khá rõ nét từ văn học cuối đời Trần, văn học hướng tới phản ánh hiện thực xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân. Nhiều tác giả hướng tới hiện thực cuộc sống, hiện thực xã hội đương thời để ghi lại “những điều trông thấy”. Cảm hứng thế sự trong VHTĐ đã góp phần tạo tiền đề cho sự ra đời của văn học hiện thực trong thời kỳ sau. 2- Đặc điểm nghệ thuật: Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm: Tớnh quy phạm là những quy định chặt chẽ trong những phạm vi giới hạn đó được định sẵn mà người sỏng tỏc văn học buộc phải tuõn theo trong quỏ trỡnh sỏng tỏc. Biểu hiện ở nhiều đặc điểm. Mục đớch sỏng tỏc là phải hướng tới việc giỏo huấn đạo đức. Sỏng tỏc cú lỳc để tiờu khiển, thự tạc nhưng mục đớch chung của cỏc vị thỏnh hiền là giỏo húa cuộc đời.''Văn dĩ tải đạo, thơ dĩ ngụn trớ'', văn thơ sỏng tỏc là để giỏo huấn đạo đức, văn dựng để tải đạo, thơ dựng để bộc lộ ý trớ, bày tỏ lũng mỡnh. Tư duy nghệ thuật thỡ luụn cho rằng cỏi đẹp thuộc vào những khuụn mẫu định sẵn (xuõn hạ thu đụng, tựng trỳc, cỳc mai, long li, quy phượng, ngư tiều, canh mục). Và thể loại chủ yếu là những thể loại văn học cú kết cấu cố định, chặt chẽ về số cõu, số chữ, niờm luật, đối (vớ dụ thơ Đường luật, cỏo, phỳ, văn tế). Cũn hỡnh ảnh trong thơ văn (văn liệu, thi liệu) là từ sử sỏch, rất lắm điển tớch, điển cố hay cú trong văn học Trung Hoa.(chẳng hạn mựa thu về thể hiện qua hỡnh ảnh sen tàn, lỏ ngụ đồng rụng, cỳc nở hoa). Bất quy phạm cú nghĩa là khụng chịu gũ mỡnh, tự cởi trúi khỏi khuụn khổ, những quy định ràng buộc trong quỏ trỡnh sỏng tỏc. Các tác giả VHTĐ, đặc biệt là những tác giả tài năng, một mặt vừa tuân thủ tính quy phạm, mặt khác vừa phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong cả nội dung cảm xúc và hình thức biểu hiện. Tính trang nhã: Văn học trung đại cú đề tài hướng tới cỏi cao cả, trang trọng, hỡnh tượng nghệ thuật hướng tới vẻ tao nhó, mĩ lệ với ngụn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Dần dần, văn học Việt Nam cũng đó cú những nỗ lực khụng nhỏ để tiếp cận với xu hướng bỡnh dõn, gần gũi với đời sống của con người Việt Nam. Yếu tố Hán, văn hoá Hán : Hơn 1000 năm phong kiến Bắc thuộc, chuyện văn chương Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn húa Hỏn là khụng thể trỏnh khỏi. Trong rất nhiếu năm, văn tự của nước ta là chữ Hỏn và đến tận khi chữ Nụm ra đời, văn tự Hỏn vẫn được coi là loại chữ chớnh thống trong một thời gian dài. Thể loại chủ yếu là cỏc thể loại của văn học Trung Quốc, trong cỏc tỏc phẩm cú nhiều thi phỏp cổ điển và hỡnh ảnh trong văn học Trung Quốc. Tuy nhiờn văn học Việt Nam cũng cú ý thức để phỏ bỏ sự ảnh hưởng này bằng cỏch viết bằng chữ Nụm, sử dụng nhiều thể thơ dõn tộc (như truyện thơ ngõm khỳc hỏt núi, lục bỏt, song thất lục bỏt) và đưa vào trong thơ văn cỏc hỡnh ảnh đậm chất Việt Nam. Kết luận : Với nội dung và đặc điểm như vậy có thể nói lõu nay, văn học trung đại vẫn là một mảng khú tiếp cận đối với số đụng người học, khụng chỉ bởi rào cản về ngụn ngữ, văn tự, khoảng cỏch về văn húa giữa quỏ khứ và hiện tại mà cũn vỡ những khú khăn trong việc tỡm kiếm tư liệu tham khảo, đặc biệt là dạng sỏch tuyển chọn những tỏc phẩm nguyờn gốc. Dẫn đến việc dạy và học phần VHTĐ gặp rất nhiều khó khăn. Chương II : Thực trạng của đề tài Một thực tại khách quan đang tồn tại mà bản thân tôi khi đưa ra đề tài này đã khảo sát khá kỹ lưỡng: Thực ra trong tổ chức hoạt động của giáo viên cho học sinh tiếp nhận kiến thức và kỹ năng cũng dựa trên hai hình thức hoạt động cơ bản: Hoạt động độc lập và hoạt động tập thể. Tuy nhiên cả hai hoạt động này kết quả mà giáo viên thu được đều không cao, nhất là khi dạy phần VHTĐ. Theo kinh nghiệm giảng dạy của tôi thì có ba nguyên nhân cơ bản sau : * Về phía văn bản : - Văn học trung đại viết theo hệ thống thi pháp cũ: dùng nhiều điển tích, điển cố, sử dụng lối tả ước lệ tượng trưng có nhiều từ ngữ cổ hiện nay ít sử dụng, khó thuộc khó nhớ, làm học sinh ngại học. - Đời sống được phản ánh trong VHTĐ là bối cảnh xã hội từ những thế kỷ trước nên xa lạ với học sinh dẫn đến làm cho các em khó cảm nhận về giá trị nội dung tư tưởng. - Tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của con người ngày xưa khác rất nhiều ngày nay, khiến cho học sinh rất khó cảm nhận. * Về phía giáo viên: - Giao nhiệm vụ cho học sinh chưa rõ ràng, cụ thể mà còn chung chung và đại khái. Vấn đề được giao chưa hấp dẫn học sinh tìm tòi , khám phá sáng tạo. Thời gian dành cho việc hướng dẫn, tổ chức chưa đủ, còn bị xem nhẹ. - Tổ c ... ần hướng dẫn học bài ( Tất cả các câu hỏi trong phần này đều là đều mang tính gợi mở, giúp học sinh dần chiếm lĩnh tác phẩm ) - Cuối cùng yêu cầu học sinh phải có được cách hiểu của mình về quan niệm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là quan niệm sống tích cực hay tiêu cực? Từ đó học sinh đưa ra quan niệm sống của bản thân mình trong hoàn cảnh hiện nay. * Ví dụ 2 : Khi dạy đến bài “Phú sông Bặch Đằng” của Trương Hán Siêu ( Tiết thứ 57, 58 theo PPCT ) Đây là bài học 2 tiết, dung lượng kiến thức nhiều, trong tác phẩm dùng nhiều điển tích điển cố và nhiều từ cổ ngày nay ít sử dụng. GV dành thời gian để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tốt ở nhà. - Đầu tiên GV giới thiệu sơ qua về bài phú nhằm gây ấn tượng đối với học sinh : Việt Nam là đất nước của những dòng sông. Những dòng sông hoặc trong xanh hiền hoà, hoặc ngầu đỏ phù xa không chỉ bồi đắp bờ bãi thành những dải đồng bằng phì nhiêu nuôi sống người dân Việt Nam mà còn là nơi chiến trường thuỷ chiến, nơi ghi dấu những chiến thắng, chiến công vang lừng của dân tộc trong trường kỳ chống ngoại xâm. Sông Bạch Đằng là một trong những dòng sông nổi tiếng nhất. Chỉ trong vòng ba thế kỷ ( X – XIII ) nơi đây đã trở thành niềm tự hào của quân dân Đại Việt. Và từ đó đến nay dòng sông và những chiến công hiển hách đã là niềm cảm hứng hoài cổ hào hùng của bao thế hệ thi nhân mà Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu là một trong những tác phẩm đầu tiên và thành công nhất. Sau đó yêu cầu học sinh chuẩn bị bài theo gợi ý : + Tìm hiểu về tác giả Trương Hán Siêu. + Tìm hiểu địa danh Bạch Đằng với những chiến công lịch sử? Tìm những bài thơ viết về sông Bạch Đằng mà em biết ? + Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài phú ? + Bố cục bài phú chia làm mấy phần ? + Sử dụng những điển tích, điển cố nào? ý nghĩa của nó ? Sau đó trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. * Ví dụ 3 : Khi dạy đến bài “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn” của Ngô Sỹ Liêm ( tiết thứ : 67 theo PPCT ) Đây là tác phẩm lịch sử viết về một nhân vật có vị trí quan trọng trong lịch sử dân tộc, GV cần tạo sự hứng thú và thu hút học sinh : - Đầu tiên GV có thể đặt câu hỏi : Chúng ta đã được học bài Hiền tài là nguyên khí quốc gia vậy thế nào là người hiền tài ? - Sau đó GV có thể giới thiệu : Trần Quốc Tuấn là người con ưu tú nhất trong rất nhiều những người con ưu tú của triều đại nhà Trần. Ông không chỉ là hiền tài mà hơn thế, còn là một vị hiền tài đặc biệt, anh hùng dân tộc. Ông được thế giới tôn vinh là một trong 10 vị tướng tài giỏi nhất trong lịch sử nhân loại. Chân dung con người ông như thế nào, giờ học sau chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu. Sau đó GV yêu cầu học sinh chuẩn bị bài : + Tìm hiểu thể loại của tác phẩm? + Căn cứ vào các sự kiện được kể trong văn bản, em hãy xây dựng lên chân dung của nhân vật Trần Quốc Tuấn. ( Về tài năng, đức độ ) + Tìm những câu chuyện kể về Trần Quốc Tuấn. - Cuối cùng học sinh trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài. 1.2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh: Sau khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà, thì nhất thiết phải có sự kiểm tra. Đây cũng là bước quan trọng đòi hỏi sự kiên trì của GV. Nhiều GV giao việc cho học sinh, song lại không chú trọng kiểm tra xem học sinh đã chuẩn bị bài như thế nào, thì sẽ dẫn đến tình trạng học sinh lười suy nghĩ, soạn bài một cách chống đối. Nếu GV duy trì tốt công việc này sẽ tạo được cho học sinh nề nếp, thói quen chuẩn bị bài ở nhà. Tuy nhiên thực hiện việc kiểm tra như thế nào vừa không mất nhiều thời gian, lại vừa thu được hiệu quả? Công việc này cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi người GV phải linh hoạt khéo léo. Xin đưa ra một số cách như sau: 1.2a Tiến hành kiểm tra vở soạn của học sinh: - Khi tiến hành kiểm tra vở soạn, GV nên chú ý đến nội dung bài soạn, soạn như thế nào, có đầy đủ không, còn thiếu nội dung gì, bài soạn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm yêu cầu ? - Chú ý đến hình thức trình bày của học sinh, phát hiện ra những lỗi về trình bày văn bản từ đó có thể uốn nắn một cách kịp thời. Việc kiểm tra vở soạn không phải lúc nào, tiết học nào cũng tiến hành kiểm tra, vì thời gian trên lớp là không nhiều. GV cần linh hoạt sao cho việc kiểm tra có hiệu quả. Ví dụ : Vào đầu giờ học, GV yêu cầu học sinh mở sẵn vở soạn để ra đầu bàn, sau đó GV kiểm tra điểm một vài vở soạn bất kì ( nếu có nhiều thời gian có thể tiến hành kiểm tra nhiều hơn ) Hoặc : cuối buổi học GV thu một số vở soạn, tranh thủ thời gian kiểm tra sau đó trả lại ngay cho học sinh. Cuối mỗi kì học, GV thu tất cả vở soạn bài về chấm và có nhận xét cụ thể về nội dung, hình thức, ý thức soạn bài ( điểm này có thể lấy làm điểm 15 phút ) 1.2b Kiểm tra miệng kết hợp với kiểm tra sự chuẩn bị bài : Mỗi giờ lên lớp mọi GV đều phải kiểm tra việc học bài cũ của học sinh, trong quá trình kiểm tra bài cũ GV có thể kết hợp kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của học sinh. Khi gọi học sinh lên bảng kiểm tra miệng, sau khi học sinh đã hoàn thành việc kiểm tra bài cũ, GV có thể đưa ra câu hỏi nhằm kiểm tra xem học sinh đã chuẩn bị bài mới hay chưa ( việc này sẽ tránh được tình trạng học sinh về nhà chép tài liệu mà không hiểu gì, hoặc lên lớp tranh thủ mượn vở của bạn chép lại ) có nhiều cách để đưa ra câu hỏi kiểm tra . Ví dụ : khi dạy đến bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm GV có thể đặt câu hỏi “ bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào, bối cảnh xã hội lúc đó ra sao ?” “ Bài thơ thể hiện quan niệm sống như thế nào cuả Nguyễn Bỉnh Khiêm ?” Hoặc : khi dạy đến bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu GV có thể yêu cầu học sinh đọc một đoạn thơ mà mình thích hoặc thấy ấn tượng? Nếu có thể yêu cầu học sinh kể lại một điển tích, điển cố được sủ dụng trong bài thơ ? Khi dạy đến bài Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn GV có thể đặt câu hỏi kiểm tra : Em có thể nêu một vài cảm nhận của em về nhân vật Trần Quốc Tuấn ? Em có thể kể một câu chuyện về nhân vật này không ? Đây là những câu hỏi đơn giản, nếu học sinh đã chuẩn bị bài thì việc trả lời tốt những câu hỏi này không phải là khó khăn. GV nên linh hoạt trong cách đặt câu hỏi, sao cho có thể nắm bắt được sự chuẩn bị bài của học sinh, không nên lúc nào cũng chỉ đặt ra một dạng câu hỏi, và câu hỏi đưa ra không nên yêu cầu quá cao. Bên cạnh đó, nếu học sinh nắm được nội dung cần thiết của bài học, thể hiện rằng mình đã chuẩn bị bài chu đáo, GV có thể cộng thêm điểm cho học sinh, nhằm động viên khuyến khích các em. Còn nếu học sinh không trả lời được, hoặc trả lời lơ mơ, GV cũng nên nhắc nhở, uốn nắn kịp thời ( tuy nhiên không được trừ điểm của học sinh ). Tuỳ theo nội dung bài học, kinh nghiệm của GV và tuỳ vào đối tượng học sinh từng lớp mà người GV đưa ra những cách kiểm tra khác nhau sao cho linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất. Song điều cần thiết là phải kiên trì, nhiệt tình và trách nhiệm, tránh tình trạng giao việc rồi lại để đó, không kiểm tra. Thiết kế bài giảng: - Đối với giỏo viờn cần chỳ trọng đầu tư thời gian vào việc thiết kế bài giảng sao cho khoa học, sắp xếp hợp lớ cỏc hoạt động của thầy và trũ, thiết kế cỏc cõu hỏi hợp lớ tập trung vào trọng tõm, vừa sức tiếp thu của học sinh. Chỳ trọng việc nghiờn cứu tỡm tũi mở rộng kiến thức. Tuỳ từng đối tượng học sinh mà giỏo viờn đưa ra phương phỏp dạy học thớch hợp, linh hoạt sao cho đạt được hiệu quả cao nhất, khụng nờn chỉ ỏp dụng một phương phỏp nào đú cho tất cả cỏc đối tương học sinh. Chuẩn bị thiết kế bài giảng: Bước 1 : Đọc nội dung kiến thức trong SGK, sách bài tập và tài liệu tham khảo. Bước 2 : Xác định mục tiêu cần đạt, hình dung đối tượng giảng dạy. Bước 3: lập dàn ý cho hệ thống câu hỏi thảo luận, phát vấn và lời giảng, kiến thức cần đạt. Chú ý đến đối tượng học sinh để đặt câu hỏi cho phù hợp. Bước 4: Thiết kế hình dung cách tổ chức các hoạt động dạy học, làm đồ dùng dạy học. Khi thiết kế cần chú ý đến : + Hệ thống câu hỏi thảo luận phát vấn và lời giảng, phải lô gích, ngắn gọn có chất văn. + Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, các kiểu dạy học theo hướng tích cực đặc biệt là kiểu dạy học nêu vấn đề thảo luận... + Cấu trúc bài giảng hợp lý, lô gíc, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn. Cách tổ chức các hoạt động dạy học: - Vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kiểu dạy học. Đặc biệt chú ý đến cách tổ chức cho học sinh thảo luận: + Tình huống thảo luận không đưa quá nhiều, cần có gợi ý cụ thể. + Không chia nhóm quá đông, tránh lộn xộn. + Chuẩn bị chu đáo các thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học. + Bao quát việc thảo luận của học sinh, nhắc nhở khuyến khích kịp thời. Trong dạy học Ngữ văn làm việc theo nhóm là một hoạt động tích cực đã thu được nhiều thành công. Sản phẩm của hoạt động nhóm thường có kết quả rất khả quan. Tăng cường yờu cầu tự học, tự nghiờn cứu bài học đối với học sinh trờn cơ sở cú sự hướng dẫn, định hướng và giỳp đỡ của giỏo viờn. Chỳ ý bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sỏng tạo những kiến thức đó học, trỏnh thiờn về ghi nhớ mỏy múc khụng nắm được bản chất. Kết quả ứng dụng : Qua thực tế giảng dạy nhiều năm, với kinh nghiệm của mình tôi đã mạnh dạn áp dụng đối với học sinh lớp 10a1, 10a2 năm học 2008-2009. Sau một thời gian kiên trì thực hiện, đã cho một kết quả khá khả quan : học sinh tích cực học tập, chuẩn bị bài cẩn thận chu đáo, giờ học sôi nổi và đạt hiệu quả rõ rệt. Trước khi áp dụng kinh nghiệm: Thái độ và năng lực cảm thụ HS lớp 10a1 (sĩ số 43 ) HS lớp 10a2 (sĩ số 42 ) Tốt – khá 15/43 = 34% 8/42 = 20% Trung bình 18/43 = 41% 15/42 = 35% Yếu 10/43 = 25% 19/43 = 45% Sau khi áp dụng kinh nghiệm: Thái độ và năng lực cảm thụ HS lớp 10a1 ( sĩ số 43 ) HS lớp 10a2 ( sĩ số 42 ) Tốt – khá 32/43 = 74% 22/42 = 52% Trung bình 10/43 = 23% 16/42 = 38% Yếu 2/43 = 3% 6/42 = 10% Phần thứ ba : Kết luận Văn học cổ giống như một tảng băng trôi, có phần nổi, có phần chìm. phần nổi học sinh có thể tự tìm hiểu, cảm nhận được, phần chìm rất lớn kia tuỳ theo tình hình mà hướng dẫn các em lĩnh hội được theo đúng mục tiêu bài học. Để giờ học tác phẩm văn học trung đại thành công, trong quá trình thực hiện đề tài điều tôi rút ra ở đây là : Hướng dẫn, tổ chức cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà, tạo hứng thú, nề nếp, ý thức chuẩn bị bài. Linh hoạt trong cách kiểm tra vở soạn, và kiểm tra miệng kết hợp với kiểm tra sự chuẩn bị bài mới. Chú trọng đầu tư thời gian cho việc soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu phụ vụ cho bài giảng. Tổ chức một cách khoa học các hoạt động dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kiểu dạy học. Trên đây là một số ít ỏi kinh nghiệm của tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để bản thân có thể hoàn thiện hơn giờ dạy của mình. Mong rằng trong một chừng mực nhất định, kinh nghiệm giảng dạy này sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho việc dạy tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông và cũng phần nào giúp được người học trên con đường chiếm lĩnh tác phẩm văn chương đạt hiệu quả cao nhất. Nghĩa Lộ, ngày 31/1/2009 Người viết đề tài Nguyễn Đức Cảnh Tài liệu tham khảo Sách ngữ văn lớp 10 Ban KHTN Sách giáo viên lớp 10 Ban KHTN Tài liệu đổi mới phương pháp giảng dạy. đánh giá, xếp loại của hội đồng khoa học nhà trường
Tài liệu đính kèm: