Trong cuộc sống, âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần của con người, nó tác động trực tiếp tới tình cảm của mọi người và tạo nên những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là nhu cầu nhận thức về các hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Chúng ta thử tưởng tượng thế giới không có âm nhạc thì sẽ như thế nào ? Trên thế giới, các nước phát triển đã đưa môn âm nhạc vào trường học trước chúng ta hàng vài trăm năm như Đức, Anh, Pháp, Áo, Tây Ban Nha, Nga .vv. Nhìn nhận đúng đắn vai trò và sự cần thiết cho cuộc sống xã hội cho nên Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo Dục và đào tạo đã quyết định đưa môn âm nhạc vào chương trình THCS, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà
MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH VIẾT CHỮ DƯỚI NỐT NHẠC PHẦN 1: ĐẶT VÂN ĐỀ I. LỜI MỞ ĐẦU: Trong cuộc sống, âm nhạc là một món ăn vô cùng quan trọng với đời sống tinh thần của con người, nó tác động trực tiếp tới tình cảm của mọi người và tạo nên những xúc cảm khác nhau qua thính giác, là nhu cầu nhận thức về các hoạt động và giải trí của xã hội loài người. Chúng ta thử tưởng tượng thế giới không có âm nhạc thì sẽ như thế nào ? Trên thế giới, các nước phát triển đã đưa môn âm nhạc vào trường học trước chúng ta hàng vài trăm năm như Đức, Anh, Pháp, Áo, Tây Ban Nha, Nga ...vv. Nhìn nhận đúng đắn vai trò và sự cần thiết cho cuộc sống xã hội cho nên Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo Dục và đào tạo đã quyết định đưa môn âm nhạc vào chương trình THCS, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Học môn âm nhạc tức là học cách thể hiện nghệ thuật âm nhạc. Nhưng đối với học sinh THCS thì quan điểm của Bộ Giáo dục và đào tạo không nhằm mục đích đào tạo các em thành những ca sĩ, nghệ sĩ chuyên nghiệp, mà chủ yếu thông qua môn học nhằm cung cấp cho các em những kiến thức âm nhạc cơ bản, các em nhận thức được văn hóa âm nhạc của Dân tộc Việt Nam, tác động vào thế giới tinh thần của các em, giúp các em có sự phát triển hài hoà, toàn diện về nhân cách. Việc đưa môn âm nhạc trong nhà trường là một đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bởi lẽ, với xu thế hội nhập Quốc tế, sự phát triển nhanh chóng của Xã hội, các kiến thức trong chương trình giáo dục THCS đã được tăng lên rất cao, chiếm nhiều thời gian học tập và vui chơi của các em. Sự có mặt của môn âm nhạc THCS đã góp phần làm giảm bớt những căng thẳng trong học tập, góp phần phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ và nhân cách của học sinh. Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí sinh hoạt vui tươi, lành mạnh để các em tăng thêm lòng yêu trường yêu lớp, say sưa học tập và hoà mình với tập thể. Qua môn học này học sinh có thể thấy được môn âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc. Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho các em một trình độ văn hoá âm nhạc, góp phần đào tạo những con người phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mĩ (theo nghị quyết TW II của Đảng về mục tiêu giáo dục). Tuy nhiên, hiện nay môn âm nhạc THCS trong toàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và các trường học ở các huyện miền núi nói riêng, trong đó có trường THCS Tân Lập huyện Bá Thước, nơi tôi đang trực tiếp giảng dạy môn âm nhạc thì còn thiếu thốn nhiều về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học của cả Giáo viên và học sinh. Trong quá trình dạy học môn âm nhạc tôi phát hiện ra hiện tượng học sinh của mình tự ghi nốt nhạc vào các bài tập đọc nhạc (TĐN) là phổ biến. Tôi cũng đã tìm hiểu nhiều trường bạn trong huyện, các em học sinh cũng thường ghi tên nốt nhạc vào bài TĐN trong sách giáo khoa . Tình trạng này không những làm bẩn sách giáo khoa mà còn làm cho các em sinh lười học, các em đọc bài thì rất trôi chảy, nhưng khi bảo đọc nhạc từ một cuốn sách giáo khoa mới (chưa viết chữ dưới nốt nhạc) thì tỉ lệ học sinh đọc đúng nốt nhạc rất ít. Từ thực trạng đó, tôi đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu và với kinh nghiệm nghề nghiệp, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục tình trạng học sinh mắc lỗi "viết chữ dưới các bài TĐN trong sách giáo khoa ". Đây là những biện pháp đơn giản nhưng có hiệu quả cao, tạo hứng thú cho học sinh, thu hút các em tập trung vào môn học và giúp các em giải tỏa được tâm lý không còn dè dặt trước các bạn, mạnh dạn trình bày kiến thức âm nhạc khi được gọi lên kiểm tra. Qua thời gian thực nghiệm, tôi thấy chất lượng môn âm nhạc được nâng lên rõ rệt, góp phần vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng "trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ GD&ĐT phát động. - Nghiên cứu, thực nghiệm trong phạm vi nhà trường THCS Tân Lập, nhằm mục đích giải quyết các vấn đề tồn đọng trong dạy học âm nhạc, nâng cao hiệu quả giáo dục, chất lượng học sinh. - Qua nghiên cứu, thực nghiệm để được giao lưu với các đồng nghiệp, có cơ hội thảo luận, góp ý kiến, rút kinh nghiệm, và đưa ra những thống nhất trong phương pháp dạy học, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như trau dồi kiến thức cho cả giáo viên và học sinh. - Chia sẻ với đồng nghiệp những trăn trở, vướng mắc trong quá trình giảng dạy, cũng như các thành công trong nghiệp vụ nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục chung của toàn Huyện. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Nghiên cứu và thực nghiệm đối với học sinh lớp 6 tại trường THCS Tân Lập PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: - Việc dạy môn âm nhạc trong trường THCS ở huyện Bá Thước hiện nay đang gặp những khó khăn cả về vật chất và đội ngũ giáo viên. Tuy vậy nhưng các thầy cô vẫn tâm huyết với nghề, mến trường yêu trẻ, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học. - Với đặc trưng của môn học âm nhạc là môn nghệ thuật, nhưng ở môi trường giáo dục THCS và lứa tuổi các em thì không thể dạy như trường chuyên nghiệp được. Chính vì vậy, cho nên người giáo viên phải biết linh hoạt, kết hợp rất nhiều yếu tố, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu để tìm ra những biện pháp, rút ra những kinh nghiệm để phục vụ việc dạy và học có kết quả cao. - Trong quá trình giảng dạy, tôi phát hiện ra một vấn đề rất nghiêm trọng trong phân môn TĐN. Đó là tình trạng học sinh thường hay viết chữ cái đầu tên của nốt nhạc xuống dưới nốt nhạc trong bài TĐN ở sách giáo khoa . Việc làm này vừa gây lãng phí ( Sách không tái sử dụng được, hoặc có sử dụng thì hiệu quả không cao ) vừa tạo cho các em thói xấu là lười học, không chịu nghiên cứu bài, nói cách khác là có thuộc bài nhưng chỉ là "học vẹt". Dưới đây là một số kinh nghiệm tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu, thực nghiệm và đã thu được những kết quả nhất định trong việc đổi mới PPDH môn âm nhạc THCS. Tôi xin mạnh dạn nêu lên để chia sẻ với các bạn đồng nghiệp. Mong rằng những trăn trở của tôi cũng trùng hợp với trăn trở của tất cả các thầy cô dạy học âm nhạc THCS trên toàn huyện Bá Thước ! II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ: - Đối với giáo viên: Nhiều năm gần đây, tôi vẫn luôn cố gắng tìm cách khắc phục một số lỗi thường gặp ở học sinh, trong đó có cả việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp khắc phục tình trạng học sinh thường hay viết chữ cái đầu tên của nốt nhạc xuống dưới nốt nhạc trong bài TĐN ở sách giáo khoa . Năm học 2011 – 2012 trường THCS Tân Lập có 1 lớp 6, gồm 21 học sinh. Đây là đối tượng lí tưởng để tôi có thể tiến hành thực nghiệm! Bởi vì: Nếu thực nghiệm thành công thì lên lớp trên các em cũng sẽ bỏ được tật xấu đó, mặt khác với số lượng học sinh ít nên việc kiểm tra thường xuyên sẽ được diễn ra liên tục và quay được nhiều vòng. - Đối với học sinh: Nhìn chung các em học sinh rất thích học môn âm nhạc, thích hoạt động giao lưu nhưng nhiều khi còn rụt rè, e thẹn. Việc kiểm tra thường xuyên nếu làm không khéo léo thì lại vô tình làm cho các em có ác cảm với môn học, nên giáo viên cần nắm rõ tâm lý của từng học sinh để từ đó đưa ra những lời khuyên bổ ích, cũng như tìm ra phương pháp hữu hiệu giúp học sinh vừa tiếp thu được kiến thức, vừa mạnh dạn thể hiện được khả năng, năng khiếu âm nhạc của bản thân. Trước khi quyết định thực nghiệm, tôi tổ chức kiểm tra học sinh, ghi đầy đủ, cụ thể kết quả của từng đối tượng học sinh để có tài liệu so sánh giữa các lần khảo sát chất lượng học sinh. Trong học kỳ I, tôi tiến hành 2 lần khảo và thu được kết quả như sau: Khảo sát lần 1: Giữa học kỳ I: Tổng số HS Số lần kiểm tra Số HS đọc đúng nốt nhạc Số HS đọc sai nốt nhạc Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 42 7 17 % 35 83 % Khảo sát lần2: Cuối học kỳ I: Tổng số HS Số lần kiểm tra Số HS đọc đúng nốt nhạc Số HS đọc sai nốt nhạc Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 42 20 48 % 22 52 % III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: Để khắc phục tình trạng học sinh thường hay viết chữ cái đầu tên của nốt nhạc xuống dưới nốt nhạc trong bài TĐN ở sách giáo khoa , tôi đã tìm ra rất nhiều biện pháp. Dưới đây là 1 số biện pháp tôi đã áp dụng và đã đạt được những thành công nhất định. 1. Đọc tên nốt: - Mục đích: Đây là việc nên làm thường xuyên, liên tục nhằm tạo cho học sinh thói quen học bài và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. - Cách thực hiện: Đối với học sinh lớp 6, giáo viên nên kẻ khuông nhạc lên bảng và gọi các em lên thực hiện yêu cầu của mình. – Có 2 cách để kiểm tra: + Yêu cầu các em chỉ và đọc đúng tên nốt nhạc mà giáo viên viết sẵn trên khuông nhạc. + Yêu cầu học sinh viết tên nốt nhạc theo yêu cầu của giáo viên. Chú ý: Khi kiểm tra xong thì giáo viên nên gọi các em học sinh khác nhận xét và đưa ra nhận xét cuối cùng. 2. Đọc bạch thanh ( Đọc tên nốt + tiết tấu ) Đây là phương pháp kết hợp giữa luyện tiết tấu và tên nốt nhạc, phương pháp này không chỉ tiết kiệm được rất nhiều thời gian mà còn gây hứng thú học tập cho học sinh. - Mục đích: Giúp học sinh nhanh thuộc tên nốt và tiết tấu từng câu nhạc. - Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh đọc tên nốt của toàn bài TĐN 1, 2 lần. Tiếp theo, giáo viên gõ tiết tấu từng câu nhạc cho học sinh đọc theo. 3. Chép bài vào vở. - Mục đích: Giúp học sinh luyện tập việc viết nhạc vào khuông, thông qua việc viết nhạc các em cũng sẽ nhanh nhớ được vị trí nốt nhạc trên khuông. - Cách thực hiện: Giao bài tập và yêu cầu các em làm bài đầy đủ, thường xuyên kiểm tra vở bài tập kết hợp với kiểm tra bài cũ. 4. Đọc bằng SGK của Giáo viên. - Mục đích : + Tránh trường hợp học sinh mang quyển sách đã viết sẵn chữ nhạc ở dưới nốt nhạc lên để đọc. + Kiểm tra được việc nhớ vị trí tên nốt trên khuông nhạc. - Cách thực hiện: Gọi học sinh lên bảng và yêu cầu các em đọc bằng sách giáo khoa của giáo viên ( hoặc sách chưa có viết chữ xuống dưới nốt nhạc) 5. Khuông nhạc "bàn tay" - Sử dụng “bàn tay trái” xem như một khuông nhạc: 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón tay út là dòng số 1, tiếp đến các ngón áp út, ngón giữa, ngón trỏ, ngón cái là các dòng kẻ 2, 3, 4, 5 của khuông nhạc. Tương tự, các kẽ ngón tay cũng được gọi theo chiều từ dưới lên phù hợp với các khe 1, 2, 3, 4. - Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh đọc tên ngón theo tên vị trí nốt nhạc: VD: Ngón một là Mi, ngón 2 là son, ngón 3 là xi, ngón 4 là rê, ngón 5 là fa. Hoặc khe 1 là fa, khe 2 là la, khe 3 là đô, khe 4 là mi. 1 4 3 2 4 3 2 1 5 - Mục đích: Tạo hứng thú cho học sinh theo phương châm: "Học mà vui, vui mà học". - Cách thực hiện: Học sinh giơ bàn tay trái lên, miệng đọc thang âm đi lên và đi xuống bắt đầu từ nốt Mi (dòng 1) đồng thời dùng tay phải chỉ vào bàn tay trái lần lượt theo vị trí từng nốt nhạc trên từng ngón tay và khe ngón tay. Như vậy, dần dần tạo cho học sinh thói quen nhớ một cách chắc chắn vị trí từng nốt nhạc trên khuông nhạc. Từ đó giúp các em xác định nhanh, chính xác được vị trí các nốt nhạc trên khuông trong bài Tập đọc nhạc. 6. Bài thơ "khuông nhạc": - Mục đích: Tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em vừa học vừa vui chơi thoải mái. - Cách thực hiện: Giáo viên cho học sinh ghi bài thơ "Khuông nhạc" Bài thơ khuông nhạc " Bản nhạc vang lên tò tí te Có 5 dòng và có 4 khe Tên các khe: Fà la đô mí Tên các dòng: mi son xi rê fa. " C. KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC. Qua thực nghiệm và nghiên cứu tại trường THCS Tân Lập, tôi nhận thấy việc kết hợp các biện pháp nêu trên đã cho những kết quả khả quan, thực sự khắc phục được tình trạng "viết chữ dưới nốt nhạc trong bài TĐN". Giải quyết được vấn đề này, tức là chúng ta đã trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản nhất trong môn âm nhạc, từ đó sẽ giúp các em thêm yêu thích môn học và tự tin hơn khi trình bày tác phẩm nghệ thuật trước mọi người. Dưới đây là bảng so sánh chất lượng học sinh thuộc vị trí tên nốt nhạc trên khuông nhạc từ đầu năm học 2011 – 2012 đến nay. Khảo sát lần 1: Giữa học kỳ I: Tổng số HS Số lượt kiểm tra Số HS đọc đúng nốt nhạc Số HS đọc sai nốt nhạc Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 42 7 17 % 35 83 % Khảo sát lần2: Cuối học kỳ I: Tổng số HS Số lượt kiểm tra Số HS đọc đúng nốt nhạc Số HS đọc sai nốt nhạc Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 42 20 48 % 22 52 % Khảo sát lần3: Giữa học kỳ II: Tổng số HS Số lượt kiểm tra Số HS đọc đúng nốt nhạc Số HS đọc sai nốt nhạc Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 21 42 34 81 % 8 19 % Với kết quả trên cho thấy, việc áp dụng các biện pháp nêu trên thực sự đã mang lại kết quả đáng kể, bởi vì học sinh đã nắm vững được những kiến thức âm nhạc thông thường để tự bổ sung vào vốn khiến thức bản thân, giúp các em có thêm hành trang bước vào tương lai tươi sáng đang chờ đón các em ở phía trước. II. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM - Đối bản thân : Trong quá trình giảng dạy tôi rút ra bài học là việc dạy các em học sinh kiến thức âm nhạc không có gì khó khăn cả. Cái khó ở đây là làm sao mà khi dạy xong các em nhớ lâu và ngớ chính xác kiến thức đã học. Đối với lứa tuổi học sinh thì theo tôi giáo viên cần phải biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học, luôn tạo không khí vui vẻ trong lớp và liên tưởng những kiến thức vừa học bằng những minh họa thực tế một cách nôm na, đơn giản. Sau khi thực hiện đề tài này, tôi rút ra một số biện pháp giúp học sinh khắc phục được lỗi "viết chữ cái đầu tiên của tên nốt nhạc dưới nốt nhạc trong bài TĐN" đó là: 1. Đọc tên nốt: - Mục đích :Tạo cho học sinh thói quen học bài và chuẩn bị bài ở nhà trước khi đến lớp. 2. Đọc bạch thanh ( Đọc tên nốt + tiết tấu ) - Mục đích: Giúp học sinh nhanh thuộc tên nốt và tiết tấu từng câu nhạc. 3. Chép bài vào vở. - Mục đích: Giúp học sinh luyện tập việc viết nhạc vào khuông, thông qua việc viết nhạc các em cũng sẽ nhanh nhớ được vị trí nốt nhạc trên khuông. 4. Đọc bằng SGK của Giáo viên. - Mục đích : Tránh trường hợp học sinh mang quyển sách đã viết sẵn chữ nhạc ở dưới nốt nhạc lên để đọc. 5. Khuông nhạc "bàn tay" 4 3 2 1 2 1 5 4 3 - Sử dụng “bàn tay trái” xem như một khuông nhạc: 5 ngón tay tượng trưng cho 5 dòng kẻ, 4 kẻ tay tượng trưng cho 4 khe, bắt đầu từ ngón tay út là dòng kẻ thứ nhất các ngón 2, 3, 4, 5, là các dòng kẻ 2, 3, 4, 5 của khuông nhạc. 6. Bài thơ "khuông nhạc": - Mục đích: Tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em vừa học vừa vui chơi thoải mái. Bài thơ khuông nhạc " Bản nhạc vang lên tò tí te Có 5 dòng và có 4 khe Tên các khe: Fà la đô mí Tên các dòng: mi son xi rê fa. " Đối với đồng nghiệp + Chia sẻ, góp ý chân thành, lắng nghe và đúc kết kinh nghiệm từ ý kiến đồng nghiệp cho bản thân trong việc thực hiện đề tài. + Trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ nhau trong công tác giảng dạy, đặc biệt là cách khắc phục tình trạng "viết chữ cái đầu tiên của tên nốt nhạc dưới nốt nhạc trong bài TĐN". - Đối với học sinh: + Các em vừa học kiến thức, vừa được vui chơi, tiết học sôi nổi, nhẹ nhàng nhưng có chất lượng cao. + Khắc phục được lỗi "viết chữ cái đầu tiên của tên nốt nhạc dưới nốt nhạc trong bài TĐN" giúp cho học sinh tự tin hơn, tự các em có thể vỡ bài tập đọc nhạc theo một giai điệu đã thuộc. Ví dụ: Bài hát "Ngày đầu tiên đi học" và bài TĐN số 9 chương trình âm nhạc 6. III. Ý kiến đề xuất: Nhà trường cần trang bị thêm nhiều phương tiện dạy học, để học sinh được học âm nhạc một cách đầy đủ hơn: - Đàn phím điện tử, tranh ảnh minh hoạ, tài liệu âm nhạc, tư liệu âm nhạc... - Xây dựng phòng học đa chức năng, phục vụ sinh hoạt âm nhạc của các em ngày càng tốt hơn. Trên đây là kết quả của việc nghiên cứu cách khắc phục "viết chữ cái đầu tiên của tên nốt nhạc dưới nốt nhạc trong bài TĐN" của học sinh trường THCS Tân Lập huyện, Bá Thước. Chắc chắn quá trình nghiên cứu và thực hiện đang còn vướng mắc nhiều. Kính mong các đồng chí, đồng nghiệp góp ý kiến chân thành để cho đề tài nghiên cứu của tôi có tác dụng trong thực tiễn hơn. Xin chân thành cảm ơn! Bá Thước ngày 20/03/2012 Người thực hiện Vũ Duy Phúc
Tài liệu đính kèm: