A. PHẦN MỞ ĐẦU :
Từ trước đến nay, môn Văn là một trong những môn quan trọng và cơ bản trong nhà
trường phổ thông với những lí do sau :
+ Văn học là một kiểu mẫu văn hoá. Văn học diễn đạt những ý tưởng hết sức có ý
nghĩa cũng như những tình cảm của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Người học có thể hiểu và cảm thụ được tư tưởng, tình cảm và hình thức nghệ thuật của
nền văn hoá ấy.
+ Văn học là một kiểu mẫu ngôn ngữ. Người học tiếp cận với những cách dùng sáng
tạo, tinh tế của ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo ra văn học. Người học càng đọc nhiều thì càng có
khả năng dùng từ chính xác và hiệu quả.
1MỘI SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH YẾU HỌC TỐT MÔN VĂN. A. PHẦN MỞ ĐẦU : Từ trước đến nay, môn Văn là một trong những môn quan trọng và cơ bản trong nhà trường phổ thông với những lí do sau : + Văn học là một kiểu mẫu văn hoá. Văn học diễn đạt những ý tưởng hết sức có ý nghĩa cũng như những tình cảm của con người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Người học có thể hiểu và cảm thụ được tư tưởng, tình cảm và hình thức nghệ thuật của nền văn hoá ấy. + Văn học là một kiểu mẫu ngôn ngữ. Người học tiếp cận với những cách dùng sáng tạo, tinh tế của ngôn ngữ. Ngôn ngữ tạo ra văn học. Người học càng đọc nhiều thì càng có khả năng dùng từ chính xác và hiệu quả. + Văn học là một kiểu mẫu cho sự phát triển cá nhân. Người dạy phải tìm cách cuốn hút học sinh vào việc đọc các tác phẩm văn học. Sự thành công của việc này được đo bằng mức độ yêu thích văn học của học sinh. Việc đọc một cách có hiệu quả không những giúp cá nhân học sinh phát triển mà còn giúp mối quan hệ giữa học sinh với thầy, giữa học sinh với cộng đồng xung quanh ngày một tốt đẹp hơn. Thực tế trong những năm học vừa qua, học sinh học yếu môn Văn còn khá nhiều. Các em chưa có sự hứng thú, say mê môn Văn, chưa xác định được động cơ học tập đúng đắn. Một số em yếu thì yếu đều các môn, dẫn đến chán học, ngại học môn Văn. Vì vậy học sinh yếu không hiểu được học Văn có tác dụng gì? Còn giáo viên thì lúng túng trong vi ệc tìm giải pháp giảm tỉ lệ học sinh yếu bộ môn và bồi dưỡng lòng say mê Văn học trong học sinh. Chính những lí do quan trọng trên và hơn nữa, để tiếp tục thực hiện chủ trương giúp đỡ học sinh yếu học tốt bộ môn, xin đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các em học yếu môn Văn có thể vươn lên và đạt yêu cầu cơ bản của bộ môn trong chương trình THCS. B. NỘI DUNG GIẢI PHÁP : I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài : Trước yêu cầu dạy và học của bộ môn theo hướng đổi mới, một số học sinh gặp khó khăn, kiểm tra thường xuyên bị điểm dưới trung bình, đó là những học sinh học yếu bộ môn. Sự yếu kém đó tập trung vào ba điểm cơ bản sau : - Nhiều lổ hỏng về kiến thức và kĩ năng. - Tiếp thu chậm. - Phương pháp học tập bộ môn chưa tốt. 2Do vậy, việc giúp đỡ học sinh học yếu bộ môn phải được thực hiện đồng loạt bằng các biện pháp phân hoá, nghĩa là tách riêng diện học sinh này ra để có biện pháp giúp đỡ phù hợp. Trước tình hình đó, giáo viên phải giải quyết được các vấn đề : - Như thế nào là luyện tập vừa sức cho học sinh yếu kém? - Làm sao để lấp lổ hỏng về kiến thức và kĩ năng cho học sinh? - Làm sao trong những giờ lên lớp phải đảm bảo về kiến thức và kĩ năng cho đối tượng HS này? - Bồi dưỡng phương pháp học tập bộ môn cho HS yếu như thế nào? ( ) II. Thực trạng : 1. Về phía giáo viên : - Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy; chưa có sự tìm tòi, sáng tạo trong giảng dạy nên làm cho giờ học nhàm chán, học sinh không thú học văn. - Chưa phát huy việc đọc sách của học sinh. - Việc kiểm tra, đánh giá học sinh trong học Văn chưa được quan tâm đúng mức; chưa chú trọng đánh giá năng lực cảm thụ văn học, năng lực tư duy, năng lực diễn đạt của học sinh để phân hoá học sinh. 2. Về phía học sinh : - Học sinh chưa chủ động đọc và hiểu tác phẩm nên kiến thức Văn học trong chương trình không nắm chắc. - Yếu những kĩ năng cần thiết để vận dụng các kiến thức về tiếng Việt, làm văn trong việc trình bày những hiểu biết về văn học. - Chưa rung động trước những giá trị chân – thiện – mỹ của các tác phẩm văn học, chưa nắm được những tác giả tiêu biểu của văn học Việt Nam và văn học thế giới. III. Một số giải pháp giúp học sinh yếu học tốt môn Văn : 1. Đổi mới phương pháp giảng dạy : - Giáo viên cần chú trọng việc tự học, tự bồi dưỡng về phương pháp giảng dạy theo đặc trưng bộ môn. - Tổ chức các hoạt động ngoại khoá về văn học, gắn kết yêu cầu hiểu biết về văn học trong các cuộc thi “Đố vui ôn luyện”. - Cải tiến đánh giá, kiểm tra theo hướng đánh giá được năng lực cảm thụ văn chương và vận dụng kĩ năng diễn đạt, tạo điều kiện để học sinh thể hiện năng lực sáng tạo của cá nhân. 2. Rà soát phân loại học lực của học sinh ngay từ đầu năm học. 3- Khi ra đề kiểm tra cần bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình mà học sinh vừa hoàn thành ở năm học trước, thông qua kiểm tra để phân loại được và đúng học lực của học sinh. - Sau khi phân loại được học sinh, giáo viên tìm hiểu nguyên nhân học yếu của từng em để có hướng giúp đỡ. 3. Giúp đỡ học sinh học yếu bộ môn : a. Tổ chức chuyên đề “Dạy HS cách học môn Ngữ văn”. Nội dung cụ thể như sau : * Đối với phân môn Văn học + Chuẩn bị ở nhà: - Để học tốt các văn bản, khi học tác phẩm văn học phải đọc trước tác phẩm 2 -> 3 lần. Lần 1 đọc qua để nắm bắt được nội dung tác phẩm, lần 2 đọc chậm, kỹ để nắm sâu hơn, lần 3 đọc và kết hợp tự tìm hiểu dựa vào hệ thống gợi ý tìm hiểu, kết hợp nắm những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm từ chú thích. - Nếu tác phẩm là thơ, phải tập đọc diễn cảm để bước đầu có thể cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong thơ, tìm nghệ thuật sử dụng trong bài, tìm từ ngữ quan trọng. - Đối với tác phẩm là truyện, đọc tác phẩm lần 1 sau đó tóm tắt tác phẩm một cách ngắn gọn, đọc lần 2 tìm chi tiết cần phân tích, tìm kết cấu của truyện, tìm hiểu nhân vật, nghệ thuật và trả lời câu hỏi ở phần đọc hiểu văn bản. - Nếu làm được như vậy để chuẩn bị cho công việc soạn bài, thì đến lớp sẽ hiểu bài dễ dàng và hiểu sâu hơn. - Ngoài ra, để mở rộng kiến thức phần văn bản, ngoài sách giáo khoa, học sinh cần tham khảo thêm tư liệu như các tác phẩm lớn, tạp chí văn học, từ điển văn học, các bài văn, bài báo hay. Khi đọc, cần ghi chép những lời hay, ý đẹp vào sổ tay văn học của mình để khi cần thiết đưa ra vận dụng. + Học trên lớp: - Cần tập trung nghe giảng, nghe ý kiến xây dựng bài của bạn, hỏi ngay những điều mình chưa hiểu. - Có vở nháp ghi những gì thầy, cô giáo giảng (cần thiết) những dẫn chứng minh hoạ, mở rộng và tích luỹ thêm kiến thức vào sổ tay văn học. 4- Thực hiện đầy đủ, đầu tư tốt các bài tập thầy cô giáo giao về nhà, chú ý các bài tập viết đoạn liên quan đến kiến thức văn học như : Phát biểu cảm nghĩ, nghị luận + Học ở nhà: - Sau khi đã tìm hiểu văn bản ở lớp, về nhà chúng ta cần: - Học ngày bài của ngày hôm đó. - Tự ôn luyện ngay từ khi chưa làm bài kiểm tra, nên ôn tập theo cụn văn bản. (VD: Cụm văn bản nhật dụng, cụm văn bản truyện trung đại. Cần hệ thống theo chủ đề với những dẫn chứng cụ thể). - Tuyệt đối không được học vẹt, phải vừa học vừa tự kiểm tra theo cách tự đặt ra vấn đề và tự giải quyết. Có thể dựa vào những câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc các đề mục cấu trúc, các đơn vị kiến thức trong bài học. VD: Những gì cần nắm về tác giả? Xuất xứ, thể loại, phương thức biểu đạt? Nghệ thuật? Nội dung chính? Nội dung đó thể hiện với những ý nào? * Đối với phân môn Tiếng Việt. + Chuẩn bị ở nhà: - Như ta đã biết, tiếng Việt là một phân môn rất quan trọng của môn Ngữ văn. Nếu chúng ta nắm vững kiến thức phần này thì có thể tích hợp tốt khi học văn bản, sẽ phân tích được giá trị nội dung, nghệ thuật văn bản một cách sâu sắc. Với Tập làm văn, tiếng Việt sẽ giúp ta biết dùng từ, diễn đạt câu văn trôi chảy, có ý nghĩa. Không những thế, tiếng Việt còn giúp ta khi giao tiếp hằng ngày. Chính vì vậy mà ta phải học tốt phân môn tiếng Việt ở nhà qua hai khâu : Học bài cũ và soạn bài mới. - Phần bài cũ ta phải học kĩ, học thuộc lí thuyết. Từ lí thuyết vận dụng giải quyết các bài tập một cách triệt để. Sau khi nắm được kiến thức trọng tâm của bài cũ, chúng ta tiến hành học bài mới bằng cách : Đọc kĩ ví dụ, phân tích ví dụ theo câu hỏi sách giáo khoa. Từ ví dụ rút ra kiến thức ở mức độ sơ giản nhất. Khi tìm hiểu bài mới phần lí thuyết, chúng ta phải xem phần luyện tập, dự kiến cách giải quyết các bài tập theo hiểu biết của mình, có như vậy đến lớp khi thầy cô giảng bài mới tiếp thu một cách hứng thú và say 5sưa. Nếu chúng ta chuẩn bị tốt ở nhà thì việc học phân môn tiếng Việt sẽ không khó khăn, ta sẽ nắm chắc kiến thức ngay tại lớp và đạt hiệu quả cao trong học tập. +Học trên lớp: - Chú ý nghe giảng bài, hăng say phát biểu, xây dựng bài, biết tiếp thu từ ý thức đến khái niệm. Từ khái niệm đó tập lấy ví dụ. - Sau khi đã sơ bộ hình thành tri thức mới, học sinh cần củng cố, khắc sâu kiến thức bằng cách làm thêm một số bài tập nhận biết, phân tích (Bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập và có thể là một số bài tập sưu tầm ). - Củng cố kiến thức theo từng phần, từng chương đã học theo hình thức mô hình, sơ đồ. - Mỗi loại như vậy cũng phải lấy ví dụ, làm bài tập ứng dụng. - Đối với một khái niệm phức tạp, nhiều ý, cần tách từng ý để hiểu. - Cần tích hợp phân môn Văn, Tập làm văn vào phần ứng dụng tiếng Việt. - Khi thực hành bài Tập làm văn, áp dụng kiến thức tiếng Việt vào bài cho hiệu quả như : Các biện pháp tu từ, từ ngữ biểu cảm, từ tượng thanh, từ tượng hình, văn miêu tả, biểu cảm có sử dụng miêu tả + Học ở nhà: - Khi học mỗi đơn vị kiến thức cũng không quên tự tìm thêm ví dụ kèm theo. Phải siêng năng làm bài tập, trước hết là làm hết bài tập trong sách giáo khoa, sau đó đến bài tập nâng cao. - Sau khoảng 5 bài tiếng Việt, chúng ta tự ôn lại kiến thức theo hệ thống rồi quy loại, phân loại các đơn vị kiến thức. - Khi rút ra được cái chung của các sự kiện ngôn ngữ, tập phân chia chúng ra từng nhóm và quy loại vào các nhóm riêng biệt. Việc chia các hiện tượng ngôn ngữ thành các nhóm dựa vào nét giống nhau, khác nhau của chúng. - Bản thân mỗi chúng ta có thể phấn đấu để có riêng một cuốn từ điển Tiếng Việt hoặc nếu được một số cuốn sách cần thiết như : Thành ngữ tiếng Việt, hoặc tục ngữ, ca dao * Đối với phân môn Tập làm văn. Muốn thực hiện tốt phần tập làm văn chúng ta cần thực hiện các bước sau : - Nắm vững yêu cầu chung về hình thức, nội dung của bài. - Phải đọc kỹ đề, chú ý các từ ngữ quan trọng để xác định đúng nội dung kiểu bài sẽ thực hiện. Đề bài thường có hai phần từ ngữ thể hiện điều đó. 6- Xác định tư liệu sử dụng tư liệu để làm bài : Vốn sống thực tế hay vốn sống văn học (Tuỳ theo dạng đề). Cụ thể : + Phải biết lựa chọn từ ngữ (gọt giũa ), dùng từ độc đáo -> tích luỹ vốn từ ngữ phong phú, có ý thức sử dụng khi viết. + So sánh, liên tưởng, tưởng tượng, liên hệ + Vận dụng những ngôn ngữ hay, đẹp tích luỹ, cảm nhận từ khi học các văn bản. b. Quan tâm, chú ý đến học sinh yếu trong từng giờ học, tiết học : - Trong giờ học, giáo viên cần tạo điều kiện, động viên, khuyến khích các đối tượng HS yếu được tham gia hoạt động, tham gia xây dựng bài bằng những câu hỏi ở mức độ dễ hoặc trung bình. - Khi HS có biểu hiện tiến bộ, dù không nhiều, giáo viên cũng cần khen ngợi, tuyên dương kịp thời. - Giáo viên thường xuyên kiểm tra tình hình chuẩn bị bài (bài mới lẫn bài cũ) trong các giờ học để chấn chỉnh kịp thời nề nếp học tập của học sinh. - Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập. Học sinh khá giỏi bộ môn kèm cặp cho học sinh yếu. Trong từng lớp phải có cán sự bộ môn để phối kết hợp với giáo viên theo dõi, kiểm tra tình hình học tập. - Ở phần luyện tập (đối với Tiếng Việt và Tập làm văn), cần hướng dẫn các em cách sử dụng các biện pháp tu từ, nhất là trong các bài tập viết đoạn văn miêu tả để tránh câu văn cụt, tập cho các em biết nhận xét cái hay cũng như những thiếu sót trong bài làm của bản thân, biết cách sửa chữa khi được bạn và thầy cô góp ý. - Giáo viên cũng cần giành thời gian hướng dẫn các em sử dụng các cặp quan hệ từ để ý câu liền mạch và câu bao giờ cũng đủ các bộ phận chính. c. Giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm . - Tác động đến tư tưởng các em, giúp các em tự tin vào sức lực và khả năng của mình, từ đó có sự hứng thú và yêu thích bộ môn. - Tạo một môi trường thân thiện. Giáo viên cần thân mật, vui vẻ với học sinh để học sinh tự nhiên và mạnh dạn hơn trong các giờ học. - Khuyến khích, động viên các em tham gia các lớp học phù đạo do nhà trường tổ chức. 7- Phối hợp với gia đình nâng cao nhận thức của học sinh về môn Văn, nhận thức đúng về giá trị tích cực của môn Văn trong việc nâng cao kĩ năng sống. d. Chú ý việc rèn luyện ở nhà của học sinh : - Đối với học sinh yếu về chính tả, giáo viên yêu cầu học sinh phải có một cuốn vở để luyện viết. Giáo viên giao bài cho học sinh về nhà viết, sau đó có kiểm tra, đánh giá. - Với những học sinh yếu về kĩ năng làm văn, diễn đạt không trôi chảy, giáo viên ra đề (mức độ đơn giản) yêu cầu học sinh trình bày đoạn văn, giáo viên xem xét, rút ra nguyên nhân sai sót để học sinh sửa chữa. - Hướng dẫn các em phân biệt âm đầu, vần, âm cuối, phải hiểu nghĩa của cụm từ để viết đúng. Luyện tập cho các em kĩ năng nghe chính xác, phát âm chính xác. đ. Xoá hiện tượng đọc kém : - Đọc được xem là tiền đề cho việc nhận thức, đọc cảm, đọc hiểu và trả lời được câu hỏi tìm hiểu bài. Đọc có trôi chảy, có hiểu thì khi viết, các em mới biết mình phải viết như thế nào. Vì thế, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh đọc kém rèn đọc nhiều hơn, động viên, khuyến khích các em tham gia trả lời câu hỏi tìm hiểu bài. - Chia đoạn bài văn để học sinh kém rèn kĩ năng đọc từng đoạn. Khi học sinh đọc, giáo viên lắng nghe và sửa chữa cách đọc. Tổ chức cho các em thi đua đọc câu hoặc đoạn mà các em thích để các em có sự cố gắng rèn đọc thêm ở nhà. e. Hướng dẫn học sinh cách ôn tập : + Ôn thường xuyên: - Trong khi học bài mới ( về những kiến thức cũ có liên quan ). - Trong khi làm bài tập (về những kiến thức cũ có liên quan ). + Ôn định kỳ: - Khi học hết một dạng bài. - Khi chuẩn bị cho kiểm tra một tiết, kiểm tra định kỳ. + Cách ôn tập : - Hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ. - Cố gắng tái hiện kiến thức cũ, trình bày, lý giải lại. - Ôn tập bằng cách trả lời các câu hỏi, giải các bài tập. - Sơ đồ giúp ta dễ dàng nhận thấy mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. (?) Học thế nào để thi cho tốt? Thi thế nào để đạt điểm cao? * Trước hết, chúng ta nên “ Học bài nào xào bài ấy”. Nghĩa là, trên lớp ta học bài nào, về nhà ta phải giải quyết ngay bài học ấy, không nên để dây dưa, không nên hẹn lần, hẹn lữa, ta phải luôn tâm niệm “ Việc hôm nay chớ để ngày mai”. 8* Kết hợp học với hành. Ta vừa học lý thuyết vừa vận dụng làm bài tập. Có như thế ta mới vừa nhớ được kiến thức, vừa nhớ được nội dung của bài học. * Phân bố thời gian học tập hợp lý, học có hệ thống. Khi học thì phải thật tập trung. * Tham khảo thêm tư liệu có liên quan đến môn học. Tục ngữ có câu “ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Học ở đây không có nghĩa là chỉ học ở thầy cô, ở sách giáo khoa, mà chúng ta còn phải học ở bạn bè, trong sách báo, sách tham khảo, trong các tác phẩm văn học C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ : Để thực hiện tốt những giải pháp trên, giáo viên phải thường xuyên tổ chức, thực hiện một cách nhịp nhàng, đồng bộ trong mọi giờ dạy trên lớp. Tuy nhiên với mỗi môn học chúng ta cần phải có sự vận dụng sáng tạo để làm sao có thể kích thích được hứng thú học tập của học sinh, để cho mỗi tiết học, giờ học mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là một trong những giải pháp giúp học sinh học yếu bộ môn phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở mức cơ bản nhất. Đối với các lớp học phụ đạo, cần lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao phụ trách đứng lớp. Việc áp dụng, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Văn là nỗi trăn trở chung của tất cả những ai đã và đang đứng trên bục giảng. Ở đây, chỉ xin góp một vài ý kiến nhỏ, một tiếng nói hoà vào muôn vàn tiếng nói chung của các đồng nghiệp để phần nào nâng cao chất lượng dạy và học đối với bộ môn Văn trong nhà trường phổ thông. Rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp gần xa.
Tài liệu đính kèm: