-Nhà thiên văn học Acsimét có 1 câu nói đầy tin tưởng “Hãy cho ta một điểm tựa ,ta sẽ bẫy cả quả đất”.Từ câu nói táo bạo ấy mà Acsimét đã để lại cho đời một định luật thật đơn giản mà cũng thật vĩ đại”Một vật dù nặng đến mấy cũng có thể chuyển dịch được bằng một lực nhỏ,nếu ta dùng hệ thống đòn bẫy”. Trong cuộc sống không ai có thể luôn đi trên con đường bằng phẳng,luôn đạt được những điều như ý muốn,luôn hạnh phúc trọn vẹn.Mà đôi khi có những trở ngại,những đau buồn,những khó khăn không thể vượt qua, những thắc mắc không biết hỏi ai Chính lúc đó điều chúng ta cần nhất là một”điểm tựa”.Ở gia đình” điểm tựa”quan trọng nhất là Cha Mẹ,Anh,Em.Ở trường là Thầy Cô ,bạn bè.Nhưng người có thể tiếp xúc gần gũi,hiểu,hướng học sinh tìm ra chân lý,sáng suốt trong lựa chọn,vững vàng trước cám dỗ,phải nói đến vai trò của GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.Từ ý nghỉ đó nên Tôi chọn đề tài:”Làm thế nào để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp”
Kinh Nghiệm VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM CỦA HỌC SINH THPT PHẦN MỞ ĐẦU I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : -Nhà thiên văn học Acsimét có 1 câu nói đầy tin tưởng “Hãy cho ta một điểm tựa ,ta sẽ bẫy cả quả đất”.Từ câu nói táo bạo ấy mà Acsimét đã để lại cho đời một định luật thật đơn giản mà cũng thật vĩ đại”Một vật dù nặng đến mấy cũng có thể chuyển dịch được bằng một lực nhỏ,nếu ta dùng hệ thống đòn bẫy”. Trong cuộc sống không ai có thể luôn đi trên con đường bằng phẳng,luôn đạt được những điều như ý muốn,luôn hạnh phúc trọn vẹn.Mà đôi khi có những trở ngại,những đau buồn,những khó khăn không thể vượt qua, những thắc mắc không biết hỏi aiChính lúc đó điều chúng ta cần nhất là một”điểm tựa”.Ở gia đình” điểm tựa”quan trọng nhất là Cha Mẹ,Anh,Em.Ở trường là Thầy Cô ,bạn bè.Nhưng người có thể tiếp xúc gần gũi,hiểu,hướng học sinh tìm ra chân lý,sáng suốt trong lựa chọn,vững vàng trước cám dỗ,phải nói đến vai trò của GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM.Từ ý nghỉ đó nên Tôi chọn đề tài:”Làm thế nào để thực hiện tốt công tác chủ nhiệm lớp” II .MỤC TIÊU: -Nghiên cứu đề tài để thấy được giáo viên chủ nhiệm quyết định như thế nào đến quá trình hình thành đạo đức của học sinh.Qua đó thấy được những học sinh có nhân cách tốt sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của chính bản thân các em III.TÌNH HÌNH ĐỊA PHƯƠNG: 1.Thuận lợi: -Đa số học sinh thuộc xã HÒA BÌNH,một xã vùng sâu thuộc huyện Trà Oân,tỉnh Vĩnh Long,với mật độ dân số khá đông,người dân sống thuần nông.Tuy nhiên những năm gần đây đời sống kinh tế ngày càng phát triển,cơ cauá ngành đa dạng,giao thông vận tải,thông tin liên lạc phát triển mạnh mẽ -Các em học sinh có điều kiện đến trường rất dễ dàng -Hoc sinh sống ở vùng nông thôn nên rất chịu khó,có tinh thần trách nhiệm,ngoan hiền -Gíao viên và học sinh có dầy đủ cơ sở vât chất.Đăc biệt có sự quan tâm hổ trợ của nhà trường,sự quan tâm của các bậc phụ huynh ,các cấp chính quyền của xã. 2.Khó khăn: -Tầm nhìn của học sinh còn hạn hẹp,ý thức về nghề nghiệp chưa cao,an phân vời cuôc sống hiện tại,ít chịu thay đổi -Học sinh nặng công việc gia đình,học theo mùa,đến mùa lúa thì phải nghỉ học -Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển:học sinh chịu ảnh hưởnng bởi những tiêu cực của xã hội,các em hay tụ tập ở những nơi không bổ ích như:đánh bi da,chơi game,tụ tập đánh nhauvà nhiều họat đông không lành manh khác -Về phía gia đình chỉ quản lí ở nhà ,không quản lý từ nhà đến trường,ít quan tâm giáo dục các em từ những việc nhỏ. -Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các gia đình còn khá lớn -Có gia đình cha mẹ đi làm ăn xa,con ở nhà không ai quản lý,không ai chỉ dẫn -Hiện nay tỉ lệ sinh giảm đáng kể,nên có nhiều gia đình chĩ có từ 1đến2 con,vật chất đầy đủ,cha mẹ nuôn chìu quá mức,đây là đối tượng rất khó giáo dục --àTứ những nguyên nhân đó tứng bước dẫn dắt học sinh đến con đường ăn chơi,chán nãn,hư hỏngkéo theo kết quả học tập kém,nhiều học sinh bỏ học,tạo thêm gánh nặng cho xã hội.Chính vì vậy Tôi luôn cố gắng tìm ra giải pháp,giúp các em học sinh có niềm tin,có nhận định đúng đắn,có trách nhiệm với chính mình để con đường vào ngành nghề của các em không chỉ là mơ ước mà nó sẽ trở thành hiện thực,Sau đây Tôi xin đưa ra một số phương pháp.Mời các đồng nghiệp chúng ta cùng bàn luận B. PHẦN NỘI DUNG I. GVCN CẦN NẮM VỮNG NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ? 1. Chức năng của GVCN lớp - Quản lí giáo dục toàn diện HS 1 lớp - Tổ chức tập thể HS họat động tự quản nhằm phát huy tiềm năng tích cực của mọi HS - GVCN là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức XH trong và ngoài trường - Đánh giá khách quan kết qủa rèn kuyện của mỗi HS và phong trào chung của lớp. 2. Nhiệm vụ của GVCN lớp: - Nắm vững mục tiêu giáo dục của từng cấp học, chuyên tâm giáo dục, dạy học của trường để xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp chủ nhiệm, đảm bảo hiệu quả giáo dục. - Nắm vững cơ cấu tổ chức của nhà trường: - Tiếp nhận HS lớp chủ nhiệm, nghiên cứu và phát triển mọi đặc điểm của đối tượng trong lớp, các yếu tố tác động. - Tự rèn luyện phẩm chất của người GVCN như: trau dồi lòng yêu nghề, yêu thương HS, GV phải có nhân cách tốt, mẫu mực trong cuộc sống. - Không ngừng học tập chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nhằm đổi mới công tác tổ chức giáo dục, dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. - GVCN là người tổ chức liên kết toàn xã hội để xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh thống nhất tác động, thực hiện các mục tiêu nội dung giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm. II. NỘI DUNG QUÁTRÌNH THỰC HIỆN: 1.Tìm hiểu phân loại HS lớp chủ nhiệm: - GVCN nắm vững hoàn cảnh sống của từng HS, đặc điểm, thể chất sinh lý, tâm lý, tính cách, hành vi đạo đức thông qua bản sơ yếu lí lịch HS do GVCN chuẩn bị mẫu. 2. Xây dựng tập thể lớp chủ nhiệm: - GV chủ nhiệm nên "chọn mặt gửi vàng" hết sức cân nhắc lựac chọn và thông qua biểu quyết của lớp để hợp lệ xây dựng "bộ máy tự quản" của lớp. Gồm có: + 1 lớp trưởng phụ trách chung + 4 lớp phó: phó học tập, phó văn thể, phó lao động, phó trật tự . + Cán sự bộ môn: Toán – Lý – Hóa, Văn – Sử – Địa, Sinh vật, Anh văn. + Cán sự 1 số họat động: Bí thư chi đoàn lớp, thủ quỹ. + Đội cờ đỏ: 2 HS + Các tổ trưởng, tổ phó. - Khi phân công ban cán sự GVCN qui định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng loại cán bộ. VD : Lớp trưởng: tổ chức theo dõi hoạt động tự quản của lớp, các tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, các hoạt động giáo dục của lớp, quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thểcủa trường, nhận xét, đánh giákết quả thi đua các mặt của lớp hàng tuần, hàng tháng, hàng học lì Quyền hạn của lớp trưởng: quản lí lớp, xử lí những trường hợp vi phạmvề nề nếp trong lớp học. - GVCN hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại cán bộ . VD : Sổ công tác của lớp phó: Ghi nhiệm vụ của lớp phó, dự kiến kế hoạch học tập hàng tháng, kết quả hoạt động hàng tuần, hàng tháng có rutú kinh nghiệm. 3. Sơ đồ chỗ ngồi (đối với lớp học bàn 2 chỗ ngồi) - Lớp trưởng, lớp phó học tập, bí thư, phó trật tự, phải ngồi ở vị trí dễ quan sát, để quản lí mọi hoạt động đang diễn ra. - Riêng các Hs khác phải được xếp xen kẽ theo kết quả học lực. VD : Trung bình – Yếu Yếu – Khá 4. Tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ lớp: a. Yêu cầu : Xây dựng 1 tập thể HS tự quản mad nồng cốt là đội ngũ cán bộ lớp có khả năng tự điều hành các hoạt động của tập thể mình. b. Mục tiêu : Tạo được không khí tự rèn luyện, mạnh dạn, ý thức làm chủ ở mỗi HS. - Hình thành ở HS những kỹ năng tổ chức cơ bản như: + Kỹ năng nhận nhiệm vụ và lập kế hoạch + Kỹ năng điều khiển tập thể lớp thực hiện kế hoạch đó + Kỹ năng đánh giá kết quả hoạt động và rút kinh nghiệm để lần sau làm tốt hơn. c. Hoạt động : - GVCN rèn luyện cho HS kỹ năng tự quản, theo phương châm"thầy lui dần về hậu trường" để "trò tự quản". - Huấn luyện, bồi dường cho toàn lớp về những nội dung xây dựng tập thể lớp tự quản. Tức là khi không có giáo viên đứng lớp, lớp học vẫn nghiêm túc. Đó là : + Tự quản giờ học vắng giáo viên + Tự quản lúc 15 phút đầu giờ + Tự quản giờ sinh hoạt lớp + Tự quản các họat động giáo dục ngoài giờ 5. Chỉ đạo thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện : a. Giáo dục, đạo đức, pháp luật, nhân văn cho HS:
Tài liệu đính kèm: