Đề tài Huy động “tổng lực” các hoạt động dạy- học thực hiện mục tiêu cần đạt kiểu bài đọc- hiểu văn bản văn học

Đề tài Huy động “tổng lực” các hoạt động dạy- học thực hiện mục tiêu cần đạt kiểu bài đọc- hiểu văn bản văn học

A.ĐẶT VẤN ĐỀ

I. Đổi mới giáo dục bao gồm nhiều nội dung, nhiều công đoạn: đổi mới mục tiêu, đổi mới quản lí, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy-học Trong đó đổi mới phương pháp dạy-học (PPDH) là trung tâm, quan trọng nhất. Đổi mới PPDH, với yêu cầu quan trọng hàng đầu là đổi mới Thiết kế dạy-học (TKDH).

 Một TKDH đổi mới yêu cầu:

 * Xác định Mục tiêu cần đạt (MTCĐ) của bài DH đúng chuẩn kiến thức - chuẩn kĩ năng. MTCĐ bao gồm mục tiêu tri thức; mục tiêu rèn luyện kĩ năng; mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm.

 * Tìm được một Cách thức tiến hành (phương pháp dạy-học) thích hợp, tương ứng với nội dung, yêu cầu và điều kiện DH, phù hợp với trình độ HS và quỹ thời gian DH.

 * TKDH phải thể hiện rõ và đảm bảo: mọi hoạt động (HĐ) DH, dưới sự tổ chức của thầy giáo(TG), học sinh(HS) chủ động khám phá, tiếp nhận kiến thức theo Mục tiêu cần đạt mà mỗi bài-tiết DH đã xác định.

 

doc 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Huy động “tổng lực” các hoạt động dạy- học thực hiện mục tiêu cần đạt kiểu bài đọc- hiểu văn bản văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HUY ĐỘNG “TỔNG LỰC” CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
THỰC HIỆN MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 KIỂU BÀI ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN VĂN HỌC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Đổi mới giáo dục bao gồm nhiều nội dung, nhiều công đoạn: đổi mới mục tiêu, đổi mới quản lí, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy-học  Trong đó đổi mới phương pháp dạy-học (PPDH) là trung tâm, quan trọng nhất. Đổi mới PPDH, với yêu cầu quan trọng hàng đầu là đổi mới Thiết kế dạy-học (TKDH). 
 Một TKDH đổi mới yêu cầu: 
 * Xác định Mục tiêu cần đạt (MTCĐ) của bài DH đúng chuẩn kiến thức - chuẩn kĩ năng. MTCĐ bao gồm mục tiêu tri thức; mục tiêu rèn luyện kĩ năng; mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm.
 * Tìm được một Cách thức tiến hành (phương pháp dạy-học) thích hợp, tương ứng với nội dung, yêu cầu và điều kiện DH, phù hợp với trình độ HS và quỹ thời gian DH.
 * TKDH phải thể hiện rõ và đảm bảo: mọi hoạt động (HĐ) DH, dưới sự tổ chức của thầy giáo(TG), học sinh(HS) chủ động khám phá, tiếp nhận kiến thức theo Mục tiêu cần đạt mà mỗi bài-tiết DH đã xác định.
 Điều đó đã được thống nhất, khẳng định trên phương diện nhận thức, lý thuyết, lí luận. 
II. Yêu cầu trên và việc “thể chế hoá”, thực thi trên thực tiễn TKDH.
 Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy: giữa nhận thức lý luận và thực tiễn - thực tiễn TKDH, thực tiễn các tiết dạy-học trên lớp - còn một khoảng cách khá xa. TKDH với yêu cầu: Huy động “tổng lực” mọi HĐDH cùng thực hiện MTCĐ đang là một vấn đề mới mẻ; hơn thế, là một thử thách cam go đối với mỗi giáo viên (GV) khi TKDH, cũng như khi thực thi trên lớp.
	Trên thực tế của những cuốn sách Thiết kế giáo án đã xuất bản trong 3 năm lại nay ( Giới thiệu Giáo án Ngữ văn 10 của Nguyễn Trọng Hoàn - Nguyễn Khắc Đàm – NXB Hà Nội 2006; Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 - 11 của Nguyễn Văn Đường – NXB Hà Nội 2006 – 2007- 2008; Thiết kế Bài giảng Ngữ văn 11 của TS Phạm Minh Diệu chủ biên – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - 2007 ...); và trên thực tế dự các giờ lên lớp của trên 100 giáo viên Ngữ văn các trường THPT trong tỉnh, chúng tôi nhận thấy:
1. Mục tiêu cần đạt của bài DH đang ở tình trạng “khoán trắng” cho HĐ DH bài mới. Phần HĐ Bài mới trở nên “quá tải”. Còn các phần Hỏi bài cũ, Vào bài mới, Luyện tập, Bài tập về nhà... hoặc là không kịp thực hiện; hoặc thực hiện “chiếu lệ”, thực hiện cho đủ “lễ bộ”. Vì vậy, những hoạt động đó trở nên rời rạc, ít “ghé vai” chia sẻ, gánh vác Mục tiêu cần đạt. Trong kiểu bài Đọc- hiểu văn bản văn học, hầu hết Mục tiêu cần đạt đều dồn nén vào phần Đọc- hiểu chi tiết; các phần Đọc- hiểu cốt truyện (đối với truyện) Bố cục, Cấu tứ (đối với tác phẩm trữ tình), Tổng kết, Bài tập rèn luyện, Bài tập về nhà...chưa “chung lưng đấu cật”, “chia ngọt sẻ bùi” để cùng thực hiện Mục tiêu cần đạt của mỗi bài dạy-học.
2. Các hình thức và biện pháp để tạo điều kiện, “cơ chế” cho học sinh phát huy tính chủ động, sáng tạo còn đơn điệu, “công thức”, thậm chí máy móc, hầu hết đang dừng ở hình thức hỏi – đáp.
 III. Điều kiện của một TKDH (gồm cả điều kiện vật chất: thời gian, “cơ chế” và điều kiện tâm thế: tạo hứng thú, gợi ý...) để HS phát huy tính chủ động sáng tạo trong giờ DH, để mọi HĐ DH cùng “chung vai” thực hiện MTCĐ, tất nhiên cần phải hội đủ đồng thời nhiều yếu tố:
 1. Thầy giáo phải hoàn toàn chủ động về chương trình, nội dung bài DH, chủ động về phương pháp...( Xem tạp chí Sông Lam số 87 / 2008)
 2. Thiết kế dạy-học theo đặc điểm kiểu bài, đặc trưng thể loại, đặc sắc của văn bản tác phẩm...(Chúng tôi đã trình bày vấn đề này tại Chuyên đề - Sáng kiến kinh nghiệm: Thiết kế Dạy - học theo yêu cầu đổi mới bài đọc-hiểu Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ – Báo Giáo dục và Thời đại số 1 Chủ nhật ngày 6-1-2008. 
 3. Thiết kế dạy-học ở mỗi bài phải tìm được một “cách đi” thích hợp, tương thích với bài DH, với trình độ học sinh, với lượng thời gian của chương trình cho phép.v..v...( Kiềng ba chân của một Thiết kế giáo án - Tạp chí Thế giới trong ta- Số PB 7 tháng 12- 2006 )
Song, trong Chuyên đề, chúng tôi chỉ xin được đóng khung trao đổi, thể nghiệm:
 TKDH và thực thi DH trên lớp theo hướng: Huy động “tổng lực” mọi HĐDH thực hiện MTCĐ của kiểu bài Đọc-hiểu văn bản văn học. ( Gọi tắt: phương pháp “huy động tổng lực”)
 Dĩ nhiên, trên TKDH (mục D của chuyên đề) và trên quá trình DH trên lớp, chúng tôi đã thực hiện đồng bộ, đồng thời tất cả các yêu cầu đã nêu trên. (Tính chủ động, sáng tạo của thầy giáo ; Thiết kế DH theo đặc điểm kiểu bài, đặc trưng thể loại, đặc sắc văn bản tác phẩm ...). Còn trong phạm vi Chuyên đề, chúng tôi chỉ thuyết minh, biện luận những nội dung, phương pháp mà Chuyên đề đề cập.
B.CƠ SỞ CỦA CHUYÊN ĐỀ.
I. Cơ sở lí luận: TKDH bài đọc-hiểu văn bản văn học, theo hướng “huy động tổng lực” các HĐDH cùng “chung vai” thực hiện Mục tiêu cần đạt.
1. Trong mỗi tiết - bài DH nói chung, bài đọc- hiểu văn bản văn học nói riêng, đều có nhiều bước, nhiều HĐDH. Trong đó, mỗi HĐ vừa có vị trí, đặc trưng, nhiệm vụ riêng; vừa nằm trong quỹ đạo: “chung vai” thực hiện MTCĐ của bài DH đó.
 2. Mục tiêu cần đạt của mỗi bài, tiết DH bao gồm : mục tiêu tri thức, mục tiêu rèn luyện kĩ năng, phương pháp; mục tiêu giáo dục tư tưởng, tình cảm. Các HĐ của bài DH phải tuân thủ nguyên tắc: tập trung cao nhất phục vụ cho những nhiệm vụ “tối thượng” đó. Dĩ nhiên, mỗi HĐ trong giờ DH thực hiện MTCĐ theo đặc trưng, “sức mạnh” riêng của HĐ đó. 
Theo đó, mỗi bài DH, GV muốn thực hiện tốt MTCĐ cần phải thực hiện đầy đủ, và quan trọng hơn, cần có ý thức sử dụng mỗi HĐ DH theo đúng đặc trưng, “sức mạnh” riêng của nó.
3. Đổi mới PPDH, yêu cầu đặt lên hàng đầu là rèn luyện phương pháp tư duy, rèn luyện kĩ năng, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh...Muốn đạt yêu cầu đó, phương pháp tốt nhất là đưa HS vào các HĐ, TG đóng vai trò tổ chức, khơi gợi... để HS tự hoạt động sáng tạo. Để thực hiện tốt phương pháp đó, trong mỗi bài DH, TG cần tổ chức các HĐ DH theo hướng ưu tiên cho HS HĐ. Quan trọng hơn, cần ưu tiên đúng mức cho những HĐ có điều kiện, có thế mạnh “hiện thực hoá” yêu cầu trên. Đó là các HĐ: Hỏi bài cũ; Tổng kết; Luyện tập trên lớp, Hướng dẫn làm bài tập ở nhà... 
II. Cơ sở thực tiễn.
 1. Khảo sát thực tiễn:
 1.1 Thực tiễn các TKDH của Nguyễn Trọng Hoàn, Phạm Minh Diệu (Sách đã dẫn) đều ít hoặc chưa có ý thức sử dụng các HĐDH như những vũ khí đặc dụng để “hợp thành binh chủng” trong “tấn công” MTCĐ. Sách giáo khoa giành cho giáo viên chưa phải là những TKDH.
 1.2 Thực tiễn các tiết DH của trên 100 GV THPT trong tỉnh mà chúng tôi có dịp dự giờ ( kể cả những tiết thao giảng cấp huyện, cấp trường): Hầu hết các tiết dồn hết “công lực” vào phần Đọc-hiểu chi tiết; mà hoặc thực hiện “chiếu lệ”; hoặc có thực hiện, nhưng chưa có ý thức sử dụng mỗi HĐ DH thành một phương tiện có sức mạnh riêng trong việc hoàn thành MTCĐ. Thậm chí, nhiều tiết đã bỏ qua các HĐ Luyện tập, Hướng dẫn học bài, Ra bài tập về nhà. 
Như vậy, trên thực tế, các HĐDH vốn có “thế mạnh” trong việc rèn luyện tính chủ động, sáng tạo của HS, trong việc góp sức hoàn thành MTCĐ của bài DH đang bị coi nhẹ, lướt qua, thậm chí không thực hiện.
 2. Thiết kế một tiết DH cũng như phương án tác chiến một trận công đồn, cần phải bố trí cân đối lực lượng, sử dụng thích hợp mỗi loại vũ khí tương ứng với nhiệm vụ công đồn: diệt lô cốt cần bộc phá, diệt xe bọc thép cần B40, tiêu diệt bộ binh cần AK.... 
Bài đọc-hiểu văn bản văn học: Gồm nhiều HĐ- trong đó, mỗi HĐ có một đặc trưng, sức mạnh riêng:
+ Sức mạnh của hoạt HĐ Hỏi bài cũ là rèn luyện kĩ năng nhớ, hiểu, vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một yêu cầu đơn giản; là hình thức quan trọng để nối bài cũ với bài mới; là hình thức định hướng tiếp nhận bài mới cho HS ...
 + HĐ Đọc- hiểu cốt truyện có sức mạnh rèn luyện kĩ năng tóm tắt, phân tích cốt truyện.
 +HĐ Đọc -hiểu chi tiết rất thuận lợi rèn luyện kĩ năng phân tích các chi tiết cụ thể của tác phẩm tự sự. 
 + Tương ứng, các HĐ Tổng kết,HĐ Luyện bài tập... đều có vị trí, sức mạnh riêng trong rèn luyện tư duy và phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của HS.
3. Một trong những yêu cầu quan trọng của đổi mới PPDH là DH “tích hợp”. Theo đó, không chỉ tích hợp rèn luyện kĩ năng, phương pháp mà cần “tích hợp” nội dung trong mỗi HĐDH.
 + Hỏi bài cũ: Ngoài nhiệm vụ trung tâm: kiểm tra nhận thức của HS và kết quả DH của TG,... còn cần “chung vai” gánh một phần MTCĐ của bài mới.
 + Tổng kết: Không đơn thuần hướng dẫn, tổ chức HS nắm kiến thức khái quát, mà còn cần “chia sẻ” một phần của MTCĐ trong đặc trưng và thế mạnh của nó.
 + Luyện tập tại lớp: Đâu chỉ rèn luyện kĩ năng vận dụng tri thức vừa tiếp nhận (ở bài mới) để giải quyết một vấn đề mới đặt ra, nó còn có lợi thế củng cố, bổ sung, nâng cao một số nội dung của MTCĐ.
 + Hướng dẫn học bài và Bài tập về nhà: Một HĐ cực kì quan trọng không những tạo “sân chơi” phát huy tính sáng tạo của HS, mà còn là một HĐ “gánh vác” một lượng tri thức, kĩ năng rất cần thiết để HS tự hoàn thiện MTCĐ của bài DH.
C. LICH SỬ CỦA PPDH: “HUY ĐỘNG TỔNG LỰC” CÁC HĐDH ĐỂ HOÀN THÀNH MTCĐ TRONG MỘT BÀI DH 
 1. Thực tế TKDH: 
 1.1. “Thiết kế bài học tác phẩm văn chương- tập1, tập 2 (NXB Hà nội 2002) của Phan Trọng Luận chủ biên: Các thiết kế cụ thể đã tiến hành khá đầy đủ các HĐDH. Từ Hỏi bài cũ, Vào bài mới, HĐ Bài mới, đến HĐ Tổng kết, HĐ Bài tập về nhà. Song, ý thức vận dụng “thế mạnh”, đặc trưng riêng của mỗi HĐ để “huy động tổng lực” các HĐ DH cùng thực hiện MTCĐ là chưa rõ.
 1.2. Giới Thiệu giáo án Ngữ văn 12- tập 1- tập 2 của nhóm tác giả Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân- NXB Hà Nội 2008: các TKDH cụ thể:
 + Nêu khá đầy đủ mục đề các HĐ DH – trừ HĐ Hướng dẫn học bài và bài tập về nhà. 
 + Rất tiếc các HĐ Hỏi bài cũ, HĐ Vào bài mới, các tác giả chỉ ghi đề mục, mà tuyệt không nêu các HĐ cụ thể như thế nào.
Cấu trúc trên của các TK DH đã thể hiện: các tác giả chưa chú ý huy động “tổng lực” các HĐ DH để cùng thực hiện MTCĐ.
 1.3 Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10- 11 – 12 của Nguyễn Văn Đường- NXB Hà Nội- 2006-2007-2008: 
 + Đây là những cuốn TKDH công phu, đáp ứng nhiều yêu cầu của đổi mới phương pháp DH nói chung, đổi mới phương pháp DH bài Đọc-hiểu Văn bản văn học nói riêng. Trong mỗi TK DH cụ thể, tác giả đã thể hiện khá đầy đủ, chi tiết các HĐ DH trong mỗi bài DH.
 + Các TKDH vẫn thiếu HĐ Hướng dẫn học bài và Bài tập về nhà.
 + Các HĐ như Hỏi bài cũ, Vào bài mới, HĐ Tổng kết và Luyện tập tác giả đã thiết kế khá chi tiết. Tuy nhiên, các HĐ đó vẫn chưa thực sự “chung lưng đấu cật”, “cộng đồng trách nhiệm” để hoàn thành MTCĐ của bài DH theo đặc trưng, “sức mạnh” riêng của mỗi HĐ.
2. Thực tế về lý luận.
 * Theo chúng tôi được biết: Phương pháp TKDH với yêu cầu “huy động tổng lực” các HĐ DH để cùng “chung vai” thực hiện MTCĐ chưa được các nhà lý luận DH chú ý trên phương diện lý luận.
 * Đây là lần đầu tiên phương pháp trên được đặt ra với ý thức, nhận thức như một phương pháp thiết kế dạy-học và phương pháp DH ở kiểu bài Đọc-hiểu văn bản văn học chương trình THPT.
Theo nguyên tắc: “huy động tổng lực” đặc trưng, thế mạnh của mỗi hoạt động DH để hoàn thành MTCĐ, chúng tôi đã TKDH và DH thể nghiệm Đọc- hiểu Chiếc thuyện ngoài xa của Nguyễn Minh Châu trên các lớp 12B3, 12B5 và 12C tr ... ành cho những đứa con. “Đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới một chục đứa Chúng tôi phải sống cho con ” 
Trái tim tôi, cả tâm hồn tôi dường như chết lặng sau những lời nói ấy của người đàn bà. Nếu hiểu sự việc một cách đơn giản như tôi và Đẩu, thì chỉ yêu cầu người đàn bà bỏ chồng là xong. Nhưng nghe những lời trần tình đau đớn của người đàn bà, tôi mới vỡ ra rằng, suy nghĩ và xử sự của bà là không thể khác được. Trong nỗi đau khổ triền miên, người đàn bà ấy vẫn chắt lọc được những niềm vui nhỏ nhoi. “ Vui nhất là khi nhìn đàn con được ăn no, trên thuyền cũng có lúc hoà thuận, vui vẻ” 
Sau những suy nghĩ, giãi bày của người đàn bà, dường như tôi mất hết tự tin vào những lời nói của mình.. Tôi không ngờ đằng sau chiếc thuyền vó nhỏ bé ấy, không chỉ là một sự thật tàn nhẫn, tàn khốc, mà còn cả một thế giới tâm hồn, một tình thương vô bờ bến, một sự thấu hiểu lẽ đời sâu sắc của chính người đàn bà nhìn bề ngoài thô kệch, xấu xí. Khi tôi và Phùng đưa ra lời khuyên và giải pháp cho mụ, tôi cứ đinh là người đàn bà phải biết ơn, chịu ơn chúng tôi. Nhưng trớ trêu thay, sự thực là ngược lại. Chính tôi và cả Đẩu là những người phải biết ơn người đàn bà ấy. Một thằng lính đã qua trận mạc như tôi, nay trên trận chiến không tiếng súng, tôi lại là kẻ thất bại.
Vâng ! Bác kể câu chuyện này với các cháu cũng là mỗi lần bác tự dặn mình: hãy đừng bao giờ tự cho phép mình đơn giản, dễ dãi khi nhìn nhận một sự việc, nhất là với một con người. Sự thấu hiểu lẽ đời của người đàn bà làng chài, phẩm chất cao quý của bà - một người mẹ, một người vợ - đã thực sự thuyết phục tôi cùng bạn tôi - chánh án Đẩu. Bác tin chắc rằng sau khi câu chuyện của bác, các cháu sẽ tự nhận ra những vẻ đẹp của chính người mẹ của các cháu, những người đang ngày đêm lam lũ, tảo tần vì các cháu. Các cháu sẽ phát hiện ra vẻ đẹp của tất cả những người thân yêu quanh cháu.
 Bài của Trịnh Thị Tình
 Lớp 12 B3 trường THPT Thanh Chương 1.
 Bài làm 2.
Nhân ngày mồng 8 tháng 3, tôi được mời tới trường THPT Thanh Chương 1 để tham dự Lễ mít tinh kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ. Với tư cách là một nghệ sĩ có tên trong tác phẩm các cháu được học trong chương trình Ngữ văn, tôi được hân hạnh mời lên lên phát biểu với các bạn nữ sinh cùng tất cả học sinh toàn trường.
- Đầu tiên, nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, bác xin gửi đến các cô giáo, các bạn nữ sinh toàn trường lời chúc sức khoẻ, xinh đẹp và đạt những kết quả như mong ước. Chúc trường ta tiếp tục gặt hái được nhiều thành công mới trong dạy và học.
- Các cháu yêu quý ! Bác có rất nhiều chuyện muốn tâm sự cùng các cháu; nhưng thời gian không cho phép, bác chỉ gói gọn nói về chủ đề: tấm lòng, đức hy sinh của người phụ nữ, của những người mẹ, người bà của chúng ta cùng cách nhìn đời đời, nhìn người trong cuộc sống. ( Cả trường im lặng )
- Các cháu lớp 12 đã học truyện Chiếc thuyền ngoài xa của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu. Chắc nhiều cháu tự đặt câu hỏi: Trên đời làm gì có người đàn bà nào như người đàn bà làng chài? Mà có, cũng không thể chịu nhẫn nhục như thế. Nhưng các cháu có biết không ! Đó lại là một sự thật, một sự thật đến ngỡ ngàng. Ngay cả chính bác, người được trực tiếp chứng kiến sự việc, mà lúc đầu bác cũng không tin. Nhưng đó là sự thật. Sự thật như hôm nay, bác đang đứng nói chuyện với các cháu. ( Tiếng vỗ tay rào lên)
- Các cháu ạ ! Đặc biệt là các cháu nữ, rồi dăm bảy năm, mười năm nữa, các cháu sẽ có chồng, các cháu sẽ hiểu như thế nào là tấm lòng người vợ; rồi các cháu sẽ thành những người mẹ, các cháu sẽ biết như thế nào là tấm lòng của một người mẹ đối với các con của mình. Rồi biết bao nhiêu điều khác nữa mà hôm nay, các cháu chưa biết. Cuộc đời không đơn giản như trang sách có đầu, có cuối; không bằng phẳng, rợp bóng mát như sân trường các cháu đang ngồi nghe bác nói chuyện hôm nay. Mà nó gồ ghề, lắm gai góc, dốc đèo, sáng - tối đan xenBác và bác Đẩu, bạn chiến đấu trên chiến trường, nay là chánh án toà án huyện đã sai lầm khi khuyên người đàn bà làng chài bỏ người chồng vũ phu, tàn ác. Các cháu biết không, sau khi nghe người đàn bà làng chài giãi bày căn nguyên bà không bỏ người chồng, bác và bác Đẩu mới thấy: những lí do mình nêu ra nó mới nhỏ bé, tầm thường làm sao. ( Khối 12 ồ lên, có học sinh còn la to: Thế mà tầm thường ? Thế mà nhỏ ư ? Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận lớnTôi là tôi bỏ. Li dị là xong. Bây giờ bình đẳng, ra toà là xong. )
( Đợi các cháu lắng xuống, tôi tiếp)
- Các cháu ạ! Chính bác và bác Đẩu lúc đầu cũng nông nổi, nông cạn như các cháu lúc này. Còn bây giờ, bác nói bé nhỏ, tầm thường là so với những cái được to lớn khi người đàn bà có người chồng so với nếu bà li dị, không còn chồng. Những điều sâu sắc đó, bác có được chính nhờ từ người đàn bà làng chài dạy cho bác. Các cháu không tin ư ! Các cháu khối 10 và 11, nếu chưa đọc truyện, các cháu chưa hiểu, nhưng các cháu 12, chắc cháu còn nhớ ! Người đàn bà đã giãi bày mới thấm thía, cảm động làm sao: Đây là chị nói thành thực, chị cảm ơn các chú! Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu phải là người làm ănnên các chú đâu hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc Đám đàn bà hàng chài chúng tôi cần một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Đàn bà thuyền chài chúng tôi phải sống cho con 
Các cháu biết không ! Những lời giãi bày chất phác của người đàn bà làm vỡ oà trong bác bao điều. Nói đơn giản, chiếc thuyền chài trên biển, nếu không có người đàn ông đứng mũi chụi sào, sẽ trở thành thuyền chết. Nếu người đàn bà bỏ người chồng, như một số cháu đã nghĩ ( một số cháu ồ lên: Cả bác nữa!)- Vâng ! Cả chính bác lúc đầu cũng nghĩ như vậy. “Bỏ”, con sẽ mất cha hoặc mất mẹ, tất cả sẽ ra sao, chắc là các cháu có thể tự hiểu. Bi đát, đau thương gấp biết bao nhiêu lần.
 Bây giờ các cháu ở thời hiện đại, thời thông tin, trí thức. Nhìn nhận của các cháu có nhiều đổi mới. Nhưng những truyền thống, trong đó có truyền thống gia đình thì không bao giờ cũ. Ngày nay, các cháu có thể chuyển nghề này sang nghề khác; chuyển từ nơi này sang nơi khác một cách dễ dàng, không vướng mắc. Nhưng với gia đình, và sau này với vợ, với chồng, thì không thể như thế. ( Tiếng vỗ tay rào lên !)
 Bài học người đàn bà làng chài - người đàn bà ít học- đã dạy cho bác và bác Đẩu vỡ oà ra bao điều vô cùng quý giá. Hạnh phúc gia đình là thứ hạnh phúc cao quý, khó có thứ hạnh phúc nào thay thế, dẫu để có hạnh phúc đó, mỗi người, nhất là người đàn bà – như người đàn bà làng chài - phải đổi bao cay cực, khổ đau ! 
Nhưng, điều mà bác muốn tâm sự nhân ngày tết của Phụ nữ là điều gì các cháu biết không ? (Tôn trọng Phụ nữ, có cháu nói phía dưới). Cháu nào đó nói tôn trọng. Đúng nhưng chưa đủ. Điều bác muốn nói là: Người đàn bà làng chài đã giúp bác thấu hiểu vẻ đẹp ẩn kín bên trong của những con người mà trông bề ngoài thô kệch, cam chịu, nhẫn nhục. Nghe người đàn giãi bày lí do bà không thể, không đời nào bỏ chồng, bác mới thấy mình ngây thơ, nông nổi làm sao. Ngỡ mình hiểu biết hơn bà ta, ngỡ bà ta ít học, dốt nát, cam chịu; bà là người đáng thương hại, mà mình là người phải bênh vực bà taHoá ra, bà là người phụ nữ sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời; một người mẹ, một người vợ trong hoàn cảnh ấy không thể xử sự khác. Trong bà lấp lánh vẻ đẹp của người mẹ: tất cả vì con- và bà - người đàn bà, người mẹ coi đó là hạnh phúc, là niềm vui, dẫu là niềm vui phải đổi bao cay đắng.
Vâng! Giờ thì không còn cháu nào phản ứng đòi bỏ nữa phải không ? Bác tin rằng, những lời giãi bày của người đàn bà làng chài của Nguyễn Minh Châu, không chỉ giúp bác và bác Đẩu nhận ra vẻ đẹp tiềm ẩn của chính bà, mà nó sẽ giúp các cháu thấu hiểu vẻ đẹp của những người mẹ, người bà, của các cô giáo đang ngày đêm tảo tần, thầm lặng hi sinh vì hạnh phúc của các cháu !
 Bài làm của Võ Ngọc Tuấn
 Lớp 12 B3 trường THPT Thanh Chương 1.
 H. KẾT LUẬN.
Qua nghiên cứu lí luận, từ TKDH và thực tiễn DH các lớp 12B3, 12B5 và 12C trường THPT Thanh Chương 1 theo phương pháp: Huy động “tổng lực” mọi hoạt động DH cùng chung sức phục vụ MTCĐ, từ kết quả học tập của HS, chúng tôi đã rút ra một số kết luận:
1. Để đạt chất lượng cao MTCĐ trong bài Đọc hiểu văn bản văn học; để phát huy cao nhất tính chủ động, sáng tạo của HS trong giờ DH; để DH tri thức song hành với DH và rèn luyện phương pháp tư duy, rèn luyện các kĩ năng cho HSNgoài những yêu cầu TKDH theo đặc điểm kiểu bài, theo đặc trưng thể loại, đặc sắc văn bản tác phẩm; thì cần sử dụng đồng thời với phương pháp huy động tổng lực.
2. Để thực được phương pháp huy động tổng lực:
2.1. Trước hết GV cần thấy rõ tầm quan trọng của phương pháp trong tiến trình đổi mới phương pháp dạy-học:
 2.1.1.Hiệu quả của một bài DH được biểu hiện ở chất lượng đạt đến MTCĐ. Hiệu quả cao của MTCĐ không thể thực hiện “độc trụ” ở riêng một hoạt động DH nào. Cần phải căn cứ vào đặc trưng, sức mạnh riêng của mỗi HĐDH trong một bài DH để giao nhiệm vụ tương ứng, thích hợp cho mỗi HĐDH.
 2.1.2. Xương sống của đổi mới PPDH là đưa HS vào các hoạt động, là GV tổ chức, khơi gợi để HS tự hoạt động khám phá văn bản tác phẩm. Huy động tổng lực các HĐDH là phương pháp hiện thực hoá, tạo “cơ chế”, tạo “sân chơi” cho HS hoạt động tốt nhất.
 2.1.3. Các bài đọc-hiểu văn bản hăn học - nhất là các văn bản truyện - ở chương trình THPT có dung lượng lớn, nhiều mục tiêu tích hợp. Vì vậy, các MTCĐ khó có thể thực hiện đầy đủ ở riêng một HĐDH nào; càng không thể thực hiện tất cả ở trên lớp, trong tiết DH. Huy động tổng lực là cách thức để san sẻ MTCĐ cho các HĐDH cùng chung vai gánh vác.
 2.2. Quan trọng hơn, GV phải nắm vững phương pháp TKDH và phương pháp DH trên lớp. Qua trải nghiệm, chúng tôi đã bước đầu xác định được các “công đoạn” và phương pháp cụ thể sau:
 - Bước 1: Căn cứ vào yêu cầu của cơ cấu chương trình, căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng của bài đọc - hiểu văn bản tác phẩm, để xác định đúng - đủ - sâu sắc Mục tiêu cần đạt của bài đọc-hiểu. (Mục tiêu tri thức, mục tiêu rèn luyện kĩ năng, mục tiêu giáo dục ).
 - Bước 2: Trên cơ sở đã xác định ở bước 1, căn cứ vào cơ sở vật chất DH, vào quỹ thời gian, trình độ HS, đặc điểm kiểu bài, đặc điểm thể loại, đặc sắc văn bản tác phẩm , để xây dựng TKDH.
 - Bước 3: Căn cứ vào đặc điểm của mỗi văn bản tác phẩm, vào lượng thời gian, trình độ HS , để xây dựng phương án huy động tổng lực các HĐ DH cùng thực hiện Mục tiêu cần đạt.
3. Khi áp dụng phương pháp huy động tổng lực, cần quán triệt: 
Trong mỗi TKDH, phải thiết kế đầy đủ các HĐ DH. 
Mỗi HĐ DH, theo đặc điểm, sức mạnh riêng của mình, phải được phân công “gánh vác” một phần MTCĐ của bài DH. Trong đó, các Tổng kết, Luyện tập, Bài tập về nhà là những HĐ vô cùng quan trọng, không được xem nhẹ, coi thường.
Muốn giao đúng, trúng nhiệm vụ cho mỗi HĐ, cần có một kế hoạch tổng thể, dài hơi, chủ động trên toàn bài DH. Cần nắm chắc đặc trưng, sức mạnh của mỗi HĐ DH và phải hết sức linh hoạt, sáng tạo trong thiết kế nhiệm vụ cho mỗi HĐ DH. 
 *******************************
 Ngô Trí Đương
 Giáo viên trường THPT Thanh Chương 1 Nghệ An.
 Địa chỉ Email: duong.duong.tc1@gmail.com

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN B4 CUA THAY DUONG TC1 09.doc