Đề tài Hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận

Đề tài Hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận

- Một quan niệm về dạy văn: “Khai trí, khai tâm” (Lê Ngọc Trà). Thật vậy, văn học có một tính chất đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới, nó có cả nhận thức lý trí và tình cảm. Thực tế môn ngữ văn có một vị trí rất đặc biệt trong nhà trường. Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lý luận, về lịch sử văn chương. mà cốt lõi của học văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn chương ở mỗi con người: năng lực cảm xúc - tư duy , năng lực cảm thụ và cuối cùng là luyện tập thực hành kỹ năng viết văn .

 

doc 16 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 4101Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN PHÚ
TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
Sáng kiến kinh nghiệm
Hướng dẫn học sinh 
thực hành các thao tác lập luận
Giáo viên thực hiện : Trần Thế Minh
Năm học : 2008-2009
ab
Hướng dẫn học sinh
 thực hành các thao tác lập luận 
trong văn nghị luận
Phần I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Một quan niệm về dạy văn: “Khai trí, khai tâm” (Lê Ngọc Trà). Thật vậy, văn học có một tính chất đặc biệt, đó là tính toàn vẹn của nhận thức về thế giới, nó có cả nhận thức lý trí và tình cảm. Thực tế môn ngữ văn có một vị trí rất đặc biệt trong nhà trường. Học văn không chỉ là học những tri thức về ngôn ngữ, về lý luận, về lịch sử văn chương... mà cốt lõi của học văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn chương ở mỗi con người: năng lực cảm xúc - tư duy , năng lực cảm thụ và cuối cùng là luyện tập thực hành kỹ năng viết văn .
- Ai cũng hiểu được tầm quan trọng trong việc dạy kỹ năng làm văn trong nhà trường.Trong chương trình sách giáo khoa hiện nay,văn nghị luận được đưa vào giảng dạy cho học sinh ngay từ lớp 7.Thế nhưng,đây là kiểu văn bản tương đối khó đối với học sinh THCS,THPT bởi vốn kiến thức về đời sống xã hội cũng như vốn tri thức về văn học còn hạn chế.
- Thực tế những năm gần đây số học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít đi; những tiết làm bài viết ở trường không được học sinh đón nhận một cách thích thú, say mê mà tâm trạng thường thấy là lúng túng ,băn khoăn và lo lắng.Với tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tâm trạng ấy của học sinh, nhưng có lẽ nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa thật sự biết cách hướng dẫn học sinh hiểu rõ kỹ năng viết văn, hay có chăng chỉ là sự hướng dẫn qua loa, không đến nơi đến chốn, không có phương pháp dễ hiểu ,dễ thực hành cho học sinh;các sách giáo khoa hiện hành cũng không có những bài văn mẫu mực,gần gũi thiết thực để học sinh dễ nắm bắt và vận dụng hiệu quả.
- Xuất phát từ sự trăn trở:Làm thế nào để học sinh có thể tạo lập một văn bản nghị luận một cách nhẹ nhàng nhưng giàu sức thuyết phục?Làm sao để học sinh có thể trình bày,kết hợp các thao tác lập luận trong một bài văn nghị luận một cách mạch lạc,chặt chẽ?...Tôi mạnh dạn đưa ra một vài đề xuất có thể coi là ý kiến trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp gần xa.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học viên các lớp 10,11,12 của TT.GDTX.
- Đội tuyển học sinh giỏi văn lớp 9,12.
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Nghiên cứu các dạng thao tác lập luận chủ yếu.
- Hình thành kỹ năng nhận biết ,phân biệt,kết hợp,thực hành.
IV. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Đề tài chỉ tập trung vào hướng dẫn học viên nhận biết và thực hành cơ bản.
- Phạm vi nghiên cứu: Các sách giáo khoa ngữ văn chương trình cơ bản dành cho học sinh Trung học phổ thông hiện hành.
V. TÍNH LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ:
Theo quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê nin : nhận thức là một quá trình từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng rồi từ tư duy trừu tượng quay lại thực tiễn . Việc dạy học ngày nay về cơ bản là hướng dẫn học sinh theo con đường nhận thức như trên. Trong dạy học bộ môn Ngữ văn cũng vậy , việc hình thành kiến thức kĩ năng về văn chương ,ngôn ngữ và tập làm văn luôn được tiến hành từ thực tế đó là văn bản . Đối với phân môn tập làm văn nói chung , văn nghị luận nói riêng , để giúp học sinh nhận diện đặc điểm của kiểu văn bản, các thao tác lập luận cần vận dụng để tạo lập văn bản , giáo viên luôn dựa trên văn bản mẫu trên sách giáo khoa. Muốn đạt được mục đích đó đòi hỏi văn bản đưa ra tìm hiểu phải có hình thức,nội dung tiêu biểu cho từng kiểu thao tác và phù hợp với những định hướng về mặt lí thuyết của kiểu bài mà người giáo viên muốn truyền thụ cho học sinh . Hơn nữa,những lí thuyết về đặc điểm thể loại , các thao tác lập luận được vận dụng cần phải cụ thể , dễ hiểu phù hợp với nhận thức của học sinh .Đối với văn bản nghị luận THPT,học sinh phải hiểu rõ luận đề cần phải bàn đến là gì ? Thao tác nào phù hợp để làm rõ luận đề đưa ra?...Hầu hết các vấn đề này chưa được minh hoạ bằng một đề bài cụ thể trong sách giáo khoa. Mặt khác , phần lí thuyết hướng dẫn học sinh cách dùng các thao tác cũng mang tính khái quát cao,rời rạc từng bài dẫn đến học sinh khó vận dụng các thao tác lập luận vào việc giải quyết một đề văn cụ thể.
 Từ thực tế về mặt lí luận như trên đòi hỏi người giáo viên phải cụ thể hoá các khái niệm trừu tượng trên cơ sở đưa ra các ví dụ đơn giản hơn kết hợp với cách diễn giảng phù hợp với nhận thức của học sinh . Nếu làm được như vậy phần nào mới có thể giúp các em làm đước bài văn nghị luận cũng như xây dựng hệ thống các thao tác lập luận phù hợp.
VI. TÍNH THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ:
1. Hiện nay số lượng học sinh yêu thích môn văn ngày càng ít đi, số học sinh giỏi văn cũng theo đó mà giảm dần, các kỳ thi tuyển học sinh giỏi không được học sinh hưởng ứng một cách thích thú và tích cực.
 2. Kết quả bài viết của học sinh chưa đạt cao, học sinh chưa rèn luyện được kỹ năng viết một bài văn hoàn chỉnh.
 3. Học sinh chưa thấy được điểm yếu, điểm mạnh trong bài viết của mình một cách toàn diện và cụ thể, chưa biết chủ động vận dụng các thao tác lập luận.
4. Học sinh chưa thật sự phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo trong giờ học văn, chưa cảm thụ được một vấn đề xã hội & văn chương một cách sâu sắc.
5. Bài viết hai tiết của học sinh hiện nay mắc nhiều lỗi:
- Không xác định được luận đề, chưa nắm rõ yêu cầu về kiểu bài&thao tác chính của đề bài,phạm vi giới hạn đề, không biết hướng triển khai bài viết như thế nào cho hợp lý.
- Bài viết được tiến hành theo kiểu biết gì viết nấy, không tuân thủ các bước:Tìm hiểu đề, lập dàn ý đã chuẩn bị.
- Lập luận lủng củng, không mạch lạc, không logíc,không theo một thao tác lập luận nào cả.
- Cách hành văn: dùng từ, đặt câu,viết đoạn,xây dựng bố cục, kết cấu,viết bài văn hoàn chỉnh chưa được chú trọng, chưa chính xác và hợp lý.
Phần II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I.TÀI LIỆU THAM KHẢO :
 Trước đây,tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh thực hành viết đoạn văn nghị luận”(2003-2004)và được PGD-ĐT Quận Tân Bình công nhận.
	Nay với đề tài này,tôi đã chọn các tài liệu sau để tham khảo:
-“150 bài tập rèn luyện kỹ năng dựng đoạn văn”của Nguyễn Quang Ninh.
-“Tiếng Việt thực hành”của các tác giả:Bùi Minh Toán-Lê A-Đỗ Việt Hùng.
-Các sách giáo khoa Ngữ văn 10,11,12 và các sách giáo viên,các tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình Ngữ văn THPT 
II.TÓM TẮT NỘI DUNG PHẦN LÝ THUYẾT:
Ông bà ta thường nói: “Trăm hay không bằng tay quen”.Điều đó còn được Bác Hồ đúc kết thành nguyên lý giáo dục cơ bản trong xã hội ta hiện nay “Học với hành phải đi đôi”.Chính vì vậy,trước khi rèn luyện cho học sinh thực hành các thao tác lập luận trong văn nghị luận ,tôi thấy cũng cần phải nhắc lại cho học sinh những tri thức cơ bản và cần thiết về văn nghị luận(luận đề,luận điểm,luận cứ, lập luận)và các thao tác lập luận thường dùng(giải thích,chứng minh,phân tích ,so sánh,bác bỏ,bình luận).
1.Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về văn nghị luận,luận điểm,luận cứ,lập luận.
Văn nghị luận
Là loại văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc,người nghe một tư tưởng,quan điểm nào đó.(SGK Ngữ văn 7,tập 2)
Luận đề
Luận điểm
Luận cứ
Lập luận
Là vấn đề mà đề bài đặt ra để người viết bàn bạc ,xem xét đánh giá.
Là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của người viết trong bài văn nghị luận.
Là các lý lẽ ,dẫn chứng thuyết phục được đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
Là cách nêu ra các luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe(đọc)đến một luận điểm nào đó.
Từ một đề bài cụ thể,sau khi xác định luận đề,người viết sẽ xây dựng một hệ thống luận điểm cần thiết để làm sáng tỏ luận đề,các luận điểm đó cần được khai triển bằng các đoạn văn có hình thức kết cấu chặt chẽ(diễn dịch, quy nạp, tổng-phân –hợp, móc xích, song hành)và có phương pháp lập luận hợp lý(giải thích,chứng minh,phân tích ,so sánh,bác bỏ,bình luận)
Ví dụ với đề bài sau:
 Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người,nhà văn Macxim Gorki có viết: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.”
Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Luận đề: Vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người.
Các luận điểm cơ bản cần được khai triển bằng các đoạn văn:
1.Sách là sản phẩm tinh thần kỳ diệu của con người.
2.Sách mở rộng trước mắt ta những chân trời mới.
3.Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách.
2. Tìm hiểu khái niệm về thao tác nghị luận, các thao tác lập luận thường dùng trong văn nghị luận.
*Thao tác nghị luận:Là một thao tác gồm những quy định chặt chẽ về động tác theo trình tự và yêu cầu kỹ thuật nhất định để thuyết phục người khác nghe theo ý kiến bàn luận của mình về một vấn đề nào đó.
*Các thao tác lập luận thường dùng trong văn nghị luận:
 a.Thao tác lập luận giải thích: Là một cách lập luận,người viết trình bày những lí lẽ để giảng giải luận điểm có kèm theo dẫn chứng cần thiết giúp cho lí lẽ thêm vững chắc, giúp người đọc hiểu đúng ,hiểu cặn kẽ và sâu sắc vấn đề được giải thích .
b.Thao tác lập luận chứng minh: Là một cách lập luận,người viết trình bày những dẫn chứng đã được thừa nhận để làm sáng tỏ luận điểm có kèm theo lí lẽ cần thiết giúp cho dẫn chứng thêm xác thực, đáng tin cậy ,giúp người đọc tin rằng vấn đề được chứng minh là đúng,có căn cứ .
c.Thao tác lập luận phân tích: Là một cách lập luận,người viết trình bày luận điểm bằng cách chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố nhỏ hơn để làm rõ đặc điểm về nội dung,hình thức,cấu trúc và các mối quan hệ bên trong ,bên ngoài của đối tượng(vấn đề,sự vật ... . Nã lµ mét qu¸ tr×nh phÊn ®Êu rÌn luyƯn kh«ng ngõng, ph¶i v­ỵt qua gian khỉ khã kh¨n.
 + Chøng minh b»ng tÊm g­¬ng mét nhµ khoa häc.
 + Chøng minh b»ng tÊm g­¬ng mét anh hïng trong lùc l­ỵng vị trang.
 + Chøng minh b»ng tÊm g­¬ng mét vËn ®éng viªn thĨ dơc thĨ thao.
 + Chøng minh b»ng tÊm g­¬ng mét nghƯ sÜ trong ngµnh nghƯ thuËt.
Bài tập 2: Cho luËn ®iĨm sau, viÕt mét ®o¹n v¨n cã sư dơng thao t¸cso s¸nh.
LuËn ®iĨm: So sánh ngôn ngữ thơ Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan qua bµi th¬ “Tù t×nh(2)” vµ bµi th¬ “Qua §Ìo Ngang”
LuËn cø gỵi ý:
*Giống nhau:
-Cùng là thể thơ thất ngôn bát cú đường luật(thơ bảy chữ tám câu)
-Đều gieo vần và tuân thủ đúng luật đôí (câu 3+ 4 và 5 +6 )
*Khác nhau:
-Thơ Hồ Xuân Hương dùng ngôn ngữ hằng ngày,chỉ một câu có từ Hán Việt.
-Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ Hán Việt ð phong cách khác:
-Hồ Xuân Hương:bình dân,gần gũi tinh nghịch nhưng hiểm hóc
-Bà Huyện Thanh Quan: trang nhã, đài các trí thức thượng lưu.
-Kết luận:
+Ngôn ngữ là yếu tố cơ bản cuả văn học.
+Mọi sự sáng tạo cuả nhà văn, nhà thơ đều bắt nguồn từ ngôn ngữ.
Dạng 4:Từ một luận đề, vận dụng kết hợp các thao tác lập luận khác nhau.
trong một bài văn nghị luận.
 Từ một đề bài đã cho,giáo viên gợi dẫn cho học sinh lập dàn ý,sau đó mỗi luận điểm đã tìm được ở thân bài ,yêu cầu học sinh dựng các đoạn văn với các thao tác lập luận khác nhau.
Đề bài : Anh (chÞ ) h·y tr¶ lêi c©u hái cđa nhµ th¬ Tè H÷u: 
¤i! Sèng ®Đp lµ thÕ nµo hìi b¹n?
LẬP DÀN Ý 
 A.MỞ BÀI : 
	-Dẫn đề : Giá trị cuộc sống con người là điều mà tất cả mọi người đều trăn trở của nhân loại. Phẩm chất sống của con người sẽ được xác lập trong mối quan hệ với cộng đồng. Ham-let cũng từng nói “Sống hay không sống. Đó là vấn đề”. Từ khi còn là một thanh niên Tố Hữu cũng đã đi tìm lẽ sống cho mình “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời”, M.Gorki cũng từng nói “Trong con người có 2 khuynh hướng phủ định lẫn nhau, đấu tranh lẫn nhau nhiều hơn và thường xuyên hơn cả : khuynh hướng sống cho tốt hơn và khuynh hướng sống cho sướng hơn”.
-Giới thiệu luận đề : Sống như thế nào để có cuộc sống có ý nghĩa, sống đáng sống và sống đẹp? Đó là vấn đề mà Tố Hữu đã nhắc nhở, đã đặt vấn đề :
	“ Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?”
Đó cũng là vấn đề mà tất cả chúng ta cần suy nghĩ trong cuộc sống hôm nay. 
(có thể theo kiểu quy nạp, phản đề, trực tiếp, gián tiếp, móc xích...)
B.THÂN BÀI :
 ĐOẠN 1 : VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI THAO TÁC LẬP LUẬN GIẢI THÍCH
Giải thích: Thế nào là “sống đẹp” ?
-Là sống có ý nghĩa và sống có mục đích, có lí tưởng.
-Là biết hy sinh, cống hiến không ích kỉ, biết “nhận” và biết “cho”, biết phấn đấu cho xã hội tốt đẹp 	“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
-Là sống tốt, có lòng nhân hậu, biết thương yêu đùm bọc, có tình cảm lành mạnh:
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”.
-Có tư tưởng tình cảm, có hành động đẹp.
ĐOẠN 2 : VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH 
Phân tích các khía cạnh của lối sống đẹp.
+Để sống đẹp,ta cần rèn luyện những phẩm chất nào?
Có lý tưởng, có mục đích đúng đắn, cao đẹp.
Có tâm hồn, có tình cảm lành mạnh nhân hậu.
Có trí tuệ, kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt.
Có hành động tích cực, lương thiện.
ĐOẠN 3 : VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI THAO TÁC LẬP LUẬN CHỨNG MINH
Chứng minh lối sống đẹp bằng cách giới thiệu một số tấm gương sống đẹp :
a.Hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh điển hình nổi bật : suốt một đời vì dân vì nước.
	+Quê mình vì sự ghiệp giải phóng CM.
	+Tình cảm nhân ái thương yêu vô hạn với con người, nhân loại.
	+Trung với nước, hiếu với dân, khiêm tốn, giản dị, liêm khiết. Tất cả vì hạnh phúc ND	
b.Hình ảnh những anh hùng vì nước vong thân :
+Ng Văn Trỗi hi sinh quyền lợi cá nhân quan tâm đến người khác ở từng chi tiết nhỏ nhặt.
+Nguyễn Viết Xuân căm thù giặc sâu sắc, anh dũng hi sinh.
+Phan Đình Giót đem thân mình lấp lỗ châu mai.
+Lê Văn Tám lấy thân mình làm ngọn đuốc sống để phá kho đạn giặc,
 c.Ngày nay, ở thanh niên học sinh vẫn có những người đang sống rất đẹp :
+Các thủ khoa của các kì thi tốt nghiệp, đại học. Rất nhiều trong số họ có hoàn cảnh rất khó khăn, nhà nghèo, cha mẹ làm thuê, làm mướn,nhưng vượt lên trên khó khăn họ đã học rất tốt. 
+Nguyễn Hữu Ân, một sinh viên nghèo ngành du lịch-ĐH Mở TPHCM vừa học, vừa làm kiếm tiền chữa bệnh cho mẹ ung thư giai đoạn cuối và dành thời gian chăm sóc những bệnh nhân giống mẹ mình.
d.Trong văn học vẫn có những nhân vật điển hình cho lối sống đẹp.
+Nhân vật Hộ trong tác phẩm “Đời thừa” –Nam Cao đã có hành động rất cao thượng, cúi xuống nỗi đau khổ của Từ khi Từ bị tình nhân bỏ rơi cùng với một đứa con thơ và một người mẹ già mù loà quanh năm bệnh hoạn. Đồng thời coi tình thương là lẽ sống cao nhất.->Rất nhân hậu.
+Nhân vật trữ tình trong bài thơ “Tôi yêu em”: tình yêu rất cao thượng rất trong sáng, vượt lên trên những ích kỉ nhỏ nhen đời thường.
 =>Tuy cương vị, việc làm hành động khác nhau, nhưng họ gặp nhau ở một điểm đó là“sống đẹp”.
ĐOẠN 4 : VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 
Bác bỏ những quan niệm không đúng về lối sống đẹp :
-Thực tế không phải ai cũng xác định được quan niệm sống đẹp, vẫn có những quan niệm khác về cuộc sống : lối sống thực dụng tầm thường chạy theo vật chất.	
 -Coi thường những tình cảm thân thuộc, bạn bè, gia đình, cha mẹ, đồng đội. Sống trên nỗi khổ của người khác.
	-Quan hệ với nhau mang tính chất lợi dụng trắng trợn.
	-Dửng dưng trước nỗi đau của người khác bằng đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ.
	-Sống thiếu văn hoá, sẳn sàng chà đạp người khác vì đồng tiền.
ĐOẠN 5 : VIẾT ĐOẠN VĂN VỚI THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN
 Bàn luận ý nghĩa sống đẹp ,nêu phương hướng phấn đấu :
	-Xác định lý tưởng sống, đặt ra mục đích đúng đắn cho cuộc sống : phải làm gì cho tương lai?
	-Xây dựng tâm hồn tình cảm lành mạnh, nhân hậu, loại bỏ dần cái nhỏ nhen, ích kỉ, chỉ biết vun vén cho bản thân cá nhân, sống vô cảm, hèn nhát, phản bội quá khứ, bạn bè, tổ quốc, sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, lười biếng.
	-Đấu tranh với những kẻ có hành động xấu.
	-Học tập để mở mang tư duy kiến thức, hành động lành mạnh lương thiện. 
 C.KẾT LUẬN:
	-Khẳng định ý nghĩa của vấn đề sống đẹp.
	-Nhắc nhở, cảnh tỉnh mọi người đừng chạy theo những cái tầm thường phù phiếm mà bỏ đi những giá trị đích thực quý báu.
Dạng 5: Chuyển đổi từ thao tác này sang thao tác khác cùng luận điểm. 
Lưu ý :Để việc hướng dẫn học sinh thực hành các thao tác lập luận bằng các bài tập đem lại hiệu quả,tôi thấy cần thiết đáp ứng các yêu cầu sau:
+Trước hết ,các bài học,bài tập về thao tác lập luận còn rất mới mẻ đối với cả người dạy và người học.Chính vì vậy việc tìm kiếm các tư liệu vềâ đoạn văn,bài văn mang tính mẫu mực về các kiểu lập luận mà tôi nêu lên rất khó khăn.
+Bản tôi cũng cố gắng sưu tầm để có thể đưa lên giáo án điện tử powerpoint,thế nhưng khát vọng thì nhiều mà năng lực còn hạn chế,vả lại để có thể dạy tốt chương trình SGK mới THPT,tôi nghĩ cần phải có thời gian nghiên cứu
+Cuối cùng tôi mong rằng một vài đề xuất mà tôi nêu trên có thể coi là sáng kiến kinh nghiệm mới,thiết thực,rất cần các bạn đồng nghiệp công nhận , góp ý chỉ bảo thêm.
IV. KẾT QUẢ VIỆC THỰC HIỆN:
1. Bản thân là một giáo viên dạy văn tôi nhận thấy thực trạng nhiều học sinh THPT hiện nay viết văn nghị luận rất yếu, dẫn đến tình trạng là kết quả bài viết của học sinh không được cao. Lý do có thể nói là rất nhiều: do chưa nắm được kỹ lý thuyết, không được hướng dẫn những giờ thực hành luyện tập đến nơi đến chốn, chưa nắm được các kỹ năng cần thiết để tiến hành một bài viết hai tiết v.v... đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài viết của học sinh nói riêng và việc cảm thụ văn chương nói chung.
2. Song dù khó khăn đến đâu cũng phải khắc phục để giảng dạy, hướng dẫn học sinh hiểu sâu, biết kỹ, biết cách tự mình rèn luyện để nắm được những kỹ năng cơ bản để viết một bài tập làm văn hoàn chỉnh.
3. Với nội dung nghiên cứu và trình bày ở trên về thao tác lập luận trong văn nghị luận ,tôi thấy học sinh đã hình thành được những kỹ năng cơ bản để tiến hành một bài viết có chất lượng, làm cơ sở, tiền đề cho một lối cảm thụ văn chương đầy sáng tạo và mới mẻ.
4. Cũng nhờ nghiên cứu phương pháp hướng dẫn HS thao tác lập luận này mà bản thân tôi ngộ ra được một cái nhìn đúng đắn, nghiêm túc về các tiết :Tìm hiểu đề,lập dàn ý ,lý thuyết và vậân dụng các thao tác vào bài tập làm văn, một thái độ tích cực trong việc luyện cho HS viết văn , là con đường đi đến sự thành công trong công tác giảng dạy bộ môn ngữ văn.
Phần III: KẾT LUẬN CHUNG
 - Qua việc nghiên cứu và thực hiện giảng dạy, khi tôi viết đề tài này tôi nhận thấy việc giảng dạy cho học sinh các kiến thức cơ bản và kỹ năng làm bài tập làm văn có một tầm quan trọng đặc biệt trong bộ môn ngữ văn.
- Giáo viên nên có thái độ đúng đắn, nghiêm túc trong việc hướng dẫn cách làm văn để tạo động lực, niềm tin, niềm tự hào cho học sinh có sự say mê hứng thú trong học tập, yêu thích môn học.
- Kết quả nghiên cứu sau khi áp dụng các giải pháp này ở Trung Tâm GDTX Quận Tân Phú ,đặc biệt ở một số lớp 11 của TT,tôi thấy học sinh không còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc trước các dạng đề văn, phát hiện và bồi dưỡng kịp thời các em có lối văn mới mẻ, độc đáo.
- Trên đây là một số suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các bạn đồng nghiệp để tôi rút được kinh nghiệm dạy môn Ngữ văn nói chung,phân môn tập làm văn nói riêng ở những năm tiếp theo được tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Phú, ngày 05 tháng 03 năm 2009
 Người viết
 Trần Thế Minh

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN20082009.doc