Đề tài Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội

Đề tài Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội

Như chúng ta đã biết, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng tạo nên giá trị của một con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Thế nhưng có một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức, niềm tin, lý tưởng của một bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Việc học sinh lừa dối ông bà, cha mẹ, vô lễ đối với thầy, cô, bỏ học, la cà quán xá, gây gổ đánh nhau, sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí phạm tội không phải là hiếm gặp ở các trường. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều.

doc 35 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 2470Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, phẩm chất đạo đức là một phần quan trọng tạo nên giá trị của một con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó". Thế nhưng có một thực tế đau lòng hiện nay là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức, niềm tin, lý tưởng của một bộ phận học sinh, đặc biệt là học sinh THPT. Việc học sinh lừa dối ông bà, cha mẹ, vô lễ đối với thầy, cô, bỏ học, la cà quán xá, gây gổ đánh nhau, sa vào các tệ nạn xã hội, thậm chí phạm tội không phải là hiếm gặp ở các trường. Nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều. Nhưng điều dễ nhận thấy là ở tuổi đang "tập" làm người lớn, nhận thức của các em thường chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường xung quanh. Trong khi đó thực tế xã hội hiện nay vẫn còn xảy ra nhiều hiện tượng suy thoái về đạo đức dưới tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường. Điều này đã tác động xấu tới việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức lứa tuổi học trò.
Vì vậy việc tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay là vấn đề vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội. đây là công việc không hề đơn giản, đòi hỏi phải có chủ trương, biện pháp thích hợp, có sự đồng lòng, nhất trí của cả gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Là một giáo viên dạy văn trực tiếp giảng dạy trong nhà trườngTHPT tôi tự nhận thấy việc chú trọng tới giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay không chỉ là việc làm cần thiết mà còn là trách nhiệm lớn lao, nặng nề.
Do vậy trước vấn đề này tôi đã chọn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: "Giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội".
Tôi hy vọng rằng những nghiên cứu bước đầu của mình sẽ góp phần tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi qua thực tế kiểm nghiệm của bản thân đã thấy có những tác dụng nhất định.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
 Việc dạy học và ra đề văn nghị luận xã hội những năm trước cải cách giáo dục dường như được chú trọng hơn hiện nay. Qua tìm hiểu tôi thấy thời kỳ đó nhiều đề thi học sinh giỏi và đề thi Đại học- Cao đẳng có những đề văn Nghị luận xã hội rất sâu sắc. Trong thực tế hiện nay cũng đã có một số nhà nghiên cứu và một số giáo viên viết bài đề cập đến vấn đề trên. Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, không gian tôi chưa có điều kiện tiếp cận hết. 
Năm 2002 khi bàn về "Đề văn Học sinh giỏi THPT và một số vấn đề cần lưu ý", Tiến sỹ Đỗ Ngọc Thống cũng đã dành một phần nhỏ bài viết của mình chỉ ra những hạn chế trong việc ra đề cần khắc phục. "Đó là hiện tượng nghịch lý khi hầu hết các đề văn đều là nghị luận văn học còn nghị luận xã hội thì rất ít khi ra".
Trên cơ sở những nghiên cứu đó, tôi đã phát triển thêm ở đề tài này và chú ý hơn đến vấn đề giáo dục đạo đức học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài quan tâm tới việc góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông.
Trong phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi tập trung nghiên cứu một vấn đề nhỏ đó là giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua việc ra đề văn nghị luận xã hội.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu đề tài này cần nêu được một số vấn đề mang tính chất lý luận về: giáo dục; giáo dục đạo đức; Vai trò của Giáo dục đạo đức; Nghị luận xã hội; Vai trò, tác dụng của đề văn nghị luận xã hội trong việc giáo dục đạo đức. Đề cập đến yêu cầu, cách thức ra đề, hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và việc chấm bài, trả bài đối với những đề văn nghị luận xã hội. Cuối cùng là một số kết quả thử nghiệm trong quá trình nghiên cứu.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp thử nghiệm, phân loại, thống kê kết hợp với việc sưu tầm, khảo sát của bản thân trong quá trình giảng day từ năm 2000 đến nay.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
1. Khái niệm và vai trò của giáo dục đạo đức.
a. Khái niệm
Giáo dục là khái niệm cơ bản quan trọng trong các khoa học nghiên cứu về con người. Theo Từ điển Tiếng Việt (Trang 345 NXB Đà Nẵng- Viện Ngôn ngữ học) thì: "Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một ncách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó làm cho đối tượng đó dần dần có được những phẩm chất, năng lực theo yêu cầu". 
Giáo dục đạo đức là một bộ phận của Giáo dục và là sự tác động đến đối tượng giáo dục để họ dần dần có được những quan điểm, quan niệm chung về công bằng, bất công, về cái thiện, cái ác, về lương tâm, danh dự và những phạm trù khác thuộc lĩnh vực đạo đức tinh thần của xã hội. Các tiêu chuẩn về đạo đức xã hội tồn tại bất thành văn nhưng được xã hội thừa nhận và mỗi cá nhân buộc phải tuân theo thì mới có thể trở thành người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Đó là các chuẩn mực đạo đức như: "Yêu quê hương đất nước"; "Kính trọng ông bà, cha mẹ"; Kính trên, nhường dưới"; "Tôn sư, trọng đạo"
b. Vai trò của giáo dục đạo đức
Sản phẩm của giáo dục là con người. Vậy nên việc hình thành nên những phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho con người là một phần rất quan trọng trong quá trình giáo dục. Khi nói về vai trò của Giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
	"Ngủ thì ai cũng như lương thiện
	Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền
	Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
	Phần nhiều do giáo dục mà nên"
Trong một xã hội có giáo dục, quan hệ giữa người với người dựa trên những chuẩn mực xã hội sẽ là tiền đề cho ổn định và phát triển kinh tế xã hội, tạo nên cuộc sống vui tươi hạnh phúc, cho tất cả mọi người. 
Trong nhà trường, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những vấn đề trọng tâm. Bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu được giáo dục tốt, các em sẽ trở thành những con người có ích cho gia đình và xã hội. Ngược lại các em sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội trong tương lai. Vì vậy: "Tiên học Lễ, hậu học Văn" không chỉ là khẩu hiệu mà cũng chính là nhiệm vụ của thầy và trò trong suốt quá trình dạy- học.
2. Nghị luận xã hội và vai trò của nghị luận xã hội trong Chương trình Dạy- học bộ môn văn hiện nay
a. Lý thuyết về Nghị luận xã hội
Các sách giáo khoa Làm văn và hướng dẫn giảng dạy đều khẳng định: "Nghị luận xã hội là dạng văn mà người viết đi vào bàn bạc các vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị xã hội có liên quan tới hoạt động của con người". 
Đối tượng của nghị luận xã hội là những vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị xã hội như đạo đức, lẽ sống, lý tưởng, hạnh phúc, lao động, tình bạn, tình yêuthường được thể hiện cô đọng trong các câu tục ngữ, danh ngôn, các ý kiến nhận định tổng quát. 
Mục đích của nghị luận xã hội là đưa những vấn đề trên ra để bàn bạc, làm sáng tỏ đúng, sai, tốt, xấuNhằm tuyên truyền, giáo dục, cổ động, kêu gọi mọi người tham gia giải quyết những vấn đề nảy sinh trong đời sống chính trị- xã hội. "Góp phần làm cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú, tạo cho mỗi người có ý thức chăm sóc cuộc sống của bản thân mình và xây dựng mối quan hệ trong xã hội, trong cộng đồng ngày một bền vững hơn, văn minh, tốt đẹp hơn" (Sách giáo khoa Làm văn Lớp 10- Trang 40- NXB Giáo dục năm 2000). 
Việc học làm văn nghị luận xã hội giúp học sinh có năng lực trí tuệ phát triển, hình thành tư duy hợp lý, khoa học, biết cách tìm tòi và xác định chân lý; biết cách diễn đạt, phát biểu ý kiến của mình một cách rõ ràng. SGK Làm văn Lớp 10 còn viết: "Học làm văn nghị luận xã hội còn xây dựng cho học sinh phương pháp tư duy đúng đắn để hình thành thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ. Biết đánh giá đúng các hiện tượng xã hội, biết ứng xử đẹp trong các mối quan hệ với người khác, biết hướng cuộc sống của mình vào những mục tiêu cao cả". Đây chính là những vốn sống vô cùng quan trọng trong hành trang mà các thầy cô chuẩn bị cho các em khi bước vào đời. Bởi sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học không phải ai cũng theo nghiệp văn chương nhưng bất kỳ ai cũng phải đối mặt với những vấn đề xã hội. Và phải giải thích, chứng minh, thể hiện quan điểm, lập trường, tư tưởng, tình cảm của mình trước các vấn đề đó. Vì vậy càng phải rèn luyện cho các em làm tốt loại văn này.
Phạm vi của nghị luận xã hội rất rộng, được chia thành các chủ điểm lớn:
- Nghị luận về vấn đề đạo đức - nhân sinh
- Nghị luận về vấn đề chính trị
- Nghị luận về vấn đề tư tưởng- văn hóa
- Nghị luận về vấn đề kinh tế
- Nghị luận về vấn đề lịch sử
- Nghị luận về vấn đề địa lý- môi trường
Trong các nội dung trên vấn đề đạo đức- nhân sinh là nội dung cần được quan tâm đặc biệt.
b. Vị trí của nghị luận xã hội trong chương trình dạy học môn văn hiện nay
Ở bậc học Trung học cơ sở, việc học văn nghị luận xã hội đã được quan tâm ở tất cả các khối lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Từ năm 2000 khi chương trình văn THPT có sự chỉnh lý hợp nhất thì Vụ THPT đã đưa ra yêu cầu về việc giảng dạy và ra đề nghị luận xã hội cho cả ba khối học 10, 11, 12. Điều này cũng đã được cụ thể hóa ở các SGK và phân phối chương trình của cả ba khối:
- Khối 10: + Bài nghị luận xã hội 3 tiết
	 + Phát biểu thảo luận 2 tiết
- Khối 11: + Hội thảo khoa học xã hội 2 tiết
- Khối 12: Bình luận xã hội 2 tiết
Cuối tháng 10/2003 trong chuyên đề về việc bồi dưỡng Học sinh giỏi văn ông Hà Bình Trị (Vụ THPT) cũng đã đề cập đến việc ra đề văn Nghị luận xã hội thường xuyên ở các tiết kiểm tra dành cho các khối học. 
Như vậy vấn đề dạy học văn nghị luận xã hội trong nhà trường THPT cũng đã được đề cập đến. Và chắc chắn là tất cả các giáo viên dạy văn ở cấp học này cũng đã thực hiện đúng yêu cầu của chương trình phân môn. Nhưng ở đây tôi xin nhấn mạnh hơn đến việc ra đề văn nghị luận xã hội để có thể có những tác động nhất định đối với việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức của học sinh THPT. Thông qua một số khảo sát tôi nhận thấy: Sau cải cách giáo dục mà nhất là những năm gần đây (từ 1999 đến nay) dường như ở hầu hết các kỳ thi như kiểm tra chất lượng, thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp THPT và thi vào ĐH- CĐ- THCN không hề có các đề văn nghị luận xã hội, chỉ nặng về nghị luận văn học.
Đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy cũng đã lưu ý đến việc ra đề văn nghị luận xã hội cho cả ba khối học theo yêu cầu của chương trình môn học nhưng thực hiện chưa thường xuyên hoặc chỉ chiếu lệ mỗi năm một bài.
Về phía bản thân học sinh, thường có tâm lý ngại làm những đề văn nghị luận xã hội vì nhiều nguyên nhân: 
Thứ nhất: là do các em còn thiếu kiến thức hiểu biết xã hội. 
Thứ hai: là do các em còn ngại thể hiện tư tưởng tình cảm của mình (Trong khi đó văn nghị luận xã hội phải trực tiếp bộc lộ điều này). 
Thứ ba: còn là do không có tài liệu hoặc là ít tài liệu để tham khảo thậm chí là để sao chép.
3. Vai trò, tác dụng của đề văn nghị luận xã hội trong giáo dục đạo đức học sinh:
a. Đối với người được giáo dục (học sinh):
Việc ra đề văn nghị luận xã hội liên quan đến phạm trù đạo đức sẽ giúp cho học sinh phải suy nghĩ, soi lại mình và nói lên tâm tư của mình trước mỗi vấn đề cụ thể. Rồi tự đó mà tự điều chỉnh hành vi, cách cư xử sao cho đúng đắn phù hợp. SGK làm văn 10 đã khẳng định: "Trước những đề bài nghị luận xã hội, học sinh phải suy nghĩ một cách nghiêm chỉnh các vấn đề đạo lý, nhân cách con người. Từ đó phát triển ý thức tự trau dồi, xây dựng cho mình một nhân cách tốt đẹp".
b. Đối với người giáo dục (giáo viên):
Vấn đề ... một quá trình thường xuyên liên tục và phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì vậy những con số trên chỉ là những kết quả bước đầu và cũng chưa nói lên được điều gì lớn. Tuy vậy cũng là sự động viên, khích lệ bản thân trong quá trình nghiên cứu.
	Có những học sinh sau khi ra trường đã gửi về trường những dòng thư đầy xúc động:
	"Thầy, cô kính mến!
 Vậy là đã hai năm em xa trường. Trường mình giờ chắc đã đổi khác rất nhiều Nhưng mái trường Lê Văn Linh vẫn mãi là dòng sông hiền hòa tắm mát các thế hệ học sinh. Mỗi lớp học như những con đò, thầy cô là người chèo lái con đò ấy Tất cả chúng em- những học sinh từ mái trường Lê Văn Linh ra đi đều mang theo trong mình một lòng kính trọng và biết ơn các thầy cô. Cảm ơn các thầy cô đã cho chúng em những kiến thức để hôm nay chúng em vững bước vào đời"
	(Thư của học sinh Lê Thị Thúy Khóa học 1999-2002)
	"Các thầy các cô kính nhớ!
	 Vậy là thế hệ học trò thứ hai của trường Lê Văn Linh tất cả đã trưởng thành. Chúng em mỗi người đã chọn con đường đi riêng cho mình để lập nghiệp nhưng luôn ghi nhớ lời thầy cô dạy bảo. Dù đi đâu, làm gì chúng em vẫn lấy cái thiện làm mục tiêu chính. Hôm nay nhân ngày nhà giáo Việt Nam em chẳng có gì để tặng thầy cô ngoài tấm lòng của người học trò đã từng vinh dự được học dưới mái trường thân yêu và còn rất trẻ này" 
	(Thư của học sinh Trịnh Thanh Hưng Khóa học 1999-2002)
	" Em không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn thầy cô đã dìu dắt chúng em đi qua những con đưồng đầy sỏi đá để vươn tới ước mơ của mình. Bây giờ em mới hiểu được rằng thế giới này thật là rộng lớn và những gì mình có chưa đủ để làm mộtcon người hoàn thiện. Chúng em phải học và học nữa. Cho đến lúc này em đã đạt được ước mơ của mình nhưng em vẫn thấy ân hận và hối tiếc những tháng ngày đã qua chúng em chơi mà quên đi học hành và không nghe lời thầy cô" 
	(Thư của học sinh Lê Công Huyên Khóa học 2000-2003)
	2. Kết quả cụ thể ở một số lớp và cá nhân học sinh.
	a . Đối với tập thể lớp
	Tôi đã tiến hành ra đề văn nghị luận xã hội thuộc các nhóm đề đã phân loại cho tất cả các lớp được phân công giảng day.
	Dưới đây là một vài trường hợp:
	* Trước tình trạng học sinh khi kiểm tra, thi cử thường sử dụng tài liệu, nhìn bài của bạn hoặc nộp giấy trắng ( Nguyên nhân là do các em không chịu học, lười suy nghĩ, trông chờ ỷ lại vào tài liệu), bài kiểm tra số 2 năm học 2000- 2001 tôi đã ra một số đề thuộc Nhóm 1 cho các lớp 11B, 11D, 11I. Kết quả thu được về hiện tượng sử dụng tài liệu ở bộ môn văn như sau:
Lớp
Số HS
Trước khi ra đề
Trong khi làm bài
Sau khi trả bài
SL
%
SL
%
SL
 %
11 I
55
55
100
30
54,5
15
27,3
11B
55
55
100
40
72,7
 25
 45,5
11D
53
53
100
40
75,5
 27
 50,9
	Con số này tiếp tục giảm sau khi các em đã xác định được khối thi vào Đại học- Cao đẳng
*Lớp 12A năm học 2003- 2004:
Lớp có một bộ phận học sinh có ý thức học tập kém không nghe lời bố mẹ, thầy cô. Khi kiểm tra bài viết số 1 tôi đã ra đề: Ngạn ngữ Trung quốc có câu "Con cái ngoan làm cho cha mẹ hạnh phúc, con cái hư là kẻ đào mồ chôn cha mẹ chúng". 
Kết quả khảo sát vềt tinh thần ý thức học tập trên lớp ở bộ môn văn sau khi trả bài như sau:
Thái độ học tập
Trước khi ra đề
Sau khi trả bài
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
Tập trung
30/54
55,6
42/54
77,8
Thiếu tập trung
20/54
37
12/54
22
Bỏ giờ
4/54
7,4
0
0
Bốn học sinh thường xuyên bỏ giờ nói tới ở trên là các em: Phạm Phú Thành, Lê Trung Trường, Hoàng Xuân Dũng, Trần Đăng Tiên. Khi làm đề văn này các em đã thể hiện suy nghĩ và nhận thức của mình: 
Bài văn của học sinh Lê Trung Trường có đoạn viết: "Trong gia đình con cái như ngọn nến. Nến sáng thì nhà cửa sẽ sáng và ấm áp. Nếu nến tắt thì nhà cửa thật tối đen, lạnh lẽo. Con cái ngoan hiền, thành đạt nên người như ngọn nến đang cháy sáng thì gia đình luôn hạnh phúc. Con cái hư hỏng lầm đường lạc lối như ngọn nến lụi dần rồi tắt thì gia đình không được yên, mỗi người một nơi".
Học sinh Phạm Phú Thành thì viết:
"Hạnh phúc của con tìm được là nhờ những nếp nhăn, những nỗi nhọc nhằn hằn sâu trên khuôn mặt mẹ, những sợi tóc bạc của cha và chúng ta phải biết tìm niềm hạnh phúc cho cha mẹ Chúng ta phải biết ý thức trong từng việc làm của mình. Phải đi đến nấc thang của sự thành đạt. Cha mẹ luôn dõi theo từng bước chân của chúng ta. Vì vậy chúng ta phải học hành chăm chỉ, giỏi giang thì đó chính là niềm hạnh phúc của cha mẹNhững nếp nhăn, những sợi tóc bạc của cha mẹ chính là do chúng ta mang lại cùng thời gian. Bây giờ chúng ta lại phụ lòng cha mẹ thì chúng ta quá tàn nhẫn và bất hiếu. Tuổi thơ của chúng ta đã cướp đi của cha mẹ tuổi thanh xuân và sức khỏe, khi trưởng thành chúng ta lại cướp đi niềm tin của cha mẹ giành cho chúng ta. Ôi bất hiếu thay!..." 
Học sinh Trần Đăng Tiên cũng đã bộc lộ những điều rất thật về mình :
" bản thân tôi trước đây luôn là một đứa con ngoan- Gia đình tôi vốn có nề nếp. Cha mẹ luôn vui vẻ làm việc mặc dù vất vả. Nói chung gia đình tôi luôn hạnh phúc, làng xóm luôn ca ngợi tôi là hiền. Vậy mà không ai có thể nói trước được điều gì. Năm 15 tuổi với một chút nổi trội tôi đã có quan hệ rộng rãi, bạn bè nhiều. Với xã hội không có điều gì là đơn giản. Bạn bè rủ rê, bản thân không tự chủ. Vậy là tôi đã có những cuộc đi chơi thâu ngày đêm. Cuộc đời tôi đã quayvề một hướng hoàn toàn khác, mọi người không thể tưởng tượng nổi Tôi bây giờ muốn quay lại nhưng thời gian không chờ đợi, nó cứ tiếp tục vận chuyển. Vậy là tôi vẫn là tôi, luôn trôi theo dòng chảy của thời gian để có một kết quả như ngày nay: Cha mẹ buồn rầu, luôn nghi ngờ tôi, tất cả mọi việc tôi đều bị giám sát Có thể nói tôi đã tự chôn vùi mình và đã đào mồ chôn cha mẹ"
Trong thực tế vẫn có những bài văn viết sáo không xuất phát từ nhận thức, tâm tư, tình cảm của mình. Nhưng đó không phải là tất cả. Những học sinh kể trên sau bài làm đó đã có những thay đổi rõ rệt cả về ý thức học tập và tư cách đạo đức.
* Ở lớp 11C năm học 2003- 2004 để thăm dò việc định hướng nghề nghiệp của học sinh, khi kiểm tra bài viết số 5 tôi đã ra đề : "Suy nghĩ của em về nghề nghiệp tương lai" . Kết quả khi chấm bài có:
- 28/56 (50%) học sinh đã có định hướng nghề nghiệp.
- 17/56 (31%) học sinh còn phân vân chưa biết chọn nghề gì.
- 11/56 (19%) học sinh còn chưa nghĩ đến.
Kết quả trên cho thấy một vấn đề đáng lo ngại nên phần bài tập vận dụng sau giờ trả bài tôi đã ra đề : "Em hãy giải thích lời căn dặn của Tố Hữu với thanh niên "Thanh niên phải biết ước mơ và hành động". Từ đó nói lên ước mơ của mình về nghề nghiệp sau này". 
Khi chấm bài, kết quả là:
Kết quả
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Biết định hướng
48/56
85,7
Còn phân vân
8/56
14,3
Chưa nghĩ đến
0
0
Trong đó phần đông các em đã xác định được mục tiêu, lý tưởng sống và mục đích của việc chọn nghề nghiệp.
*Kết quả rèn luyện đạo đức (Hạnh kiểm) của một vài lớp trong một năm thực hiện thử nghiệm.
Lớp 11I năm học 2003- 2004
 XL
T. G
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
Học kỳI
50/55
91
5/55
9
0
0
0
0
Học kỳ II
52/55
94,5
3/55
5,5
0
0
0
0
Cả năm
52/55
94,5
3/55
5,5
0
0
0
0
Lớp 12A năm học 2003- 2004:
 XL
T. G
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
Học kỳ I
40/53
75,5
6/53
11,5
4/53
7,5
3/53
5,5
Học kỳ II
45/53
85
4/53
7,5
4/53
7,5
0
0
Cả năm
45/53
85
4/53
7,5
4/53
7,5
0
0
Lớp 11C năm học 2003- 2004:
 XL
T. G
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
SL
Tỷ lệ%
Học kỳ I
52/56
92,9
4/56
7,1
0
0
0
0
Học kỳ II
54/56
96,4
2/56
3,6
0
0
0
0
Cả năm
54/56
96,4
2/56
3,6
0
0
0
0
b. Đối với học sinh cá biệt.
Do hạn chế về mặt thời gian , tôi chỉ xin nêu một số ví dụ tiêu biểu:
	- Trường hợp em Nguyễn Thùy Liên (Lớp 11 I năm học 2000-2001) là một học sinh hay bi quan, chán nản do hoàn cảnh gia đình (nhà nghèo, bố mẹ ly thân). Khi không đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi của Trường , Liên đã bỏ học ở nhà và có định tự vẫn. Biết vậy tôi đã yêu cầu em làm đề văn: 
	"Em có suy nghĩ gì về những câu thơ sau:
	-"Trên đời này chết chẳng có gì là mới
	Nhưng sống trên đời cũng chẳng mới gì hơn"
	(Ê xê nin)
và:
	- "Trên đời này chết chẳng có gì là mới
	Nhưng gây dựng cuộc đời còn gian khó hơn nhiều"
	(Maiacôpxki)"
	Sau khi làm bài, Liên đã nhận thức được vấn đề và từ đó về sau em đã vui vể hẳn lên, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, không sống khép mình như trước nữa.
	- Nguyễn Văn Nam (Lớp 11I năm học 2000 -2001) là một học sinh có ý thức học tập kém, hay ngủ trong giờ học hoặc trốn tiết, đối với thầy cô thì vô lễ, coi thường các thầy, cô dạy trường bán công. làm đề văn: Sau khi làm đề văn "Em hãy nói lên suy nghĩ của mình về truyền thống "Tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta", Nam đã nhận thức được vấn đề. Tự thấy bản thân lâu nay có những sai lầm, khuyết điểm. Sau đó em đã trực tiếp đến gặp và xin lỗi một cô giáo trong trường mà trước đó em đã có thái độ vô lễ. Cũng từ đó trở đi, Nam đã chú ý hơn trong học tập và trở nên lễ phép với thầy cô. Đến cuối năm học Nam đã giành lại được tình cảm tin yêu của thầy cô và bạn bè. Năm học lớp 12 Nam được các bạn bầu làm Lớp trưởng.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Việc dạy- học và ra đề văn nghị luận xã hội đang là một vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Nếu như loại văn này được quan tâm đúng mức từ nội dung bài học cho đến cách thức ra đề, các bước chấm trả bài thì chắc chắn sẽ có những tác dụng nhất định đối với việc giáo dục đạo đức học sinh. Nói đến văn Nghị luận xã hội tức là nói đến nhận thức, sự tự ý thức. Vậy nên việc ra đề văn Nghị luận xã hội với mong muốn giáo dục đạo đức cho học sinh kết quả có thể thấy ngay được khi các em còn học ở trường nhưng cũng có thể phải trải qua thời gian và sự trải nghiệm của bản thân các em khi đã rời khỏi ghế nhà trường.
Thông qua dạng văn này dạng văn này thầy có thể hiểu được trò, trò thể tự hiểu mình, hiểu được cả những gì thầy dạy và nhận thức được mình phải làm gì. Đó là sự kết hợp của hai quá trình giáo dục và tự giáo dục mà cái được chính là sự thay đổi, sự lớn lên trong mỗi học sinh.
Sau một thời gian thử nghiệm, tôi thấy học sinh có những chuyển biến tích cực về tư cách đạo đức. Vì thế mà việc học tập của học sinh đã có những tiến bộ nhất định. Có rất nhiều cách thức đê giáo dục học sinh. Vấn đề mà tôi đưa ra chỉe là một khía cạnh nhỏ. Còn chủ yếu là sự giáo dục có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và toàn xã hội. Bởi như ai đó đã nói: "Người thầy hình thành nhân cách học sinh gần giống như nhà điêu khắc tạo nên tác phẩm của mình nhưng bằng một thứ chất liệu sống và phải trải qua một qúa trình tham gia của nhiều người chứ không thể sáng tác một mình".
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
1. Đối với các giáo viên dạy văn: 
Nên thường xuyên ra đề văn nghị luận xã hội trong các bài kiểm tra định kỳ theo quy định của môn học.
2. Đối với ban chỉ đạo các kỳ thi:
Ở khâu ra đề nên quan tâm hơn đến việc ra đề văn nghị luận xã hội .
3. Đối với các nhà biên soạn sách:
Nên tiếp tục đưa những bài dạy tìm hiểu văn nghị luận xã hội và cách làm những bài văn Nghị luận xã hội về tất cả các lĩnh vực của đời sống như chương trình SGK Ngữ văn lớp 9 vừa đổi mới và phát hành.

Tài liệu đính kèm:

  • docGD dao duc HS THPT thong qua viec ra de van nghi luan.doc