Đề tài Đôi điều trao đổi về việc tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - Bậc THPT

Đề tài Đôi điều trao đổi về việc tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - Bậc THPT

Giảng văn là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật. Nó là một khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật cảm thụ và truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó theo một yêu cầu sư phạm nhất định. Nó đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất cao trong mọi năng lực của người thầy. Trong các năng lực cần có của người thầy thì năng lực tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của giờ dạy học. Bởi vì cảm thụ văn học là một hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con người. Khi không có hứng thú, người tiếp nhận (người học) sẽ không thể tập trung chú ý, đồng nghĩa với hoạt động tiếp nhận - cảm thụ của học sinh trong giờ giảng văn chỉ là sự bắt buộc chứ không phải là tự giác. Như thế người thầy trong giờ giảng văn, dù có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ là "múa kích một mình trên sa mạc" mà thôi.

 

doc 19 trang Người đăng kidphuong Lượt xem 1301Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Đôi điều trao đổi về việc tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - Bậc THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : khái quát chung
A. Những cơ sở lý luận và thực tiễn 
I. Giảng văn là một khoa học đồng thời là một nghệ thuật. Nó là một khoa học nhận thức tác phẩm văn học, nó cũng là nghệ thuật cảm thụ và truyền đạt cái hay, cái đẹp của tác phẩm đó theo một yêu cầu sư phạm nhất định. Nó đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất cao trong mọi năng lực của người thầy. Trong các năng lực cần có của người thầy thì năng lực tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của giờ dạy học. Bởi vì cảm thụ văn học là một hoạt động tự giác, là sự vận động nhiều năng lực chủ quan của con người. Khi không có hứng thú, người tiếp nhận (người học) sẽ không thể tập trung chú ý, đồng nghĩa với hoạt động tiếp nhận - cảm thụ của học sinh trong giờ giảng văn chỉ là sự bắt buộc chứ không phải là tự giác. Như thế người thầy trong giờ giảng văn, dù có cố gắng đến đâu thì cũng chỉ là "múa kích một mình trên sa mạc" mà thôi.
	II. Trong nhà trường THPT hiện nay môn Văn vẫn được coi là một trong hai bộ môn chính (cùng với môn Toán). Thế nhưng vị trí ấy của môn Văn đang dần dần bị mất đi trong tình cảm và ý thức học tập bộ môn của học sinh. Nguyên nhân thì có nhiều...Trong đó, tâm lý học để thi đại học, cao đẳng và tâm lý , sở thích của tuổi trẻ hiện nay (thích cảm giác mạnh, mới lạ ,ưa thực tế,không thích văn chương sách vở vì cho rằng nó muôn đời chỉ là văn chương không thể là cuộc sống, không có ích gì cho cuộc sống hiện đại ) đang dần dần giết chết tình cảm của học sinh đối với môn Văn. Có những em học rất khá Văn và học yếu Toán nhưng vẫn sẵn sàng bỏ Văn học Toán. Thực trạng này là bức xúc chung và là thử thách lớn đối với những người thầy dạy văn như chúng ta.
	Chúng ta không thể buông xuôi, thoái mặc lại càng không thể lên lớp mà rao giảng: Các em phải học văn, văn học là nhân học, văn học hướng các em tới cái chân, thiện, mỹ, giúp các em dần hoàn thiện nhân cáchVậy chỉ còn cách người thầy phải vất vả hơn trong soạn giảng, trăn trở tìm tòi những phương pháp, biện pháp hay để giành lấy tình yêu bộ môn của học sinh từ những nhận thức phiến diện nguy hiểm kia. Nhưng xem ra cuộc "giằng co" này khá quyết liệt. Với một vài kinh nghiệm nhỏ tôi xin được góp sức cùng đồng nghiệp trong trận chiến nhân văn này . ở đây theo tôi khi soạn giảng chúng ta phải chú ý đến việc đánh trúng vào tâm lí, tình cảm của học sinh. Các em chán học, không có hứng thú học thì chúng ta sẽ có những biện pháp làm sao cho các em thấy được văn học cũng là cả một chân trời mới lạ mà trí tò mò, tâm lí nhạy cảm với cái mới lạ độc đáo của các em có thể thả sức vẫy vùng khám phá.
 III. Từ những nhận thức như trên , xin được cùng đồng nghiệp có "Đôi điều trao đổi về việc tạo và duy trì hứng thú , sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - Bậc THPT "
B/ nhiệm vụ đề tài và đối tượng nghiên cứu - thể nghiệm 
I.Nhiệm vụ đề tài 
 Trong đề tài này, chúng tôi đi vào trao đổi về việc tạo và duy trì hứng thú , sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - bậc THPT.
II.Đối tượng nghiên cứu - thể nghiệm
 1. Hoạt động giảng dạy của giáo viên.
 2. Hoạt động học của học sinh.
 3. Các giờ giảng văn ở lớp 10 ,11 ,12.
----------------------------
Phần II. Nội dung
A/ Từ những nghiên cứu và thực nghiệm xin đưa ra một vài kinh nghiệm nhỏ trao đổi cùng đồng nghiệp:
 Như đã trình bày ở phần đầu : Giảng văn đòi hỏi một năng lực có tính chất tổng hợp rất cao trong mọi năng lực của người thầy . Trong phạm vi của chuyên luận nhỏ này ,người viết chỉ xin được trao đổi về việc tạo và duy trì hứng thú , sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - bậc THPT . Và từ những nghiên cứu và thực nghiệm , chúng tôi nhận thấy để tạo và duy trì hứng thú , sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn - bậc THPT chúng ta nên chú ý đến :
 1. Phải dụng công trong việc soạn lời dẫn vào bài sao cho lời dẫn vào bài phải tạo được ấn tượng lạ , độc đáo .
 2. Hướng học sinh vào cùng phát hiện - phân tích "những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt " của tác phẩm .
 3. Giảng văn phải đặc biệt chú ý đến giọng điệu .
I. Phải dụng công trong việc soạn lời dẫn vào bài sao cho lời dẫn vào bài phải tạo được ấn tượng lạ , độc đáo .
 Mỗi chúng ta , hàng năm phải soạn hàng trăm giáo án giảng văn (bởi thường chúng ta phải dạy hai khối ) . ấy là cả một sự cố gắng lớn. Và thực tế này dẫn đến, có thầy cô lên lớp giờ giảng văn với một lời dẫn vào bài qua quýt đơn giản.
	Chúng ta đều biết rằng: Dẫn vào bài là một khâu rất quan trọng. Lời dẫn có sự dụng công, đầy sáng tạo mới lạ chính là quá trình định hướng sư phạm và dẫn dắt hoạt động tích cực của học sinh vào một thế giới có đối tượng - thiết lập một dòng liên tưởng cảm xúc, mở ra một dự cảm khái quát cho những hình dung tưởng tượng nghệ thuật của học sinh. Khi lời dẫn vào bài kết thúc, tức thời nó đưa học sinh trở về với bầu không khí của thực tại và đồng thời làm dấy lên những cảm xúc mới mẻ, sự hào hứng trước vấn đề đặt ra hé mở sẽ được giải quyết trong bài học. Thực chất , ý nghĩa của việc làm này là xác định một tâm thế, một "phản xạ định hướng" cần thiết cho học sinh để vào bài học mới.
 Hiểu như thế, nhất là trong tình trạng như hiện nay: học sinh chán học văn và có thái độ "bất hợp tác" với người dạy trong việc chiếm lĩnh tri thức văn học thì việc dụng công trong lời dẫn vào bài là một việc làm có ý nghĩa quan trọng.
 Vậy cụ thể của việc dụng công trong lời dẫn vào bài là gì ? Theo thiển ý của chúng tôi là :
 1. Tạo ra ấn tượng lạ của lời dẫn vào bài từ nội dung kiến thức kiểm tra bài cũ.
	Thông thường khi chúng ta lên lớp, việc làm đầu tiên là ổn định lớp - kiểm tra sĩ số . Sau đó kiểm tra bài cũ rồi dẫn vào bài mới. Và nội dung kiến thức cũ mà chúng ta kiểm tra thường là kiến thức của những bài liền trước đó. Nhưng theo chúng tôi, đôi khi chúng ta có thể linh hoạt thay đổi một chút về nội dung kiến thức mà chúng ta kiểm tra. Có nghĩa là chúng ta có thể kiểm tra về những bài các em đã học ở lớp trước, ở cấp trước. Tất nhiên việc làm này có liên quan và hỗ trợ đắc lực cho việc dẫn vào bài mới của chúng ta. Chẳng hạn: Dạy "Mời trầu" của Hồ Xuân Hương, chúng ta có thể kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi: Em nào có thể đọc thuộc một số câu ca dao, tục ngữ (hoặc hát một đoạn trong một bài u dân ca) có hình ảnh miếng trầu và cách mời trầu ?
	Hay như khi dạy "Tây tiến" của Quang Dũng, chúng ta có thể kiểm tra bài cũ bằng câu hỏi : Em nào có thể đứng tại chỗ, đọc thuộc cho thầy (cô) và cả lớp nghe lại một đoạn trong bài "Đồng chí" của Chính Hữu mà các em đã được học ở lớp 9?...
	Với những câu hỏi như thế, chắc chắn thầy (cô) sẽ hâm nóng được bầu không khí của giờ học, tạo được những xáo động nho nhỏ trong thẳm sâu kí ức, thức dạy những tư duy của học sinh ngay từ những phút đầu giờ. Và hơn nữa nội dung của những câu trả lời kia sẽ rất thuận lợi cho thầy cô dẫn vào bài mới từ sự liên tưởng so sánh (bước đầu tạo cho học sinh thấy được những mới lạ độc đáo của bài mới sẽ học).
	2. Ngôn ngữ của lời dẫn vào bài phải là ngôn ngữ tràn đầy những định ngữ. Nó là thứ ngôn ngữ giàu hình ảnh, có sức gợi; là thứ ngôn ngữ có thể làm "kinh động" đến tâm hồn đang phẳng lặng, thái độ đang thờ ơ của học sinh. Chẳng hạn như khi dẫn vào các tác phẩm có thể đưa thêm vào những định ngữ , phụ chú sau tên tác phẩm như : : ""Tôi yêu em" - viên ngọc vô giá của kho tàng thi ca Nga" ; ""Tống biệt hành "- sự thăng hoa đột xuất của ngòi bút Thâm Tâm" ; ""Đây thôn Vĩ Dạ" - một bài thơ trong trẻo và đầy bí ẩn" ; ""Việt Bắc" - khúc trữ tình chính trị xuất sắc - một thứ men say có sức ngấm sâu vào nhiều thế hệ độc giả" ; ""Mảnh trăng cuối rừng " - thiên truyện mang chất thơ "cao nhã lãng mạn" (chữ dùng của Niculin)"...
 Dẫn vào tác phẩm "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao ,ta có thể dùng câu chữ như: Là nhà văn tuy đến với văn đàn hiện thực phê phán khá muộn nhưng đã sớm tìm cho mình một lối đi riêng. Ông đã biết lách ngòi bút của mình vào chỗ da non nhất của lòng người để từ đó bật lên những tiếng tơ đàn thánh thiện. "Chí Phèo" là một tác phẩm tiêu biểu cho lối viết ấy.Tác phẩm được đánh giá là "Một thứ quả lạ của một phong cách chín ngay từ đầu"...
	Và đôi khi chúng ta cũng có thể mượn những câu chữ như thế ở những câu thơ, những lời nhận xét đánh giá của các nhà nghiên cứu , của các nhà thơ khác. . Chẳng hạn ta có thể bắt đầu lời dẫn vào bài "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm bằng những câu viết của Phùng Quán" về Hoàng Cầm và "Bên kia sông Đuống" như : "Trên thế gian có nghìn nhà thơ lớn. 
 Trên thế gian có nghìn dòng sông lớn. 
 Nhưng chỉ có một dòng sông nhờ thơ mà vang vọng, nhờ thơ mà vinh danh. Đó là con sông ... quê anh mà anh xót xa như bàn tay anh rụng". Một ví dụ khác : Ta có thể bắt đầu lời dẫn vào "Vội vàng" của Xuân Diệu bằng một câu nói nổi tiếng của Anhxtanh: "Nếu đi ngang với vận tốc thì tháng ngày sẽ trở lên vĩnh cửu", hay bằng chính một câu nói của Xuân Diệu : " Thời gian chỉ là sự cử động . Nếu tôi đứng - nếu máu tôi ngừng ... thời gian của tôi không còn nữa ". Với " Đây thôn Vĩ Dạ " của Hàn Mặc Tử chúng ta có thể dẫn vào bằng một câu nói rất nổi tiếng của Pôn Valêri : "Cái đẹp làm ta tuyệt vọng " ...
	Từ thực tế giảng dạy chúng tôi thấy rằng, khi dẫn vào bài với những câu từ như vậy, các em học sinh rất chú ý, tỏ thái độ trầm trồ xuýt xoa và sau đó là sự hào hứng , hồ hởi bước vào bài mới.
 3. Lạ hoá trong nội dung lời dẫn vào bài
	Chúng ta dựa trên sự liên tưởng, so sánh đối lập (cũng có thể tạm gọi là thủ pháp đòn bẩy) để tạo cho học sinh những ấn tượng về sự độc đáo, mới mẻ, hấp dẫn của bài mới sẽ được học. Chẳng hạn dạy "Chí Phèo" (Nam Cao) ta có thể bắt đầu từ những lời giới thiệu về người phụ nữ phải bán cả tóc, cả răng của mình đi để nuôi con trong "Những người khốn khổ" của Victo Hugo . Từ đó chúng ta dẫn vào nỗi khổ của Chí Phèo , dẫn vào tác phẩm . Hay như dẫn vào bài "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân ta có thể lạ hoá từ chính sự chuyển biến về tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn này ở hai giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.V.v...
 Sau cùng xin được lưu ý cùng đồng nghiệp khi soạn lời dẫn vào bài :
	+ Lời dẫn vào bài phải xác định được mối quan hệ logíc chặt chẽ giữa lời dẫn với vấn đề bản chất của bài học, đồng thời đảm bảo tính định hướng cho quá trình tiếp nhận.
	+ Lời dẫn vào bài không nên quá ngắn (bởi quá ngắn sẽ chưa đủ để có thể tạo ra trong các em những phản xạ, hứng thú), cũng không nên quá dài (bởi lời dẫn vào bài quá dài dòng dễ gây phân tán sự chú ý hoặc học sinh khó xác định trọng tâm và phương hướng nhận thức).
	Trên đây là một số những yêu cầu mà theo chúng tôi là có thể giúp cho giáo viên tạo được sự hứng thú học tập của học sinh trong giờ giảng văn ngay từ những phút đầu của giờ học qua lời dẫn vào bài.
II. Hướng học sinh vào cùng phát hiện - phân tích "Những tín hiệu nghệ thuật đặc biệt" của tác phẩm.
	Có một thực tế dễ thấy là trước một tác phẩm hay, khi giảng , ta thường có tâm lí "tham" kiến thức (đặc biệt là ở các giáo viên trẻ) .Và kết quả là có những giờ giảng văn trở thành giờ "chạy đua" của thầy với thời gian sao cho hết bài, không bị "cháy giáo án". Những giờ giảng văn như thế thường là học sinh bị gạ ...  hiện và hiểu ra được một chi tiết có ý nghĩa vừa là đi được đúng hướng ý đồ nghệ thuật của nhà văn .
Những "tín hiệu nghệ thuật đặc biệt " của tác phẩm mà chúng tôi nói đến ở đây còn bao gồm cả những cấu trúc ngôn từ tinh vi và dị biệt. Những cấu trúc ngôn từ này cũng có ý nghĩa rất lớn trong việc thể hiện nội dung và hơn nữa là thể hiện được tài năng và phong cách độc đáo của nhà văn, nhà thơ.
Dạy "Chí Phèo" của Nam Cao mà chúng ta không hướng học sinh vào phát hiện và phân tích được cái hay của câu văn "Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui" thì thật là đáng tiếc. Nghĩa bề nổi của câu văn này ta có thể hiểu nó là lời "cầu hôn" của Chí với Thị Nở - cách bày tỏ thật mộc mạc, giản dị và hiền lành đến dễ thương cảm. Nhưng xét kĩ về mặt cấu trúc ngôn từ thì nội dung ý nghĩa của câu văn này đâu chỉ có thế. Phía sau câu nói kia, ta nhận ra còn là cả một sự mặc cảm: "Hay là ..." là ướm hỏi, vừa hỏi vừa ngập ngừng cái ngập ngừng của một mong muốn được sống với một người đàn bà xấu ma chê quỉ hờn !!! cái ngập ngừng thể hiện một sự tự ti của một con người ý thức được sâu sắc hoàn cảnh của mình. Cái tinh tế , cái tài của nhà văn hiện thực tâm lí và cũng là cái tầm vóc của tác phẩm chính là ở những câu như thế này - những câu văn tưởng bề ngoài rất đỗi bình thường.
Hay một ví dụ khác, khi giảng "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, chúng ta không thể không gieo vào tâm tư suy nghĩ, khơi dậy trong các em những khám phá tìm tòi cắt nghĩa, lí giải về cấu trúc đặc biệt của bài thơ này. Bài thơ có ba khổ thơ, mỗi khổ thơ là một câu hỏi gắn liền với đại từ phiếm chỉ "ai". "Vườn ai", "Thuyền ai", "Ai biết tình ai". Và để rồi giúp các em hiểu ra rằng: Cả bài thơ là một niềm dõi theo đến đau đáu, một khát khao đến đớn đau mong được giao cảm , được cứu vớt trong chiều sâu của một cõi lòng cô độc, bơ vơ .v.v.
D.Diderot từng nói: "Nghệ thuật là ở chỗ tìm ra cái phi thường trong cái bình thường". Và sức sống của nghệ thuật , của tác phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông phụ thuộc ở chính việc người thầy hướng học sinh phát hiện và nhận ra cái phi thường trong cái bình thường của nghệ thuật. Và làm được điều này cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng để khẳng định giờ lên lớp của người thầy thành công.
III. Giảng văn phải đặc biệt chú ý đến giọng điệu
	Chúng ta đều biết rằng: Một giờ giảng văn hay được đánh giá ở nhiều phương diện. Nhưng làm nên cái "duyên", làm nên tiếng nói âm vang trong tâm hồn học sinh, khiến các em khoái cảm, xúc động và nhớ mãi người thầy dạy Văn mình chính là giọng điệu giảng văn. Đã từng có một nhạc sĩ, cảm hứng, từ chính những ấn tượng sâu sắc về giọng điệu của người thầy mà viết thành những lời ca, giai điệu"giọng thầy như tiếng hát , lời thầy như bài ca cho em những ước mơ , tới chân trời rộng mở".
	Nói như thế thì giọng điệu của người thầy trong giảng văn thật không thể xem nhẹ. Vậy trong giờ giảng văn, giọng điệu của người thầy phải như thế nào để có thể trước hết là lôi cuốn, thu hút sự chú ý của học sinh sau đó là góp phần tạo cho các em tâm lí tiếp nhận văn chương một cách tự giác .
	Trong một giờ giảng văn, giọng điệu của người thầy thể hiện ở:
	1. Giọng điệu người thầy khi đọc văn
	Con đường đi vào tác phẩm văn chương nhất thiết phải bắt đầu từ đọc. "Đọc văn gắn liền hữu cơ với tiếp nhận. Vì muốn lĩnh hội trọn vẹn tác phẩm văn học không còn con đường nào khác là đọc và sử dụng các hình thức khác nhau, dưới những bình diện khác nhau để đạt tới sự hiểu biết và xúc cảm thật sự nhằm tự khám phá bản thân và hướng thiện"( Nguyễn Thanh Hùng - " Hiểu văn dạy văn ")
	Việc đọc văn trong giờ giảng văn được thực hiện ở cả thầy và trò. Nhưng riêng đối với người thầy, trong thiên chức sáng tạo của mình việc đọc văn lại sáng tạo đến hai lần: Vừa huy động năng lực cảm thụ cá nhân vừa thức tỉnh sự quan tâm và tò mò của bản thân học sinh. Thế nên khi đọc văn, chúng ta phải đặc biệt chú ý và thực hiện tốt các yêu cầu của đọc.
 - Phát âm rõ ràng chính xác
	- Giản dị và tự nhiên
	- Thâm nhập vào nội dung tư tưởng ở mức dễ hiểu với học sinh.
 - Truyền đạt được loại thể hiện và phong cách nghệ thuật.
 - Truyền đạt rõ tư tưởng tác giả.
	- Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm đọc.
	- Thái độ tiếp xúc nhiệt tình với người nghe.
	- Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.
	Cứ theo những yêu cầu yêu cầu của đọc văn như trên thì mới thấy việc đọc văn không hề đơn giản. Không phải cứ lên lớp mở sách ra là có thể đọc, coi nó như một việc bình thường phải có. Việc đọc văn của người thầy ảnh hưởng không nhỏ đến hứng thú và ấn tượng ban đầu của học trò đối với tác phẩm. Thầy đọc hay - chưa biết tác phẩm hay như thế nào nhưng học sinh cũng thấy hay và đây là những ấn tượng ban đầu cực kì cần thiết .
	Người thầy để có thể đọc được văn hay, ngoài chất giọng riêng ra còn là vấn đề người thầy đó phải hiểu về tác phẩm, hiểu về giọng điệu riêng của nhà văn, nhà thơ, lối ngắt nhịp, vắt dòng của tác phẩm Chẳng hạn đọc "Đây mùa thu tới" mà không hiểu được cái hay của cách ngắt nhịp 4/3 , không hiểu được ý nghĩa diễn tả tiếng reo vỡ lẽ, ngỡ ngàng trước bước đi tới của mùa thu của câu thơ " Đây mùa thu tới , mùa thu tới " thì không thể đọc đúng câu thơ "này chứ chưa nói đến đọc hay . Hay như đọc "Việt Bắc" của Tố Hữu mà không hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu thơ thể hiện qua cách ngắt nhịp độc đáo:	
áo chàm đưa/ buổi phân li
Cầm tay nhau/biết nói gì/hôm nay...
thì chúng ta cũng không gợi được cái tình của câu thơ vốn rất hay này. Chúng ta biết là: Nhịp thơ lục bát đều đặn, nhịp nhàng ở bốn dòng đầu, đến đây như cũng vì chút bối rối ở lòng mà thay đổi: 3/3; 3/3/2. Nhịp thơ diễn tả thần tinh một thoáng ngập ngừng của tình cảm. Chút ngập ngừng này cộng với dấu ba chấm ở cuối dòng thơ gợi lời thơ đã hết mà tình thơ thì lắng sâu tha thiết trong lòng người. Có hiểu như thế ta mới biết là đọc đến câu thơ này làm sao phải diễn tả cho ra được thoáng chút ngập ngừng và đọc xong hai câu thơ thì phải tạo một khoảng lắng (phải ngừng vài giây) rồi mới đọc tiếpcó như thế mới có thể gợi đúng được cái tình cái hồn và là cái tài của nhà thơ . Cũng như thế , đọc "Chí Phèo" của Nam Cao phải chú ý đến giọng điệu đa thanh trong văn ông, đọc " Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân phải đọc nổi bật nên những ấn tượng thành hình , thành khối ,thành đường nét của văn ông khi miêu tả con sông Đà hung dữ và với giọng điệu nhẹ nhàng, liền mạch người giáo viên phải đọc để cho học sinh cảm nhận được sâu sắc con sông Đà trữ tình, lặng lẽ - mơ màng như thế nào. Chỉ một nhịp ngắt không đúng, chỉ một chữ vấp, một tiếng động khẽ hoặc một cử chỉ thừa của thầy cô cũng sẽ làm phá vỡ đi bầu không khí văn chương ở đây được toát ra từ tác phẩm qua khả năng "chèo lái" giọng đọc của người thầy.
2. Giọng điệu người thầy khi giảng giải phân tích và khi phát vấn, nhận xét câu trả lời của học sinh
Khi giảng giải, phân tích, giọng điệu người thầy phải thể hiện được tính chất giao tiếp của giọng giảng văn, phải cho học sinh cảm nhận được, một nhiệt huyết trao gửi và truyền đạt . Chúng ta phải biết chế ngự hay phát huy, biết giảm hay tăng tốc, biết to tát hay nhỏ nhẹ cái ưu, cái nhược của từng loại âm thanh hội nhập trong một chính mình sao cho: Mỗi chuỗi lời giảng phải thực sự là chuỗi âm thanh sóng sánh, hoà hợp tuyệt vời rót vào tai học sinh, rót cả vào trí óc và tâm hồn nữa.
Khi phát vấn và nhận xét câu trả lời của học sinh người thầy phải thể hiện được sự trân trọng, động viên khích lệ. Cùng với ngữ điệu, giọng điệu của mình, chúng ta có thể kết hợp với ánh mắt chăm chú, đợi chờ, hi vọng, chia sẻ, và phải cho học sinh thấy được tình cảm , sự thân thiện cởi mở của người thầy Điều này sẽ tạo cho học sinh sự mạnh dạn tự tin. Chúng ta cũng cần lưu ý : trong khi học sinh trả lời , không nên làm những việc khác như : đọc sách , nhìn giáo án hay lau bảng ... Như thế sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng không tốt , các em dễ cảm thấy bị coi thường , không được tôn trọng và dễ sinh chán nản , không còn hứng thú .
Vẫn biết giọng điệu của người thầy nó là cái riêng của mỗi người và chịu sự chi phối của nhiều yếu tố: địa phương, tâm lí, tính cách ... Nhưng mỗi chúng ta đều phải trau dồi luyện tập để có thể trở thành "Ca sĩ ưu tú của giọng điệu văn chương giáo dục" (Trần Quang Chiểu - Văn học tuổi trẻ 1998).
B. Những kết quả bước đầu
Trước đây, có những giờ lên lớp tôi cảm thấy ức chế vô cùng. Công lao chuẩn bị công phu cho bài giảng mong rằng khi lên lớp sẽ truyền đạt được tới các em. Nhưng khi lên lớp, thầy thì cố gắng giảng giải phân tích, còn trò thì ánh mắt lơ đãng, vô cảm. Khi thầy ra câu hỏi, một không khí lặng thinh bao trùm lớp học. Đưa mắt xuống lớp tôi thường bắt gặp những ánh mắt vội vàng cụp xuống như khước từ trả lời. Những lúc ấy, tôi thấy người nóng bừng, toát mồ hôi và tâm lí chán chường, ức chế nảy sinh không thể kìm chế. Bỏ không giảng thì không đành nên phải giảng nhưng giảng mà cảm thấy như không phải mình đang giảng văn.
Bây giờ thì đã khác, từ khi chú ý đến việc tạo và duy trì hứng thú sự chú ý của học sinh trong giờ giảng văn theo như những gì đã trình bày ở trên, không khí giờ giảng văn của thầy trò chúng tôi đã được cải thịện đáng kể. Trò hứng thú sôi nổi, thầy nhiệt tình say mê. Cũng từ đó tôi nhận thấy khi các em viết bài, càng ngày các em càng thể hiện sự tiến bộ vững vàng về kiến thức văn học. Khả năng phát hiện, giảng giải phân tích các chi tiết ngày càng nhanh, sắc và ấn tượng. Nhiều em văn viết rất có cảm xúc. Và cũng từ đó thì chất lượng bộ môn những lớp tôi dạy đã có sự tiến bộ đáng kể. 
Xin được đơn cử một ví dụ : Một khoá học sinh tôi theo dạy các em từ đầu cấp đến nay : Lớp 10A4 - 11B4 - 12C4
 Năm học
Xếp loại
2002 - 2003(A4)
2003 - 2004(B4)
2004 - 2005(C4)
Kỳ I
Kỳ II
Kỳ I
Kỳ II
Kỳ I
Kỳ II
Giỏi
0
1,8
3,8
5,4
7,2
Khá
10,8
12,4
18,0
25,2
28,0
Trung bình
48,4
55,2
55,7
57,0
55,8
Yếu
40,8
30,6
22,5
12,4
9,0
Phần III - kết luận
	1. Có thể nói : Giảng văn luôn luôn hàm chứa những thách thức nghề nghiệp và đòi hỏi nhiều năng lực sáng tạo đặc thù của người giáo viên. Nhất là trong tình trạng học sinh hiên nay : tâm lý chán học văn và từ đó có thái độ thờ ơ, đứng ngoài giờ giảng văn thì sự thách thức nghề nghiệp càng gay gắt, năng lực sáng tạo của người thầy càng đòi hỏi phải được phát huy cao độ . Với chuyên luận nhỏ này, chỉ xin được trao đổi cùng đồng nghiệp một vài suy nghĩ về việc tạo và duy trì hứng thú, sự chú ý cho học sinh trong giờ giảng văn. Trong khả năng và trình độ có hạn có thể sẽ còn có những thiết sót. Rất mong nhận được sự góp ý - trao đổi để chuyên luận nhỏ này có thể có một ý nghĩa gì đó trong việc cải thiện tâm lí chán học văn của học sinh hiện nay.
2. Cũng xin được mạnh dạn kiến nghị với các cấp quản lí (Trường, Sở giáo dục) cần có sự quan tâm hơn nữa đối với những sáng kiến hay. Cụ thể là có thể tổ chức cho áp dụng mẫu, và cho các đồng nghiệp ở các trường đi dự - rút kinh nghiệm sau đó về áp dụng ở đơn vị mình. Có như vậy thì các sáng kiến kinh nghiệm mới thực sự có ý nghĩa tránh được tình trạng những sáng kiến hay bị bỏ quên trong những tạp chí trên thư viện ít ai tìm đến ./.
 Xin trân trọng cảm ơn ! 
 Ngày 15 tháng 03 năm 2005
 Tác giả 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN dat giai.doc