* MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ ổn định và phát triển của nhà nước phong kiến, mối quan tâm hàng đầu của văn học chính là hình tượng con người công dân gắn bó với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Ý thức trách nhiệm, những tình cảm công dân lớn lao, cao cả được đặc biệt đề cao. Bên cạnh đó, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc trưng của văn học Việt Nam trung đại.
* MỞ ĐẦU Trong thời kỳ ổn định và phát triển của nhà nước phong kiến, mối quan tâm hàng đầu của văn học chính là hình tượng con người công dân gắn bó với những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Ý thức trách nhiệm, những tình cảm công dân lớn lao, cao cả được đặc biệt đề cao. Bên cạnh đó, con người cá nhân với ý thức cá tính, tài năng với nhu cầu tự khẳng định và khát vọng mãnh liệt về tự do, tình yêu, hạnh phúc lại là hình tượng trung tâm của các tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân văn cao cả. Sự chuyển biến từ chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người công dân đến chỗ đặc biệt quan tâm đến hình tượng con người cá nhân thể hiện rõ nét đặc trưng của văn học Việt Nam trung đại. Vậy con người cá nhân trong văn học là gì? Con người cá nhân trong văn học là sự phản ánh cái tôi của tác giả, là sự giãi bày, diễn tả thế giới tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nói cách khác, con người cá nhân trong văn học chính là sự tự khắc họa tâm tư, tình cảm, ý chí của tác giả được thể hiện thông qua những tác phẩm mà họ sáng tác. Tùy theo từng giai đoạn văn học, từng thời kỳ văn học mà con người cá nhân có những đặc điểm khác nhau. Ở đây, chúng ta chỉ đi khảo sát con người cá nhân trong giai đoạn văn học từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII, với một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn văn học này. I. Hoàn cảnh lịch sử Ở giai đoạn này, triều Trần suy vong, Hồ Quý Ly tiếm ngôi nhà Trần mở ra triều đại nhà Hồ (1400-1407). Năm 1407, quân Minh lấy cớ phù Trần, diệt Hồ, giúp kẻ yếu chống kẻ mạnh, mượn cớ nhân nghĩa để sang xâm lược nước ta. Có rất nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đã nổ ra mà tiêu biểu là của con cháu nhà Trần nhưng đều thất bại. Sau đó, Lê Lợi dấy binh khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm và đi đến thắng lợi vẻ vang (1418-1427). Lê Lợi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê (1428-1789). Nhà Lê bắt đầu đi vào xây dựng đất nước. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê không tránh khỏi xung đột. Nhất là sau cái chết bí ẩn của vua Lê Thánh Tông, quan lại nhiều lần chia bè kết phái công kích lẫn nhau. Mạc Đăng Dung có công dẹp loạn, lại nắm nhiều quyền bính trong tay cho nên lấn át vua. Đến năm 1527, Mạc Đăng Dung phế truất vua và lập ra nhà Mạc. Từ đây, xã hội bước vào thời kỳ đen tối, khủng hoảng - thời kỳ nội chiến Lê – Mạc, Trịnh – Nguyễn, Lê – Trịnh. Ý thức hệ phong kiến dần đi vào con đường suy đồi. II. Tình hình văn học Thế kỷ XV, văn học viết còn kế thừa được cảm hứng yêu nước và âm hưởng còn sót lại của hào khí Đông A. Dần dần văn học chuyển sang cảm hứng thế sự, đi vào chuyện đời, chuyện người, phê phán các tện nạn xã hội, sự suy thoái về mặt đạo đức. Văn học chữ Hán và chữ Nôm đều đạt được nhiều thành tựu. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hàng, Nguyễn Dữ Nhìn chung, trong giai đoạn văn học này, Nho giáo và Đạo giáo phát triển mạnh mẽ, chi phối hệ tư tưởng của các tác gia văn học. Con người cá nhân trong giai đoạn văn học này ngoài việc kế thừa truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, còn thể hiện ở khía cạnh con người tuân thủ theo đạo trời, đạo làm người, là con người tu dưỡng, hoàn thiện nhân cách. Tuy nhiên, do hoàn cảnh đất nước đang lâm vào cảnh rối ren, các thế lực phong kiến lo tranh giành quyền lực đã tạo nên một bộ phận các nhà Nho ở ẩn, sống tách biệt với cuộc sống trần tục, hòa nhập với thiên nhiên, cộng đồng. III. Con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII Có nhiều ý kiến cho rằng văn chương cổ trung đại là văn chương “phi ngã”, là sự thể hiện con người chức năng, phận vị, là sự quẩn quanh với các khuôn thước “tam cương ngũ thường”. Thực tế con người cá nhân trong văn học trung đại được biểu hiện qua các bình diện sau: 1. Con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng 2. Con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn 3. Con người cá nhân với khát vọng tự do, bình đẳng, tình yêu lứa đôi, hạnh phúc 4. Con người cá nhân với cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế Trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến đầu thế kỷ XVIII, về cơ bản con người cá nhân được khẳng định trên bình diện tinh thần, như một thực thể tinh thần, siêu nghiệm dưới các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử, hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với thói tục. Con người cá nhân tự khẳng định mình bằng cách gắn mình với đạo, với tự nhiên, với nghĩa vụ trong sự nghiệp chung của của cộng đồng. Yếu tố quyền lợi cá nhân chưa được chú ý. Với truyện truyền kỳ, giới hạn tâm linh cá nhân đã được mở rộng. Nhu cầu hưởng hạnh phúc trần thế được ý thức dưới hình thái lưỡng tính: vừa đam mê vừa thấy tội lỗi. Cụ thể: 1. Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (1380-1442) Trong sáng tác của Nguyễn Trãi, có một bộ phận thi ca mang đậm tính quy phạm, khuôn thước và mờ nhạt dấu ấn cá nhân. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua mảng thơ đề vịnh trong thơ chữ Hán; mảng thơ răn dạy đạo đức, thơ vịnh cảnh “tùng, cúc, trúc, mai” trong thơ chữ Nôm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn hiện diện một con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi. Con người đó thuộc một mẫu hình riêng, thể hiện trong sự chọn lựa day dứt giữa các tư tưởng, các con đường “lập thân, dưỡng thân, bảo thân” không bao giờ xong của ông. 1.1 Gắn mình với Đạo: Thứ nhất, Nguyễn Trãi tự khẳng định mình là một nhà Nho, một bề tôi đích thực, hành đạo khuôn mình trong lễ nghĩa, trong cái đạo của chức phận quan phương: Đạo làm con liễn đạo làm tôi (Ngôn chí – Bài 1) Miễn là phỏng dạng đạo tiên Nho (Ngôn chí – Bài 2) Là người thì giữ đạo trung dung (Tự giới – Bài 1) Thứ hai, ông khẳng định sự trường tồn của Đạo, tin Đạo, sống với Đạo, vì Đạo: Ngẫm thay mùi đạo cực chưng ngon (Tự thán – Bài 17) Đạo này để trong trời đất (Tự thán – Bài 23) Ông rất ham đạo Thiền: Trúc thông hiên vắng trong khi ấy Năng mấy sơn tăng làm bạn ngâm (Ngôn chí –Bài 4) Cảnh tựa chùa chiền, lòng tựa thầy Có thân chớ phải lợi danh vây (Ngôn chí – Bài 10) Và nhìn đời như một thiền sư: Người ảo hóa khoe thân ảo hóa Thuở chiêm bao thốt sự chiêm bao (Thuật hứng – Bài 2) Đồng thời, ông lại mong muốn được sống an nhàn trong một thế giới vô kỷ, vô công, vô danh, “tề thị phi”, “tề vạn vật” như Trang Tử: Am trúc, hiên mai ngày tháng qua Thị phi nào đến cõi yên hà (Ngôn chí – Bài 3) Có khi lại không muốn theo ai, chỉ theo chính mình, sống theo sở nguyện: Dầu bụt, dầu tiên ai kẻ hỏi Ông này đã có thú ông này (Mạn thuật – Bài 6) Thứ ba, ở Nguyễn Trãi xuất hiện cả ba mẫu hình con người nhà Nho: hành đạo, ở ẩn và tài tử. Mỗi phương diện trên đều được Nguyễn Trãi giãi bày trong nhiều biến thái khác biệt, thậm chí đối nghịch nhau. Mặc dù Nguyễn Trãi tỏ thái độ xa lánh, bất hợp tác với cõi đời mà ông coi là đen bạc, hơn nữa còn biếm họa chính mình: Vừa sáu mươi dư tám chín thu Lưng gầy, da sỉ, tướng lù khù (Ngôn chí – Bài 14) Nhưng trong thực chất, ông là người cực kỳ tự ý thức về mình, cực kỳ tin tưởng vào khả năng, nội tâm, nội lực của chính mình, tự nghiệm mình có tài cả VĂN lẫn VÕ: Đao bút phải dùng, tài đã vẹn Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên Ông mong được đại dụng, được đem sức lực giúp việc đời, không muốn nhàn, không thể nhàn: Còn có một lòng âu việc nước Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung (Thuật hứng – Bài 23) Những vì chúa thánh âu đời trị Há kể thân nhàn, tiếc tuổi tàn (Tự thán – Bài 2) Nguyễn Trãi tự khẳng định công lao của mình cũng như Tiêu Hà giúp Hán Cao Tổ dựng nước và đương nhiên cũng sẽ trường tồn với sử xanh: Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp Xưa nay cũng một sử xanh truyền (Bảo kính cảnh giới – Bài 56) Thậm chí ông còn cao đạo, cao ngạo đến bậc kiêu kỳ, pha một vẻ khinh mạn bất cần: Lừng lựng người rằng chuông ấy đá Đóng thì cũng có tiếng cong cong (Thuật hứng – Bài 16) Trong cảnh ngộ đường cùng, với lối nói khiêm nhường, ông vẫn tự tin khẳng định mình: Thương thần như ngựa đến tuổi già, còn kham rong ruổi Nghĩ thần như thông qua năm rét, càng dạn tuyết sương Quần ngôn mặc kệ gièm pha, thánh ý cứ bề tín nhiệm Khiến cho suy nát trở lại tốt tươi. (Biểu tạ của Gián nghị đại phu kiêm Tri tam quán sự) 1.2 Lựa chọn xuất - xử: 1.2.1 Mâu thuẫn thường trực trong thơ Nguyễn Trãi là mâu thuẫn giữa xuất – xử; lánh trần hay nhập thế. Một mặt ông đeo đẳng: Bui có một niềm chăng nỡ trễ Đạo làm con với đạo làm tôi Nhưng mặt khác ông lại muốn “cởi tục, tìm thanh”, ông muốn an phận, an lòng hưởng thân nhàn: Lều nhàn vô sự ấy lâu dài Nằm ở chẳng từng khuất nhiễu ai (Tự thán – Bài 14) Tuyết đượm chè mai câu dễ động Trì in bóng nguyệt hứng đêm dài (Tự thán – Bài 14) Đó là nơi lý tưởng, quý báu để nghỉ ngơi thân xác và tâm hồn, rất khó đạt tới: Một phút thanh nhàn trong buổi ấy Nghìn vàng ước đổi được hay chăng? (Tự thán – Bài 7) 1.2.2 Những mâu thuẫn trong sự lựa chọn của Nguyễn Trãi giữa xuất – xử, lánh trần hay nhập thế là biểu hiện của ý thức về số phận cá nhân, về bản lĩnh con người, của một ý thức muốn cống hiến cho xã hội, bất chấp hiểm nguy, làm cho sự day dứt của nhà thơ mang tính chất bi kịch cá nhân không lối thoát. Ông là mục tiêu của những khen chê, dị nghị và phải gồng mình lên gánh chịu, bằng mọi cách giữ vững độc lập riêng của mình: Lành dữ âu chi thế nghị khen (Thuật hứng – Bài 24) Thế sự dầu ai hay buộc bện Sen nào có bén trong lầm (Thuật hứng – Bài 25) Hễ tiếng dữ lành tai quản đắp Cần ai khen với liễn ai chê (Thuật hứng – Bài 4) Ai hay chẳng ai hay thì chớ Bui một ta khen ta hữu tình (Tự thán – Bài 13) Có khi ông đã lớn tiếng tranh luận để tự khẳng định, động viên mình: Lâm tuyền ai rặng già làm khách Tài đống lương cao ắt cả dùng Đống lương, tài có mấy bằng mày Cả nhà đòi phen chống khỏe thay Cội rễ bền dời chẳng động Tuyết sương thấy đã đặng nhiều ngày Có thuốc trường sinh càng khỏe thay Hổ phách phục linh nhìn mới biết Dành, còn để trợ dân này! (Tùng) Có lúc ông lại buồn đến vô vọng, buồn đến cô đơn cùng cực, ngỡ mình là một cánh buồm lẻ loi trước cảnh chiều tà mờ ảo mông lung; có lúc lại bất lực, sụp đổ cả về thể chất, chịu hàng phục trước gánh nặng định mệnh, số phận tai ương ngang trái: Thuyền mọn còn chèo, chăng khứng đỗ Trời ban tối, ước về đâu (Ngôn chí – Bài 14) Nhìn thấy Ngu công tua sá hỏi Non từ nay mựa tốn công dời (Thuật hứng – Bài 15) Tuy nhiên, ông vẫn quay trở về với bản tính của mình, lại chịu chơi, lại chấp nhận, tự mãn, thách thức, lại đánh cược bản tính với căn số nghịch của kiếp đời: Khó khăn thì mặc có màng bao Càng khó bao nhiêu chí mới hào (Thuật hứng – Bài 21) 1.3 Hoàn thiện nhân cách Nguyễn Trãi là một người có thái độ “minh triết bảo thân” – một sự sáng suốt, hiểu rõ sự lý, nắm chắc thời thế, tránh nguy giữ mình: Việc ngoài hương đảng chớ đôi co, Thấy kẻ anh hùng hãy nhịn cho. Nhợ nọ có dai nào có đứt, Cây kia toan đắn lại toan đo. Chớ đua huyết khí nên giận, Làm mất lòng người những lo. Hễ kẻ làm khôn thời phải khó Chẳng bằng vô sự ngáy pho pho. (Bảo kính cảnh giới – Bài 49) Tuy nhiên, ông biết giữ nguyên tắc riêng của mình, không hùa theo mọi sự khen chê phàm tục, không chịu lẫn lộn phượng với di ... , dân chủ, đa phương. Ông chấp nhận nét biến dịch tinh vi uyên áo của Đạo; vẫn giao du với giới tu hành, đi chùa và nghiệm sinh sâu sắc trong lẽ “sắc”, “không” của nhà Phật: Sắc là giặc, đam làm chi (Răn sắc) Nhưng lại: Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân Ông còn rất mực nhạy cảm với quy luật của tuổi tác và thời gian vùn vụt trôi: Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm, Những lệ xuân qua tuổi tác thêm. Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ, Một phen liễu rủ một phen mềm. (Thơ tiếc cảnh – Bài 7) Nhờ nhạy cảm, ông bộc lộ được những cảm xúc riêng tư không dễ nói thành lời: Loàn đan ườm hỏi khách lầu hồng Đầm ấm thì thương kẻ lạnh lùng Ngoài ấy dầu còn áo lẻ Cả lòng mượn đáp lấy hơi cùng. (Thơ tiếc cảnh – Bài 10) Và những vần thơ tràn đầy cảm hứng, ngỡ như con người có thể giao hòa cùng thiên nhiên, đất trời, vũ trụ: Trong khi hứng động vừa đêm tuyết Ngâm được câu thần dặng dặng ca. (Ngôn chí – Bài 3) Có thuở biếng thăm bạn cũ Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh. (Bảo kính cảnh giới – Bài 32) * Tiểu kết: “Trong thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta bắt gặp một con người có ý thức cao với đức, tài, lý tưởng đại dụng, khôn khéo, sâu sắc, tự tin, dũng cảm tự khẳng định, chọi lại thói phàm tục của đời người, không trùng khít với khuôn mẫu nào hết. Đó là một nhân cách lớn hết sức phong phú” (Trần Đình Sử) . 2. Con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) và Nguyễn Hàng (thế kỷ XVI) 2.1 Như trên đã nói, ý thức cá nhân là ý thức tự khẳng định sự tồn tại, giá trị riêng của con người, gắn liền với ý nghĩa nhân sinh của con người. Nếu Nguyễn Trãi tự khẳng định con người cá nhân của mình bằng cách đối lập “ta” với “chúng ngươi”; “ta” với “miệng thế”, “lòng người”, “ta” với “bụt”, “tiên” thì con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự khẳng định mình bằng hình thức đối lập, khép kín, không giao tiếp, bằng tư thế “độc thiện kỳ thân” – cô độc một cách cao quý thanh sạch. Ông sống như một ẩn sĩ ngay khi tuổi đời còn rất trẻ: “uống rượu, ngâm thơ, ngao du bên sông”, sống cái cảnh “Một mai, một cuốc, một cần câu”. Như nhiều Nho sĩ ẩn dật, Nguyễn Bỉnh Khiêm hay nói đến chữ “nhàn”: Thấy dặm thanh vân bước ngại chen Được nhàn, ta xá dưỡng thân nhàn (Thơ Nôm –Bài 8) Phiền hiêu bế khước lợi danh quan Liêu ngụ nhàn trung dưỡng đắc nhàn” (Trung Tân quán ngụ hứng) (Khép cửa ải lợi danh phiền não lại Hãy gửi gắm vào trong cảnh nhàn để nuôi dưỡng nhàn) Cùng với chữ “nhàn”, thơ ông còn có các chữ: “tiên”, “vô sự”, lâng lâng”, “tự tại”, “một mình”, : Cao khiết thùy vi thiên hạ sĩ An nhàn ngã thị địa trung tiên (Ngụ hứng) (Cao khiết ai là kẻ sĩ trong thiên hạ Anh nhàn ta là bậc tiên trên đời) Yên đòi phận dầu tự tại Lành dữ khen chê cũng mặc ai (Thơ Nôm – Bài 14) Rồi nhàn thì nhàn tiên vô sự Ngâm ngợi cho nên cảnh hữu tình (Thơ Nôm – Bài 15) Ưu ái vằng vặc trăng in nước Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa (Thơ Nôm – Bài 1) Có thuở lên lầu ngồi đợi nguyệt Một mình uống, lại một mình kham. 2.2 Cùng với sự khép kín, không giao tiếp, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn tự nhận mình là “hèn”, “kém”, “ngu”, “dại” một cách cao ngạo. Đó là một thái độ chủ động, tỉnh táo, bao hàm ý chê trách sự gian xảo ở đời: Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ Người khôn, người đến chỗ lao xao (Thơ Nôm – Bài 79) Ngu dại trần trần là tính cũ (Thơ Nôm – Bài 25) Nhân xảo, ngã giả chuyết, Thùy tri chuyết giả đức Ngã chuyết, nhân giả xảo Thùy tri xảo giả tặc (Tân Trung quán ngụ hứng) (Người ta khéo léo mà mình thì vụng về Biết đâu vụng về ấy chả lại là một đức tốt Ta khờ dại mà người thì xảo quyệt Biết đâu lòng xảo quyệt ấy lại chẳng là một cái hại lớn) Tranh khôn ắt có bề lo lắng (Thơ Nôm – Bài 72) Khôn thì người dái, dại người thương (Thơ Nôm – Bài 82) 2.3 Nhà thơ hầu như không tin vào việc người đời hiểu được lòng tri kỷ, cho nên ý chí tiết tháo không chịu hòa theo thế tục lại được gửi gắm vào thiên nhiên một cách trọn vẹn, sâu sắc: Có ai biết được lòng tri kỷ Vòi vọi non cao nguyệt một vầng (Thơ Nôm – Bài 6) Bán dạ kỷ hồi văn địch vận Cao sơn độc vị tuyệt cầm bi Sinh bình cửu úy duy minh nguyệt Dĩ lý quan san độc tự tùy. (Cảm cựa) (Nửa đêm mấy lần nghe tiếng sáo oán giận Ở núi cao riêng những vì ai thương xót mà dứt tiếng đàn An ủi lâu cho đời mình thì chi có mặt trăng sáng Quan san dằng dặc chỉ một mình đi theo mình) Nói chung, con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm tự khẳng định mình trong những loại đối lập sau: công danh – nhàn vô sự; khen – chê; khôn – dại; giàu – nghèo; ngu – hèn; được – mất, cương – nhu cũng chính là tự khẳng định mình trong lẽ biến dịch, trong phẩm chất tri tuệ thâm thúy. Trọng tâm của ý thức cá nhân là giữ cho mình được thanh thản, an toàn. So với con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi, con người cá nhân trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm thanh cao nhưng khép kín hơn, quyết kiệt hơn, tuyệt giao hơn. Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm không có sự ngập ngừng trăn trở như Nguyễn Trãi, bởi ông không cố chấp câu nệ trong quan niệm xuất xử. Ông cho rằng, là kẻ sĩ thức thời thì phải biết lựa chọn cho mình một con đường xuất xử đúng đắn hợp thời tùy vào hoàn cảnh cụ thể. Nguyễn Bỉnh Khiêm từ bỏ triều đình nhà Mạc bởi ông không muốn tham gia vào những việc làm hại nước, hại dân. Ông muốn trở về sống một cuộc sóng trong sạch, lương thiện, hướng vào thiên nhiên, xem thường danh lợi. Đối với ông, làm quan chỉ là một phương tiện giúp dân giúp nước mà thôi. 2.4 Khuynh hướng con người cá nhân khép kín, sống ẩn dật cũng thể hiện ở Tịch cư ninh thể phú của Nguyễn Hàng. Đây là một bài phú tự trào, một thiên tự truyện về cuộc đời tác giả. Nó thể hiện niềm tự hào của kẻ sĩ ẩn dật trong cảnh an bần lạc đạo: Dẫu ai đón hỏi nguồn cơn. Mặc kẻ thăm tìm dấu tích, Lắng tai mảng rành rành lời trước, phải đoái thương tính mệnh, ngoại vật dẫu lọn thuở thừa lưa. Kẻo mình còn lúc nhúc tài hèn: luống dày đội càn khôn, trong đời chửa chút gì bổ ích. Ngươi chẳng thấy: cánh buồm nhẹ rong chơi bể Bắc, kìa ai lánh đục về trong. Cuộc cờ tàn, ngồi mát non Đông, nọ kẻ phù nghiêng đỡ lệch. Thong thả một năm mười hai tháng, gặp thời bình trị được làm người. Rong chơi ba vạn sáu nghìn ngày, tới cõi trường sinh càng dõi mạch. Dù ai rằng thơ thẩn ngẩn ngơ. Thì ta cũng vu va vu vích. Khác với nhiều nho sĩ “xuất” rồi lại “xử”, “xử” rồi lại “xuất”, Nguyễn Hàng đã trọn đời sống ẩn dật, chưa hề ra làm quan. Hoài bão của Nguyễn Hàng là hành đạo để phụng sự một triều đại chính thống trong một xã hội có kỷ cương, nhưng ông không gặp thời mà phải chọn con đường ẩn dật để giữ tròn khí tiết của kẻ sĩ trong thời loạn. Chữ “nhàn” ở Nguyễn Hàng trước hết thể hiện nhân cách con người ông: Cỏ cây thương vì tính lãn dung Nước non thấu thửa lòng thanh bạch Là sự từ bỏ công danh, phú quý, đi tìm hạnh phúc trong cuộc sống trong sạch, đạm bạc, tự do, ung dung, thích thảng: Sớm ba chén chè sen mát ruột, nài chi vò đát hẩm hiu Bữa vài lưng cơm lốc no lòng, sá quản mâm đan xộc xệch Cầm lầu canh ẩn dật Gẩy khúc nhạc ưu du Tâm sự của Nguyễn Hàng là xu hướng tâm lý chung của tầng lớp nho sĩ ẩn dật cùng thời. Có điều, ở ông lại có những nét riêng ít thấy ở những nho sĩ ẩn dật khác. Đó là thái độ an nhiên “cầm quạt lá xênh xang, quẩy túi thơ xốc xếch”; là phong thái phóng túng dật lạc kiểu Trúc Lâm thất hiền, là khí vị trào lộng Tất cả những nết riêng ấy tạo nên một phong cách Nguyễn Hàng. * Tiểu kết: Có thể thấy rằng, sự xác lập địa vị chủ đạo của Nho giáo đã tạo nên bước ngoặt cho ý thức cá nhân biểu hiện ở tính tích cực lựa chọn xuất xử, niềm kiêu hãnh từ bỏ phàm tục, đối lập với kẻ khác, gắn mình với thanh cao. Ở điểm này, ý thức tự do nội tâm gắn liền với tư tưởng Phật – Lão – Trang. Nhưng nhìn chung vẫn là ý thức cá nhân trong tinh thần siêu nghiệm. 3. Con người cá nhân trong “Việt điện u linh”; “Lĩnh Nam chích quái” và “Truyền kỳ mạn lục” Trong giai đoạn văn học này, do ảnh hưởng ngày càng gia tăng của văn hóa dân gian, chủ đề quyền sống của con người được văn học viết bước đầu đề cập tới. Một số tác phẩm đã phần nào thể hiện yêu cầu giải phóng tình cảm. Đề tài tình yêu nam nữ trở nên quen thuộc hơn, hướng vào hạnh phúc riêng tư của con người. Truyện truyền kỳ, chí quái mở ra thế giới tâm linh siêu thực, cho phép con người cá nhân có dịp biểu hiện nhiều mặt hơn. Quá trình xây dựng nền độc lập dân tộc tất yếu đòi hỏi mẫu người lý tưởng biết yêu nước thương dân, hi sinh lợi ích cá nhân vì phúc lợi dân tộc. Đó là con người công đức – hình ảnh con người được thần hóa các giá trị người “ích nước lợi dân” trong Việt điện u linh. Con người cá nhân chưa trở thành mối quan tâm của tác giả. Đến Lĩnh Nam chích quái, nhân vật Hà Ô Lôi trong truyện Hà Ô Lôi trước khi chết ngâm bài thơ: Sinh tử là trời xá quản bao Nam nhi miễn được tiếng anh hào Thác về thanh sắc là nên thác Chết đằng nào nên cơm cháo nào! Có thể coi là một lời tuyên bố về khát vọng cá nhân mà chưa có chứng giải. Còn với Truyền kỳ mạn lục, ta bắt gặp một thế giới những con người sống trong bể dục, tình dục. DỤC – nhất là tình dục, vật dục xuất hiện như một phạm trù của con người cá nhân, nhưng được hiểu như những biểu hiện phản diện. Con người cá nhân xuất hiện dưới những phẩm chất phản diện, dưới hình thái của cái ác, cái xấu. Cụ thể như: Trọng Quỳnh đánh bạc gán vợ; Trung Ngộ tham dục với hồn ma cây gạo, Dương Thiên Tích dựa thế trả thù báo oán lặt vặt, danh kỹ Hàn Than với sư Vô Lỷ tham dục thác sinh thành thuồng luồng, mối tình bất chính của hồn oan Thị Nghi với viên quan họ Hoàng, các tượng thần ăn trộm ở chùa hoang Đông Triều Nói chung, các nhu cầu hưởng thụ cá nhân, ích kỷ được xem là có cội nguồn yêu quỷ, giao long, thuồng luồng, hắc ám. Mặt khác, cái “dục” của cá nhân tụ do trong tình yêu nam nữ lại được miêu tả như những cuộc tình kỳ ngộ lãng mạn đáng nhớ. Những cuộc tình đó đều là những cuộc gặp gỡ ngoài lễ giáo, hôn thú, thuần túy cá nhân, những mối tư tình lấy hưởng thụ làm mục đích. Song về mặt tình cảm, những cuộc tình đó là những cuộc tình với những cảm xúc ân ái thật táo bạo, hiếm có. Có thể nói, cùng với Hà Ô Lôi trong Lĩnh Nam chích quái, yếu tố tình dục lần đầu tiên được đưa vào văn học dưới dạng lưỡng tính – vừa phủ định vừa khẳng định. Đặc biệt nhất là tình yêu tự do cá nhân không gắn liền với giá thú, nghĩa vụ được khẳng định dưới hình thái tội lỗi, cấm kỵ chỉ có ở loài yêu quái nhưng lại khiến cho người ta thích thú như được ăn trái cấm. Chẳng hạn như mối tình của Nhuận Chi và Túy Tiêu, Hàn Than và Vô Kỷ, Phật Sinh với Lệ Nương, Thị Nghi với quan họ Hoàng 4. Kết luận Trong giai đoạn văn học thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, con người cá nhân đã được khẳng định trên bình diện tinh thần, xuất hiện dưới hai hình thái chính: hoặc là lìa bỏ công danh, thị phi, khen chê, độc thiện kỳ thân, đối lập với kẻ khác phàm tục; hoặc là đam mê vật dục, sắc dục như một tội lỗi nhưng không thấy tội lỗi mà còn cảm thấy đam mê, lãng mạn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đinh Gia Khánh (chủ biên); Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII); NXB Giáo dục, 2005. 2. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử,; Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam; NXB Giáo dục; 1998. 3. Nguyễn Hữu Sơn (tuyển chọn và giới thiệu); Nguyễn Trãi – Về tác gia và tác phẩm; NXB Giáo dục; 2007.
Tài liệu đính kèm: