Đề luyện thi môn thi: Ngữ văn 12 (Số 30)

Đề luyện thi môn thi: Ngữ văn 12 (Số 30)

ĐỀ CHÍNH THỨC

 I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0 điểm)

 Câu1 (2 điểm):

 -Hình ảnh “con cá kiếm” trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê”có ý nghĩa biểu tượng gì?.

 Câu 2(3 điểm):

 -Viết một đoạn văn ngắn cho biết ý kiến của anh/chị về quyết định của hồn Trương Ba khi Đế Thích đề nghị cho hồn Trương Ba nhập vào xác Cu Tị để được sống thì Trương Ba không từ chối ngay mà tỏ ra rất phân vân rồi mới đi đến quyết định

 (Hồn Trương Ba-da hàng thịt- Lưu Quang Vũ

 Sách Ngữ Văn 12-Tập 2)

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1224Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi môn thi: Ngữ văn 12 (Số 30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐỀ LUYỆN THI Môn thi: NGỮ VĂN
 SỐ 30 Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề
------------------------------------------------------------------------------------------------------
 ĐỀ CHÍNH THỨC
 I-PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH(5,0 điểm)
 Câu1 (2 điểm): 
 -Hình ảnh “con cá kiếm” trong tác phẩm “Ông già và biển cả” của Hê-minh-uê”có ý nghĩa biểu tượng gì?.
 Câu 2(3 điểm): 
 -Viết một đoạn văn ngắn cho biết ý kiến của anh/chị về quyết định của hồn Trương Ba khi Đế Thích đề nghị cho hồn Trương Ba nhập vào xác Cu Tị để được sống thì Trương Ba không từ chối ngay mà tỏ ra rất phân vân rồi mới đi đến quyết định 
 (Hồn Trương Ba-da hàng thịt- Lưu Quang Vũ
 Sách Ngữ Văn 12-Tập 2)
 II- PHẦN RIÊNG(5,0 điểm)
 Thí sinh học chương trình nào chỉ được làm câu dành riêng cho chương trình đó (câu 3a hoặc câu 3b) 
 Câu 3 a) Theo chương trình chuẩn(5,0 điểm)
 Hãy phân tích hình ảnh người đàn bà làng chài trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu
 (Sách Ngữ Văn 12-Nxb Giáo Dục 2008)
 Câu 3 b) Theo chương trình nâng cao(5,0 điểm)
 Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và tác phẩm nghệ thuật, cảm quan của người nghệ sĩ trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu
 (Sách Ngữ Văn 12-Nxb Giáo Dục 2008)
.
 Ghi chú: Giám thị không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
***********
I.PHÀN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH
 Câu 1( 2 điểm):
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có thể diễn đạt nhiều cách khác nhau, song cần nêu các ý chính sau:
Trước tiên đó là biểu tượng của uwowcs mơ, khao khát chinh phục được một con cá lớn, đẹp trong cuộc đời của một ngư phủ
Từ đó mở rộng hơn là biểu tượng của ước mơ ,của lí tưởng mà mỗi con người khao khát theo đuổi trong cuộc đời
Cách cho điểm:
Điểm 2: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt
Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt
Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc
 Câu 2(3 điẻm):
Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
Yêu cầu về kiến thức:
 Thí sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí chặt chẽ và thuyết phục.Cần nêu bật được các ý chính sau:
 - Điều đó chứng tỏ Trương Ba cũng là con người bình thường, cũng ham sống ,sợ chết
 - Cuộc đấu tranh với dục vọng bản thân diễn ra quyết liệt, khó khăn “ Thắng kẻ rthù đã khó, thắng chính bản thân mình càng khó hơn”
 - Ca ngợi tinh thần chiến đấu của Trương Ba chống lại cái dung tục để khẳng định bản thân mình
Cách cho điểm:
Điểm 3: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt
 - Điểm 2: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt
Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu
Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề
 II. PHẦN RIÊNG( 5 điểm)
 Câu 3. a. Theo chương trình Chuẩn( 5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm tự sự, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
b)Yêu cầu về kiến thức
 Trên cơ sở nắm nội dung tác phẩm”Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và ghệ thuật khắc hoạ nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa, học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau:
Hoàn cảnh , số phận, đặc điểm ngoại hình của nhân vật
 - Sức chịu đựng và sự hi sinh thầm lặng của người đàn bà làng chài khiến nhiều người ngỡ ngàng:
 + Chấp nhận đòn roi
 + Tự trọng, nhẫn nhục, thấu hiểu lẽ đời, thương con vô bờ, một sự hi sinh mê muội đáng thương
Nghệ thuật:
 + Chú ý sự dụng công của Nguyễn Minh Châu vào sự thay đổi ngôn ngữ và tâm thế của người đàn bà làng chài
Đánh giá
 + Người đàn bà làng chài biểu tượng của tình mẫu tử, chị quặn lòng vì thương con, chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, cảm thông và tha thứ cho chồng 
 + Xây dựng nhân vật người đàn bà, Nguyễn Minh Châu khẳng định bản chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ
Cách cho điểm:
Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt
 - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt
Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu
Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề
 Câu 3. b. Theo chương trình Nâng cao( 5,0 điểm)
a) Yêu cầu về kĩ năng:
Biết làm bài nghị luận văn học, phân tích tác phẩm, kết cấu bài viết chặt chẽ ,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả,dùng từ và ngữ pháp.
 b) Yêu cầu về kiến thức;
 Học sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều hướng khác nhau, nhưng cần phải thể hiện được yêu cầu của đề: Hình tuyượng người nghệ sĩ, bức ảnh nghệ thuật, hiện thực cuộc sống trên chiếc thuyền ngoài xa, biển mù sương biểu hiện rõ quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu:
 1- Bản chất của cái đẹp trong quan niệm của Nguyễn Mnh Châu:
 + Trong tác phẩm: đối tượng biểu hiện, hình thức, ý tưởng đều hướng tới cái đẹp.Là sự đồng nhất giữa hai phạm trù: cái đẹp- đạo đức
 + Bức ảnh: là sự gắn kết hài hòa của cuộc sống , của con người, thiên nhiên và cuộc sống sinh tồn trên chiếc thuyền lặng phắc trước bình minh.
 + Khoảnh khắc tuyệt vời của nghệ thuật vẫn chưa là tất cả. Cuộc truy tìm chân lí, sự thật, cái đẹp vẫn chưa kết thúc.Bức ảnh không phải là nhầm lẫn ngộ nhận, sự dối lừa nhưng cái thế giới ẩn sau nó là điều bí ẩn của người nghệ sĩ.Để hiểu nó, người nghệ sĩ phải tiếp tuch khám phá sự thật ẩn sau cái khoảnh khắc ấy
 2- Thế giới nhân sinh đầy nghịch lí và bi kịch ẩn chứ sau khoảnh khắc đột khởi của cái đẹp trong bức tranh:
 + Sự thật phơi bày ngay sau khoảnh khắc ấy, không phải là sự đối nghịch mà là sự soi tỏ bản chất của khoảnh khắc lì lạ
 + Khoảnh khắc lặng yên và bùng nổ xung đột bi kịch, chứa đựng năng lượng tiềm tànglớn của thế giới nghệ thuật trong tác phẩm.Sự nhìn thấy ở bãi cát là sự bùng nổ, sự phát lộ toàn bộ những xung đột.Bi kịch làm cho người nghệ sĩ phẫn nộ
 + Tương phẩn giữa thế giới nhân sinh và thế giới nghệ thuật.Song không thể tách rời nhau.Cảm quan hiện thực sâu sắc của Nguyễn Minh Châu
 c) Cách cho điểm:
Điểm 5: Đáp ứng các yêu cầu trên, có thể mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt
 - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt
Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu
Điểm 0:Hoàn toàn lạc đề
 ***************

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_thu_mon_ngu_van_2010_7_2374_3059.doc