Đề kiểm tra thử chương Amin – Amino Axit

Đề kiểm tra thử chương Amin – Amino Axit

Câu 1. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:

A. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3

B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3

C. Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trongam phân tử.

D. Các amin đều có tính bazơ.

Câu 2. Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?

A. Stiren B. Alanin C. Etylen D. Buta-1,3- dien

 

doc 4 trang Người đăng ngochoa2017 Lượt xem 1545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra thử chương Amin – Amino Axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA THỬ CHƯƠNG AMIN – AMINO AXIT
Câu 1. Hãy chỉ ra câu sai trong các câu sau:
A. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3
B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn NH3
C. Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trongam phân tử.
D. Các amin đều có tính bazơ.
Câu 2. Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp?
A. Stiren                      B. Alanin                     C. Etylen                     D. Buta-1,3- dien
Câu 3. Để nhận biết dung dịch các chất glixerol, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây?
A. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch HNO3 B. Dùng dung dịch I2, dùng dung dịch HNO3
C. Dùng Ca(OH)2, dùng dung dịch HNO3 D. Dùng quỳ tím, dùng dung dịch iot.
Câu 4. Trung hòa 100 ml dung dịch etylamin cần 60 ml dung dịch HCl 0,1M. Giả sử thể tích không thay đổi. Xác định nồng độ Mol của dung dịch etylamin?
A. 0,6(M)                     B. 0,10(M)                   C. 0,08(M)                   D. 0,06(M)
Câu 5. Cho các chất: C2H5NH2 (1), (C2H5)2NH (2),  C6H5NH2 (3), NH3(4). Thứ tự tăng dần tính bazơ là ?
A. (3)<(2)<(1)<(4)                   B. (4)<3)<(2)<(1)         C. (3)<(4)<(1)<(2)       D. (2)<(3)<(4)<(1)
Câu 6. Cho quỳ tím vào mỗi dung dịch sau đây, dung dịch nào làm quỳ tím hóa đỏ là dung dịch nào?
A. H2N-CH2-COOH                                         B. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)COOH
C. C2H5NH2 D. H2N-[CH2]4- CH(NH2)-COOH
Câu 7: Khối lượng phân tử trung bình của xenlulozơ trong sợi bông là 4860.000 đ.v.c, vậy số gốc glucozơ có trong xenlulozơ này là:
A. 30.000                    B. 25.000                     C. 28.000                    D. 35.000
Câu 8: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính, ta có thể dùng phản ứng của chất này với:
A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4 B. dung dịch KOH và CuO
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3 D. dung dịch KOH và dung dịch HCl
Câu 9: Cho 0,1 mol A (-aminoaxit có 1 nhóm amino và 1 nhóm chức cacboxyl trong phân tử) phản ứng hết với HCl tạo ra 11,15 (g) muối. Chất A là chất nào sau đây:
A. Glyxin                     B. Alanin                     C. Phenylalanin                       D. Valin
Câu 10: Số đồng phân amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là:
A. 3                             B. 5                              C. 4                             D. 2
Câu 11: Dãy các chất đều tác dụng được với alanin là:
A. HCl; NaOH; Cu(OH)2; NaCl                                   B. HBr; KOH; CH3OH; K2SO4
C. HBr; KOH; Al2O3; Cu                                 D. HCl; NaOH; H2SO4, CaCO3
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 amin đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 22(g) CO2 và 14,4(g) H2O. Vậy công thức phân tử của 2 amin là:
A. C3H7N và C4H9N                                         B. C3H9N và C4H11N
C. C2H7N và C3H9N                                         D. C2H5N và C3H7N
Câu 13: Khi thuỷ phân peptit bằng dung dịch axit hay dung dịch bazơ thì giai đoạn sau cùng ta được:
A. các gluxit                B. các axit đa chức      C. glixerol                    D. các loại a- aminoaxit
Câu 14: Polime (-HN-[CH2]5-CO-)n được đều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây?
A. trùng hợp                                                    B. Trùng ngưng
C. trùng hợp hoặc trùng ngưng                                    D. cộng hợp
Câu 15: X là một aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl. Cho 0,89(g) X phản ứng vừa đủ với dung dịch HCl tạo ra 1,255(g) muối. Vậy công thức cấu tạo của X  có thể là:
A. CH3-CH(NH2)-COOH                                 B. H2N-CH2-COOH
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH                         D. CH3-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 16: Một dung dịch amin đơn chức X tác dung vừa đủ với 200ml dung dịch HCl 0,5M. Sau phản ứng thu được 9,55 gam muối. Xác định công thức của X?
A. C6H5NH2 B. C3H7NH2 C. C2H5NH2 D. C3H5NH2
Câu 17: Trong các tên gọi sau đây, tên gọi nào không đúng với chất CH3 – CH(NH2) – COOH?
A. Alanin                               B. axit 2 –aminopropanoic    C. axit α–aminopropionic      D.valin
Câu 18: Phân tử khối trung bình của poli (vinyl clorua) (PVC) là 250000 đvC. Hệ số trùng hợp của PVC là
A. 6000                                    B. 4000                             C. 5500                           D. 5000
Câu 19: Cho các chất H2NCH2COOH, CH3COOH, CH3NH2. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch trên?
A. Quỳ tím                   B. NaOH                      C. HCl                         D. CH3OH/HCl
Câu 20: Amin có công thức CH3 – CH(NH2) – CH3 tên là:
A. Propylamin                                                                     B. Isopropylamin
C. metyletylamin                                                                 D. etylmetylamin
Câu 21: Cho – aminoaxit mạch thẳng A có công thức H2NR(COOH)2 phản ứng hết với 0,1 mol NaOH tạo 9,55 gam muối. A là chất nào sau đây?
A. Axit 2- aminopropanđioic                                               B. Axit 2- aminobutanđioic
C. Axit 2- aminopentanđioic                                               D. Axit 2- amino hexanđioic
Câu 22: X là một amino axit no chỉ chứa một nhóm –COOH và một nhóm – NH2. CHo 2,67 gam X phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 0,3M. Công thức của X là:
A. CH3-CH(NH)2COOH                                        B. C3H7CH(NH)2COOH
C. CH3-CH(NH)2CH2COOH                                  D. H2N-CH2-COOH
Câu 23:Dãy chất nào sau đây đều tác dụng được với NaOH?
A. C2H5COOCH3, C2H5COOH, H2NCH2COOH                 B. C2H5CHO, C2H5COOH, H2NCH2COOH
C. C2H5OH. C2H5COOH, H2NCH2COOH                          D. C2H5COOCH3, C2H5COOH, CH3OH
Câu 24: Cho các chất: NH3, CH3-NH2, (CH3)2NH, C6H5-NH2(anilin). Trật tự tăng dần lực bazơ của các chất là:
A. NH3< CH3-NH2< (CH3)2NH< C6H5-NH2 B. CH3-NH2< (CH3)2NH< C6H5-NH2< NH3
C. CH3-NH2< (CH3)2NH< C6H5-NH2< NH3 D. C6H5-NH2< NH3< CH3-NH2< (CH3)2NH
Câu 25: Có bao nhiêu tripeptit mà phân tử chứa 3 gốc amino axit khác nhau?
A. 5 chất                            B. 6 chất                                  C. 3 chất                                  D. 4 chất
Câu 26: Cho 45g hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 61,425g muối. Thể tích dung dịch HCl cần dùng là:
A. 450ml                           B. 45ml                                                C. 30ml                                  D. 300ml
Câu 27: Có bao nhiêu chất đồng phân là amin bậc 1 có cùng công thức phân tử C4H11N?
A. 4                                   B. 2                                          C. 3                                         D. 1
Câu 28:Cho peptit X có CTCT như sau:H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH
Đem thủy phân peptit X thu được mấy aminoaxit?
A. 4                                   B. 1                                          C. 3                                         D. 2
Câu 29 : Công thức của amin chứa 23,73% khối lượng nitơ là công thức nào ?
A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH                            C. C6H5NH2 D. (CH3)3N
Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no đơn chức đồng đẳng liên tiếp, ta thu được hỗn hợp sản phẩm khí với tỉ lệ thể tích VCO: VHO (ở cùng điều kiện) = 8 : 17
Công thức của hai amin là ở đáp án nào ?
A. C2H5NH2, C3H7NH2 B. C3H7NH2, C4H9NH2
C. CH3NH2, C2H5NH2 D. C4H9NH2, C5H11NH2
Câu 31: Trong phản ứng với các chất hoặc cặp chất dưới đây, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime?
A. nilon–6,6 + H2O                                          B. cao su Buna + HCl
C. polistiren                                                             D. resol
Câu 32: Poli(vinyl ancol) là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp từ monome sau đây ?
A. CH2=CH–COOCH3 B. CH2=CH–OCOCH3
C. CH2=CH–COOC2H5 D. CH3OCO–CH=CH2
Câu 33: PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
CH4 C2H2CH2=CHCl   PVC
Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chiếm 100% metan)
A. 3584 m3 B. 12846 m3 C. 8635 m3 D. 6426 m3
Câu 34: Cho dung dịch của các chất riêng biệt sau:  C6H5 – NH2 (X1) (C6H5 là vòng benzen); CH3NH2 (X2);
H2N – CH2 – COOH (X3);        HOOC – CH2 – CH2 – CH(NH2) – COOH (X4)
H2N – (CH2)4 – CH(NH2) – COOH (X5)
Những dung dịch làm giấy quỳ tím hóa xanh là dung dịch nào?
A. X1; X2; X5 B. X2; X3; X4 C. X2; X5 D. X3; X4; X5
Câu 35 : Cho 0,012 mol aminoaxit X phản ứng vừa đủ với HCl tạo ra 1,506 g muối Y. Công thức cấu tạo của X là:
A. H2N–CH2–COOH.                                                  B. H2NCH2–CH(NH2)–COOH.
C. H2N–CH2–CH2–COOH.                                          D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH.
Câu 36 : Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ nitron, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?
A. Tơ nilon – 6,6 và tơ capron.                                    B. Tơ visco và tơ axetat.
C. Tơ tằm và nitron                                         D. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
Câu 37: Tiến hành trùng ngưng hỗn hợp glyxin và alanin. Hỏi có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit ?
A. 2                             B. 3                              C. 4                             D. 5 .
Câu 38: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng khâu mạch polime là :
A. Cho poli(vinyl axetat) tác dụng với NaOH.             B. Clo hóa nhựa PVC
C. Hiđro hóa cao su buna                                            D. Lưu hóa cao su.
Câu 39: Hợp chất hoặc cặp hợp chất nào dưới đây không thể tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. Phenol và fomanđehit                                 B. Buta-1,3-đien và stiren
C. Axit ađipic và hexanmetilenđiamin             D. Axit -aminocaproic
Câu 40: Biết X là 1 aminoaxit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80 ml dung dịch HCl 0,125M và thu được 1,835 gam muối khan. Mặt khác khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 200 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định công thức phân tử của X?
A.C2H5(NH2)COOH B. C3H6(NH2)COOH
C. C3H5(NH2)2COOH                                      D. C3H5(NH2)(COOH)2
Câu 41: X là một aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm – NH2 và 1 nhóm – COOH. Cho 0,445 gam X phản ứng vừa đủ với NaOH tạo ra 0,555 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của X có thể là:
A. H2NCH2COOH                                           B. CH3CH(NH2)COOH
C. H2NCH=CHCOOH                                     D. CH3CH(NH2)CH2COOH
Câu 42: Khi rửa dụng cụ thuỷ tinh đựng anilin người ta:
A.Tráng bằng dd kiềm rồi rửa lại bằng nước.   B.Tráng bằng dd axit rồi rửa lại bằng nước.
C.Tráng bằng dd brom rồi rửa lại bằng nước.  D.Chỉ cần rửa bằng nước ví anilin rất dể tan.
Câu 43. Để khử mùi tanh của cá (là hỗn hợp các amin). Trong thực tế người ta dùng ?
A. Nước                       B. Muối ăn                   C. Giấm                       D. Lá xả
Câu 44: Cho sơ đồ biến hoá sau: Alanin  X  Y. Y là chất nào sau đây?
A.CH3-CH(NH2)-COONa                                B.ClH3NCH2CH2COOH
C.CH3-CH(NH3Cl)-COOH                               D.CH3-CH(NH3Cl)-COONa
Câu 45: Alanin có thể phản ứng với tất cả các chất nào trong dãy sau?
A.Ba(OH)2, CH3OH, H2NCH2COOH               B.HCl, Cu, CH3NH2
C.C2H5OH, FeCl2, Na2SO4 D.H2SO4, CH3CHO, H2O
Câu 46: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 50 ml dung dịch HCl 0,2 M.Cô cạn dung dịch sau phản ứng được 1,835 g muối.Khối lượng mol của A là:
A.89 u                       B.103 u                                    C.147 u                       D.105 u
Câu 47: Trong phân tử amino axit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dd NaOH, cô cạn dd sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là:                                 A.H2NC3H6COOH      B.H2NCH2COOH         C.H2NC2H4COOH       D.H2NC4H8COOH
Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng?
A.Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
B.Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.
C.Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng số gốc α-amino axit.
D.Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng n – 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE KIEM TRA THU CHUONG AMIN AMINO AXIT.doc