Câu 1: (1 điểm)
+ Ý nghĩa của câu thơ đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo?
Câu 2: (2 điểm)
a) Trình bày khái niệm luật thơ?
b) Vẽ mô hình luật thơ (gieo vần và hài thanh) của bài thơ sau
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Câu 3: (7 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức ”
Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 12 Trường THPT số 2 An Nhơn Học kì I, Năm học 2009-2010 ---------------------------- Thời gian: 90 phút ********* Câu 1: (1 điểm) + Ý nghĩa của câu thơ đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo? Câu 2: (2 điểm) Trình bày khái niệm luật thơ? Vẽ mô hình luật thơ (gieo vần và hài thanh) của bài thơ sau “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Câu 3: (7 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức ” ------------------------------------------ Sở GD-ĐT Bình Định ĐỀ KIỂM TRA NGỮ VĂN 12 Trường THPT số 2 An Nhơn Học kì I, Năm học 2009-2010 ---------------------------- Thời gian: 90 phút ********* Câu 1: (1 điểm) + Ý nghĩa của câu thơ đề từ “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo? Câu 2: (2 điểm) Trình bày khái niệm luật thơ? Vẽ mô hình luật thơ (gieo vần và hài thanh) của bài thơ sau “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” Câu 3: (7 điểm) Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức “ ----------------------------------------- Trường THPT số 2 An Nhơn ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 12 - HỌC KÌ I, 2009-2010 Câu 1: (1 điểm) Yêu cầu diễn đạt mạch lạc, đảm bảo nội dung cơ bản sau: Cây đàn là biểu tượng cho nghệ thuật, còn là biểu tượng cho đất nước Tây Ban Nha vì thế câu thơ thể hiện tình yêu nghệ thuật (với Lor-ca nghệ thuật là lẽ sống mà Lor-ca không muốn rời xa) và tình yêu quê hương xứ sở của nghệ sĩ Lor-ca. Câu thơ còn là một thông điệp mà Lor-ca muốn nhắn gửi tới người đời: Mong muốn hậu thế cần phải biết quên đi NT của Lor-ca, sáng tạo cái mới để tiếp tục thực hiện khát vọng cách tân nghệ thuật còn dang dở của ông. Câu 2: (2 điểm) Trình bày chính xác khái niệm Luật thơ (1 điểm): Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp.trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định. Phân tích luật thơ (1 điểm) + Gieo vần: độc vận (hoa-nhà) + Hài thanh: Tiếng 1 2 3 4 5 6 7 Đối Dòng 1 T B T Dòng 2 B T B hoa Đối Dòng 3 B T B Dòng 4 T B T nhà Câu 3: (7 điểm) vYêu cầu chung & Về kỹ năng: - Biết cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ . - Biết và có khả năng vận dụng kết hợp các thao tác lập luận, nhất là thao tác phân tích để làm nổi bật những đặc sắc về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của đoạn thơ. - HS có thể triển khai ý, lập luận theo nhiều hướng khác nhau (nhằm khuyến khích khả năng sáng tạo ở HS) nhưng phải đảm bảo bố cục 3 phần rõ ràng: mở bài, thân bài, kết bài và phải có dẫn chứng (lấy từ tác phẩm) & Về kiến thức: - Hiểu và làm rõ được vấn đề trọng tâm cần nghị luận: Nỗi nhớ và vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu. vYêu cầu cụ thể: & Mở bài: Giới thiệu về Xuân Quỳnh: nhà thơ của tình yêu, của hạnh phúc đời thường. Tình yêu trong thơ XQ nhiều cung bậc, lúc tha thiết đắm say, khi thì nồng nàn cháy bỏng. Khái quát nội dung đoạn thơ: mượn hình tượng Sóng-nhớ bờ, nhà thơ bộc lộ nỗi thao thức trong tình yêu, vừa quên lại vừa lạ. & Thân bài: Nội dung: Nỗi nhớ da diết, cuộn trào bao trùm, xuyên thấm cả không gian, trải dài theo thời gian (thể hiện gián tiếp qua hình ảnh “Sóng nhớ bờ”) Nỗi nhớ nồng nàn, mãnh liệt: cảm xúc nhớ nhung trào dâng vượt ra ngoài giới hạn của không gian và thời gian, len lỏi vào trong tiềm thức, chiếm trọn cả phần vô thức “torng mơ còn thức”(thể hiện trực tiếp, chân thành, không hề che giấu) Nghệ thuật: Xây dựng hình tượng sóng đôi : Sóng và Em trong cấu trúc đoạn thơ, khi thì tách đôi, khi thì hoà nhập làm một góp phần diễn tả những cung bậc cảm xúc phong phú của một trái tim khao khát yêu đương. Câu thơ 5 chữ với nhịp thơ đều đặn vừa miêu tả hình ảnh những con sóng, vừa thể hiện nỗi nhớ bất tận như những đợt sóng vỗ liên hồi vào bờ. & Kết bài: + Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ: yêu nồng nàn, nhớ da diết. Bằng cách đan xen hình tượng Sóng-bờ, Em-anh Xuân Quỳnh đã bộc bạch chân thành khát vọng yêu thương của bản thân và của mọi người. + Đoạn thơ (cả bài thơ) tiêu biểu cho phong cách thơ XQ: chân thành, đằm thắm nhưng không kém phần đắm say, mãnh liệt. BIỂU ĐIỂM + Điểm 7: Bài viết đảm bảo đầy đủ nội dung kiến thức và kĩ năng. Văn phong sáng rõ, sạch đẹp và diễn đạt trôi chảy, giàu cảm xúc. Có cách triển khai lập luận sáng tạo. + Điểm 5,6: Bài viết đảm bảo kĩ năng và hơn 2/3 nội dung kiến thức. Văn phong sáng rõ, sạch đẹp và diễn đạt trôi chảy. Có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả. + Điểm 3,4: Bài viết chỉ đảm bảo một nửa nội dung kiến thức, diễn đạt tương đối mạch lạc, chặt chẽ hoặc đảm bảo bố cục, đầy đủ luận điểm nhưng phân tích chưa sâu. Có thể mắc một số lỗi về diễn đạt. + Điểm 1,2: Bài viết chưa đảm bảo về bố cục, phân tích sơ sài, thiếu dẫn chứng. Yếu về kỹ năng: diễn đạt lủng củng, mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, đặt câu. + Điểm 0: Lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.
Tài liệu đính kèm: