Đề kiểm tra năm học: 2010 - 2011 môn thi: Ngữ Văn

Đề kiểm tra năm học: 2010 - 2011 môn thi: Ngữ Văn

Câu 1 : (2.0đ)

 Anh (chị ) hiểu như thế nao về nguyên lí “ Tảng băng trôi” của Hê – minh – uê ? Nguyên lí ấy được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “ Ông già và biển cả” ?

Câu 2 : (3.0đ)

Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) hiểu biết của anh ( chị) về ý nghĩa của câu nói sau :

 Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ( Nguyễn Bá Học).

PHẦN RIÊNG (5 điểm )

 Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc 3.b)

Câu 3a : Theo chương trình chuẩn (5.0 đ)

 Cảm nhận của Anh (chị ) về người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

 

doc 5 trang Người đăng hien301 Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra năm học: 2010 - 2011 môn thi: Ngữ Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD – ĐT Lâm Đồng	ĐỀ KIỂM TRA – NĂM HỌC : 2010 - 2011
Trường THPT Trần Phú.	 	 Môn thi : NGỮ VĂN 
Tổ : Văn	 Thời gian : 150 phút
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (0.5 điểm) 
Câu 1 : (2.0đ)
 	Anh (chị ) hiểu như thế nào về nguyên lí “ Tảng băng trôi” của Hê – minh – uê ? Nguyên lí ấy được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “ Ông già và biển cả” ?
Câu 2 : (3.0đ)
Trình bày trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) hiểu biết của anh ( chị) về ý nghĩa của câu nói sau :
	Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông ( Nguyễn Bá Học).
PHẦN RIÊNG (5 điểm )
	Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu 3.a hoặc 3.b)
Câu 3a : Theo chương trình chuẩn (5.0 đ)
 	Cảm nhận của Anh (chị ) về người đàn bà làng chài trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.
Câu 3b : Theo chương trình nâng cao (5.0đ)
	Cảm nhận của anh ( chị ) về hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của nhà văn Nguyễn Trung Thành .
 Hết 
Sở GD – ĐT Lâm Đồng.	 ĐÁP ÁN KIỂM TRA 
Trường THPT Trần Phú.	 MÔN VĂN : 12 , NĂM HỌC : 2010 – 2011.
Tổ : Văn	 THỜI GIAN : 150 PHÚT
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5 điểm)
Câu 1 : (2.0đ)
	a/ Yêu cầu về kiến thức :
	Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau , song cần nêu bật được các ý chính sau đây :
	- Lấy hình ảnh “tảng băng trôi”, phần nổi thì ít, phần chìm thì nhiều, Hê – minh – uê muốn yêu cầu đối với một nhà văn hay một tác phẩm văn học : không trực tiếp, công khai phát ngôn mà thông qua việc xây dựng hình tượng, ngôn ngữ có nhiều sức gợi tạo ra những khoảng trống để người đọc tự rút ra ý nghĩa của tác phẩm.
	- Nguyên lí ấy được thể hiện trong đoạn trích “ Ông già và biển cả” :
	+ Phần nổi : Cuộc săn đuổi con cá kiếm của ông lão Xan – ti – a – gô, một cuộc săn đuổi gian khổ, căng thẳng và quyết liệt được nhận thức như một cuộc săn bắt cá giữa ngư phủ và con mồi.
	+ Phần chìm là lớp nghĩa hàm ẩn , khiến cho hai nhân vật (ông lão và con cá kiếm) trở thành những biểu tượng : con cá kiếm là hình ảnh của ước mơ, của lí tưởng mà mỗi con người thường theo đuổi trong đời, còn hình ảnh ông lão đánh cá đơn độc dũng cảm săn đuổi con cá lớn nhất đời mình là một biểu tượng về vẻ đẹp của ước mơ và hành trình gian khổ của con người để biến ước mơ thành hiện thực.
 	b/ Cách cho điểm :
	- Điểm 2 : Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, có thể còn mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
	- Điểm 1 : Trình bày được một nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
	- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
Câu 2 : (3.0đ)
	a/ Yêu cầu về kĩ năng :
	Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội : Bài làm có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về chính tả , dùng từ và ngữ pháp.
	b/ Yêu cầu về kiến thức .
	Học sinh có thể đưa những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần hợp lí, thiết thực và có sức thuyết phục. Cần nêu được các ý sau :
	 - Ý nghĩa khái quát của câu nói : khẳng định và nhấn mạnh yếu tố tinh thần và tư tưởng của con người đối với công việc. Khi tư tưởng thông suốt, tinh thần vững vàng thì con người sẽ có quyết tâm cao, có ý chí mạnh mẽ để vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống cũng như trong công việc.
	- Ý kiến của cá nhân về câu nói này và có những nhận xét, đánh giá về tinh thần, thái độ của thế hệ trẻ ngày nay khi giải quyết những vướng mắc khó khăn trong công việc, cuộc sống
	PHẦN RIÊNG ( 5 điểm ).
Câu 3 a: (5đ) Theo chương trình chuẩn.
	a/ Yêu cầu về kĩ năng.
	Học sinh biết cách vận dụng khả năng đọc – hiểu để làm bài nghị luận văn học ; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả , dùng từ và ngữ pháp.
	b/ Yêu cầu về kiến thức .
- Trên cơ sở nắm vững đoạn trích tác phẩm, thí sinh phân tích được các chi tiết : 
+ Ngoại hình.
+ Ngôn ngữ.
 	+ Tính cách : vẻ đẹp tâm hồn, sự cam chịu nhẫn nhục, hi sinh, bao dung 
	- Cảm nhận : 
+ Chia sẻ với người đàn bà về cảnh đời bất hạnh, khổ đau cả thể xác lẫn tinh thần.
	+ Trân trọng tình mẫu tử và những niềm vui, hạnh phúc mà chị cố gắng chắt lọc trong đau khổ.
	+ Cảm thông với người đàn bà hoặc không đồng tình với thái độ cam chịu của chị.
	- Liên hệ, thông điệp của nhà văn : Lòng nhân ái của nhà văn đối với con người; cần có cái nhìn không đơn giản, sơ lược về cuộc sống và con người; chiến tranh chống ngoại xâm đã qua nhưng chúng ta cũng cần phải đấu tranh chống lại cái ác.
c/ Cách cho điểm :
	- Điểm 4 -5 : Đáp ứng được các yêu cầu trên, có còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
	- Điểm 2 - 3 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
	- Điểm 1 : Phân tích qua sơ sài, diễn đạt còn yếu.
	- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
Câu 3b : (5đ) Theo chương trình nâng cao.
	a/ Yêu cầu về kĩ năng
	Biết làm bài nghị luận văn học, vận dụng khả năng đọc – hiểu để làm bài, kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
	b/ Yêu cầu về kiến thức :
	Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành , học sinh có thể triển khai theo nhiều hướng khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau:
	- Cây xà nu hiện lên trong tác phẩm trước hết như một loài cây đặc thù , tiêu biểu của miền đất Tây Nguyên.Qua hình tượng cây xà nu, nhà văn đã tạo dựng một bối cảnh hùng vĩ và hoang dã đậm màu sắc Tây Nguyên cho câu chuyện .
	- Cây xà nu là hình tượng xuyên suốt , được miêu tả công phu, đậm nét trong toàn bộ tác phẩm:
	+ Cây xà nu gắn bó mật thiết với đời sống của dân làng Xô Man. : trong những sinh hoạt, trong những sự kiện trọng đại : Dc phân tích.
	- Cây Xà nu là biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người Xô Man.
	+ Cây xànu ham ánh sáng và khí trời ( phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh sáng) cũng như dân làng Xô Man ham tự do.
	+ Trong chiến tranh cây xà nu phải chịu sự huỷ diệt của kẻ thù (cả rừng xà nu hàng vạn cây không cây nào là không bị thương ) cũng như dân làng Xô man phải chịu nhiều đau thương 
+ Cây xà nu có sức sống mãnh liệt không gì tàn phá nổi ( cạnh một cây vừa ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên) cũng như các thế hệ dân làng Xô Man kế tiếp nhau đứng dậy chiến đấu.
	Qua hình tượng cây xà nu, người đọc hiểu biết thêm cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên và nhất là thêm yêu quý , tự hào về những phẩm chất cao đẹp của họ. 
	c/ Cách cho điểm :
- Điểm 4 -5 : Đáp ứng được các yêu cầu trên, có còn mắc vài lỗi nhỏ về diễn đạt.
	- Điểm 2 - 3 : Trình bày được nửa các yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt.
	- Điểm 1 : Phân tích qúasơ sài, diễn đạt còn yếu.
	- Điểm 0 : Hoàn toàn lạc đề.
 Hết 

Tài liệu đính kèm:

  • doc_ THI TH_ TN THPT MGN V_N TP.doc