I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:
- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 học kì I. Cụ thể:
+ Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận xã hội.
II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
Hình thức tự luận.
Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút.
III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
ĐỀ KIỂM TRA –MÔN NGỮ VĂN LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (Thời gian 45 phút- không kể thời gian giao đề) I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ văn lớp 12 học kì I. Cụ thể: + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận xã hội. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 45 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 1.Văn học: Tuyên ngôn Độc lập -Tiểu sử, quan điểm sáng tác, di sản văn học, phong cách tác giả. 1 2 20% = 2đ 2. Làm văn Tạo lập văn bản Viết bài văn nghị luận xã hội 1 7 70,0% = 7đ 1 20% 1 70% 10đ = 100,0% Mã số 1 ĐỀ KIỂM TRA Năm học 2011-2012 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI Câu 1: Nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh. Câu 2: Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời (Đất Nước- Trích Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm) Dựa vào những câu thơ trên, anh chị hãy phát biểu trong một bài văn ngắn (không quá 400 từ) ý kiến cá nhân về trách nhiệm của thế hệ thanh niên hiện nay với đất nước. V. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM. Câu Nội dung Điểm 1 a. Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. b. Hồ Chí Minh luôn coi trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. c. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh luôn xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. + Viết cho ai? ( đối tượng) + Viết để làm gì? (mục đích) + Viết cái gì? ( nội dung) + Viết như thế nào? ( hình thức). 0,5 0,5 0,5 0,5 2 a) Yêu cầu về kĩ năng. Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về ngữ pháp. b) Yêu cầu về nội dung. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: - Đất nước kết tinh, hóa thân trong mỗi con người; con người phải có tinh thần cống hiến, có trách nhiệm đối với sự trường tồn của quê hương, xứ sở. - Suy nghĩ của cá nhân về lời nhắn nhủ trong những câu thơ trên. Cần nêu ý kiến riêng của bản thân, có sự lí giải khác nhau, nhưng cần phải logic, thuyết phục. ( Chú ý: Cho thêm 1đ đối với những bài viết hay, sáng tạo) 1 3 3 Mã số 2 ĐỀ KIỂM TRA Năm học 2011-2012 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI Câu 1: Nêu tóm tắt di sản văn học của Hồ Chí Minh. Câu 2: Viết một bài văn ngắn nêu suy nghĩ của mình về ý kiến của văn hào Lỗ Tấn: Ước mơ không phải là cài gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. HƯỚNG DẪN CHẤM Mã số 2 Câu Nội dung Điểm 1 a. Văn chính luận. - Mục đích đấu tranh chính trị, tấn công kẻ thù, những nhiệm vụ cm đề ra. - Tố cáo tội ác và bản chất của TDP, kêu gọi đấu tranh, vận động cm. - Nghệ thuật; tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, giọng văn thâm thúy. b. Truyện và kí. - Dựa trên cơ sở có thật để hư cấu, kết hợp lối kể dân gian truyền thống và lối biểu hiện phương Tây. c. Thơ ca - Nhật kí trong tù (1942- 1943) - Thơ Hồ Chí Minh (1967) - Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh ( 1990) 1 0,5 0,5 2 a) Yêu cầu về kĩ năng. Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về ngữ pháp. b) Yêu cầu về nội dung. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: - Ước mơ là một khái niệm trừu tượng và vì thế nó không phải là thứ gì đó luôn có sẵn trong cuộc sống của con người. - Con người phải biết ước mơ nhưng quan trọng hơn là không chỉ mơ ước mà phải biết hành động để biến ước mơ thành hiện thực. - Để thực hiện ước mơ chúng ta cần cố gắng vươn lên, vượt lên chính mình để ước ma thành hiện thực. ( Chú ý: Cho thêm 1đ đối với những bài viết hay, sáng tạo) 1 2 2 2 Mã số 3 ĐỀ KIỂM TRA Năm học 2011-2012 MÔN : NGỮ VĂN- LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ĐỀ BÀI Câu 1: Nêu phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Câu 2: Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử. Anh (chị) hãy trình bày suy ngĩ của mình về câu nói của A. Lin- côn. HƯỚNG DẪN CHẤM Mã số 3 Câu Nội dung Điểm 1 - Phong cách nghệ thuật của bác vừa phong phú vừa đa dạng. + Văn chính luận: lí lẽ đanh thép,bằng chứng đầy thuyết phục, giàu hình ảnh, giọng văn đa dạng. + Truyện và kí: thể hiện một nghệ thuật trào phúng, sắc bén, tuy nhẹ nhàng hóm hỉnh nhưng rất sâu cay, thâm thúy, mang đậm nét Á Đông. + Thơ ca: lời lẽ giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, cổ điển mà hiện đại, chiến sĩ mà thi sĩ. 2 2 a) Yêu cầu về kĩ năng. Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi về ngữ pháp. b) Yêu cầu về nội dung. Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: - Trong cuộc sống, con người ta đôi khi phải biết chấp nhận để có thể đem lại nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống. - Câu nói của A. Lin- côn, lãnh tụ vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc Mĩ, hướng con người đến sự trung thực trong học tập thi cử. - Là một người trung thực, dù bị trượt trong thi cử anh ta vẫn có thể học lại để có kiến thức thật sự cho mình. - Gian lận trong thi cử giúp anh ta đỗ trong kì thi nhưng lại không có kiến thức, đến lúc nào đó anh ta sẽ bị đào thải. 1 2 2 2 2
Tài liệu đính kèm: