Câu 41:Cho dãy các hợp chất hữu cơ: triolein, metyl propionat, tinh bột, axit axetic, axit fomic, vinyl axetat. Có bao nhiêu chất trong dãy khi đốt hoàn toàn thu được số mol CO2 và H2O không bằng nhau?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 42:Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là
A. HCOOC6H5. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.
Câu 43:Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn.
B. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este.
C. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol.
D. Fructozơ có nhiều trong mật ong.
Câu 44:Nhận định nào sau đây sai?
A. Các este đều tham gia phản ứng thủy phân. B. Các este thường có mùi thơm đặc trưng.
C. Các este rất ít tan trong nước. D. Các este đều tồn tại ở thể rắn.
Trang 1/5 - Mã đề thi 119 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT QUANG HÀ ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT ÔN THI THPT QUỐC GIA 2020- LẦN 1 Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN Môn thi thành phần: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 119 Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108. Câu 41:Cho dãy các hợp chất hữu cơ: triolein, metyl propionat, tinh bột, axit axetic, axit fomic, vinyl axetat. Có bao nhiêu chất trong dãy khi đốt hoàn toàn thu được số mol CO2 và H2O không bằng nhau? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 42:Cho các chất sau: CH3COOCH3, HCOOCH3, HCOOC6H5, CH3COOC2H5. Chất có nhiệt độ sôi thấp nhất là A. HCOOC6H5. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3. Câu 43:Phát biểu nào sau đây sai? A. Ở điều kiện thường, chất béo (C17H33COO)3C3H5 ở trạng thái rắn. B. Metyl acrylat, tripanmitin và tristearin đều là este. C. Thủy phân hoàn toàn chất béo luôn thu được glixerol. D. Fructozơ có nhiều trong mật ong. Câu 44:Nhận định nào sau đây sai? A. Các este đều tham gia phản ứng thủy phân. B. Các este thường có mùi thơm đặc trưng. C. Các este rất ít tan trong nước. D. Các este đều tồn tại ở thể rắn. Câu 45:Saccarozơ là loại đường phổ biến nhất, có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt.Công thức phân tử của saccarozơ là A. (C6H10O5)n. B. C12H24O12. C. C12H22O11. D. C6H12O6. Câu 46:Cho từ từ dung dịch HCl 1M vào 200 ml dung dịch X chứa Na2CO3 và NaHCO3. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau: Nếu cho từ từ 200 ml dung dịch HCl 0,8M và H2SO4 aM vào 200 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y và 1,792 lít khí CO2 (đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được mgam kết tủa. Giá trị của m là A. 44,06. B. 39,40. C. 48,72. D. 41,73. Câu 47:Các phát biểu sau: (a) Glucozơ phản ứng với H2 (t o, Ni) cho sản phẩm là sobitol. (b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau. (c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. (e) Fructozơ là hợp chất đa chức. (d) Có thể điều chế ancol etylic từ glucozơ bằng phương pháp sinh hóa. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Trang 2/5 - Mã đề thi 119 Câu 48:Đun nóng 5,18 gam metyl axetat với 100ml dung dich NaOH 1M đến phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 6,28. B. 8,20. C. 6,94. D. 5,74. Câu 49:Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 3 H2O 2 4 , oH SO t X1 + X2 + X3 + X4 (b) X1 + 2 H2 , oNi t X2 Cho biết X là triglixerit có số liên kết π < 6 và có 55 nguyên tử C trong phân tử; X1, X2, X3, X4 là những hợp chất hữu cơ khác nhau, X2 có nhiều hơn X3 hai nhóm CH2. Nhận định nào sau đây không đúng? A. X3 có % mH =12,5%. B. X4 là glixerol. C. X có 5 liên kết π. D. X1 có % mC < 70%. Câu 50:Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, popin, vinyl axetilen và a mol H2 có xúc tác Ni (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2), thu được 0,2 mol hỗn hợp Y ( gồm các hiđrocacbon) có tỷ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là A. 0,06. B. 0,08. C. 0,04. D. 0,10. Câu 51:Cho m gam glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t 0, hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam sobitol. Giá trị của m là A. 45,0. B. 36,0. C. 45,5. D. 40,5. Câu 52:Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit axetic với glixerol (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng), số sản phẩm hữu cơ chứa chức este có thể thu được là A. 5. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 53:Cho sơ đồ phản ứng sau (các phản ứng ở điều kiện và xúc tác thích hợp): (1) C6H12O6 (glucozơ) → X + Y; (2) X + O2 → Z + T; (3) Y + T → (C6H10O5)n + O2; (4) X + Z → P + T; Phát biểu nào sau đây sai? A. Chất P là etyl axetat. B. Ở nhiệt độ thường, chất Y tan tốt trong chất T. C. Chất X có nhiệt độ sôi thấp hơn chất Z. D. Đốt cháy hoàn toàn chất Z, thu được Y và T. Câu 54:Muối kẽm photphua thường được dùng để làm thuốc diệt chuột. Công thức hóa học của kẽm photphua là A. Zn2P3. B. Zn3(PO4)2. C. ZnS. D. Zn3P2. Câu 55:Đun nóng dung dịch chứa 18,0 gam glucozơ với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 10,8. B. 32,4. C. 21,6. D. 16,2. Câu 56:Thủy phân m gam xenlulozơ trong môi trường axit. Cho sản phẩm tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 1,1m gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân là A. 81,0%. B. 78,5%. C. 84,5%. D. 82,5%. Câu 57:Đun nóng 48 gam axit axetic với lượng dư ancol etylic (xúc tác axit H2SO4 đặc), thu được 45,76 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là A. 55%. B. 75%. C. 60%. D. 65%. Câu 58:Tiến hành thí nghiệm điều chế xà phòng theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 ml dầu dừa và 3 ml dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ và liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 8-10 phút. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất. Bước 3: Để nguội hỗn hợp. Bước 4: Rót thêm vào hỗn hợp 4-5 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội. Nhận định không đúng về thí nghiệm này là A. Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô thì phản ứng thủy phân không xảy ra. B. Việc thêm dung dịch NaCl bão hòa ở bước 4 nhằm giúp xà phòng nổi lên trên mặt, dễ dàng tách ra khỏi hỗn hợp. C. Sau bước 3, khi để nguội ta thấy phần dung dịch bên trên có một lớp chất lỏng màu trắng đục. D. Ở bước 1, có thể thay thế dầu dừa bằng mỡ động vật. Trang 3/5 - Mã đề thi 119 Câu 59:Hỗn hợp X gồm metyl fomat, đimetyl oxalat, glixeryl triaxetat và phenyl axetat. Thủy phân hoàn toàn 4,73 gam X trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam hỗn hợp muối và 1,56 gam hỗn hợp Y gồm các ancol. Cho Y tác dụng với Na dư, thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 4,73 gam X bằng oxi, thu được 9,24 gam CO2 và 2,61 gam H2O. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 5,3. B. 5,5. C. 5,9. D. 5,8. Câu 60:Hỗn hợp 2 este X, Y là hợp chất thơm có cùng công thức phân tử là C8H8O2. Cho 4,08 gam hỗn hợp trên tác dụng vừa đủ với 1,6 gam NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là A. 2,66. B. 4,96. C. 3,34. D. 5,94. Câu 61:Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai? A. 1 mol X phản ứng được với tối đa 2 mol Br2. B. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là 2. C. Phân tử X có 5 liên kết π. D. Công thức phân tử của X là C52H102O6. Câu 62:Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam cacbohiđrat X cần 6,72 lít O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Hấp thụ hết sản phẩm cháy bằng 250 ml dung dịch Ba(OH)2 thì thấy khối lượng dung dịch giảm 1,1 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch Ba(OH)2 là A. 0,2M. B. 0,3M. C. 0,4M. D. 0,8M. Câu 63:Tên gọi của chất béo có công thức (CH3[CH2]16COO)3C3H5 là A. triolein. B. tristearin. C. tripanmitin. D. trilinolein. Câu 64:Tiến hành sản xuất ancol etylic từ xenllulozơ với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 2 tấn ancol etylic, khối lượng xenlulozơ cần dùng là A. 5,031 tấn. B. 10,062 tấn. C. 3,521 tấn. D. 2,515 tấn. Câu 65:Cho 5,1 gam este đơn chức Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 4,80 gam muối và 2,3 gam một ancol. Công thức cấu tạo của Y là A. C3H7COOC2H5. B. C2H5COOC2H5. C. HCOOCH3. D. C3H7COOCH3. Câu 66:Hỗn hợp X chứa ba este đều no, mạch hở và không chứa nhóm chức khác. Đốt cháy hoàn toàn 0,24 mol X với lượng oxi vừa đủ, thu được 60,72 gam CO2 và 22,14 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 0,24 mol X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp gồm hai ancol đều đơn chức có tổng khối lượng là 20,88 gam và hỗn hợp Z chứa hai muối của hai axit cacboxylic có mạch không phân nhánh, trong đó có x gam muối X và y gam muối Y (MX< MY). Tỉ lệ gần nhất của x : y là A. 0,5. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,6. Câu 67:Cho sơ đồ chuyển hóa: Xenlulozơ + 2 0 +H O,H t X 3 3+DungdòchAgNO /NH döY +DungdòchHClZ Trong sơ đồ trên, các chất X, Y, Z lần lượt là A. fructozơ, amino gluconat, axit gluconic. B. glucozơ, amino gluconat, axit gluconic. C. fructozơ, amoni gluconat, axit gluconic. D. glucozơ, amoni gluconat, axit gluconic. Câu 68:Trộn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, Cu và CuO ( trong đó nguyên tố O chiếm 12,82% theo khối lượng hỗn hợp) với 7,05 gam Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa đồng thời HCl; 0,05 mol KNO3 và 0,1 mol NaNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z chỉ chứa muối clorua và 0,15 mol hỗn hợp khí T gồm N2 và NO. Tỉ khối của T so với H2 là 14,667. Cho Z phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 dư, kết thúc phản ứng thu được 56,375 gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 33. B. 30. C. 31. D. 32. Câu 69:Một loại xenlulozơ trong thành phần của sợi bông có khối lượng phân tử là 5184000 đvC. Trong phân tửxenlulozơ trên có x nguyên tử H và y nhóm –OH. Tổng giá trị (x+y) có giá trị là A. 352000. B. 384000. C. 416000. D. 320000. Câu 70:Hỗn hợp X gồm các triglixerit trong phân tử đều chứa axit stearic, axit oleic, axit linoleic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần a mol O2 thu được 0,285 mol CO2. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ được m1 gam muối. Giá trị a và m1 lần lượt là A. 0,8 và 8,82. B. 0,4 và 4,56. C. 0,4 và 4,32. D. 0,8 và 4,56. Câu 71:Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là A. Glucozơ, fructozơ, anđehit axetic. B. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ. C. Glucozơ, glixerol, axit fomic. D. Fructozơ, glixerol, anđehit axetic. Trang 4/5 - Mã đề thi 119 Câu 72:Để điều chế etyl axetat trong phòng thí nghiệm, lắp dụng cụ như hình vẽ sau: Hóa chất được cho vào bình 1 trong thí nghiệm trên là A. axit axetic, etanol và axit H2SO4 đặc. B. Axit axetic và etanol. C. axit axetic và metanol. D. Axit axetic, metanol và axit H2SO4 đặc. Câu 73:Thủy phân hoàn toàn ese X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H10O4 trong dung dịch NaOH, đun nóng, sản phẩm thu được gồm hai muối và một ancol. Công thức của X là A. HCOOCH2CH2OOCCH2CH3. B. CH3OOCCH2CH2COOCH3. C. CH3COOCH2CH2OOCCH3. D. CH3OOCCH2COOCH2CH3. Câu 74:Số este có công thức phân tử C4H8O2là A. 2. B. 4. C. 3. D. 6. Câu 75:Đun nóng este X với dung dịch NaOH, thu được muối CH2=CHCOONa và ancol CH3OH. Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. metyl acrylat. C. vinyl axetat. D. etyl acrylat. Câu 76:Khi thủy phân hợp chất hữu cơ X (không có phản ứng tráng bạc) trong môi trường axit, rồi trung hòa axit thì dung dịch thu được có phản ứng tráng bạc. X là A. anđehit axetic. B. ancol etylic. C. glixerol. D. saccarozơ. Câu 77:Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,4. B. 6,3. C. 4,5. D. 3,6. Câu 78:Cho X, Y là 2 axit cacboxylic hai chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp, Z, T là hai este hơn kém nhau 1 nhóm CH2, Y và Z là đồng phân của nhau, (MX< MY< MT). Đốt cháy 23,04 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z và T cần dùng 20,48 gam O2. Mặt khác, 5,76 gam hỗn hợp E tác dụng vừa đủ 200 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được 1,4 gam hỗn hợp 3 ancol có số mol bằng nhau. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm về khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 36. B. 18. C. 20. D. 40. Câu 79:Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo được gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. (b) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (c) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (d) Tripanmitin, triolein có công thức lần lượt là: (C15H31COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 80:Đốt cháy hoàn toàn 12,0 gam este X cần dùng 0,4 mol oxi, sản phẩm cháy dẫn qua bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 40 gam kết tủa. Mặt khác, đun nóng 18,0 gam X với 450 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là A. 24,2. B. 26,4. C. 24,6. D. 20,4. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 5/5 - Mã đề thi 119 ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM KHẢO SÁT THPT QUỐC GIA 2020 MÔN HÓA KHỐI 12 Câu Mã đề 119 Mã đề 220 Mã đề 319 Mã đề 420 Mã đề 519 Mã đề 620 41 B D D A A A 42 C A C B D D 43 A D A C A A 44 D B C C C B 45 C D B C B B 46 C B C B B D 47 A B D D D A 48 C A C C B D 49 D C D B C B 50 B A C C D C 51 A C D A D C 52 A A D D C C 53 B C D C C A 54 D C B A C D 55 C A A A B D 56 D C B D C D 57 D C C C B A 58 C B B A B C 59 D B A D A A 60 C B A B B A 61 D A B A D C 62 D D C A A B 63 B C A D B C 64 A D B A B D 65 B D B C B A 66 B B D D D A 67 D A D B A C 68 C C B D A B 69 C A C B A B 70 B D D B D B 71 A B A B C C 72 A D C A A A 73 A B A D C B 74 B A A D A B 75 B D A D C C 76 D D C C A B 77 C C B B C D 78 A A A B D C 79 A C B C D D 80 B B D A D D
Tài liệu đính kèm: