Đề kiểm tra học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quang Diệu

Đề kiểm tra học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quang Diệu

Câu 4: Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “lọt khí” được diễn ra

A. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải.

B. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD.

C. Từ khi pít- tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét.

D. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải.

Câu 5: Ở hệ thống làm mát bằng nước, khi nhiệt độ của nước làm mát vượt quá giới hạn cho phép thì:

A. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước chảy tắt về bơm.

B. Van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước vừa qua két nước vừa đi tắt về bơm.

C. Van hằng nhiệt đóng cả hai đường nước.

D. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước qua két làm mát.

 

doc 2 trang Người đăng haivyp42 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Công nghệ Lớp 11 - Mã đề 101 - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Trần Quang Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT TRẦN QUANG DIỆU
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2018-2019
Môn: Công nghệ . Lớp:11 . Thời gian làm bài: 45 phút. 
(Không kể thời gian phát đề)
Họ tên học sinh: ........................................................ Số thứ tự: ................. Mã đề thi: 101
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 6 điểm)
Câu 1: Bộ phận nào có tác dụng ổn định áp suất của dầu bôi trơn:
A. Van an toàn bơm dầu.	B. Van trượt.
C. Van hằng nhiệt.	D. Van khống chế.
Câu 2: Điểm chết dưới (ĐCD) của pít-tông là gì?
A. Là điểm mà pit-tông ở gần tâm trục khuỷu nhất.
B. Là điểm mà pit-tông ở xa tâm trục khuỷu nhất.
C. Là vị trí mà ở đó pit-tông bắt đầu đi lên.
D. Là vị trí tại đó vận tốc tức thời của pit-tông bằng 0.
Câu 3: Tìm phương án sai?
A.  Bộ chế hoà khí hoà trộn xăng và không khí ở ngoài xilanh.
B.  Bộ chế hoà khí có cả trong ĐC xăng và ĐC điêzen.
C.  Bộ chế hoà khí không có trong động Điêzen.
D.  Bộ chế hoà khí chỉ có trong ĐC xăng.
Câu 4: Ở kỳ 2 của động cơ xăng 2 kỳ, giai đoạn “lọt khí” được diễn ra
A. Từ khi pit-tông ở ĐCT cho đến khi pit-tông bắt đầu mở cửa thải.
B. Từ khi pit-tông mở cửa quét cho đến khi pit-tông xuống tới ĐCD.
C. Từ khi pít- tông mở cửa thải cho tới khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét.
D. Từ khi pit-tông đóng cửa quét cho tới khi pit-tông đóng cửa thải.
Câu 5: Ở hệ thống làm mát bằng nước, khi nhiệt độ của nước làm mát vượt quá giới hạn cho phép thì:
A. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước chảy tắt về bơm.
B. Van hằng nhiệt mở cả hai đường để nước vừa qua két nước vừa đi tắt về bơm.
C. Van hằng nhiệt đóng cả hai đường nước.
D. Van hằng nhiệt chỉ mở một đường cho nước qua két làm mát.
Câu 6: Khởi động bằng tay thường sử dụng cho những động cơ có
A.  Công suất lớn.	B.  Công suất nhỏ.
C.  Công suất trung bình.	D.  Công suất rất lớn
Câu 7: Sơ đồ truyền lực từ ĐCĐT tới các bánh xe chủ động của ô tô theo thứ tự nào sau đây:
A. Động cơ - Ly hợp - Hộp số - Truyền lực các đăng - Bánh xe chủ động.
B. Động cơ - Ly hợp - Hộp số - Truyền lực các đăng - Truyền lực chính và bộ vi sai - Bánh xe chủ động.
C. Động cơ - Hộp số - Ly hợp - Truyền lực các đăng - Truyền lực chính và bộ vi sai - Bánh xe chủ động.
D. Động cơ - Hộp số - Ly hợp - Truyền lực các đăng - Bánh xe chủ động.
Câu 8: Khi động xăng 4 kỳ làm việc, biết trục khuỷu của động cơ quay 22000 vòng tính từ đầu chu trình làm viêc vậy bugi của động cơ đánh lửa bao nhiêu lần:
A. 22000 lần	B. 11000 lần	C. 1100 lần	D. 44000 lần
Câu 9: Đối trọng của trục khuỷu có tác dụng là:
A. Tạo sự cân bằng cho trục khuỷu.	B. Giảm ma sát.
C. Tạo quán tính.	D. Tạo momen lớn.
Câu 10: Nhờ chi tiết nào trong cơ cấu phân phối khí mà các xupap đóng kín được các cửa khí ở ĐCĐT 4 kỳ?
A. Đũa đẩy.	B. Lò xo xupap.	C. Cò mổ.	D. Gối cam.
Câu 11: Ở động cơ xăng 2 kỳ, khi cửa nạp mở thì hỗn hợp nhiên liệu sẽ được nạp vào trong:
A. Buồng đốt.	B. Nắp xilanh.	C. Cacte.	D. Xilanh.
Câu 12: Bánh đà của ĐCĐT có công dụng:
A. Tham gia vào việc biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay.
B. Tích luỹ công do hỗn hợp khí cháy tạo ra.
C. Cung cấp động năng cho píttông ngoại trừ ở kỳ nổ.
D. Thực hiện tất cả các công việc được nêu.
Câu 13: Động cơ nào thường dùng pit-tông làm nhiệm vụ đóng mở cửa nạp, cửa thải?
A. Động cơ xăng 4 kỳ.	B. Động cơ 2 kỳ.
C. Động cơ Điêden 4 kỳ.	D. Tất cả đều sai.
Câu 14: Sự hình thành hoà khí ở động cơ điêzen ở:
A. Đầu kì cháy dãn nở.	B. Ngoài xilanh
C. Đầu kì nạp.	D. Trong xilanh.
Câu 15: Đối với động cơ điêzen 4 kỳ thì nhiên liệu được nạp vào dưới dạng nào?
A. Nạp dạng hoà khí trong suốt kì nạp.
B. Nạp dạng hoà khí ở cuối kì nén.
C. Phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén.
D. Phun tơi vào đường nạp trong suốt kì nạp.
Câu 16: Trong chu trình làm việc của động cơ xăng 2 kỳ, ở kỳ 2, trong xi lanh diễn ra các quá trình:
A. Quét-thải khí, thải tự do, nén và cháy.
B. Cháy-dãn nở, thải tự do và quét-thải khí.
C. Quét-thải khí, lọt khí, nén và cháy.
D. Cháy-dãn nở, thải tự do, nạp và nén.
Câu 17: Nhiên liệu được đưa vào xilanh của động cơ xăng 4 kỳ là vào:
A. Cuối kỳ nén.	B. Kỳ thải.	C. Kỳ nạp.	D. Kỳ nén.
Câu 18: Trong sơ đồ cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống khởi động bằng động cơ điện, KHÔNG có bộ phận nào sau đây?
A. Động cơ điện.	B. Khớp truyền động.
C. Cần rung.	D. Lò xo
Câu 19: Ở động cơ xăng 2 kỳ, ta pha nhớt vào xăng để bôi trơn theo những tỉ lệ nào?
A. 1/10 à 1/20.	B. 1/20 à 1/40.	C. 1/20 à 1/30.	D. 1/30 à 1/40.
Câu 20: Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng vòi phun trong động cơ xăng có ưu điểm?
A.  Cung cấp lượng xăng và KK phù hợp với chế độ làm việc của ĐC.
B.  ĐC có thể làm việc bình thường khi bị nghiêng, thậm chí bị lật ngược.
C.  Giúp cho ĐC cháy hoàn hảo hơn.
D.  Cả ba phương án đều đúng
Câu 21: Tấm hướng gió trong hệ thống làm mát bằng không khí có tác dụng gì?
A. Giảm tốc độ làm mát cho động cơ.	B. Tăng tốc độ làm mát động cơ
C. Ngăn không cho gió vào động cơ.	D. Định hướng cho đường đi của gió
Câu 22: Đầu dây nào được dẫn nối đến bugi động cơ?
A. Đầu dây W2.	B. Đầu dây W1.	C. Đầu dây WN.	D. Đầu dây WĐK
Câu 23: Đưa nhớt đi tắt đến mạch dầu chính khi nhớt còn nguội là nhờ tác dụng của:
A. Bầu lọc nhớt.	B. Van khống chế.	C. Van an toàn.	D. Két làm mát.
Câu 24: Vùng nào trong ĐC cần làm mát nhất?
A. Vùng bao quanh buồng cháy	B. Vùng bao quanh cácte
C. Vùng bao quanh đường xả khí thải	D. Vùng bao quanh đường nạp
II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 4 điểm)
Câu 1: (3 điểm) Cho sơ đồ hệ thống bôi trơn cưỡng bức hãy trình bày nguyên lý làm việc?
Câu 2: (1điểm) Tại sao vào mùa đông hay những ngày trời lạnh, xe máy lại khó khởi động hơn thời tiết nắng ấm.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_cong_nghe_lop_11_ma_de_101_nam_hoc.doc
  • docTHI HK 2 CÔNG NGHỆ 11 2018-2019_phieudapan.doc