Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn: Vật lý lớp 10 ( ban cơ bản)

Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn: Vật lý lớp 10 ( ban cơ bản)

Câu 1 : Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ của thời điểm mà ta xét trùng với số đo thời gian trôi :

a. Một xe ô tô xuất phát từ BMT lúc 6 giờ đến TP.HCM lúc 12giờ 30 phút

b. Một đoàn tàu hỏa xuất phát từ Vinh lúc o giờ đến Huế lúc 8 giờ 30 phút .

c. Trận bóng rổ diễn ra từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút .

d. Máy bay cất cánh từ Hà Nội lúc 9giờ đến TP.HCM lúc 12 giờ.

Câu 2 : Trường hợp nào dưới đây, có thể coi vật là chất điểm :

a. Tàu hỏa đậu trên sân ga.

b. Trái đất chuyển động quay quanh trục của nó .

c. Cánh quạt quay quanh trục của nó .

d. Máy bay đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng .

Câu 3 : Hãy chỉ ra câu không đúng khi nói về chuyển động thẳng đều .

a. Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng .

b. Quãng đường đi được S tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động .

c. Tốc độ trung bình của chuyển động trên mọi đoạn đường là như nhau .

d. Chuyển động đi lại của một pít tông trong xi lanh .

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 971Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I năm học 2006 – 2007 môn: Vật lý lớp 10 ( ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2006 – 2007
MÔN: VẬT LÝ LỚP 10 ( BAN CƠ BẢN)
ĐỀ NGHỊ CỦA TRƯỜNG THPTDTNT N’ TRANG LƠNG
Câu 1 : Trong trường hợp nào dưới đây số chỉ của thời điểm mà ta xét trùng với số đo thời gian trôi :
Một xe ô tô xuất phát từ BMT lúc 6 giờ đến TP.HCM lúc 12giờ 30 phút
Một đoàn tàu hỏa xuất phát từ Vinh lúc o giờ đến Huế lúc 8 giờ 30 phút .
Trận bóng rổ diễn ra từ 13 giờ 30 phút đến 15 giờ 30 phút .
Máy bay cất cánh từ Hà Nội lúc 9giờ đến TP.HCM lúc 12 giờ.
Câu 2 : Trường hợp nào dưới đây, có thể coi vật là chất điểm :
Tàu hỏa đậu trên sân ga.
Trái đất chuyển động quay quanh trục của nó .
Cánh quạt quay quanh trục của nó .
Máy bay đi từ Hà Nội đến Đà Nẵng .
Câu 3 : Hãy chỉ ra câu không đúng khi nói về chuyển động thẳng đều .
Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là đường thẳng .
Quãng đường đi được S tỷ lệ thuận với thời gian chuyển động .
Tốc độ trung bình của chuyển động trên mọi đoạn đường là như nhau .
Chuyển động đi lại của một pít tông trong xi lanh .
Câu 4 : Phương trình chuyển động của 1 vật chuyển động thẳng đều dọc theo trục ox trong trường hợp vật xuất phát từ gốc o là :
	a. S = vt 	b. x = vt 	c . S = x0 + vt 	d. x = x0 + vt .
Câu 5 : Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục ox có dạng 
x = 2 + 5t ( x đo bằng km, t bằng giờ ) .
Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc là bao nhiêu ? 
Từ gốc o với vận tốc 5 km / giờ .
Từ gốc o với vận tốc 2 km / giờ .
Từ điểm M cách gốc o 2 km và vận tốc 5 km / giờ .
Từ điểm M cách gốc o 5 km và vận tốc 3 km / giờ .
Câu 6 : Cho đồ thị vận tốc - thời gian của một chuyển động thẳng của một vật có dạng như hình vẽ kết luận nào sau đây là đúng? 
Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ 0 đến t1 .
Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ t1 đến t 2 .
Vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian từ t2 đến t 3 .
Vật không chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian nào cả . 
 v 
 t
 0 t1 t 2 t3 
 Câu 7 : Chọn câu đúng khi nói về chuyển động thẳng biến đổi đều : 
a.Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều tăng dần đều theo thời gian .
b.Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều giảm dần đều theo thời gian 
c. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi theo thời gian .
 d. Véc tơ gia tốc không đổi theo thời gian .
 Câu 8 : Công thức tính đường đi của chuyển động thẳng biến đổi đều là :
	a. 	b. 
	c. 	d. 
 Câu 9 : Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do:
Chuyển động theo phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới .
Tại thời điểm t = 0 vật có vận tốc khác 0 .
Tại một nơi gần mặt đất, mọi vật đều rơi với cùng gia tốc g .
Là một chuyển động nhanh dần đều .
Câu 10 : Một ô tô đang chạy với vận tốc 36 km/ giờ trên đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và xe chuyển động chậm dần đều đi được 50m thì đừng hẳn . Gia tốc chuyển động của xe là :
	a. a = 1 m / s2 	b. a = - 1 m / s2 	c. a = 2 m / s2 	d . a = - 2 m / s2 
Câu 11 : Chọn câu sai khi nói về chuyển động tròn đều .
Chuyển động tròn đều có quỹ đạo là đường tròn .
Chuyển động tròn đều có tốc độ dài không đổi theo thời gian .
Chuyển động tròn đều có tốc độ góc không đổi theo thời gian .
Chuyển động tròn đều có a không đổi theo thời gian .
Câu 12 : Một vật được thả rơi tự do từ độ cao h = 20 m so với mặt đất . Thời gian rơi của vật là : ( lấy g = 10 m / s2 ) .
	a. t = 4s 	b. t = 2s	 	c. t = 10s 	d. t = 20s .
Câu 13 : Một chiếc Canô chạy xuôi dòng sông từ A đến B mất 3 giờ. A cách B 36km. Nước chảy với vận tốc 2 km/h, vận tốc tương đối của Canô đối với nước là bao nhiêu? 
	a. 12 km / h	b. 2 km / h 	c. 14 km / h 	d . 10 km / h .
Câu 14 : Một xe Môtô chạy trên vòng tròn đua có bán kính 100m với vận tốc 
108km/ h . Độ lớn của gia tốc hướng tâm là :
	a. a= 9 m/s2 	b. a = 0,9 m/s2 	c. a = 3m/s2 	d. a = 0,3 m/s2 .
Câu 15 : Khi ngồi trên xe ôtô bắt đầu chuyển bánh thì hành khách sẽ như thế nào?
	a. Chúi người về phía trước 	b. Ngả người về phía sau .
	c. Ngả người sang bên phải d. Ngả người sang bên trái .
Câu 16 : Câu nào sau đây là đúng?
Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không duy trì chuyển động được .
Nếu vật không có lực tác dụng thì nó sẽ đứng yên mãi .
Lực tác dụng vào vật sẽ làm thay đổi gia tốc của chuyển động . 
Lực tác dụng vào vật làm thay đổi vận tốc chuyển động của vật . 
Câu 17 : Chọn câu đúng : Hợp lực của 2 lực có độ lớn F và 2F có thể là :
	a. Nhỏ hơn F 	b. Vuông góc với lực F 
	c. Lớn hơn 3F	d. Vuông góc với lực 2F
Câu 18 : Cho 2 lực đồng quy có cùng độ lớn là 5N. Góc giữa 2 lực phải bằng bao nhiêu thì hợp lực có độ lớn bằng 5N .
	a. 900 	b. 300	c. 1200	d. 600 
Câu 19 : Chọn đáp án đúng. Một vật đang chuyển động với vận tốc 1m/s . Nếu tự nhiên không còn lực nào tác dụng vào nó thì nó sẽ :
	a. Chuyển động tăng tốc lên .	 b. Dừng lại ngay lập tức .
	c. Chuyển động chậm đần và đừng lại 	 d. Chuyển động theo quán tính .
Câu 20 : Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về khái niệm lực? 
Lực là nguyên nhân gây ra chuyển động .
Lực là nguyên nhân gây ra gia tốc cho vật .
Lực là nguyên nhân gây ra biến dạng cho vật .
Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác .
Câu 21 : Nếu 1 vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật có độ lớn giảm đi thì vật sẽ thu được gia tốc như thế nào?
	a. Lớn hơn 	b. Nhỏ hơn 	c. Bằng không 	d. Không thay đổi .
Câu 22 : Một hợp lực 10N tác dụng vào 1 vật có khối lượng 50kg lúc đầu đang đứng yên sau 20 giây nó sẽ đi được 1 quãng đường là :
	a. 20m	b. 40m	c. 2m	d. 0,2m .
Câu 23 : Một ôtô đang chuyển động với vận tốc 10m/s bị phanh lại chuyển động chậm dần đều đi được 50m thì đừng lại, gia tốc của ôtô thu được là bao nhiêu? Lực phanh tác dụng vào ôtô là bao nhiêu? Biết khối lượng của ôtô là 1 tấn, chọn chiều dương là chiều chuyển động :
	a. a= - 1 m/s2 , F = 100N 	b. a = 1m/s2 , F = - 100N 
	c. a = - 1m/s2 , F = - 100N 	d. a = 1m/s2 , F = 100N .
Câu 24 : Một người có khối lượng 55kg đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn là:
	a. 500N 	b. 550N	c. 55N	d. 50N .
Câu 25 : Một vật có khối lượng 1kg ở trên mặt đất có trọng lượng 10N. Khi chuyển động tới điểm cách tâm trái đất 2R (R là bán kính trái đất) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu Niutơn? 
	a. 1N 	b. 2,5N	c. 5N	d. 10N .
Câu 26 : Điều nào sau đây sai khi nói về lực đàn hồi.
Lực đàn hồi xuất hiện khi một vật bị biến dạng.
Lực dàn hồi xuất hiện khi vật chuyển động.
Trong giới hạn dàn hồi, độ lớn của lực dàn hồi tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
Các mặt tiếp xúc biến dạng khi bị ép vào nhau thì lực dàn hồi có phương vuông góc với mặt tiếp xúc.
Câu 27 : Trong các cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách nào viết đúng?
	a. F mST = mt N	 b. F mST = mt N	 c. F mST = mt N	d. F mST = mt N 
Câu 28 : Điều nào sau đây đúng khi nói về trọng tâm của vật rắn:
Trọng tâm của vật rắn là tâm của vật đó. 
Trọng tâm của vật rắn là điểm chia đều vật.
Trọng tâm của vật là điểm đặt của trọng lực tác dụng vào vật.
Trọng tâm của vật là điểm đặt của hợp lực tác dụng vào vật.
Câu 29 : Điều nào sau đây sai khi nói về 2 lực cân bằng:
2 lực cân bằng là 2 lực bằng nhau.
2 lực cân bằng là 2 lực có cùng giá.
2 lực cân bằng là 2 lực có cùng độ lớn.
2 lực cân bằng là 2 lực có chiều ngược nhau.
Câu 30 : Điều nào sau đây đúng khi nói về điều kiện cân bằng của 1 vật chịu tác dụng của 3 lực không song song?
	a. Cả 3 lực có độ lớn bằng nhau. 	b. Cả 3 lực phải cùng giá.
	c. Cả 3 lực phải có cùng điểm đặt .	d. Cả 3 lực phải có giá đồng phẳng. 
 Trần nhà 
Câu 31 : Một thanh đồng chất có trọng lượng P 
được gắn vào tường nhờ bản lề và sợi dây thẳng Tường 
đứng để giữ thanh nằm ngang. Kết luận nào sau Dây
đây là đúng? ¶ 
 Bản lề Thanh đồng chất 
Mô men của lực căng > mô mem của trọng lực.
Mô men của lực căng < mô mem của trọng lực.
Mô men của lực căng = mô mem của trọng lực.
Lực căng = trọng lực.
Câu 32 : Chọn câu đúng:
Mô men lực là lực tác dụng vào vật làm cho vật quay.
Mô men lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
Mô men lực có độ lớn bằng lực tác dụng.
Mô men lực có đơn vị là Niutơn.
Câu 33 : 2 người khiêng 1 vật nặng có trọng lượng P đặt ở giữa đòn. Người thứ nhất khoẻ hơn người thứ 2 nên:
Lực tác dụng lên người thứ nhất > lực tác dụng lên người thứ hai.
Lực tác dụng lên người thứ nhất < lực tác dụng lên người thứ hai.
Lực tác dụng lên 2 người bằng nhau.
Lực tác dụng cả lên người thứ nhất.
Câu 34 : Chọn câu đúng khi nói về điều kiện cân bằng của 1 vật có mặt chân đế:
Trọng lực phải có giá đi qua mặt chân đế.
Các lực tác dụng vào vật phải đặt vào mặt chân đế.
Các vật có mặt chân đế bao giờ cũng cân bằng.
Trọng tâm của vật “rơi“ ra ngoài mặt chân đế.
Câu 35 : Kết luận nào sau đây đúng khi nói về chuyển động tịnh tiến của vật rắn:
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động đều.
Chuyển động tịnh tiến luôn luôn có a = 0.
Chuyển động tịnh tiến của vật rắn là chuyển động có đường nối 2 điểm bất kỳ luôn luôn song song với chính nó.
Chuyển động tịnh tiến của vật là chuyển động mà vật không bị lực tác dụng.
Câu 36 : Một vật đang quay quanh trục với tốc độ góc w. Nếu bỗng nhiên mô men lực tác dụng lên nó mất thì:
	a. Vật dừng lại ngay.	b. Vật đổi chiều quay.
	c . Vật quay đều với w. 	 d. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
Câu 37 : 2 Lực của ngẫu lực có độ lớn F = 3N cánh tay đòn của ngẫu lực là 20cm. Mô men của ngẫu lực là:
	a. 60 Nm	b. 0,6 Nm 	c. 120 Nm 	d. 1,2 Nm .
Câu 38 : Chọn câu sai, khi vật rắn quay quanh một trục thì:
Mọi điểm ở vật đều quay cùng tốc độ góc.
Mô men lực tác dụng vào vật làm thay đổi tốc độ góc của vật.
Vật quay đều thì tốc độ góc không đổi.
Khi vật quay thì tốc độ góc không đổi.
Câu 39 : Chọn câu đúng. Mức quán tính của 1 vật quay quanh 1 trục không phụ thuộc vào:
	a. Khối lượng của vật . 	b. Hình dạng và kích thước của vật.
	c. Tốc độ góc của vật. 	d. Vị trí của trục quay.
Câu 40 : Chọn câu sai khi nói về hợp lực của 2 lực // cùng chiều:
Là một lực // với 2 lực thành phần.
Có giá chia ngoài 2 giá của 2 lực thành phần.
Có chiều cùng chiều với 2 lực thành phần.
Có độ lớn = tổng 2 độ lớn của 2 lực thành phần.
------------------------/ /-----------------------
ĐÁP ÁN
 1. (b) 2. (d) 3. (d) 4. (b) 5. (c) 6. (a) 7. (d) 8. (c) 9. (b) 10. (b)
11. (d) 12. (b) 13. (c) 14. (a) 15. (b) 16. (d) 17. (b) 18. (c) 19. (d) 20. (a)
21. (b) 22. (b) 23. (c) 24. (b) 25. (b) 26. (b) 27. (b) 28. (c) 29. (a) 30. (d) 
31. (c) 32. (b) 33. (c) 34. (a) 35. (c) 36. (c) 37. (b) 38. (d) 39. (c) 40. (b)

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Ly10ch_hk1_TNTL.doc