Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Văn 12

Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Văn 12

CÂU 1: Sáng tác của Nguyễn Ai Quốc-Hồ Chí Minh được viết bằng ngôn từ nào trong các thứ tiếng sau đây:

A Tiếng Pháp

B Tiếng Hán.

C Tiếng Việt.

D Cả ba thứ tiếng trên.

CÂU 2: Phẩm chất nào trong các phẩm chất sau đây làm nổi bật chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh trong “Nhật ký trong tù”

A Tinh thần kiên cường bất khuất.

B Tâm hồn yêu thương mênh mông.

C Phong thái ung dung, chủ động.

D Lạc quan.

E Tất cả các phẩm chất trên.

CÂU 3: Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về hình ảnh nào sau đây:

A Rừng núi Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của những người lính Tây Tiến.

B Cảnh và người Tây Bắc.

C Chân dung người lính Tây Tiến.

D Cả ba phương án trên.

E Dữ kiện A, C

 

doc 9 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Môn Văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - MÔN VĂN 12
Thời gian : 90 phút
CÂU HỎI :
A – Phần trắc nghiệm : ( 3điểm)
CÂU 1: Sáng tác của Nguyễn Aùi Quốc-Hồ Chí Minh được viết bằng ngôn từ nào trong các thứ tiếng sau đây:
Ao 	Tiếng Pháp
Bo 	Tiếng Hán.
Co 	Tiếng Việt.
Do	Cả ba thứ tiếng trên.
CÂU 2: Phẩm chất nào trong các phẩm chất sau đây làm nổi bật chân dung tinh thần của Hồ Chí Minh trong “Nhật ký trong tù”ø
Ao 	Tinh thần kiên cường bất khuất.
Bo 	Tâm hồn yêu thương mênh mông.
Co Phong thái ung dung, chủ động.
Do Lạc quan.
Eo Tất cả các phẩm chất trên.
CÂU 3: Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ “Tây Tiến” là nỗi nhớ. Nỗi nhớ của Quang Dũng hướng về hình ảnh nào sau đây:
Ao 	Rừng núi Tây Bắc với những cuộc hành quân gian khổ của những người líùnh Tây Tiến.
Bo 	Cảnh và người Tây Bắc.
Co Chân dung người lính Tây Tiến.
Do Cả ba phương án trên.
Eo Dữ kiện A, C
CÂU 4: Tình cảm nào sau đây được Hoàng Cầm bộc lộ trực tiếp trong mười câu thơ đầu bài “Bên kia sông Đuống”:
Ao 	Nhớ. 
Bo Tiếc. 
Co Xót xa.
Do Cả ba tình cảm trên.
CÂU 5: Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của Nguyễn Đình Thi (bài thơ Đất nước) được hiện lên qua hình ảnh, chi tiết nào sau đây:
Ao Chớm lạnh.
Bo Xao xác hơi may.
Co Nắmg, lá rơi đầy.
Do Cả ba các hình ảnh, chi tiết trên.
CÂU 6: Trong đoạn miêu tả cảnh tết, có một âm thanh được nhắc lại 6 lần và có tác động đặc biệt tới Mị đó là :
Ao Tiếng chiêng.
Bo Tiếng khèn.
Co Tiếng hát.
Do Tiếng sáo gọi bạn tình.
 B – PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Đề:
 Giá trị nhân đạo sâu sắc của truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân./.
ĐÁP ÁN CHẤM BÀI KIỂM TRA KÌ I
MÔN VĂN LỚP 12 
Thời gian : 90 phút
A – Phần trắc nghiệm : ( 3điểm)
Đáp án đúng: 1D ; 2E; 3D; 4D; 5D; 6D.
B – PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
I - YÊU CẦU: 
Thể loại: Phân tích tác phẩm văn học theo định hướng
Nội dung : Giá trị nhân đạo của tác phẩm 
Phạm vị : tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân .
	II - CÁC Ý CẦN CÓ:
	Mở bài: Giới thiệu về tác gải Kim Lân và truyện ngắn “Vợ nhặt” 0,5đ
 Nêu vấn đề : giá trị nhân đạo của tác phẩm 0,5đ
	Thân bài:
Giá trị nhân đạo được biểu hiện qua nhiều phương diện phong phú và sâu sắc ở “Vợ nhặt”:
Dựng lại được khung cảnh tàn khốc của nạn đói năm 1945.
+ Cảnh đói : bóng đen chết chóc bao trùm khắp xóm. 1đ
+ Con người trong cảnh đói: Tràng nhặt được vợ như nhặt được cái rơm, cái rác ven đường, chỉ bằng bốn bát bánh dúc, cô gi sẵn sàng đi theo một người đàn ông lạ, hòng thoá khỏi cảnh đói. 1đ
Truyện là niềm đồng cảm xót xa, day dứt của một cây bút gắn bó thực sự với nông dân. 1đ
Phát hiện và miêu tả chân thực và sinh động những phẩm chất tốt đẹp của người lao động nghèo khổ trong cảnh tàn khốc của nạn đói. 1đ
Trân trọng đối với khát vọng sống, khát vọng về hạnh phúc và mái ấm gia đình của những con người cùng khổ. 1đ
Kết bài : 1đ
	Khái quát nâng cao vấn đề.
III - CHO ĐIỂM:
ĐIỂM 7: Đầy đủ các ý, bố cục rõ ràng ,diễn đạt trôi chảy văn phong lưu loát.
ĐIỂM 5-6: Đầy đủ các ý, bố cục rõ ràng ,diễn đạt trôi chảy, có vài sai sót về diễn đạt.
ĐIỂM 4 : Đầy đủ các ý, bố cục rõ ràng , còn mắc một vài lỗi trong diễn đạt.
ĐIỂM 3: Nỗi dung có, ý sơ sài còn mắc nhiều lỗi trong diễn đạt.
ĐIỂM 2: Nội dung chưa đầy đủ, ý sơ sài, diễn đạt lủng củng.
Điểm 0- 1: Chưa nắm được nội dung bài cẩu thảt không có ý, diễn đạt yếu.
Chú ý : Đáp án chỉ là những gợi ý cơ bản. Người chấm cần linh hoạt trên cơ sở tôn trọng sự cảm nhận văn chương của hoạc sinh. Nếu có những bài viết sáng tạo cũng cần khuyến khích.
Hết
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Môn: Ngữ Văn – Lớp: 12
Thời gian: 90 phút
I/.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng trong những câu hỏi sau:
1/.Nhân vật Hoàng trong truyện ngắn “Đôi mắt” được Nam Cao xây dựng thành công qua:
Vẻ ngoài và cung cách sinh hoạt
Lời lẽ khi đối thoại với Độ
Biểu hiện nội tâm
Cả a và b
Cả a,b và c
2/.Đoạn trích giảng “Vợ chồng A Phủ” trong sách giáo khoa Văn 12 kể chuyện:
Mị ở Hồng Ngài
Mị và A Phủ ở Hồng Ngài
Mị và A Phủ ở Phiềng Sa
3/.Chi tiết, hình ảnh nào khiến Mị không còn thản nhiên trước cảnh A Phủ bị trói:
Thấy A Phủ đói quá
A Phủ bị trói mấy ngày đêm rồi có thể bị chết
Thấy một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hòn má đã xám đen lại của A Phủ.
Cả a và c
4/.Nét đẹp đáng trân trọng ở hình ảnh bà cụ Tứ là:
Chịu khó, chịu khổ
Cần mẫn lao động
Giản dị, chất phác
Nhân hậu, giàu tình yêu thương
5/.Nét nào sau đây Nguyễn Khải dùng để miêu tả ngoại hình của nhân vật Đào?
Gò má cao đầy tàn nhang
Khuôn mặt thô thiếu hòa hợp
Thân người sồ sề, hai bàn tay có những ngón rất to
Gồm a và c
Tất cả các nét trên.
6/.Hình ảnh con tàu trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên là biểu tượng:
Con tàu thực lên Tây Bắc
Khát vọng lên đường đi xa, hướng vào đời sống lớn của đất nhước, của nhân dân, đi tới những ước mơ lớn, tìm nguồn cảm hứng mới cho nghệ thuật
Con tàu đưa tác giả đến với những miền đất xa xôi của đất nước trong đó có Tây Bắc.
II/.PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
ĐỀ RA: Phân tích tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”.
ĐÁP ÁN:
I/.PHẦN TRẮC NGHIỆM:
(d)
(b)
(c)
(d)
(e)
(b)s
II/.PHẦN TỰ LUẬN: 
YÊU CẦU:
Nội dung: Học sinh phải nêu lên được những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo của nhà văn qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”. Cần lưu ý đây là một tác phẩm văn học sau cách mạng tháng tám của một nhà văn đã có một cách nhìn mới về xã hội và con người. Đặc biệt đây là một sáng tác mà Tô hoài coi như là một hành dộng trả nghĩa sâu nặng đối với một miền đất mà tác giả rất yêu mến và quý trọng. Chủ nghĩa nhân đạo trong tác phẩm này có một nội dung giai cấp khác với những tác phẩm trước Cách mạng.
	Kiểu bài: Phân tích một phương diện của tác phẩm văn học.
Phân tích tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài qua tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”û cần lưu ý đến những biểu hiện chính sau:
-Miền rừng núi và con người dân tộc ít người trong ấn tượng bao đời là mảnh đất ma thiêng nước độc và những con người sống tăm tối ngu muội, nhưng dưới con mắt của nhà văn Tô Hoài đó là miền đất thơ mộng, hấp dẫn và con người Tây Bắc như Mị, A Phủ là những con người đẹp về nhiều phương diện: đẹp về ngoại hình, đẹp trong tâm hồn, đẹp trong khả năng lao động.
-Nói về nỗi đau khổ tủi nhục của Mị, A Phủ và những kiếp người khác dưới ách bọn thống lí Pá Tra, Tô Hoài đã biểu lộ tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người trong nghịch cảnh. Giọng kể và những lời đối thoại gián tiếp của tác giả cho bạn đọc thấy rõ tấm lòng nhân ái sâu sắc đó (Tập trung phân tích đoạn Tô Hoài kể về tâm trạng của Mị bừng sống dậy trong hơi rượu và tiếng sáo mùa xuân)
-Tác giả phát hiện được tiềm năng vươn lên của đồng bào. Tuy phải ẩn nhẫn âm thầm chịu đựng cuộc sống lầm lũi như con rùa, cuộc sống không bằng con trâu, con ngựa, nhưng không phải vì thế mà đã chết đi những khát vọng tình yêu, hạnh phúc.Mị vẫn phản kháng lại dưới hình thức này hay hình thức khác trước tội ác của A Sử và bọn thống lí Pá Tra, đặc biệt là sức vươn lên để tự giải phóng khi đã dần dần nhận ra kiếp sống không bằng con trâu con ngựa, cái chết vô lí của nhiều người khác dưới tội ác của bọn chúng.
-Tác giả đã nhìn ra khả năng vươn lên bắt được ánh sáng của cách mạng để tạo lập một cuộc sống có hạnh phúc bền vững. Mị đần dần không còn sợ con ma của nhà A Sử, Mị dần ngửng đầu lên, Mị tham gia du kích. Còn A Phủ căm thù nhưng chưa nhận ra đâu là nguyên nhân dsdau khổ, sau khi có A Châu-người của Đảng, anh đã trở thành một nhân vật chủ động trước cuộc đời, một đội trưởng du kích. Khát vọng vươn lên của những kiếp người nô lệ như Mị, A Phủ nhất định sẽ bắt gặp những tấm lòng đôn hậu và trí tuệ sắc sảo ở A Châu. Lễ ăn thề giữa A Phủ và A Châu dưới màu sắc hồn nhiên, chân chất ít nhiều thơ ngây. Mê tín vẵn chứa chất sức sống chân lí của thời đại mới.
III./ BIỂU ĐIỂM:
1. Điểm 6-7 :
 + Xác định được yêu cầu đề.
 + Làm khá tốt theo yêu cầu về nội dung.
 + Văn viết mạch lạc, rõ ràng, có lập luận, xúc động.
 + Không mắc lỗi.
2. Điểm 5 : 
 + Hiểu yêu cầu đề
 + Phân tích khá sâu sắc, đầy đủ.
 + Hành văn khá.
 + Có thể mắc một số lỗi nhỏ.
3. Điểm 3-4 : 
 + Hiểu yêu cầu đề
 + Phân tích đầy đủ các yêu cầu về nội dung.
 + Hành văn trung bình.
 + Mắc một số lỗi.
4. Điểm 2 : 
 + Không hiểu yêu cầu đề
 + Không phân tích đầy đủ các nội dung.
 + Bài sơ sài, không phân tích
 + Hành văn yếu, mắc nhiều lỗi.
5. Điểm 0-1 : 
 + Không hiểu yêu cầu đề
 + Không phân tích được
 + Bài làm cẩu thả, sơ sài, qua loa
 + Hành văn kém , mắc lỗi nặng.
 + Chép bài của nhau.
Đề thi lớp 12
Mơn: Văn
Thời gian 90 phút (khơng kể thời gian chép đề)
I. Phần trắc nghiệm: Học sinh chọn phương án đúng và khoanh trịn
1. Mục đích viết bản “Tuyên ngơn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là để:
Tuyên bố với nhân dân thế giới và nhân dân cả nước về quyền độc lập tự do của Việt Nam.
Đập tan luận điệu xảo trá và âm mưu xâm lược nước ta lần thứ 2 của thực dân Pháp.
Cả hai câu đều đúng.
Cả hai câu đều sai.
2. Trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, tinh thần bi tráng của địan quân Tây Tiến được thể hiện qua nội dung nào?
Niềm vui khi bắt gặp cảnh thiên nhiên cĩ vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ thú nơi xứ lạ, phương xa.
Cuộc sống văn nghệ hấp dẫn, thắp thiết tình quân dân.
Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, thiếu thốn nhưng tinh thần chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc.
Tình đồng đội gắn bĩ thắm thiết.
3. Bài thơ “Bên kia sơng Đuống” của Hịang Cầm được sáng tác trong một tình huống cụ thể nào?
Nổi nhớ quê hương bổng trào lên tha thiết.
Khi nghe tin giặc về tàn phá quê hương.
Tác giả đang tham gia kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc.
Khi đất nước được giải phĩng.
4. Bài thơ “Đất nước của Nguyễn Đình Thi chưa tập trung thể hiện nội dung nào?
Vẻ đẹp mùa thu Hà Nội.
Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sỹ Thủ đơ.
Vẻ đẹp đất nước sau ngày chiến thắng.
Vẻ đẹp của nhân dân trong lao động.
5. Trong “Vợ chồng A Phủ” phản ứng đầu tiên trước cảnh làm nơ lệ, Mỵ cĩ ý định ăn lá ngĩn để tự vẫn. Điều đĩ thể hiện tính cách gì của Mỵ?
Liều lĩnh.
Bất khuất.
Yếu đuối.
Bất lực.
6. Trong “Vợ nhặt” miêu tả cảnh miền quê xơ xác, tiêu điều vì do nạn đĩi tàn phá, thái độ của tác giả như thế nào?
Khách quan lạnh lùng.
Dửng dưng.
Đau xĩt, lên án tố cáo xã hội.
Buồn bã, bi quan.
II. Phần tự luận: 
Anh (chị) hãy phân tích cách nhìn người nơng dân của hai nhân vật Hồng và Độ trong truyện ngắn “Đơi mắt” của nhà văn Nam Cao. Từ đĩ nêu bật ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.
 Hết 
HƯỚNG DẪN CHẤM
I. Phần trắc nghiệm: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. Tổng cộng 3 điểm.
Đáp án: 	Câu 1: c;	Câu 2: c;
	Câu 3: b;	Câu 4: d;
	Câu 5: b;	Câu 6: c.
II. Phần tự luận:
* Yêu cầu chung:
1. Yêu cầu về kỹ năng:
Biết cách phân tích một vấn đề trong truyện ngắn; biết làm bài nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; diễn đạt tốt; khơng mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết rõ ràng, cẩn thận.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở cĩ những hiểu biết chắc chắn về truyện ngắn “Đơi mắt” của Nam Cao (Hịan cảnh ra đời, giá trị bao trùm về nội dung, những đặc sắc về nghệ thuật,), lựa chọn phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm bật cách nhìn người nơng dân của hai nhân vật Hịang và Độ; từ đĩ, nêu bật ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này. Học sinh cĩ thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Đây là vấn đề cĩ nội dung phong phú và sâu sắc; tuy vậy, yêu cầu học sinh làm rõ được những ý chính sau đây:
a. Cách nhìn người nơng dân của hai nhân vật:
+ Hịang cĩ cách nhìn rất phiến diện, sai lệch, tàn nhẫn về người nơng dân:
Hịang chỉ nhìn thấy “một phía” – cái phía “ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện” của người nơng dân. Anh ta nĩi về người nơng dân với thái độ quá bất nhẫn.
“ Khơng nhìn thấy cái nguyên cớ đẹp đẽ bên trong”, cái bản chất là tinh thần yêu nước, cách mạng của người nơng dân.
+ Độ cĩ cách nhìn tồn diện, đúng bản chất của người nơng dân:
Một mặt, Độ nhìn thấy ở họ “phần đơng dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục một cách đáng thương”.
Mặt khác, anh thấy họ “ cĩ thể làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm”, nĩi cách khác bản chất của họ là tốt đẹp, là yêu nước và cách mạng.
+ Sở dĩ hai nhân vật Hồng và Độ cĩ cách nhìn người nơng dân khác nhau chủ yếu vì chỗ đứng của hai người khác nhau. Một người xa cách với nơng dân, dửng dưng với kháng chiến (Hồng), một người gắn bĩ với nơng dân, thiết tha với kháng chiến (Độ).
b. Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm (chỉ cần nêu đúng chứ khơng cần đi sâu phân tích):
Thơng qua cách nhìn nơng dân khác nhau của Hồng và Độ, Nam Cao khẳng định:
Muốn cĩ cách nhìn đúng thì phải cĩ lập trường đúng. Phải đứng về phía nơng dân mới cĩ cách nhìn đúng về những con người này (cũng như về cuộc kháng chiến chống Pháp lúc bấy giờ).
Khơng thể nhìn thấy bề ngồi mà phải cố nhìn thấu bản chất bên trong của sự vật.
* Tiêu chuẩn cho điểm
Điểm 7: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng khá phong phú, chọn lọc. Văn viết trơi chảy và cĩ cảm xúc. Cĩ thể cịn một vài sai sĩt nhỏ.
Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chọn lọc. Văn viết trơi chãy. Cĩ thể mắc một vài sai sĩt nhỏ.
Điểm 3-4: Bài làm cịn sơ lược hoặc mới chỉ trình bày được khoảng một nữa số ý. Tuy vậy phải tỏ ra nắm được sự khác nhau trong cách nhìn nơng dân của hai nhân vật. Dẫn chứng tạm đủ. Văn viết chưa trơi chảy, nhưng diễn đạt được ý, khơng mắc nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 2: Bài làm quá sơ sài. Chưa nắm được nội dung chính của tác phẩm và ý nghĩa trong cách nhìn nơng dân của hai nhân vật. Dẫn chứng nghèo nàn. Diễn đạt kém.
Điểm 1: Tuy cĩ nĩi đến hình tượng và tác phẩm nêu ở đề bài, nhưng cơ bản sai lạc cả nội dung và phương pháp.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van12_hk1_TCBQ.doc