Câu 1 ( 3,0 điểm):
“ Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội.”
Viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của anh (chị) về một trong ba điều nói trên.
Câu 2 ( 7,0 điểm): Về truyện ngắn “Rừng xà nu ” của Nguyễn Trung Thành.
Anh(chị) hãy:
1/ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung thành và tác phẩm “ Rừng xà nu”.
2/ Trình bày ngắn gọn cảm xúc và suy nghĩ của mình về hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm.
®Ò kiÓm tra häc k× II – n¨m häc 2008 - 2009 - M«n: V¨n 12 (Thêi gian lµm bµi 90' - kh«ng kÓ chÐp ®Ò) Câu 1 ( 3,0 điểm): “ Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội.” Viết một đoạn văn ngắn nêu lên suy nghĩ của anh (chị) về một trong ba điều nói trên. Câu 2 ( 7,0 điểm): Về truyện ngắn “Rừng xà nu ” của Nguyễn Trung Thành. Anh(chị) hãy: 1/ Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Trung thành và tác phẩm “ Rừng xà nu”. 2/ Trình bày ngắn gọn cảm xúc và suy nghĩ của mình về hình ảnh đôi bàn tay Tnú trong tác phẩm. §¸p ¸n häc k× II – n¨m học 2008 - 2009 - M«n: V¨n 12 Câu1: Hs có thể chọn 1 trong 3 điều để viết.Nhưng về cơ bản vẫn cần đảm bảo bố cục của một văn bản. * Yêu cầu: - Có kết cấu 3 phần( mở bài, thân bài, kết bài). - Chọn 1 trong 3 điều để viết: + Nhận xét chung về ý kiến: tính đúng đắn của ý kiến. + Bài học rút ra cho bản thân. Chẳng hạn không nên lãng phí thời gian hoặc cần cẩn trọng, suy nghĩ chín chắn trước khi nói hoặc biết nắm bắt thời cơ..... Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, chân thật khi thể hiện..... Câu 2: Câu hỏi có 2 ý : 1/ Giới thiệu: * tác giả Nguyễn Trung Thành: + Là nhà văn có những năm tháng lăn lộn trong cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V đã giúp ông hiểu biết sâu sắc về Tây Nguyên với cuốn tiểu thuyết đầu tay “Đất nước đứng lên”- tác phẩm đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. + Tham gia công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở Miền Bắc sau năm 1954. + Hoạt động nhiều ở chiến trường Quảng Nam và Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Pháp với nhiều tác phẩm nổi tiếng như truyện ký “trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc”. Sau này, ông tiếp tục cống hiến nhiều cho phong trào văn nghệ của nước nhà. * Tác phẩm: - Rừng xà nu viết năm 1965. In trong tập Trên quê hương những anh hùng điện ngọc. Là tác phẩm nổi tiêng nhất trong số các tác phẩm của Nguyên Ngọc viết trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. - Truyện kể về cuộc đời Tnú được lồng vào câu chuyên chống giặc anh dũng của các thế hệ người Strá dũng cảm kiên cường, chung thuỷ với cách mạng, với dân tộc....Tác phẩm mang đậm tính sử thi bởi cách kể chuyện, xây dựng hình ảnh, nhân vật...đại diện cho con người và thiên nhiên Tây Nguyên một thời quật khởi, một thời đau thương mà đáng nhớ. 2/ về hình ảnh bàn tay Tnú: Hình ảnh ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Hình ảnh bàn tay Tnú: + Khi còn nhỏ lúc học chữ: cầm phấn viết chữ, cầm đá đập vào đầu tự trừng phạt mình khi không học được chữ..... + Bàn tay khi bị giặc tra tấn: Mười đầu ngón tay thành mười ngọn đuốc như châm ngọn lửa cho sự nổi dậy của dân làng Xô Man... “ Anh không cảm thấy lửa ở mười đầu ngón tay nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên...”. bàn tay dũng cảm bóp chết tên chỉ huy đồn địch.... - ý nghĩa hình ảnh bàn tay Tnú: Thể hiện sự dũng cảm ngoan cường của người con của núi rừng Tây Nguyên. Một con người quy tụ những phẩm chất tốt đẹp của cả cộng đồng, dân tộc. Là niềm tự hào của cụ Mết, của dân tộc Strá trung thành với Đảng, với cách mạng... * Lưu ý: Giáo viên căn cứ khả năng cảm thụ hình ảnh của học sinh để linh hoạt trong việc chấm. Lưu ý với kiểu câu hỏi này HS cũng phải viết có kết cấu 3 phần rõ ràng.
Tài liệu đính kèm: