Đề kiểm tra học kì I môn văn – Lớp 10 (ban cơ bản)

Đề kiểm tra học kì I môn văn – Lớp 10 (ban cơ bản)

I/. Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào ?

A. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam.

B. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt Nam.

C. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.

D. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay.

II/. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Hán :

A. Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)

B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)

C. Thăng Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)

D. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)

III/. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :

A.Là những thông tin được trao đổi giữa mọi người với nhau trong xã hội.

B. Là những thông tin có được từ trao đổi giữa mọi người với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.

C. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau.

D. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.

 

doc 5 trang Người đăng haha99 Lượt xem 1189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I môn văn – Lớp 10 (ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH MÔN VĂN – LỚP10 (Ban cơ bản)
 Thời gian : 90 phút 
Câu 1 : (3 điểm) (Trắc nghiệm khách quan)
Hãy chọn phương án đúng hoặc đúng nhất .
I/. Văn học Việt Nam bao gồm các sáng tác nào ?
A. Các sáng tác ngôn từ trên đất nước Việt Nam.
B. Các sáng tác ngôn từ bằng tiếng Việt Nam.
C. Các sáng tác ngôn từ của nhân dân Việt Nam từ xưa đếân nay.
D. Các sáng tác nghệ thuật của nhân dân Việt Nam từ xưa đếân nay.
II/. Tác phẩm nào sau đây không phải là văn học chữ Hán :
A. Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt)
B. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ)
C. Thăng Long thành hoài cổ (Bà Huyện Thanh Quan)
D. Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
III/. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :
A.Là những thông tin được trao đổi giữa mọi người với nhau trong xã hội.
B. Là những thông tin có được từ trao đổi giữa mọi người với nhau bằng phương tiện ngôn ngữ.
C. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội qua nhiều phương tiện khác nhau.
D. Là hoạt động trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ.
IV/. Ý nào là tiêu biểu nhất về sự biến hoá của Tấm :
A. Nhân dân ước mơ con người được sống bất tử.
B. Sức sống, sức trỗi dậy mãnh liệt của nhân dân trước sự vùi dập của cái ác.
C. Sức phản kháng mạnh mẽ của nhân dân trước sự lộng hành của cái ác.
D. Nhân dân ước mơ con người có thể có tài năng siêu phàm.
V/. Trong những lời nhận xét dưới đây, câu nào chưa đúng về thầy đồ trong “Tam đại con gà” :
A. Thầy đồ dốt đến mức không biết một chữ nào.
B. Thầy đồ dốt đến mức chữ trong sách vỡ lòng mà không biết.
C. Thầy đồ chẳng những dốt mà còn liều lĩnh để che đậy cái dốt.
D. Mọi tình tiết trong tác phẩm càng lúc càng bộc lộ cái dốt của thầy đồ.
VI/. Điểm khác biệt rõ nhất giữa ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói về đặc điểm diễn đạt là gì ?
A. Sử dụng các từ ngữ phù hợp với phong cách.
B. Diễn đạt chặt chẽ, rõ ràng, trong sáng.
C. Sử dụng câu dài với nhiều thành phần câu.
D. Từ ngữ có tính biểu cảm cao.
VII/. Dòng nào dưới đây không nói đúng đặc điểm của truyền thuyết :
A. Hình tượng nghệ thuật đậm màu sắc thần kì.
B. Phản ánh lịch sử.
C. Phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới và con người.
D. Nói lên tâm tình thiết tha của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
VIII/ Tại sao cần phải chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu khi viết bài văn nghị luận :
A. Vì bài văn rất cần sát với thực tế.
B. Vì bài văn rất cần có được những dẫn chứng cụ thể.
C. Vì bài văn rất cần các sự việc và chi tiết tiêu biểu.
D. Vì không phải sự việc và chi tiết nào cũng tiêu biểu.
IX/. Ý nghĩa tư tưởng quan trọng nhất của truyện “An Dương vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ” : 
A. Đề cao tình nghĩa thuỷ chung vợ chồng.
B. Đề cao tình cảm cha con.
C. Đề cao lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân ta.
D. Đề cao truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
X/ Dòng nào sau đây không phải là nhận xét về vẻ đẹp trong triết lí sống nhàn của bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm :
A. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở tinh thần tự do lựa chọn cách sống cho mình.
B. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở nhịp sống của con người hài hoà với nhịp điệu của thiên nhiên bốn mùa.
C. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở những thú nhàn giản dị mà thanh cao như ngắm trăng, thưởng hoa, hóng mát.
D. Vẻ đẹp của bài thơ thể hiện ở thái độ coi thường phú quí danh lợi.
XI/ Việc đưa yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự có tác dụng như thế nào ?
A. Làm cho những hình ảnh trong câu chuyện sinh động và có sức truyền cảm mạnh mẽ.
B. Làm cho các nhân vật thể hiện sắc nét hơn. 
C. Giúp cho tư tưởng, tình cảm của tác giả được thể hiện rõ ràng, sâu sắc và có sức truyền tải đến người đọc.
D. Giúp cho ý tưởng của tác giả được có sức thuyết phục hơn.
XII/ Câu thơ lục ngôn cuối bài thơ “Cảnh ngày hè”ø của Nguyễn Trãi có ý nghĩa gì ?
A. Tạo giai điệu hài hoà, êm ái.
B. Tạo nhịp điệu mạnh mẽ, gấp gáp.
C. Ngắn gọn, dồn nén cảm xúc.
D. Dãn nhịp cho dòng thơ.
Câu 2 : (7 điểm) (Tự luận)
Anh, chị hãy tóm tắt truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ dựa theo nhân vật An Dương Vương.
____Hết____
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK	 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I 
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TẤT THÀNH M’DRĂK MÔN VĂN – LÓP10 (Ban cơ bản)
 Thời gian : 90 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: 
Yêu cầu học sinh chọn đúng các phương án sau đây (mỗi phương án đúng đạt 0,25đ) :
I (D) ; II (B) ; III (D) ; IV (B) ; V (A) ; VI (C) ; VII (C) ; VIII (D) ; IX (D) ; 
X (C) ; XI (A) ; XII (C).
Câu 2 : 
1. Yêu cầu về kỹ năng :
 Biết cách làm bài văn tóm tắt văn bản tự sự. Bài viết có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ ngữ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận.
2. Yêu cầu chung :
Trên cơ sử hiểu và nắm chắc cốt truyện An Dương Vương và Mỵ Châu, Trọng Thuỷ, học sinh xác định được lai lịch nhân vật; các hành động, lời nói và việc làm trong mối quan hệ với những sự việc chính và diễn biến của cốt truyện; quan hệ giữa An Dương Vương với các nhân vật khác trong truyện; tiến hành viết văn bản theo lời văn của mình.
3. Yêu cầu cụ thể về kiến thức :
a) Giới thiệu lai lịch nhân vật :
An Dương Vương vua nướcÂu Lạc, họ Thục Tên Phán,
b) Các hành động, lời nói, việc làm,tạo nên diễn biến cốt truyện :
- An Dương Vương dời đô về Kẻ Chử, xây thành nhưng cứ xây lại đổ. Sau nhơ Rùa Vàng giúp mới xây xong.
- An Dương Vương được Rùa Vàng tặng cho một cái móng vuốt để làm nỏ thần. Nhờ nỏ thần An Dương Vương đánh tan được Triệu Đà, giữ được nước.
- An Dương Vương vô tình mắc mưu Triệu Đà đã gả Mỵ Châu cho Trọng Thuỷ.
- Triệu Đà cất quân đánh, An Dương Vương cậy nỏ thần nên không phòng bị.
- An Dương Vương thua bỏ chạy, đưa con gái theo cùng.
- Biết Mỵ Châu là mầm hoạ, vua tuốt kiếm chém đầu con gái rồi cùng Rùa Vàng xuống biển.
4. Thang điểm cụ thể :
Điểm 7 : Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
Điểm 5 : Đáp ứng tốt các yêu cầu về kiến thức. Có thể còn vài sai sót nhỏ.
Điểm 3 : Trình bày được nửa số ý, còn mắc lỗi diễn đạt. 
Điểm 1 : Văn viết quá kém, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết cẩu thả.
Điểm 0 : Không viết được gì.

Tài liệu đính kèm:

  • doc0607_Van10ch_hk1_TNTT.doc